Tác gia Hán Nôm Hoàng Đạo Thành

Một phần của tài liệu Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên (Trang 34)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.3.1.Tác gia Hán Nôm Hoàng Đạo Thành

Theo ghi chép của Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp – Tập 1, tr.486 “Hoàng Đạo Thành黄道成 có tên cũ là Cung Đạo Thành, hiệu Cúc Lữ菊侶, ngƣời làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Không rõ ông sinh và mất năm nào”. Theo Đào Nguyên Phổ, Hoàng Đạo Thành mất năm 1908, khi phong trào Duy Tân kết thúc.

Hoàng Đạo Thành là một sử gia Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và là một chí sĩ hoạt động trong Phong trào Duy tân

Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Trần Văn Giáp, tập 1 (Thƣ viện Quốc gia xuất bản), tr.255-256 có ghi “Năm Kiến Phúc thứ I (1884) ông

33

đậu cử nhân, làm quan đến đồng tri phủ, xin cáo về. Khi về, cùng Đào Nguyên Phổ và các chí sĩ khác hoạt động trong Phong trào Duy tân.

Tác phẩm

Ông nổi tiếng có tài và có nhiều tác phẩm văn thơ

Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện

Việt sử tân ước toàn biên 越 史新約全編

Việt sử tứ tự (Tập này có bài đề tựa và sự duyệt chính của Tảo

Bi-Đào Nguyên Phổ, Mai Viên-Đoàn Triển và Gia Xuyên-Đỗ Văn Tâm, vào năm Bính Ngọ 1906)

Tác phẩm nổi bật nhất của ông là bộ Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全編 (2 quyển) do ông biên soạn là một bộ lƣợc sử Việt Nam, soạn

cho các học sinh tiểu học học. Việt sử tân ước toàn biên 越 史新 約 全 編

chép theo niên kỷ từ đời nọ đến đời kia, chỉ chép các sự việc lớn, gọn và rõ, có thể gọi là đầy đủ. Sách chép từ Hùng vƣơng đến hết triều Lê (q.2, tờ 43). Sau đó phụ bài Tây Sơn thủy mạt khảo (q. Sách làm vào hồi đầu thế kỷ XIX, hồi phong trào Duy Tân mới chớm nở, nên lối viết nửa mới nửa cũ.

Một phần của tài liệu Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên (Trang 34)