I. Khái quát đặc điểm sản xuất-kinh doanh và tổ chức quản lý của Chi nhánh
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
*Nhiệm vụ: Do nhu cầu xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn tăng nhanh, yêu cầu về chủng loại ngày càng đa dạng, yêu cầu chất lợng ngày càng cao, nhu cầu phục vụ, dịch vụ nhanh chóng chính xác, mặt khác thị trờng giá cả xăng dầu thế giới mấy năm gần đây diễn biến bất thờng, nên nhiệm vụ chính của Chi nhánh là tiếp nhận, cung ứng kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, bình ổn thị trờng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng cho sản xuất, an ninh quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Cùng với sự chỉ đạo điều hành sát sao chặt chẽ của Công ty xăng dầu Khu vực I, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, sự chủ động của Chi nhánh nên suốt những năm qua không để thiếu cũng nh không để cơn “sốt” xăng dầu xảy ra trên địa bàn Vĩnh Phúc. Các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc kể cả các xí nghiệp liên doanh với nớc ngoài, đơn vị quốc phòng có yêu cầu kỹ thuật khá nghiêm ngặt khi sử dụng xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu của Chi nhánh cung cấp đều rất tin tởng và đánh giá cao về chất lợng
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty xăng dầu Khu vực I nên cơ chế điều hành đều theo văn bản của Giám đốc Công ty:
- Về nguồn cung cấp hàng
Chi nhánh tiếp nhận xăng dầu từ nguồn duy nhất là nguồn của Công ty, Công ty có trách nhiệm cung cấp đầy đủ lợng xăng dầu phục vụ cho kinh doanh cho Chi nhánh,
Hàng quý, Chi nhánh lập đơn hàng gửi về phòng Kinh doanh của Công ty tr- ớc ngày 1 của tháng cuối quý trớc. Đơn hàng này là căn cứ để Công ty đặt hàng với Tổng công ty, tránh trờng hợp Công ty chịu phạt về phí lu kho và tiền đọng vốn do thực hiện không đúng đơn đặt hàng với Tổng công ty. Do vậy Chi nhánh phải dự báo chính xác, cân đối nguồn hàng trớc khi lập đơn hàng.
- Cơ chế điều hành giá
+ Nguyên tắc và trách nhiệm xác định giá bán: Giám đốc Chi nhánh căn cứ vào giá Công ty giao, phân tích kỹ thị trờng, tính lỗ lãi của từng mặt hàng, từng phơng thức bán trong kỳ bán hàng để quyết định giá bán đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Cơ chế giá và thẩm quyền quyết định:
Đối với bán lẻ: Có hai loại giá bán lẻ là giá niêm yết và giá bán lẻ u đãi.
Giá bán lẻ niêm yết đợc thông báo công khai tại các cửa hàng, là mức giá áp dụng cho mọi đối tợng khách hàng.
Giá bán lẻ u đãi là giá bán lẻ thấp hơn giá bán lẻ niêm yết và chỉ áp dụng cho những đối tợng khách hàng đặc biệt có nhu cầu lớn, ổn định và có quan hệ lợi ích với Công ty.
Thẩm quyền quyết định: Căn cứ vào giá bán tối đa Chính phủ quy định, giá Công ty giao, trên cơ sở thị trờng và đảm bảo hiệu quả trên toàn bộ mạng lới bán lẻ của Công ty, Giám đốc quyết định giá bán lẻ niêm yết tại từng thời kỳ và giá bán lẻ u đãi,
Đối với bán buôn: Giá bán buôn do Giám đốc Chi nhánh quyết định.
Giá bán buôn công bố là cơ sở thực tế để hình thành giá bán buôn thực tế cho từng khách hàng. Khi quyết định giá bán buôn thực tế cho từng khách hàng thì căn cứ vào từng thời điểm giao hàng để cộng thêm hoặc trừ lùi chi phí vận tải thực tế. Trên cơ sở giá bán buôn công bố, phòng Kinh doanh đàm phán về giá bán buôn thực tế cho từng khách hàng trên nguyên tắc không thấp hơn giá buôn công bố và chi phí vận tải phát sinh (quy về cùng một thời điểm giao hàng). Giá bán buôn công bố của Chi nhánh không thấp hơn giá bán đại lý tại cùng một thời điểm.
Giá bán buôn u đãi : Là giá bán buôn thấp hơn giá bán buôn công bố áp dụng cho một số khách hàng đặc thù (khách hàng tiềm năng, có sản lợng lớn và ổn định) do Giám đốc Chi nhánh quyết định trên cơ sở tờ trình của phòng Kinh doanh cung cấp.
Đối với đại lý bán lẻ và Tổng đại lý: Thù lao đại lý bán lẻ do Giám đốc quyết định theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty và theo tinh thần của Chính phủ.