Diễn biến lịch sử về cuộc chiến chống Minh – lược thuật từ Thù vực chu tư lục

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 68)

2. Tác phẩm

3.1. Diễn biến lịch sử về cuộc chiến chống Minh – lược thuật từ Thù vực chu tư lục

Sau khi nhà Minh mượn tiếng “phù Trần diệt Hồ”, dân An Nam lại phải chịu ách đô hộ của Trung Quốc một lần nữa. Trải qua ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ, có lẽ trong đó triều đại nhà Minh là đặt guồng máy cai trị mạnh mẽ nhất. Về hành chính, ban đầu khi mới “bình” được An Nam, thu được 15 phủ, 41 châu, 208 huyện và 312 vạn hộ. Sau đó chúng đặt lại bộ máy cai trị với 15 phủ: phủ Giao Châu nhận 5 châu 23 huyện, phủ Bắc Giang nhận 3 châu 7 huyện, phủ Lạng Giang nhận 3 châu 15 huyện, phủ Tam Giang nhận 3 châu 7 huyện, phủ Kiến Bình nhận 1 châu 9 huyện, phủ Tân An nhận 3 châu 21 huyện, phủ Kiến Xương nhận 1 châu 9 huyện, phủ Hóa nhận 4 huyện, phủ Thanh Hóa nhận 3 châu 19 huyện, phủ Trấn Nam nhận 4 huyện, phủ Lạng Tam nhận 7 châu 16 huyện, phủ Tân nhận 2 châu 9 huyện, phủ Nghĩa An nhận 2 châu 12 huyện, phủ Thuận Hóa nhận 2 châu 10 huyện, phủ Thái Nguyên nhận 11 huyện. Dùng các châu Diễn, Tuyên Hóa, Gia Hưng, Quy Hóa, Quảng Uy lấy nô bộc cho Bố chính ty. Sau lại đặt thêm phủ Thăng Hoa nhận 4 châu 11 huyện. Còn lại thì cứ sắp đặt theo phủ châu huy làm các vệ sở.

Người An Nam sau cơn thảng thốt lúc loạn lạc, đã lấy lại tinh thần mà đứng lên chống lại kẻ xâm lược. Trên thực tế, sau khi dẹp được loạn nhà Hồ, với âm mưu xâm lược của mình, Trung Quốc cũng chưa hề có được sự yên bình về việc cai trị An Nam:

Năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408): Bọn giặc Giao Chỉ là Giản Định làm loạn…Định vốn là người trong cung thất nhà Trần, đầu tiên đã quy phục, đinh sai tới kinh sư, sau lại quay đầu làm phản, cùng ngụy quan Hóa Châu là Đặng Tất, Nguyễn Án quy tụ âm mưu làm phản. Bọn Tất suy tôn Định làm chủ, tiếm hiệu Kỷ Nguyên. Chiếm gần đến thành Giao Châu, dư đảng của Lê Tặc nhiều kẻ theo, thế giặc ngày 1 lớn.

Năm Vĩnh Lạc thứ 7 tháng 8 (1409): Trương Phụ đem quân đến Giao Chỉ. Đánh bại giặc ở Hàm tử quan, cửa biển Thái Bình. Chém đầu vài nghìn quân, số chết đuối không thể đếm hết được, bắt sống Giám môn vệ tướng quân của giặc là Phan Dân

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 66

cùng 200 người, bắt được hơn 400 chiếc thuyền. Những kẻ đứng đầu trong đám giặc cỏ như Nguyễn Thế Hải, Đặng Cảnh Dị chạy thoát.

Năm Vĩnh Lạc thứ 7 tháng 11 (1409): Trương Phụ cho quân truy đuổi tên đầu đảng của giặc là Giản Định, bắt được ở Mỹ Lương. Đồng thời cũng bắt được các tướng giặc như Trần Hy Cát, Nguyễn Thịnh, cho hết vào cũi giải về kinh sư. Duy có Trần Quý Khoáng, Đặng Cảnh Dị là trốn vào Nghĩa An (Nghệ An?) chưa bắt được.

Năm Vĩnh Lạc thứ 8 tháng giêng (1410): Trương Phụ đánh bại dư đảng của giặc là Nguyễn Sư Hội ở châu Đông Triều. Chém đầu 4500 tên, chết đuối vô số, bắt sống được 2000 tên. Xuống chiếu triệu Phụ về. Phụ tấu lên xin lưu lại Điểm quốc công Mộc Thạnh, Vương dương bá Trần Húc để hỏi tội giặc, còn tự mình dẫn quân trở về.

Năm Vĩnh Lạc thứ 9 tháng giêng (1411): lệnh cho Anh quốc công Trương Phụ dẫn tổng binh tới Giao Chỉ, hợp lực với Điểm quốc công mộc Thanh đánh bọn giặc cỏ làm loạn.

Năm Vĩnh Lạc thứ 9 tháng 7 (1411): Trương Phụ đến Giao Chỉ đốc quân. Đánh bại bọn Nguyễn Sư Hội, Hồ Cụ, Đặng Cảnh Dị ở sông Nguyệt Thường châu Cửu Chân, sau lại đánh bại quân Lê Chỉ ở Phúc An, đem ra chém đi.

Năm Vĩnh lạc thứ 11 tháng 12 (1413): Trương Phụ đánh bại giặc ở sông Ái Tử, bắt được Trần Quý Khoáng. Cùng lúc ấy, Trương Phụ hợp quân với Mộc Thạnh tiến vào Thuận Châu. Tên giặc cỏ Nguyễn Sư Hội đóng đồn ở sông Ái Tử, cho voi nằm phục chờ quan quân. Phụ cho do thám biết được, tìm cách giải trừ. Đầu tiên đuổi đám voi đó lên đường cái, bắn 1 mũi tên vào tượng nô, lại bắn tiếp một mũi vào vòi voi. Voi quay đầu mà chạy, tự giẫm đạp lên nhau. Quan quân thừa thế, giặc đại bại. Chém đầu tướng giặc là Nguyễn Sơn, bắt sống được tướng giặc là Phan Kinh cùng vào chục người, giặc chết nhiều không đếm xuể. Quý Khoáng chạy, đuổi và bắt được ở Lão Qua. Dư đảng của giặc đều ra hàng, Giao Chỉ lại được bình.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 67

Năm Vĩnh Lạc thứ 12 (1414): Trương Phụ đóng cũi những tướng giặc bắt được là Đại Việt tướng quân Trần Quý Khoáng và Quốc công Nguyễn Sư Hội chở đến kinh sư, đem giết đi.

Năm Vĩnh Lạc thứ 14 (1416): triệu quan tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ trở về kinh đô. Phụ chinh chiến ở Giao Chỉ đã mấy chục năn rồi.

Năm Vĩnh Lạc thứ 15 (1417): mệnh cho Phong thành hầu Lý Bân mang ấn Bội trưng tướng quân trấn giữ Giao Châu, quan Khiển trung Mã Kỳ làm giám quân. Kỳ tham lam quá độ, quận huyện xảy ra biến loạn, giặc cướp nổi lên như ong.

Năm Vĩnh Lạc thứ 16 (1418): thổ quan tuần kiệm huyện Nga Nhạc phủ Thanh Hóa Giao Chỉ là Lê Lợi làm phản. Tổng binh Phong thành hầu Lý Bân sai Đô đốc Chu Quảng đi đánh, Lợi thua chạy. Lợi ban đầu đi theo Trần Quý Khoáng, làm tới chức Kim ngô nha ngụy tướng quân. Sau trói thân chịu ra hàng, chịu làm chức quan tuần kiệm mà lại còn nung nấu ý định phản trắc. Rồi tiếm xưng làm Bình định vương, cho em là Lê Thạch làm ngụy tướng quốc, Đoàn Mãng làm ngụy đô đốc, tập hợp nhau mà đi xâm chiếm. Quảng đem quân đi đánh bại giặc, chém được mấy trăm người. Lợi chạy mất. Bân đem quân đi đánh, (Lợi) không đánh trả. Hữu tham chính vùng ấy ra đấu lại bị chết.

Năm Vĩnh Lạc thứ 19 tháng 5 (1421): Trên xuống chiếu cho Lý Bân: “Bọn phản tặc Lê Lợi tới nay vẫn chưa bắt được, thế thì đến bao giờ lính mới được nghỉ, dân mới được yên, càn dốc hết lòng đưa ra sách lược, nhanh chóng diệt bọn giặc cỏ này”. Tháng 5 năm thứ 19, Bân xin đóng binh làm ruộng. Tháng 9 Bân nói Lợi chạy tới Lão Qua, ta tiến binh lùng bắt, Lão Qua sai đầu mục Lãm Kỳ Lang cản trở quân ta không vào được biên giới Vân Nam. Liền phát voi và lính bắt Lợi phải tới nha môn, rốt cuộc lâu sau vẫn không bắt được Lợi. Trên nói rằng: “Lão Qua giấu giặc, chặn ở hai đầu. Lệnh cho Bân sai đầu mục ra cửa quan vặn hỏi”.

Đầu đời Hồng Hy: Công bộ Thượng thư Hoàng Phúc trở về. Sai Binh bộ Thượng thư Trần Hợp đến trấn giữ Giao Chỉ, kiêm giữ chức nhị ty bố án.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 68

Năm Tuyên Đức thứ nhất (1426): quan Tổng binh Giao Chỉ Thành sơn hầu Vương Thông đem binh đi hỏi tội Lê Lợi thấy bất lợi. Binh bộ Thượng thư Trần Hiệp chết. Trước tiên Nhân Tông sai Trung quan Sơn Thọ đem sắc chỉ tới trach tội Lê Lợi, cho làm tri phủ Thanh Hóa. Lợi không nghe, tụ tập bè đảng làm phản, thế lực ngày một lớn.

Liễu Thăng đến cửa Ích Lưu, Lợi lại đem thư đến quân môn, xin bãi binh cho dân được nghỉ. Lại nói tìm được hậu duệ của họ Trần là Cảo, thực đích tôn 3 đời của An Nam vương là Hạng (Theo họ Trần ở An Nam thì không có ai tên là Hạng cả), náu thân ở Lão Qua 20 năm. Lại xin Thái tông Hoàng đế nối tiếp cho cái đã mất, ban cho họ Trần làm chủ nước An Nam, cũng là cái may mắn của một phương thay. Bọn Thăng nhận được thư, không mở ra, sai người tấu lên. Khi ấy giặc đóng thêm cọc tre ở cửa nam để trấn giữ. Thăng liên tiếp tấn công, tiến thẳng xuống bao vây Di quan, như ra vào nơi biên cảnh không người. Thăng có tính hay khoe. Tuy hữu dũng mà vô mưu; ..

Cuối cùng, cuộc kháng chiến chống quân Minh của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Lê Lợi đã thành công thắng lợi. Nhà Minh đã phải công nhận mà trả nước Nam về cho người Nam ta.

Mệnh cho Mộc Thạnh bãi binh trả lại thị trấn. Các quan từ Tổng binh trở xuống đều giải tán, bố trí mới lại các nha môn lớn nhỏ bị bãi bỏ.

Nhận xét:

Từ các sự kiện được tác giả ghi chép trong tác phẩm, trước hết có thể nhận thấy chi tiết, cụ thể. Người biên soạn không rườm rà các chi tiết không cần thiết mà đi thẳng vào sự kiện chính, mang vai trò quyết định của vấn đề. Sau khi “bình” được An Nam, tất nhiên có diễn ra công cuộc tái thiết với các chế định của nhà Minh, nhưng tiếp diễn của sự việc về An Nam thì không thể không nói tới thái độ của người dân nơi này. Đó là sự phản kháng. Mở đầu là cuộc nổi dậy của Giản Định đế. Với sự nổi dậy nhỏ lẻ, không có sự đồng thuận từ tướng lĩnh tới quân sĩ, đã dẫn đến sự thất bại của nhà hậu Trần. Tiếp đó là cuộc lãnh đạo của Lê Lợi – người anh hùng đất Lam Sơn. Trải qua

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 69

nhiều cuộc chiến mà cuối cùng dân ta đã giành thắng lợi. Tác giả biên chép các sự kiện theo tháng năm. Đây là hình thức biên chép tương đối giống thể biên niên trong việc chép sử. Tuy nhiên nó chỉ là tương đương bởi các sự kiện được ghi chép có chọn lọc, các năm ghi chép không liền mạch mà lựa chọn theo chủ đích của người viết. Tác giả chú ý tới mạch của lịch sử, đưa ra những sự kiện chính giúp người đọc hiểu được mạch thời gian, nguyên nhân cũng như kết quả các sự việc. Nhưng không vì thế mà đi vào rườm rà, chi tiết. Với những trận đánh quan trọng, các sự kiện dồn dập liên quan tới nhau thì được trình bày liền mạch, có thể trong cùng một năm ghi chép tới hai ba sự kiện. Việc ghi chép này, giúp ta có được cái nhìn khách quan, hiểu được thời cuộc lúc ấy.

Xâu chuỗi các sự kiện thành một mạch, tác giả cũng gián tiếp cho người đọc hiểu rằng cuộc chiến xâm lược của nhà Minh nhằm đô hộ An Nam cũng không hề đơn giản và dễ dàng. Vĩnh Lạc năm thứ 5, Trương Phụ bắt được cha con Lê Quý Lê tại núi Kỳ La, kết thúc cuộc chiến chinh phạt với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408), khi triều đình nhà Minh còn đang bàn luận về việc ban thưởng, thiết lập chế độ cai trị mới, thì tại An Nam nhà hậu Trần với sự lãnh đạo của Giản Định đế đã nổi dậy. Nhà Minh phải tiếp tục huy động quân lính, xuất binh nhằm dẹp loạn. Nhưng hết trận đánh này đến trận đánh khác, quân Minh liên tiếp gặp thất bại. Tác giả đã phản ánh đúng thực tế cuộc xâm lược. Bản thân tác giả cũng nhận thấy sự vô nghĩa của cuộc chiến cùng những hậu quả mà Trung Quốc phải gánh chịu theo. Thất bại ấy trước hết bởi sự dùng không đúng người. Trương Phụ là người đã thu phục được lòng dân Giao Chỉ. Phúc cai trị Giao Chỉ, coi dân như con. Thuận theo điều hay, tránh xa cái xấu, vất vả hết lòng vì hòa khí của người dân, gắng sức mình không hề biết mệt mỏi. Với mỗi quận ấp, quan lại đều sửa đổi theo chính sách phủ dụ dân. Tu sửa thành quách, vạch định chính sách, tận tâm hết sức từ việc nhỏ tới việc lớn, vì thế mà dân Giao Chỉ đều yêu quý như cha. Sĩ phu trong triều đình bị biếm trích tới nơi này, (Phúc) đối với tất cả đều ôn hòa thương xót, với người bệnh tật thì cung kính tới thăm. Lựa chọn người hiền làm cộng sự, lấy lễ giáo mà chăm dân.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 70

Lại sớm gọi Phúc về, truyền cho Mã Kỳ sang tiếp quản. Nhưng Mã Kỳ là kẻ ngỗ ngược, hống hách, sang Giao Chỉ không biết chăm dân, chỉ lo vơ vét tìm vàng bạc, cùng hương liệu quý,…Quan quân nhà Minh lúc này sang Giao Chỉ mang mục đích vơ vét, bóc lột. Các cuộc nổi dậy của dân An Nam ngày càng nhiều và kết thúc là thắng lợi giành lại đất nước dưới sự lãnh đạo của người anh hùng họ Lê. Bàn về cuộc chiến vô nghĩa này, tác giả đã phải than rằng:

“Hơn 20 châu huyện của Giao Chỉ, văn võ quan lại chết vì cái nạn Lê Lợi nhiều đến vài trăm nghìn. Những người như Hà Trung, Tử Phụ danh tiết cũng chỉ nhìn được thế thôi, sau cũng mất dần đi mà không nghe đến nữa. Thương thay!”.

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)