Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 51)

2. Tác phẩm

2.1. Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc gắn liền với chiều dài 4000 năm lịch sử của dân tộc ta. Là hai nước láng giềng, chung đường biên giới cả về biển lẫn đất liền, lại có một quá trình gắn bó tác động qua lại về văn hóa, lịch sử, cũng như mối bang giao giữa hai nước nên mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là tương đối nhạy cảm.

Nhìn chung, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được chia làm hai thời kỳ: Từ cuối thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến nửa đầu thế kỷ thứ X sau CN, Việt Nam chịu sự thống trị trực tiếp của Trung Quốc trong một nghìn năm cho đến khi giành được độc lập. Một nghìn năm này, trong lịch sử Việt Nam chúng ta thường quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”. Từ sau khi thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc giành độc lập vào nửa đầu thế kỷ thứ X đến trước khi rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, trong một nghìn năm, Việt Nam đã thiết lập quan hệ triều cống, vừa duy trì quan hệ thân thiện về chính trị vừa đồng thời tiếp nhận văn hóa Trung Quốc trong “trật tự thế giới kiểu Trung Hoa”, theo cách nói của người Trung Quốc. Đây là lúc Việt Nam không còn chấp nhận tư cách quận huyện trong đế quốc Trung Hoa nữa, và Trung Hoa cũng phải chấp nhận cho Việt Nam nằm ngoài cương vực của mình. Lịch sử quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ này là lịch sử sự xung đột và thỏa hiệp. Tuy nhiên, Trung Hoa vẫn áp đặt trật tự thế giới của mình thông qua “lễ” – là một trong những khuôn mẫu do chính Trung Quốc đặt ra. Để khẳng định vị trí của mình trong trật tự thế giới của Trung Hoa, Việt Nam phải nộp cống, kẻ cầm quyền mới lên ngôi phải cầu phong, nhận sắc chỉ của hoàng đế Trung Hoa phải khấu đầu, nếu không làm tròn phận sự sẽ bị cất quân hỏi tội. Việt Nam lúc này phải thực hiện một chính sách hai mặt. Một mặt vẫn thực hiện đủ lễ với Trung Hoa, nghĩa là về hình thức công nhận trật tự thế giới mà nước này đặt ra. Mặt khác, vẫn thực hiện trật tự thế giới riêng của mình. Trong hoàn cảnh là một nước nhỏ hơn về địa lý, yếu hơn về lực lượng, nhưng về sức mạnh tinh thần chúng ta

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 49

cũng không hề kém bất kỳ cường quốc nào. Thậm chí, đối với những dân tộc nổi tiếng thiện chiến, có tầm ảnh hưởng rộng tới nhiều vùng lãnh thổ, thì cũng không đánh gục được người Việt Nam. Như ba lần chống quân Nguyên Mông của quân và dân nhà Trần. Chính vì tinh thần bất khuất ấy mà có lúc tưởng như thần phục được ta, bắt chúng ta phải cống nạp, Trung Quốc vẫn luôn phải thay đổi liên tục chính sách mới mong kiềm chế được An Nam. Nhìn chung, đại chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc có sự giống và khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử, triều đại. Ngô Sĩ Liên người biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư đã than về việc Lý Phật Tử (Lý Phật Tử lên ngôi sau cái chết của Lý Nam Đế, người đã gây dựng cuộc khởi nghĩa năm 541 chống lại sự chi phối của Trung Quốc) hàng phục nhà Tùy như sau: “Sự cường nhược của Nam Bắc đều có lúc. Nếu phương Bắc yếu thì ta mạnh, nếu phương Bắc mạnh thì ta

yếu, ấy là đại thế thiên hạ”. Trung Quốc luôn luôn thể hiện “Chủ nghĩa bành trướng”,

luôn luôn nhòm ngó lãnh thổ Việt Nam và muốn Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào mình.

Từ khi người Việt ta lập quốc, trải qua mấy nghìn năm chịu sự cai trị của người Tàu tới mấy lần, phải khổ sở biết bao phen. Thế nhưng vẫn luôn đứng lên giành lại tự chủ cho mình, đủ cho thấy cái khí thế của mình cũng không phải là vừa.

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)