2. Tác phẩm
2.3.1 Tóm lược nội dung lịch sử được ghi chép trong phần văn bản:
Việt Nam là một trong những nước liền sát bên cạnh Trung Quốc, từ thời cổ đã có nhiều mối liên hệ qua lại. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ bang giao giữa hai nước càng sâu đậm. Cùng với quan hệ bang giao lâu đời giữa hai nước,
Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu
Trần Thị Ngọc Thủy 52
rất nhiều các ghi chép của sứ thần Trung Quốc cũng như những người Trung Quốc từng đến Việt Nam được coi như những tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, xã hội, văn hóa,.. Việt Nam. Tác phẩm Thù vực chu tư lục của Nghiêm Tòng Giản được đánh giá cao trong số những ghi chép về Việt Nam ấy. Trong tác phẩm của mình, phần văn bản viết về An Nam được tác giả ghi chép trọn trong hai quyển 5 và 6. Về nội dung của phần văn bản này có thể chia làm ba phần chính như sau:
Phần 1: lược khảo về An Nam từ thời cổ trải qua một số mốc thời gian cơ bản: từ thời cổ cho tới quá trình dựng nước.
An Nam cổ Giao Chỉ dã. (An Nam thời cổ là đất Giao Chỉ).
An Nam bắt đầu phân biệt lãnh thổ với Trung Quốc khi Hai bà Trưng đứng lên đì quyền tự chủ cho nước nhà. Mã Viện đem quân sang bình mà dựng cột đồng làm mốc giới
Trải qua các đời nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý nước ta đều giành được độc lập, tuy bề ngoài với chính sách ngoại giao vẫn xưng thần và chịu cống nạp cho Trung Quốc, nhưng thực chât chúng ta vẫn có quyền tự chủ và thiết chế nhà nước của riêng mình.
Phần 2: Bắt đầu từ triều Minh Hồng Vũ năm thứ nhất, được tác giả ghi chép các sự kiện khá chi tiết. Đặc biệt là cuộc chiến xâm lược An Nam với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, từ đó âm mưu thôn tính và biến nước ta thành quận huyện.
Trong phần này nội dung chính của tác giả là ghi chép về các trận đánh của quân Minh sang xâm lược An Nam, các tướng lĩnh trong cuộc chiến ấy, các nhân vật của Trung Quốc sang Giao chỉ và hầu hết là tử nạn.
Sau khi nhà Lê giành lại được độc lập chủ quyền cho An Nam, lập nên thời đại mới, tác giả cũng có những lời nhận xét về cuộc chiến của nhà Minh xâm lược An Nam. Bản thân tác giả cũng thấy Trung Quốc mất nhiều hơn được trong cuộc xâm lược này: tướng sĩ nhiều người bỏ mạng, thiệt lương nhọc binh nhiều không kể hết,…Trong phần văn bản tác giả không đưa ra cụ thể về số thương vong mà chỉ nhắc tới những
Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu
Trần Thị Ngọc Thủy 53
quan chức biếm tới Giao Chỉ mà phải bỏ mạng cũng vài trăm người. Hơn nữa, hầu hết trong số đó lại là những người có học thức, có trí tuệ, đôi khi chỉ vì một chút hiềm khích mà bị biếm tới đất này khiến cho phải bỏ mạng. Lại việc Trung Quốc đã biến Giao Chỉ thành quận huyện mà còn để mất, bản thân tác giả còn phải nhận xét rằng:
“Cứ xét việc Giao Chỉ lại bị vậy hãm trong tay man di, như nhà Đường lại để mất Hà
Bắc. Đây là do mưu của tể tướng chưa cao, hay do Lê Lợi giỏi dùng binh…”. Xem đó
cũng đủ hiểu rằng, với tư cách của nước đi xâm lược, nhưng tác giả cũng đã khách quan nhận xét về nước người: Lê Lợi giỏi dùng binh. Thậm chí nói về việc Lê Lợi dâng thư xin hàng, hai ông Trinh Hạo, Trình Di có viết trong Nhị Trình di thư rằng: “May
được lời nói nhũn của giặc , liền nhân đó mà giảng hòa, không thì biết làm thế nào?”.
Thế mới hay, cho dù là nước lớn viết về nước nhỏ, nhưng tác giả vẫn giữ được thái độ rất khách quan. Đó chính là giá trị của tác phẩm. Giá trị của lịch sử.
Nhà Lê truyền qua mấy đời, đến Tương Dực Đế nhà Lê (húy là Oanh) lại nổi lên cái loạn họ Mạc. Nhà Minh hay tin bèn mang quân sang đánh, nhân lấy cớ An Nam đã lâu không sang cống nạp.
Nạn Mạc Đăng Dung làm loạn ở An Nam được tác ghi chép sự tình rất chi tiết. Nhà Minh cũng cho người điều tra, dò xét sự tình cụ thể. Năm ấy, bàn việc An Nam không cống mà xuất binh đi hỏi tội, nhưng vẫn có những đại thần của Trung Quốc muốn không can dự việc chính sự của An Nam. Tác giả cũng chép rằng: “Khi ấy đại
quân đã xuất mà hai phe vẫn còn tranh cãi chưa quyết”. Thậm chí tác giả còn trích
nguyên văn lời tấu của Hộ bộ thị lang Đường Trụ tấu việc 7 lý do không nên đánh An Nam. Việc này không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn tình hình chiến sự của An Nam khi ấy, tình hình chiến lược của Trung Quốc với An Nam, mà còn hiểu cụ thể hơn tình hình nội bộ của triều đình Trung Quốc với An Nam.
Trong chính sử Việt Nam không công nhận nhà Mạc, chỉ coi đó là giai đoạn tiếm quyền. Nhưng Trung Quốc lại công nhận Mạc Đăng Dung mà phong cho làm Đô thống sứ ty, nhân dịp này mà chiếm lại bốn động địa phương trước đã trả cho An Nam.
Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu
Trần Thị Ngọc Thủy 54
Việc nhà Mạc cũng chép đến năm Chính Đức thứ 11 thì dừng lại.
Phần 3: trong phần cuối này, tác giả chủ yếu viết về phong tục, địa lý, sơn xuyên, sản vật của An Nam.
Phần binh chế, chức quan chép khá tỷ mỉ. Đây cũng chính là mục đích chiến lược của tác giả thể hiện khi viết cuốn sách này. Để nghiên cứu về một nước và đưa ra chiến lược đúng đắn cho chính sách ngoại giao thì không thể không nghiên cứu về phong tục, pháp chế nước ấy.