Các nhân vật của An Nam

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 61)

2. Tác phẩm

2.3.2.2 Các nhân vật của An Nam

Nguyễn Ông Trọng, Ông Trọng thân cao hai trượng ba thước, khí chất dũng mãnh đoan chính. Thuở nhỏ là huyện lại, lấy roi mà đánh đốc quan biên thuỳ, lại than rằng: “Người thời nay lại đến như thế sao!”, bèn bỏ về học tập, đọc kinh sử. Thuỷ Hoàng lấy được thiên hạ, giao cho Ông Trọng trấn giữ huyện Lâm Diêu, thanh thế trấn

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 59

được bọn Hung Nô. Nước Tần cho đấy là điều mừng. Ông Trọng chết, làm tượng bằng đồng, đặt trước cổng quan Tư mã thành Hàm Dương. Hung Nô đến nhìn thấy, cho là vẫn còn sống.

Lê Trừng: Theo Cô thụ bao thán chép rằng: “Giữa đời Vĩnh Lạc, có Lê Quý Ly của An Nam hàng, ba đứa con cũng theo mà vào triều. Con cả là Trừng, được ban họ Trần. Làm quan đến chức Hộ bộ thượng thư. Trừng giỏi chế tạo súng, làm nên kho thần cơ cho triều đình. Sau lại bị biếm xuống làm chức quan nào đó, mệnh cho con thế tập làm Bạch y chỉ huy. Trừng nguyện theo văn hoá ta, mới lệnh cho đời ấy coi như một người con của nước nhà. Đến nay, hễ có tế súng thì nhất định phải tế Trừng. Người con thứ hai (của Lê Quý Ly) không rõ tên, ban cho họ Đặng. Cũng làm tới chức quan Thượng thư, sau bị biếm đi làm huyện tả Giang Âm (chưa kiểm tra rõ ràng). Có ba con, cũng cho thế tập làm chức Bạch y chỉ huy, cũng được ban cho đất đai rất hậu hỹ ở Giang Âm, mãi hưởng quyền sai khiến việc dân nơi ấy, đến nay vẫn còn giữ được thế nghiệp. Con út (của Lê Quý Ly), làm quan đến chức chỉ huy. Lâu sau, xin quay về tế mộ. Sau khi đã đi rồi, tự lập làm vương. Quý Ly chết, táng ở kinh sư. Các con về sau dời về táng ở bên cạnh núi Đồng. Kẻ ngu thì gọi Quý Ly là nghịch thần, sử cho là bị giết, không phải tự nhiên mà chết. Tự lập mình làm vương, thì An Nam làm sao có đất mà dung được!”..

Nhân vật của An Nam được nhắc tới trong phần văn bản cũng rất nhiều, những nếu xét về nhân vật lịch sử thì kể sao cho xiết. Thế cho nên chỉ trích dẫn về hai nhân vật được tác giả viết trong phần phụ chú. Tại sao lại chỉ có hai người này, trong khi các nhân vật lịch sử khác cũng rất đáng được quan tâm: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, các vua nhà Trần, Lê Lợi, cha con Mạc Đăng Dung,…? Bởi hai nhân vật này được tác giả không chỉ trình bày cùng các sự kiện mà còn phụ chú thêm các chi tiết ngoài chiến sự rất nhiều. Hơn nữa, từ hai nhân vật này, có thể gián tiếp hiểu được thái độ của tác giả với dân tộc An Nam: không chỉ có các vị vua, các tướng lĩnh giỏi giữ được chủ quyền cho dân tộc, mà còn có những nhân vật xuất chúng khiến nước bạn cũng phải nể vì.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 60

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)