Các nhân vật của Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 58)

2. Tác phẩm

2.3.2.1 Các nhân vật của Trung Quốc:

Mã Viện: Theo Chí đới, Mã Viện khi bình xong Giao Chỉ, nói với quan lại thuộc hạ rằng: “Em ta là Thiếu Du, thường thương ta khẳng khái có chí lớn mà than rằng “Kẻ sĩ một đời chỉ cho cái sự cơm no áo ấm là đủ. Làm thứ sử quận huyện, giữ phần mộ, đến cả hương lý cũng cho là người lương thiện. Nếu mà cứ cầu sung túc thừa thãi, ấy là tự làm khổ vậy”. Ta ở nơi thanh tịnh, chưa có lúc nào hết giàu, mây mù che kín, khí độc cỏ dại, ngước nhìn chim bay, bóng chìm trong nước. Nghĩ lại lời Thiếu Du, sao có thể được đến như vậy”. Mã Viện vất vả vì vương sự như vậy, sau lại bị coi thường vì việc không miễn cống ý dĩ, minh châu. Đại trượng phu lập công nơi ngoại vực, há lại dễ dàng được sao!

Trương Dĩ Ninh: (Hồng Vũ năm thứ hai, sai Hàn lâm thi độc học sĩ Trương Dĩ Ninh, Điển bộ Ngưu Lượng tới An Nam phong tước. Chưa tới biên giới thì quốc vương An Nam đã mất. Dĩ Ninh phải lưu lại An Nam đợi hai sứ giả Lâm Đường Thần cùng Vương Liêm tới viếng và ban sắc phong) Dĩ Ninh lưu lại An Nam đợi mệnh. Năm sau cùng Đường Thần, Liêm, Lượng trở về. Trên đường đi thì chết, vua lệnh cho quan Hữu ty mang quan tài về, đi qua quận ấp thì làm lễ tế.… Dĩ Ninh vốn là tiến sĩ, luôn giữ cái thanh khiết trong văn đàn đương thời (người ta gọi là Tiểu Trương học sĩ), ở nơi thanh bạch. Phụng mệnh đi sứ, đùm giúm mà về.

Ngô Bá Thông: Bá Thông tên là Hựu, người Kim Khê, tự là Hành. Mười tuổi thông thuộc kinh sử. Hoàng đế lần đầu đọc đến văn của ông mới phê rằng: “Đứa trẻ này như ngọc sáng, kiếm tốt, không thể để phí”. Năm Canh Tuất đời Hồng Vũ đỗ giải nguyên khoa thi Hương. Năm Tân Hợi lại đi thi Đình, trúng Trạng nguyên. Có viết Sứ Giao tập.

Tăng Lỗ: Lỗ tự là Đắc, người Tân Cam, Giang Tây. Thông thuộc ngũ kinh, sớm được tham dự việc quốc gia. Sau ơn thánh ban xuống Trùng Sơn, quần thần cùng tiến cử. Nhà vua sai mang các bài thi đến bên cạnh đọc. Đến bài của Lỗ nói rằng: “Đây là bài của Lỗ ư? Có thể tân tiến đến thế được sao?”. Cuối đời xin cáo quan về quê, chết ở Nam Xương.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 56

Lữ Nhượng: Nhượng tự là Khắc Tốn, người Thứ Châu, Sơn Đông. Giữa đời Hồng Vũ đỗ tiến sĩ, được cử làm sứ thần. Sau dời làm Giám sát ngự sử, cuối cùng là Kiêm sự Thiểm Tây.

Chu Năng: Năng tướng mạo khôi ngô, thân dài tám thước, dũng mãnh gan dạ. Mỗi khi xung trận, hô to mà xông vào giao đấu, 1 đấu với 100, địch đều lánh chạy. Hiến mưu là thắng, đẹp thay di sách. Làm tướng quân thì giỏi vỗ về quân sĩ, ngày mất quân sĩ đều rơi nước mắt.

Giải Tấn: Tấn là người Cát Thủy. Trời sinh là bậc kỳ tài, 7 tuổi biết làm thơ phú, ngày nói vài nghìn lời. Năm 18 tuổi, đỗ đầu thi Hương ở Giang Tây, rồi đỗ Tiến sĩ năm Hồng Vũ thứ 11. Trên thân tuyển cho làm Thứ cát sĩ, cho đọc các mật thư. Quốc sử bản truyện ca tụng tấn là văn học thư lễ, tài năng xuất chúng một thời. Người này rộng rãi đến mức dễ không còn nhà cửa, thích tiến dẫn người tài nhưng lại thiếu thận trọng. Trong hành xử có nhiều việc không niệm tình thế nên mới mắc tội. Chết ở tuổi 47, gia đình bị đày đi Liêu Đông. Đầu đời Hồng Hy được lệnh tha cho trở về.

Trương Phụ:

Hầu Bảo: Bảo là người Tán Hoàng Chấn Định. Sống chết vì nước, giỏi làm chính sự. Lúc mới thiết lập quận huyện Giao Chỉ, tìm người vỗ về dân để cai trị, cất nhắc làm tri phủ Giao Châu, tuyển chọn tham chính. Lúc ấy có Lê Lợi chiếm đánh quận huyện, Bảo sai dân lấy gạch ngói xây ở những chỗ hiểm yếu để phòng ngự. Giặc tấn công tới, Bảo ra giao chiến, không thắng được mà chết.

Bằng Quý: Quý là người Vũ Lăng, Hồ Quảng. Thi đỗ tiến sĩ, được làm cấp sự trung. Thăng chức làm Tham tán Giao Chỉ, có thể vỗ về dân ly tán, quy phục được nhiều dân chúng. Có hơn 2 vạn binh lính bản địa, đều anh dũng chiến đấu, mỗi khi ra trận đều có công. Sau trong đám quan lại có Mã Kỳ quấy nhiễu (dân chúng), vơ vét chiếm đoạt hết cả binh lính bản địa. Đến khi Lê Lợi làm phản, bọn binh lính đều chống lại Kỳ. Quý đi bắt lính, được vài trăm lính thì gặp giặc. Binh lính ít mà giặc thì nhiều,

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 57

Quý hết sức giao chiến mà chết. Bảo làm quan liêm khiết, Quý thì có sách lược, vậy mà chết đi ai cũng nhớ thương.

Hoàng An: Hoàng An người phủ Nam Ninh. Đỗ cử nhân đời Vĩnh Lạc được giao chức Đồng tri phủ Thường Châu, sau thăng chức làm Tri phủ phủ Tuyên Hóa Giao Chỉ. Phó bộ khảo xét là đệ nhất trưởng sử Giao Chỉ. Sau thăng làm Tham chính Bố Quảng. Lê Lợi làm phản, An đốc thúc quân lương tới Trường Sa thì chết.

Hoàng Phúc: Phúc cai trị Giao Chỉ, coi dân như con. Thuận theo điều hay, tránh xa cái xấu, vất vả hết lòng vì hòa khí của người dân, gắng sức mình không hề biết mệt mỏi. Với mỗi quận ấp, quan lại đều sửa đổi theo chính sách phủ dụ dân. Tu sửa thành quách, vạch định chính sách, tận tâm hết sức từ việc nhỏ tới việc lớn, vì thế mà dân Giao Chỉ đều yêu quý như cha. Sĩ phu trong triều đình bị biếm trích tới nơi này, (Phúc) đối với tất cả đều ôn hòa thương xót, với người bệnh tật thì cung kính tới thăm. Lựa chọn người hiền làm cộng sự, lấy lễ giáo mà chăm dân. Trung quan Mã Kỳ ngỗ ngược hống hách, Phúc nhiều lần lấn át. Bọn đồng cốt tấu lên rằng Phúc có ý khác. Văn Hoàng đế đáp lại lời xằng bậy ấy như sau: “Người quân tử ấy không chấp kẻ tiểu nhân”. Bỏ qua lời tấu ấy. Phúc ở Giao Chỉ 18 năm, trên niệm tình vất vả ở ngoài đã lâu, bèn triệu trở về. Người Giao Chỉ già trẻ lớn bé ra tiễn, tất cả đều khóc không muốn từ biệt.

Mã Kỳ:

Hà Trung: Tri châu Bình Châu Giao Chỉ là Hà Trung bị Lê Lợi bắt, chết. Trung là người Hình Châu. Đỗ tiến sĩ năm Vĩnh Lạc được giao chức Ngự sử. Sau vì lời nói mà bị xuất đi làm Tri châu.

Lưu Tử Phụ: quan Tư phủ là Lưu Tử Phụ chết. Tử Phụ là người Lư Lăng, Giang Tây. Lúc đầu làm Án sát sứ Quảng Đông, vất vả với công việc, chuyển cho làm tri phủ Lạng Giang. Là người đôn hậu, không chút gì tàn bạo, coi dân như con, dân đều yêu mến. Khi thế giặc mạnh, quận huyện ông cai trị nhiều lần bị vây hãm. Tử Phụ cùng các tướng và dân quân hết sức giữ thành được vài tháng. Giặc tăng thêm quân đánh thành.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 58

Lương thực đã hết mà lòng người vẫn vững vàng. Lại cố thêm được một tháng, giặc bèn tăng thêm quân phá thành. Trong thành quân dân đều tận lực đấu với giặc đến chết, không một ai hàng. Tử Phụ biết không thể giữ được, nói rằng: “Ta phụng mệnh giữ quận, quân mất thì ta cũng mất, không thể rơi vào tay giặc”. Bèn tự thắt cổ chết, một vợ một con cùng chết trước Tử Phụ. Trên hay tin, thăng cho Tử Phụ làm tham chính, ban tang phục cho cả nhà.

Các nhân vật Trung Quốc được ghi chép trong phần văn bản đa số là các tướng lĩnh tham gia cuộc chiến với An Nam, hoặc các văn nhân bị đày đi Giao Châu do thất sủng hoặc mắc tội. Tuy nhiên, không vì thế mà họ là những người bất tài, vô dụng. Cứ theo như tác giả ghi chép thì đó không phải là tướng sĩ mưu dũng, có tài thao lược thì cũng là văn nhân xuất chúng, không gặp thời mà lỡ bước. Cho dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, phải tới nơi “hoang dã, chướng khí”, nhưng những nhân vật này vẫn thể hiện khí tiết, trung trinh báo quốc. Người dân Giao Chỉ - An Nam có một thời gian dài phải chịu ách áp bức, có lúc phải chịu lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng không phải ngẫu nhiên mà chúng ta chịu theo sự sắp đặt ấy. Có thời điểm do hoàn cảnh lịch sử, có thời điểm do chính sách đối ngoại,… Nhưng không thể phủ nhận rằng, để có những thời điểm khuất phục được dân An Nam, triều đình phong kiến Trung Quốc, mà tiêu biểu trong tác phẩm này là nhà Minh đã phải sử dụng những tướng lĩnh tài ba, những văn nhân kiệt xuất mới có thể phần nào chế ngự được. Hơn nữa, chính những tướng lĩnh Trung Quốc ấy, khi sang An Nam với danh nghĩa “chinh phạt”, nhưng thực chất chính bản thân họ lại bị “đồng hóa” theo các phong tục, tập quán của người dân An Nam. Còn những văn nhân của Trung Quốc khi tới An Nam với tư cách là người đô hộ, thực chất đều là những người bị biếm trích tới vùng “rừng thiêng nước độc” này.

Một phần của tài liệu Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)