1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội

118 587 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tàiSự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và tốc độ tiến nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập. Trước thực trạng đó, Đảng ta nêu ra định hướng: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB, Chính trị quốc gia, H 2001).Từ định hướng trên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, trong đó có nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 450 sinh viên 1 vạn dân vào năm 2020.” (Nghị quyết số 142005NQCP ngày 02112005 của Chính phủ về đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam giai đoạn 20062020).Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Trong hệ thống giáo dục không chính quy, Giáo dục từ xa (GDTX) là một trong những mô hình giáo dục có nhiều ưu điểm vượt trội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ những năm cuối thế kỷ XIX. GDTX là một tư duy mới của thời đại, mở ra một tầm cao mới có vai trò như một công cụ tạo dựng xã hội học tập hiện đại.Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và tốc độ tiến nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập Đào tạo theo phương thức từ xa đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam, đến nay đã có 20 trường đại học triển khai hình thức đào tạo từ xa. Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở nước ta thực hiện mô hình đào tạo “mở”, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Viện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động quản lý đào tạo từ xa. Việc quản lý và đào tạo từ xa vẫn chỉ dựa vào những kinh nghiệm quản lý của hình thức đào tạo tập trung. Vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội”.2. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động đào tạo từ xa, làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo từ xa của Viện ĐH Mở HN nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo hệ từ xa đảm bảo chất lương đầu ra của hình thức đào tạo này.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuCác biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội.3.2 Khách thể nghiên cứuHoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội4. Giả thuyết khoa họcHoạt động quản lý đào tạo của một cơ sở giáo dục đại học bao gồm nhiều lĩnh vực, như quản lý nhân sự, quản lý đào tạo, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất…. trong đó quản lý đào tạo được đánh giá bởi sản phẩm đầu ra, quản lý hoạt động đào tạo tốt tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý đào tạo từ xa5.1.1 Khái niêm về quản lý 5.1.2 Khái niệm về đào tạo từ xa 5.1.3 Khái niệm và lý luận về quản lý và đào tạo từ xa5.2 Tìm hiều một số thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện ĐH Mở Hà Nội5.2.1 Quản lý công tác tuyển sinh theo phương thức từ xa5.2.2 Quản lý chương trình đào tạo theo hình thức từ xa5.2.3 Quản lý quá trình dạy học từ xa5.2.4 Quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết qua theo phương thức đào tạo từ xa.5.2.5 Quản lý phương tiện dạy – học từ xa5.2.6 Quản lý học liệu phục vụ đào tạo từ xa.5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại Viện ĐH Mở HN từ nay – 2020.5.3.1 Đổi mới công tác tuyển sinh theo phương thức từ xa5.3.2 Đổi mới chương trình đào tạo theo hình thức từ xa5.3.3 Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa5.3.4 Đổi mới Quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết qua theo phương thức đào tạo từ xa.5.2.5 Trang bị cơ sở vật chất, học liệu và các phương tiện dạy – học từ xa5.2.6 Tăng cường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đào tạo từ xa.5.2.7 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo từ xa,5.3.8 Quan tâm chăm lo đến đời sống, tư tưởng của đội ngũ giảng viên, và học viên từ xa. 6. Phạm vi nghiên cứuĐề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ nay đến năm 2020.7. Phương pháp nghiên cứu7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luậnTổng hợp các công trình nghiên cứu, nêu các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước, các phạm trù, các khái niệm liên quan đến hoạt động quản lý đào tạo từ xa. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễnSử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: các tài liệu, số liệu có liên quan, đặc biệt là tài liệu của ngành chủ quản, của Viện còn lưu giữ Điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi thăm dò: Tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo từ xa.7.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu8. Cấu trúc luận vănLuận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung , phần kết luận và khuyến nghị.Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ nay 2020.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC _____________ ______________ ĐINH THỊ HIỀN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. SẦM THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo Học Viện Quản lý Giáo dục đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Sầm Thị Thu Hương, người hướng dẫn khoa học của tôi, người đã định hướng nghiên cứu và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình viết luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Viện Đại học Mở Hà Nội, các Phòng, Trung tâm chức năng, các cán bộ quản lý, các giảng viên, cùng anh chị em đồng nghiệp trong Viện đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành việc học tập, thu thập và xử lý thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu của mình. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót, người nghiên cứu mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả Đinh Thị Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT-TT CHV CTĐT ĐTTX GV GDTX HĐDH HVNC NXB QTDH QL PTTH VĐHMHN Công nghệ thông tin và truyền thông Cựu học viên Chương trình đào tạo Đào tạo từ xa Giảng viên Giáo dục từ xa Hoạt động dạy học Học viên năm cuối Nhà xuất bản Quá trình dạy học Quản lý Phổ thông trung học Viện Đại học Mở Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4 MỤC LỤC 5 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 5 7. Phương pháp nghiên cứu 5 8. Cấu trúc luận văn 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6 1.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 10 1.2.1. Khái niệm về quản lý 10 1.2.2. Quản lý giáo dục 14 1.2.3. Nội dung của quản lý đào tạo 18 1.2.4 Biện pháp và biện pháp quản lý 19 1.3. ĐÀO TẠO TỪ XA 20 1.3.1. Khái niệm đào tạo từ xa 20 1.3.2. Đặc trưng của đào tạo từ xa 22 1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 24 1.4.1. Quản lý công tác tuyển sinh đầu vào 24 1.4.2. Quản lý nội dung chương trình đào tạo 24 1.4.3. Quản lý quá trình dạy- học 25 1.4.4. Quản lý công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 26 1.4.5. Quản lý phương tiện học tập 26 1.4.6. Quản lý tốt nghiệp 27 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 27 1.5.1. Chất lượng sinh viên đầu vào 27 1.5.2. Trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên 28 1.5.3. Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý 28 1.5.4. Tác động của môi trường xã hội 29 Tiểu kết chương 1 29 - Khái niệm đào tạo từ xa, đặc trưng của đào tạo từ xa 29 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 30 2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 30 2.1.1. Sự hình thành và phát triển Viện Đại học Mở hà Nội 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 31 2.1.3. Đội ngũ cán bộ giảng viên 32 2.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý đào tạo hệ đại học từ xa 35 2.1.5. Đội ngũ cán bộ quản lý 37 2.1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo 38 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 40 2.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh 41 2.2.2. Công tác tổ chức đào tạo 47 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 64 2.3.1. Ưu điểm 65 2.3.2. Nhược điểm 66 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 68 Tiểu kết chương 2 70 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TỪ NAY ĐẾN 2020 71 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 71 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 71 3.1.2. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi 71 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 71 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 72 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA 72 3.2.1. Đổi mới công tác tuyển sinh 72 3.2.2. Đổi mới chương trình đào tạo 75 3.2.3. Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa 77 3.3.4. Đổi mới quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập theo phương thức từ xa 84 3.3.5 Tăng cường nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giảng dạy từ xa 86 3.3.6. Quản lý trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo từ xa 87 3.3.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo từ xa 88 3.3.8. Quan tâm chăm sóc, tư tưởng, của đội ngũ giảng viên và học viên từ xa 89 3.3. KHẢO NGHIỆM VỀ MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 91 Đổi mới chương trình đào tạo theo hình thức từ xa 91 Tiểu kết chương 3 93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Khuyến nghị 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng GV và trình độ chuyên môn tại thời điểm năm 2013 33 Bảng 2.2: Số lượng cán bộ quản lý ĐTTX - Viện ĐH Mở Hà Nội 38 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát biết thông tin tuyển sinh Viện Đại học Mở Hà Nội qua các nguồn thông tin 43 Bảng 2.4: Thống kê số lượng tuyển sinh hệ Từ xa (Từ năm 2008 đến năm 2013) 44 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá mức độ hợp lý của chương trình đào tạo từ xa 48 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và sự nhiệt tình tận tâm của giảng viên hiện nay 51 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá mức độ mong muốn của học viên và cựu học viên khi tham gia khóa học này 54 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá nguyên nhân gây trở ngại của học viên khi tham gia khóa học 55 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của giảng viên về mức độ tiện ghi của các phương tiện dạy học từ xa trong thời gian qua 59 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của quản lý về mức độ tiện ghi của các phương tiện dạy học từ xa trong thời gian qua 61 Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 91 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và tốc độ tiến nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ hội nhập. Trước thực trạng đó, Đảng ta nêu ra định hướng: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB, Chính trị quốc gia, H 2001). Từ định hướng trên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, trong đó có nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 450 sinh viên/ 1 vạn dân vào năm 2020.” (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020). Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Trong hệ thống giáo dục không chính quy, Giáo dục từ xa (GDTX) là một trong những mô hình giáo dục có nhiều ưu điểm vượt trội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ những năm cuối thế kỷ XIX. GDTX là một tư duy mới của thời đại, mở ra một tầm cao mới có vai trò như một công cụ tạo dựng xã hội học tập hiện đại. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và tốc độ tiến nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ hội nhập Đào tạo theo phương thức từ xa đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam, đến nay đã có 20 trường đại học triển khai hình thức đào tạo từ xa. Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở nước ta thực hiện mô hình đào tạo “mở”, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Viện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động quản lý đào tạo từ xa. Việc quản lý và đào tạo từ xa vẫn chỉ dựa vào những kinh nghiệm quản lý của hình thức đào tạo tập trung. Vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động đào tạo từ xa, làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo từ xa của Viện ĐH Mở HN nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo hệ từ xa đảm bảo chất lương đầu ra của hình thức đào tạo này. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội. 3.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động quản lý đào tạo của một cơ sở giáo dục đại học bao gồm nhiều lĩnh vực, như quản lý nhân sự, quản lý đào tạo, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất…. trong đó quản lý đào tạo được đánh giá bởi sản phẩm đầu ra, quản lý hoạt động đào tạo tốt tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý đào tạo từ xa 5.1.1 Khái niêm về quản lý 5.1.2 Khái niệm về đào tạo từ xa 5.1.3 Khái niệm và lý luận về quản lý và đào tạo từ xa 5.2 Tìm hiều một số thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện ĐH Mở Hà Nội 5.2.1 Quản lý công tác tuyển sinh theo phương thức từ xa 5.2.2 Quản lý chương trình đào tạo theo hình thức từ xa 5.2.3 Quản lý quá trình dạy- học từ xa 5.2.4 Quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết qua theo phương thức đào tạo từ xa. 5.2.5 Quản lý phương tiện dạy – học từ xa 5.2.6 Quản lý học liệu phục vụ đào tạo từ xa. 5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại Viện ĐH Mở HN từ nay – 2020. 5.3.1 Đổi mới công tác tuyển sinh theo phương thức từ xa 5.3.2 Đổi mới chương trình đào tạo theo hình thức từ xa 5.3.3 Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa 5.3.4 Đổi mới Quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết qua theo phương thức đào tạo từ xa. 5.2.5 Trang bị cơ sở vật chất, học liệu và các phương tiện dạy – học từ xa 5.2.6 Tăng cường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đào tạo từ xa. 5.2.7 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo từ xa, 5.3.8 Quan tâm chăm lo đến đời sống, tư tưởng của đội ngũ giảng viên, và học viên từ xa. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ nay đến năm 2020. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp các công trình nghiên cứu, nêu các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước, các phạm trù, các khái niệm liên quan đến hoạt động quản lý đào tạo từ xa. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: các tài liệu, số liệu có liên quan, đặc biệt là tài liệu của ngành chủ quản, của Viện còn lưu giữ Điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi thăm dò: Tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo từ xa. 7.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung , phần kết luận và khuyến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ nay - 2020. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Giáo dục từ xa (Distance Education), đào tạo mở (Open learning), thuộc phương thức giáo dục không chính qui trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là một hình thức giáo dục trong đó giảng viên và học viên không “gần gũi” về mặt địa lý, do đó, họ phải thông qua các hình thức giao tiếp từ xa để thực hiện quá trình dạy và học. Người học theo hình thức GDTX chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình,băng hình, băng đĩa, phầm mềm vi tính, các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng Internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường. GDTX lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập của mình. Mục tiêu của đào tạo từ xa là “đưa giáo dục đến với mọi người, thay vì mỗi người tự tìm đến giáo dục” (Jones, G.R.,1996). Giáo dục từ xa góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục; tạo cơ hội cho nhiều người được học, học suốt đời. GDTX có thể vươn tới những nơi mà giáo dục truyền thống chưa vươn tới được do điều kiện địa lý, đối tượng học tập, cách thức phục vụ… Học viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều có thể theo học đại học qua các phương tiện truyền tải thông tin. Thế mạnh này có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chính sách dân tộc, công bằng xã hội về cơ hội học tập và tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền khác nhau của đất nước. Theo phương thức đào tạo này, học viên không nhất thiết phải đến trường nên không phải chi phí cho việc ăn ở, đi lại; tận dụng được nhiều kênh thông tin để tiếp thu kiến thức. Nhà trường giảm bớt được phần chi phí xây dựng cơ sở vật chất, giảm được đội ngũ cán bộ, nhân viên và cán bộ giảng dạy mà vẫn phục vụ được số đông người học, do đó chi phí đào tạo giảm được đáng kể cho cả người học và nhà trường. GDTX góp phần quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng trong GD&ĐT, bổ trợ hữu hiệu cho giáo dục truyền thống. Học liệu sử dụng cho các chương trình giáo dục từ xa, đặc biệt là các chương trình có tính cập nhật trên mạng vi tính, có tác dụng tham khảo, tự học, cập nhật tri thức và mở mang kiến thức cho các học viên đang học theo các chương trình truyền thống. Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa (ĐTTX) trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ của hai nhân tố: • Vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong việc hình thành và phát triển đào tạo từ xa. • Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục suốt đời và ĐTTX Để tổ chức và thực hiện chương trình ĐTTX, nhiều nước đã thành lập các trường đại học chuyên đào tạo từ xa như các trường Đại học Mở ở Anh, Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Ấn Độ,v.v… hoặc các trường đại học hàm thụ ở Pháp, Bungari, Trường đại học Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, Trường Đại học không trung ở Nhật Bản, Triều Tiên,... Để tổ chức, liên kết hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐTTX, hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức như Hội đồng Quốc tế về ĐTTX (International Council for Distance Education), Hội đồng Quốc tế đại học không tường (Universities Without Walls International Council), Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (Asian Association of the Open Universities – AAOU),… Đào tạo từ xa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60 ở nước ta đã có hình thức tự học có hướng dẫn như là các khóa học hàm thụ (theo hình thức gửi thư) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngay tại các địa phương, cơ quan, xí nghiệp. Tiếp theo Chính phủ đã cho phép thành lập hai trường Đại học Mở (Viện Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh) với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo từ xa. Bên cạnh việc thành lập các Trường, các Trung tâm đào tạo từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học theo hình thức Tự học có hướng dẫn (Quyết định số 2091/GD-ĐT ngày 7-10-1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Để quản lý quá trình đào tạo đại học theo phương thức đào tạo từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tạm thời về xét tuyển, thi kiểm tra và cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp giáo dục từ xa (ban hành theo Quyết định số 1860/GDĐT ngày 25/5/1995 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và ban hành chính thức Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa (theo Quyết định số 40/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 8/8/2003). Quy chế này đã giúp cho các cơ sở đào tạo từ xa làm cơ sở pháp lý để triển khai việc đào tạo đảm bảo chất lượng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII: “Đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình… Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức giáo dục…”. Chiến lược Phát triển giáo dục 2001 – 2010 cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực” … “Củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên như Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, trường Bổ túc văn hóa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi lứa tuổi và trình độ. Tăng cường cho hai Đại học Mở về phương tiện, thiết bị, tài liệu để mở rộng hình thức giáo dục từ xa”. Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định đào tạo từ xa thuộc hệ thống quốc dân: “Chương trình đào tạo để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn…” (Luật giáo dục -1998), Mục d, Điều 41 hay “Các hình thức thực hiện chương trình đào tạo thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Tại chức (Vừa làm vừa học); b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn".(Luật giáo dục 2005, Chương II, Mục 5, Khoản 2, Điều 45). Đã có một số công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về quản lý đào tạo nói chung và quản lý quá trình đào tạo từ xa nói riêng. Một số công trình và tài liệu cụ thể: - “Đào tạo từ xa lý luận và thực tiễn” của GS.TSKH E.X. Polat (người dịch: TS. Lê Tiến Dũng) (2006), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. - “Giáo dục từ xa trong sự nghiệp xây dựng xã hội học tập và giáo dục suốt đời” của Phạm Hồng Sơn, (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục mở và từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. - “Xây dựng một hệ thống giáo dục từ xa đích thực cho giáo dục đại học Việt Nam” - Báo cáo tại Hội nghị Quốc gia về đào tạo từ xa của Lâm Quang Thiệp (2000) - Báo cáo tổng kết đề tài: “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo từ xa” của Nguyễn Kim Truy (5/2007) - “ Giáo dục mở và từ xa: cơ sở lý luận kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Trần Đức Vượng (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Đại học Mở Hà Nội. - “Vai trò của giáo dục mở và từ xa trong hệ thống giáo dục quốc dân” của Phạm Minh Tiến (2009) Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục mở và từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội. 1.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 1.2.1. Khái niệm về quản lý Nghiên cứu về quản lý có rất nhiều quan niệm khác nhau, các quan niệm này phản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của quá trình quản lý, song về cơ bản các quan niệm đều khẳng định đến chủ thể, đối tượng quản lý, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lý. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục , 1998 thuật ngữ quản lý được định nghĩa là “tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” Theo C. Mac” Quản lý là lao động điều khiển lao động” ( C. Mac – Awngghen toàn tập, tập 25, Phần II, tr. 350), Mác viết:” bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân… một nhạc sĩ thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý song chúng ta có thể điểm qua một số khái niệm về quản lý như: - Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [9, Tr.1] - Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể và khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức”. [6, Tr. 41] - Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”.[5, Tr.176] - Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”. [13, Tr.225] - Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Quản lý là một công việc mang tính khoa học song nó cũng mang tính nghệ thuật”. Ông cho rằng mục đích của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra. Ông viết: “Quản lý là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra”. [16, Tr.126] Từ những khái niệm quản lý nêu trên ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (bằng các chức năng, phương pháp... quản lý) để đưa khách thể quản lý đạt đến mục tiêu quản lý. - Các chức năng quản lý: các nhà khoa học nghiên cứu về khoa học quản lý đã đưa ra các chức năng quản lý. Số lượng chức năng quản lý có nhiều đề xuất khác nhau, tuy nhiên, hiện nay người ta sử dụng 4 chức năng cơ bản dưới đây: i) Chức năng lập kế hoạch Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất giúp cho nhà quản lý tiếp cận mục tiêu một cách hợp lý và khoa học. Trên cơ sở phân tích trạng thái xuất phát, căn cứ vào những tiềm năng đã có, những khả năng sẽ có trong tương lai mà xác định rõ trạng thái mong muốn của tổ chức. Lập kế hoạch bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau: - Dự đoán, dự báo nhu cầu phát triển. - Chuẩn đoán, đánh giá thực trạng phát triển của tổ chức. - Xác định những mục tiêu, biện pháp và đảm bảo các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. ii) Chức năng tổ chức Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân phối các nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả các tác động thành phần. Công tác tổ chức gồm 3 nhiệm vụ chính dưới đây: - Xác định cấu trúc của bộ máy. - Tiếp cận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy. - Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức. iii) Chức năng chỉ đạo Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm: - Chỉ huy, ra lệnh. - Động viên, khen thưởng. - Theo dõi, giám sát. - Uốn nắn, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý, điều khiển... iv) Chức năng kiểm tra, đánh giá Chức năng kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kịp thời phát hiện ra những sai sót, lệch lạc, sự lộn xộn trong quá trình hoạt động, tìm ra nguyên nhân của những sai sót, những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, điều chỉnh và tạo thông tin cho những quá trình quản lý tiếp theo. Bốn chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý. Ngoài các chức năng cơ bản trên, trong quản lý hiện đại còn một chức năng quan trọng khác: chức năng thông tin. Thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý. Thông tin cần thiết cho tất cả các chức năng khác. Chức năng kiểm tra, đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo. Chu trình quản lý được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Kế hoạch Kiểm tra, đánh giá Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Sơ đồ 1.1. Các chức năng và chu trình quản lý 1.2.2. Quản lý giáo dục 1.2.2.1 Khái niệm về giáo dục Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. [18, tr.22] Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là kế thừa quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển cuả xã hội loài người. Thế hệ đi trước truyền đạt cho thế hệ đi sau, thế hệ đi sau có trách nhiệm lĩnh hội, kế thừa, phát triển và bổ sung những kinh nghiệm đó. Giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội vì giáo dục vừa là sản phẩm của xã hội đồng thời giáo dục cũng là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, giáo dục đã đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của quốc gia trên thế giới. 1.2.2.2 Quản lý giáo dục Có rất nhiều nghiên cứu về quản lý giáo dục, hiện nay có nhiều ý kiến cơ bản là đồng nhất với nhau về khái niệm quản lý giáo dục. Theo chuyên gia giáo dục M.I.Konđacốp thì: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở tất cả các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”. [17, Tr.93,94] Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau của các khâu quản lý đến các khâu của hệ thống. Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp lý quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ. Đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái về chất”.[19, tr.35] Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu là quá trình tác động có định hướng của người quản lý giáo dục trong việc vận dụng những nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà giáo dục đề ra. Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội. Quản lý giáo dục cũng chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Quản lý giáo dục có nhưng đặc trưng chủ yếu sau đây: - Sản phẩm giáo dục là con người, là nhân cách là sản phẩm có tính đặc thù nên quản lý giáo dục phải ngăn ngừa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra những sản phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm. - Quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung. - Trong quản lý giáo dục, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn là một khối thống nhất, đan xen vào nhau, thâm nhập với nhau không thể tách rời. - Trong quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa và tính phát triển. Tóm lại, quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động tổ chức, điều phối, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực và tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 1.2.2.3 Khái niệm đào tạo Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống, để sau khi được đào tạo có khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách” [22, Tr. 735] Trong đó, ta đi sâu vào tìm hiểu về đào tạo đại học. Luật Giáo dục Đại học (Luật số: 08/2012/QH13) đã nêu: - Mục tiêu chung: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”. - Cụ thể đào tạo trình độ đại học “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo”. 1.2.2.4 Quản lý đào tạo Mục tiêu của quản lý quá trình đào tạo ở trường đại học trước hết và trên hết là đảm bảo chất lượng đào tạo, là đạt được các mục tiêu đã nêu trong Luật Giáo dục đại học. Cụ thể, mục tiêu của quản lý quá trình đào tạo là: - Bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình đào tạo theo đúng tiến độ, thời gian quy định. - Bảo đảm người tốt nghiệp đạt được chất lượng mong đợi (mục tiêu của Giáo dục đại học, các yêu cầu của Chuẩn đầu ra ngành đào tạo...). Quản lý quá trình đào tạo ở trường đại học, cao đẳng là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo; là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường, một trách nhiệm lớn lao của nhà quản lý trường học; đó là quá trình tác động có hướng đích (huy động, cộng tác, điều phối, tham gia, can thiệp, hướng dẫn, giúp đỡ, điều chỉnh) của chủ thể quản lý đối với tập thể giảng viên, cán bộ công chức, sinh viên và các thực thể hữu quan ngoài trường hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo của trường mà tiêu điểm hội tụ là hoạt động dạy học.” Để đạt được mục tiêu đề ra nhà quản lý cần thực hiện đầy đủ các bước trong công tác quản lý đó là lập kế hoạch thực hiện, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá các công việc đã được thực hiện. Công việc quản lý quá trình đào tạo trong trường đại học yêu cầu sự thống nhất, đồng bộ trong từng bước thực hiện nhằm đảm bảo bộ máy của nhà trường hoạt động hiệu quả nhất. Toàn bộ hoạt động đào tạo chung của nhà trường bao quát rất nhiều hoạt động, yếu tố cần được quản lý. Trên cùng một khách thể, đối tượng đôi khi có sự chồng chéo nhất định trong quản lý nên phải phân biệt các phạm vi, nội dung quản lý, phân cấp và phân công rõ ràng ở mức độ cần thiết. 1.2.3. Nội dung của quản lý đào tạo Quản lý đào tạo gồm các công việc sau: Quản lý cơ sở vật chất và các nguồn lực tạo nên sự vận hành và phát triển của nhà trường theo quy định của pháp luật Xây dựng, củng cố các cơ cấu cần thiết giữa nhà trường và các lực lượng hữu quan ngoài nhà trường có điều kiện tham gia trực tiếp vào tất cả các hoạt động. Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên tham gia vào qúa trình quyết định quản lý các mặt tài chính, nhân sự,… kể cả cải tiến nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường Quản lý hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục trên cơ sở pháp lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên, tuyển sinh và quản lý người học. Quản lý môi trường sư phạm trong nhà trường và xây dựng nhà trường thành hệ thống mở nhằm xã hội hoá và công khai hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường hướng vào các mục tiêu cấp học. Quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin giữa các lực lượng chủ thể và khách thể trong và ngoài trường, phục vụ cho hoạt động dạy, học và thiết chế đánh giá kết quả hoạt động sư phạm của nhà trường. Với quản lý đào tạo từ xa, nội dung chính phải tiến hành là: - Quản lý công tác tuyển sinh đầu vào - Quản lý nội dung chương trình đào tạo - Quản lý quá trình dạy- học * Quản lý hoạt động dạy của thầy: * Quản lý hoạt động học tập của học viên: - Quản lý công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập - Quản lý phương tiện học tập - Quản lý tốt nghiệp Trong đó, ta phải lưu ý các đặc điểm riêng của quản lý đào tạo từ xa để có hướng nội dung quản lý phù hợp. Trong loại hình học này, thầy, người quản lý và trò ở xa nhau. Vì học viên chủ yếu tự học ở nhà cho nên cơ sở đào tạo phải luôn luôn ý thức được điều đó, từ việc chuẩn bị học liệu, triển khai đào tạo và quản lý từng khâu của quá trình đào tạo. Truyền thông hai chiều được triển khai để thầy hướng dẫn và người học và người quản lý trao đổi với nhau. Các đặc trưng ấy đã quy định sự khác biệt của quản lý đào tạo từ xa so với các loại hình học khác. 1.2.4 Biện pháp và biện pháp quản lý Khái niệm về biện pháp: Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 1997) “là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Trong giáo dục, người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. So với phương pháp, biện pháp bao giờ cũng có tính chất cụ thể hơn nó được sáng tạo ra và đúc kết lại từ trong thực tiễn GD và trong tổng kết kinh nghiệm tiên tiến của các nhà GD. Còn phương pháp so với biện pháp có tính chất khái quát hơn, nó là kết quả của sự khái quát hóa và hệ thống hóa các biện pháp đã có. Nói như thế không có nghĩa là biện pháp bao giờ cũng có trước phương pháp, trái lại trên cơ sở một phương pháp đã được hình thành và những biện pháp đã có của nó, nhưng biện pháp mới thuộc về những phương pháp đó vẫn được các nhà giáo dục tiếp tục sáng tạo ra và làm giàu thêm một số biện pháp trong một phương pháp, tất nhiên cũng có một số biện pháp mới nào đó được tạo ra, nhưng đồng thời đó cũng là sự ra đời của một phương pháp mới. Biện pháp quản lý: Là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đặt mục tiêu quản lý. Các biện pháp quản lý cơ bản của quản lý giáo dục được thể hiện cụ thể ở trong các chức năng quản lý. Trong quản lý, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng (khách thể) quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho quá trình quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. Như vậy, biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức năng quản lý, công cụ quản lý một cách phù hợp cho từng tình huống vào đối tượng mà mình quản lý để đưa đối tượng, đơn vị mình quản lý đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý xây dựng, đưa chất lượng quản lý lên một vị trí mới, tình trạng mới tốt hơn hiện tại. 1.3. ĐÀO TẠO TỪ XA 1.3.1. Khái niệm đào tạo từ xa Khi định nghĩa về đào tạo từ xa có rất nhiều thuật ngữ liên quan và có ý nghĩa tương tự. Ở Anh người ta đã sử dụng các khái niệm như đào tạo từ xa (Distance education), đào tạo mở (Open learning), học hàm thụ (Correspondence learning), đào tạo lấy người học làm trung tâm (Student –centrel learning)… để phân biệt phương pháp sư phạm mới này với phương pháp giảng dạy truyền thống trực tiếp – phương pháp phấn bảng- phương pháp trò chuyện. Theo giáo sư Sonja Ruehl - trường Tổng hợp Luân Đôn thì về cơ bản, đào tạo từ xa được thực hiện thông qua các phương pháp và phương tiện thông tin chứ không phải thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học. Đặc điểm phân biệt của các phương pháp đào tạo từ xa là tính tương hỗ, thể hiện ở sự tác động qua lại giữa người học và tài liệu học tập. Đây là một phương pháp sư phạm mà trong đó quá trình và ý thức học tập tự giác cao của học viên được nhấn mạnh. Các nội dung phương pháp , phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập được thiết kế để phù hợp với quá trình học tập đó.[ 29] Theo Trung tâm NCĐTTX Viện Hàn lâm GD Nga: “Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo mà trong đó các tác động tương hỗ giữa thầy và trò và giữa trò với nhau được thực hiện ở khoảng cách xa và phản ánh đầy đủ các yếu tố đặc trưng của quá trình học tập (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học) được thực hiện bởi những phương tiện đặc trưng của công nghệ Internet hoặc các phương tiện khác đảm bảo việc tương tác có hệ thống giữa người dạy - người học và giữa những người học với nhau.” [10, Tr.27] Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa – 2001): “Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo không tập trung, qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, bưu điện, báo chí, v.v..., qua CNTT hiện đại như máy tính cá nhân, máy tính nói mạng, v.v... dành cho những người có nguyện vọng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và văn hóa chung. Cơ quan đào tạo từ xa có trách nhiệm chuyển tải các nội dung học tập bằng các phương tiện của mình tới người học, qua đó người học tự lĩnh hội và cũng bằng các phương tiện quy định gửi các bài làm, bài kiểm tra về nơi đào tạo để được nhận xét và đánh giá. Người học hoàn thành chương trình đào tạo và thi đạt yêu cầu tốt nghiệp quy định của bậc học, cấp học, ngành học nào thì được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo từ xa tương ứng với cáp, bậc, ngành đó và có giá trị tương đương với bằng tốt nghiệp của hình thức chính quy”. Theo Quyết định số 40/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/10/2002 “Đào tạo từ xa là một qua trình giáo dục – đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình đào tạo có sự tách biệt giữa thầy và trò về mặt không gian hoặ/ và thời gian”. Như vậy, ta có thể nêu các đặc điểm chủ yếu của đào tạo từ xa: - Phần lớn quá trình đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học; - Có sự tổ chức và hướng dẫn của các cơ sở đào tạo để phát huy cao nhất sự nỗ lực tự học của người học; - Có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật, các loại học liệu như tài liệu in ấn, các phương tiện nghe - nhìn, máy vi tính, mạng vi tính, truyền thanh, truyền hình…, - Sử dụng phương tiện thông tin hai chiều trong quá trình dạy học; - Có sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn hoặc trợ giảng; tỷ lệ hướng dẫn , phụ đạo tập trung tùy thuộc vào nội dung học tập và phương tiện giảng dạy; - Có sự cá thể hóa trong quá trình dạy - học. 1.3.2. Đặc trưng của đào tạo từ xa 1) Thầy và trò ở xa nhau: Khoảng cách địa lý ngăn cách thầy và trò là đặc trưng đầu tiên của loại hình đào tạo từ xa (ĐTTX). Tuy nhiên cần chú ý rằng nó không phải là nét độc quyền của ĐTTX. Thực tế những loại hình đào tạo khác cũng có khoảng cách giữa thầy và trò. Chẳng hạn nếu xem xét các hệ giáo dục truyền thống, chúng ta thấy ngay các hệ này cũng có một tỷ lệ nào đó của dạy và học được tiến hành từ xa. Tỷ lệ giữa các hoạt động trực diện tạo nên sự khác biệt. Do đó khoảng cách là nhân tố gắn liền với mọi loại hình đào tạo, song ở ĐTTX khoảng cách nổi trội hơn cả. Nhấn mạnh đặc trưng này để các nhà tổ chức ĐTTX không chỉ tìm cách giải quyết vấn đề giãn cách địa lý mà còn phải chú ý tới những khoảng cách khác mà ĐTTX phải xử lý cho có hiệu quả. 2) Cơ sở đào tạo chiếm vị trí ưu thế trong cả quá trình đào tạo: Trong ĐTTX có sự khác biệt về cách thức tổ chức so với đào tạo theo phương thức tập trung, “mặt giáp mặt” giữa thày và trò.Vì học viên chủ yếu tự học ở nhà cho nên cơ sở đào tạo phải luôn luôn ý thức được điều đó, từ việc chuẩn bị học liệu, triển khai đào tạo và quản lý từng khâu của quá trình đào tạo. 3) Các phương tiện được sử dụng theo phương thức tích hợp: Nội dung của giáo trình, các hoạt động học tập, các bài kiểm tra, và thông báo chuyển cho người học qua các phương tiện. Mỗi phương tiện có chức năng tạo ra bối cảnh dạy – học và môi trường giáo dục đầy đủ. 4) Truyền thông hai chiều là thuộc tính của ĐTTX: ĐTTX yêu cầu sự tham gia tích cực của người học. Các thiết bị truyền thông hai chiều được triển khai để thầy hướng dẫn và người học trao đổi với nhau. Ngoài truyền thông, trong ĐTTX cũng có thể tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong một gới hạn nhất định. Đó là phương thức tốt để duy trì động cơ học tập và hỗ trợ cho học viên tự học thuận lợi hơn. 5) Quá trình ĐTTX mang tính công nghiệp hoặc gần như công nghiệp: ĐTTX kéo theo những biến đổi sâu sắc trong tổ chức lao động của đội ngũ sư phạm và các nhà quản lý. Ở đây người ta áp dụng những quy trình giống như quy trình sản xuất công nghiệp từ tổ chức sản xuất đến chuyển phát hoạt động giảng dạy cho số đông. Chuyên môn hóa nhiệm vụ, tổ chức lao động khoa học, kế hoạch hóa các hoạt động đào tạo trong không gian và trong thời gian phải nhịp nhàng, ăn khớp từng khâu với nhau. Cấu trúc bộ máy quản lý theo thứ bậc, kiểm soát quá trình đào tạo theo nguyên tắc kiểm soát chất lượng tổng thể. 6) Tính cá thể: Cá thể hóa trong quá trình học tập là đặc điểm cuối cùng của ĐTTX. Do sự tách biệt với thầy, do không thường xuyên học tập trung với các bạn trong khóa học, người học thường xuyên học một mình. Điều này có mặt thuận lợi cho người học như chủ động thời gian học tập theo điều kiện của bản thân trong khi vẫn thực hiện được các công việc khác. Tuy nhiên học một mình thường có cảm giác cô đơn, thiếu hưng phấn. Vì vậy cần có sự động viên khích lệ của người thầy thông qua các phương tiện và học liệu. Tóm lại các đặc trưng: tính mở, tính thích ứng, thế mạnh dựa vào công nghệ và học liệu, hiệu quả kinh tế do quy mô giáo dục lớn và hệ thống mang tính công nghiệp… tạo nên nét khác biệt của loại hình ĐTTX so với các phương thức giáo dục khác. 1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.4.1. Quản lý công tác tuyển sinh đầu vào Đào tạo từ xa là một quá trình đào tạo trong đó có sự cách xa nhau về không gian, thời gian giữa người dạy và người học. Học theo hình thức đào tạo từ xa, người học phải tự học là chủ yếu. Các cơ sở đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh, mở các khóa đào tạo, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, sản xuất học liệu cho từng ngành, từng khóa học. Sau khi chuẩn bị hết những công việc cần thiết cho các khóa học từ xa, cơ sở đào tạo sẽ tiếp nhận việc đăng ký học của học viên và tiến hành đào tạo. Hiện nay người học khi học theo phương thức đào tạo này không phải dự thi đầu vào, chỉ xét tuyển với yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông. Với các đặc điểm đó, quản lý công tác tuyển sinh cũng khác với hình thức đào tạo chính quy tập trung. 1.4.2. Quản lý nội dung chương trình đào tạo Cũng giống như chương trình đào tạo hệ chính quy tập trung, chương trình đào tạo từ xa của trình độ đào tạo đại học phải dựa vào chương trình chuẩn của ngành học theo quy chế văn bản hiện hành. Các môn học được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, bao gồm những học phần bắt buộc (phần cứng) và học phần tự chọn (phần mềm). Đào tạo từ xa không bắt buộc học viên lên lớp 100% thời lượng môn học mà chỉ từ 15% - 25% kể cả thời gian giải đáp thắc mắc còn chủ yếu là tự học. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản của đào tạo từ xa so với đào tạo tập trung chính quy. Với sự trợ giúp của cơ sở đào tạo, người học tự học theo giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD, các chương trình phần mềm trên máy tính, hay theo các chương trình được phát trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, truyền tải qua mạng Internet. Tham gia học từ xa, người học được tự lựa chọn các chương trình học tập phù hợp với họ. Với người học chọn các khoá học, hoặc các chương trình đào tạo có cấp bằng tốt nghiệp thì họ phải đăng ký và tham gia một chương trình đào tạo bắt buộc với các môn học phù hợp quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuyên ngành họ đã đăng ký. Trong quá trình học tập, người học phải tự học theo giáo trình quy định và tự tìm hiểu tài liệu theo hướng dẫn nhằm tích lũy kiến thức cần thiết để đảm bảo yêu cầu về kết quả học tập qua các kỳ thi kết thúc môn học, hoặc thi tốt nghiệp theo chuyên ngành đã đăng ký. Với các đối tượng người học tham gia học tập chỉ nhằm mục đích cập nhật kiến thức, hoặc bổ sung kiến thức cho cuộc sống hoặc cho công việc hiện hành mà không cần cấp bằng hoặc chứng chỉ thì họ chỉ cần đăng ký và tham gia theo học các chuyên đề phù hợp với mục đích của mình. Trong quá trình đào tạo từ xa, các cơ sở đào tạo đã kết hợp với các Trung tâm giáo dục thường xuyên tại các địa phương để làm cầu nối giữa người học và cơ sở đào tạo. 1.4.3. Quản lý quá trình dạy- học Dạy - học là quá trình hoạt động kép giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Cả hai hoạt động này phải phối hợp nhịp nhàng gắn bó chặt chẽ với nhau giữa hai chủ thể khác nhau, thực hiện hai chức năng, nhiệm vụ khác nhau được thực hiện trong một môi trường là trường học nhằm đạt đến mục tiêu của đào tạo. * Quản lý hoạt động dạy của thầy: Quản lý hoạt động dạy học chính là điều khiển QTDH làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích của nhiệm vụ dạy học đã đề ra. Quản lý hoạt động dạy chính là quản lý một cách có hiệu quả các thành tố, cấu trúc của HĐDH, làm cho các thành tố của hệ thống dạy học vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm chuyển hóa đầu vào thành những sản phẩm dạy học hoàn thiện. Do yêu cầu của môi trường kinh tế-xã hội nên sản phẩm dạy học đòi hỏi mục đích, nhiệm vụ dạy học phải phù hợp,đáp ứng để đạt yêu cầu mục tiêu dạy học đã đề ra. * Quản lý hoạt động học tập của học viên: Một trong những nội dung quan trọng trong chỉ đạo hoạt động dạy học là quản lý hoạt động học tập của học viên. Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động học tập của học viên theo quy trình thống nhất, đồng bộ; Tăng cường giáo dục ý thức, động cơ và mục đích học tập đúng đắn cho học viên từ đó tạo cho người học sự hứng thú, say mê trong học tập, nghiên cứu. Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc theo dõi tình hình học tập của học viên trong suốt quá trình học tập như: nhắc nhở học viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Thường xuyên nắm bắt thông tin, ý kiến phản hồi của học viên về thuận lợi, khó khăn, về chất lượng dạy học từ đó giải quyết kịp thời các yêu cầu, bức xúc của học viên. 1.4.4. Quản lý công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng để đạt được hiệu quả trong giảng dạy, học tập từ xa. Việc thi, kiểm tra được thực hiện một cách nghiêm túc, công bằng, chính xác, đúng quy chế. Đề thi được chọn một cách ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi và được bảo mật một cách tuyệt đối. Hình thức thi đa dạng, có thể thi tự luận hoặc trắc nghiệm. Việc chấm thi và lên điểm tổ chức theo đúng quy trình (từ rọc phách, dồn túi, ghép phách). Văn bằng, chứng chỉ của đào tạo từ xa có giá trị sử dụng như văn bằng, chứng chỉ của các loại hình đào tạo khác. 1.4.5. Quản lý phương tiện học tập So với phương thức đào tạo truyền thống, tài liệu và các phương tiện dạy học từ xa được coi là một trong những khâu then chốt nhất, tài liệu giáo trình in ấn vẫn là phương tiện chủ yếu. Vì học từ xa chủ yếu là tự học do vậy tài liệu giáo trình phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, dễ hiểu, có tóm tắt nội dung, các câu hỏi theo các chương, bài tập mẫu… Học viên theo học hình thức đào tạo từ xa chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu thông qua các học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD ROM, phần mềm vi tính, các phương tiện nghe nhìn cá nhân, các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình, mạng Internet, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện … dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường. Ngày nay, với sự phát triển của CNTT-TT, việc phát triển học liệu điện tử tạo nên sự thuận lợi trong đào tạo từ xa, việc sử dụng và quản lý phương tiện học tập cũng thuận lợi và hiệu quả. 1.4.6. Quản lý tốt nghiệp Những học viên có tất cả các môn thi tốt nghiệp ( hoặc khóa luận, đồ án tốt nghiệp) đều đạt yêu cầu trở lên thì được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp. Những học viên thi tốt nghiệp không đạt sẽ được thi lại vào kỳ thi tiếp theo (chỉ được tổ chức sớm nhất sau 6 tháng so với kỳ thi trước), chỉ phải thi lại những môn không đạt yêu cầu, những môn đã đạt yêu cầu trở lên được bảo lưu. Sau 2 lần thi lại không đạt, học viên sẽ phải thi lại các môn theo quy định. Không hạn chế số lần thi lại đối với mỗi học viên. Những học viên làm khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp không đạt thì không được làm tiếp, mà được dự thi tốt nghiệp hai môn ở kỳ thi tiếp, coi như thi tốt nghiệp lại. 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.5.1. Chất lượng sinh viên đầu vào Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn vào người tiếp nhận vì thế việc quản lý đào tạo từ xa cũng chịu ảnh hưởng từ chất lượng sinh viên. Nếu trường có đầu vào sinh viên thấp, ý thức kém thì việc quản lý đào tạo sẽ vô cùng vất vả, nhất là với kiểu học từ xa. Giảng viên hay giám thị không thể sao sát như học chính quy được. Việc quản lý số lượng buổi học, chất lượng lĩnh hội ra sao sẽ rất phiền phức nếu sinh viên thường xuyên bỏ học, bỏ thi,…Việc quản lý sẽ đở mệt hơn nếu người học từ xa say mê với việc học tập. Khi một sinh viên đã xác định được động cơ học tập, họ sẽ xây dựng kế hoạch tự học tập, nghiên cứu; với nghị lực và tính tự chủ, năng động của mình, họ sẽ góp phần rất lớn vào kết quả đào tạo. Đây là nỗ lực chủ quan của sinh viên, rất ít sự tác động của giảng viên. 1.5.2. Trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên thể hiện bằng số lượng và chất lượng giảng viên. Chất lượng giảng viên thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên giảng dạy và các công trình nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, việc đào tạo từ xa đòi hỏi giảng viên không chỉ giỏi mà còn có thể đảm nhiệm công việc đi xa, biết thích nghi với tình huống bất ngờ, có sức khỏe tốt. Không chỉ với đào tạo từ xa mà với bất kì loại hình đào tạo nào, đội ngũ giảng viên tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao công tác quản lý đội ngũ cán bộ, nhân sự. Chúng ta có thể giao quyền tự chủ cho giảng viên nếu đó là những người có ý thức và trình độ cao. Ngược lại, người quản lý dễ biến thành giám thị nếu giảng viên không tuân thủ điều lệ. 1.5.3. Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý Cơ sở vật chất của đào tạo từ xa có những đặc thù riêng. Chủ yếu nơi học, thời gian, trang thiết bị,…do người học chuẩn bị. Do vậy, việc quản lý sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi trường phải có cán bộ đi xa, tới tận địa điểm học để theo dõi, sắp xếp. Học từ xa còn cần tới các phương tiện công nghệ thông tin liên lạc. Phương tiện ấy góp phần đắc lực trong việc giảng viên liên hệ với học viên dù khoảng cách không gần nhau đồng thời cũng giúp người quản lý điều hành mọi công việc nhanh mà không mất công sức. Đây còn là công cụ marketing hiệu quả. Giờ ta khó hình dung việc quản lý sẽ thế nào nếu thiếu internet. 1.5.4. Tác động của môi trường xã hội Nhu cầu lao động của xã hội thì liên tục vận động, biến đổi, mà ngành nghề từng sinh viên theo học lại cố định, nên những thông tin về nhu cầu lao động xã hội từng ngày, từng giờ tác động đến nhu cầu người học, từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành học, bộ môn giảng dạy. Người quản lý phải cập nhật thông tin đó để điều chỉnh cho phù hợp. Những sinh viên học từ xa có một bộ phận do muốn bổ sung kiến thức kĩ năng để làm tốt công việc về sau song cũng có không ít học viên chỉ vì bằng cấp, muốn tăng lương, lên chức. Kiểu “học khoán” này cũng là một điều làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng quản lý đào tạo từ xa. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, đề tài đã nêu được: - Tổng quan nghiên cứu về quản lý đào tạo từ xa ở trường đại học. - Cơ sở lý luận về quản lý, các khái niệm và đặc điểm về giáo dục, đào tạo, quản lý giáo dục, quản lý đào tạo, mục tiêu - nội dung của quá trình quản lý đào tạo đại học. - Khái niệm đào tạo từ xa, đặc trưng của đào tạo từ xa - Nội dung của hoạt động quản lý đào tạo từ xa ở trường đại học. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo từ xa. Chương 1 đã phân tích 04 yếu tố cơ bản tạo nên năng lực quản lý đào tạo tốt. Từ đó, chương 1 mở ra hướng khai thác vào thực trạng quản lý đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội mà chương 2 sẽ phân tích và đánh giá cụ thể thông qua số liệu thực trạng. Sự phân tích và đánh giá trong chương 2 chỉ nghiên cứu trong phạm vi của Viện Đại học Mở Hà Nội và nó đòi hỏi phải đáp ứng được tính phù hợp trong điều kiện thực tế của trường trong giai đoạn hiện nay. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 2.1.1. Sự hình thành và phát triển Viện Đại học Mở hà Nội Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập theo quyết định số 535/TTg ngày 3/11/1993 tiền thân là Viện Đào tạo Mở rộng I. "Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội góp phần tăng tiềm lực của cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước" (trích Quyết định thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội). "Viện Đại học Mở Hà Nội là tổ chức hoạt động trong hệ thống các trường Đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường Đại học công lập" (QĐ 535/1993/TTg). Với sứ mạng: “Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu xây dựng dất nước và hội nhập quốc tế”. Như vậy, về tính chất Viện Đại học Mở Hà Nội khác Đại học truyền thống ở thuật ngữ "Mở ". - Mở về đối tượng: nhằm tạo cơ hội học tập cho nhiều người, đặc biệt là những người ngoài độ tuổi đến trường chính quy những người nghèo, bị thiệt thòi hoặc cư trú tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo... - Mở về phương thức tuyển sinh: Công nhận nguyên tắc tuyển sinh dễ dàng, không đòi hỏi người học phải qua kỳ tuyển sinh quốc gia. Khi số lượng đăng ký nhập học quá đông so với khả năng thu nhận của trường thì áp dụng hình thức xét tuyển, kiểm tra năng lực theo một số tiêu chí riêng của từng ngành học, từng loại chương trình giáo dục không đòi hỏi người học phải theo đuổi việc học trong suốt khoá học nếu không có ý định lấy chứng chỉ, văn bằng. - Mở về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục. - Mở về cơ chế đầu tư, quản lý tài chính: các Đại học Mở được nhà nước đầu tư ban đầu khá lớn để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học... sau đó các trường được phép thu các nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách Nhà nước, hoạt động theo phương thức tự hạch toán theo các quy định về tài chính của Nhà nước. Đại học Mở áp dụng phương thức giáo dục từ xa, phương thức này dựa chủ yếu vào các phương tiện giáo trình, tài liệu in, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình, điện thoại, internet vv... để tổ chức đào tạo tại chỗ (chỗ ở và chỗ làm việc). 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm: - Lãnh đạo Viện: Đảng uỷ, Ban giám hiệu. - Chính quyền 3 cấp: Viện - Khoa - Bộ môn - Các tổ chức quần chúng: Công đoàn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Sinh viên. - Các phòng, ban, trung tâm: + Phòng Quản lý đào tạo + Phòng Thanh tra + Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng + Phòng Công tác Chính trị và sinh viên + Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Kế hoạch - Tài chính + Phòng Nghiên cứu khoa học + Trung tâm Phát triển Đào tạo + Trung tâm học liệu + Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế + Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng + Thư viện. Các khoa chuyên môn: + Khoa Đào tạo sau đại học đào tạo các ngành: Ngành Điện tử viễn thông; Ngành Quản trị kinh doanh; Ngành Tiếng Anh; Ngành Công nghệ sinh học; Ngành Luật kinh tế. + Khoa Công nghệ Tin học đào tạo chuyên ngành: Tin học ứng dụng + Khoa Điện tử Thông tin đào tạo chuyên ngành: Điện tử Viễn thông + Khoa Công nghệ Sinh học đào tạo chuyên nghành: Công nghệ Sinh học + Khoa Kinh tế đào tạo 2 chuyên nghành: Quản trị kinh doanh và Kế toán + Khoa Du lịch đào tạo 2 chuyên ngành: QTKD du lịch khách sạn và QTKD Hướngdẫn du lịch + Khoa Tiếng Anh đào tạo 2 chuyên ngành: Biên, phiên dịch tiếng Anh và Tiếng Anh sư phạm + Khoa Tiếng Trung đào tạo chuyên ngành: Tiếng Trung + Khoa Tạo dáng Công nghiệp đào tạo 4 chuyên ngành: Kiến trúc, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Thời trang và Thiết kế Đồ họa. + Khoa Luật đào tạo 2 chuyên ngành: Luật Kinh tế và Luật Quốc tế. + Khoa đào tạo từ xa Ngoài ra Viện còn liên kết với Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, liên kết tại 40 tỉnh thành trong cả Nước đào tạo từ xa và đào tạo hệ vừa làm vừa học. 2.1.3. Đội ngũ cán bộ giảng viên Trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên nhà trường (cả biên chế, hợp đồng và thỉnh giảng) được thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1. Số lượng GV và trình độ chuyên môn tại thời điểm năm 2013 Tiến sĩ Nội dung - Giảng viên (Tổng số) 1. Cơ hữu : Biên chế 2. Thỉnh giảng - Giảng viên chia theo độ tuổi 1. Dưới 30 tuổi 2. Từ 31 đến dưới 40 tuổi 3. Từ 41 đến 50 tuổi 4. Từ 51 đến 55 tuổi 5. Từ 56 đến 60 tuổi 6. Trên 60 tuổi Tổng số Nữ 1047 158 889 1047 68 182 297 335 98 67 233 91 142 426 28 398 426 34 98 191 59 44 45 6 39 Trình độ Thạc sĩ 356 96 260 356 26 92 105 98 22 13 94 45 49 Đại học 265 68 197 265 42 56 94 46 17 10 94 40 54 [Nguồn: Phòng đào tạo-2013] Nhìn vào biểu đồ cơ cấu giảng viên của Viện ĐH Mở HN ta nhận thấy số lượng giảng viên thỉnh giảng chiếm tới 85%. Điều này đã khiến nhà trường gần như hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng này. Chính điều này đã và đang gây ra một hiện tượng thực tế giảng dạy tại các Khoa là trật tự các môn học bị xáo trộn, trì hoãn, mất tính kế thừa. Vì thế mà việc học tập của sinh viên gặp nhiều khó khăn. Một khó khăn nữa đối với việc thuê các giáo viên thỉnh giảng là có khi các giáo viên đã nhận lịch giảng dạy nhưng đến gần ngày dạy thì các giáo viên lại bận việc khác không thể đi giảng được và xin trả lại lịch giảng cho giáo vụ khoa, điều này gây rất nhiều khó khăn cho giáo vụ khoa sắp xếp lại (vì hiệu ứng dây chuyền), đôi khi phải tạm dừng môn học đó lại gây rất nhiều phiền phức cho sinh viên và làm giảm uy tín của nhà trường. Nhìn chung nhà trường mà ở đây cụ thể là các khoa phải có chiến lược trong thời gian tới để làm sao xây dựng đội ngũ cán bộ cơ hữu đủ để đáp ứng những môn cơ bản, tiến tới dần dần giảm sự phụ thuộc vào giáo viên đi thuê và có như vậy nhà trường mới thực hiện được các nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Trong biểu đồ về cơ cấu học vị đã đưa ra tỷ lệ giáo viên tốt nghiệp đại học tham gia giảng dạy vẫn còn cao (25%). Chính vì vậy trong chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên của VĐHMHN, nhà trường cần phải giảm tỷ lệ này xuống càng thấp càng tốt và tiến tới giảng viên nào cũng phải có tối thiểu trình độ thạc sĩ. Nhà trường cũng phải tính đến đào tạo thạc sĩ và NCS ở nước ngoài để càng ngày cung cố đội ngũ giáo viên vững mạnh về cả chuyên môn và nguồn lực. Trong biểu đồ cơ cấu tuổi của giảng viên thì với các giảng viên tuổi trên 50 chiếm 48%. Ưu điểm đối với các giảng viên ở độ tuổi này là có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, có những bài học kinh nghiệm giúp ích cho sinh viên và khả năng truyền tải thông tin kiến thức đến sinh viên của các giảng viên này là rất tốt. Tuy nhiên bên những mặt ưu điểm còn có những hạn chế như: Thứ nhất khả năng nắm bắt công nghệ giảng dạy mới là rất thấp hoặc ngại thay đổi (công nghệ giảng qua truyền hình, xây dựng bài giảng điện tử, soạn bài giảng trình chiếu PowerPoint). Thứ hai khả năng nhanh nhạy những biến đổi kinh tế xã hội thường là chậm so với lớp giảng viên trẻ. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý đào tạo hệ đại học từ xa Tham gia công tác tổ chức và quản lý đào tạo đại học hệ từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội gồm các đơn vị. 1. Ban giám hiệu 2. Hội đồng khoa học và Đào tạo (HĐKHĐT) 3. Phòng quản lý Đào tạo (Phòng QLĐT) 4. Trung tâm Phát triển đào tạo (trung tâm PTĐT) 5. Khoa Đào tạo từ xa (Khoa ĐTTX) 6. Trung tâm Học liệu (Trung tâm HL) 7. Phòng khảo thí - Đảm bảo chất lượng (Phòng KT-ĐBCL) 8. Đơn vị liên kết đào tạo 9. Các khoa chuyên ngành và các phòng chức năng. Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện cơ chế quản lý đào tạo đại học hệ từ xa như sau: 1. Về phía Viện Đại học Mở Hà Nội - Ban Giám hiệu trực tiếp quản lý về ngành đào tạo, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo, công nghệ đào tạo, mạng lưới đào tạo, kinh phí đào tạo đại học hệ từ xa. - Phòng QLĐT, Trung tâm PTĐT, Khoa ĐTTX là các đơn vị được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ quản lý, tư vấn, tổ chức và điều hành trực tiếp hoạt động quản lý, phát triển và đào tạo từ xa. - Các đơn vị khác trong Viện (Các khoa chuyên ngành, Phòng, Trung tâm) phối hợp theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý đào tạo đại học hệ từ xa. 2. Về phía các đơn vị liên kết đào tạo Viện ĐHMHN liên kết đào tạo từ xa với các đơn vị đào tạo tại các địa phương thông qua hợp đồng đào tạo trên nguyên tắc: - Thực hiện đúng quy chế đào tạo từ xa của Bộ GD&ĐT - Chấp hành quy định về tổ chức và quản lý đào tạo đại học hệ từ xa của VĐHMHN. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị liên quan đến đào tạo từ xa: * Trung tâm Phát triển đào tạo - Phát triển quy mô đào tạo hệ từ xa - Lập kế hoạch tuyển sinh hàng năm - Thực hiện công tác tư vấn, tuyên truyền, quảng cáo, phổ biến về loại hình ĐTTX của VĐHMHN. - Thực hiện các thủ tục mở lớp ĐTTX theo đúng các quy chế và quy định của Bộ GD&ĐT và VĐHMHN. - Tổ chức tuyển sinh ĐTTX. - Cấp phát thẻ sinh viên - Đầu mối tổ chức các sự kiện, khai giảng, trao bằng, giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo Viện với học viên hệ từ xa,… trên cơ sở phối hơp các đơn vị liên kết và các đơn vị của Viện. * Trung tâm học liệu Trung tâm HL tham gia vào quá trình đào tạo từ xa với nhiệm vụ chính là: - Nghiên cứu công nghệ ĐTTX. - Sản xuất và cung cấp học liệu cho quá trình ĐTTX * Khoa ĐTTX Khoa ĐTTX trực tiếp điều hành, phối hợp tổ chức và quản lý các hoạt động về đào tạo từ xa: - Quản lý quá trình đào tạo: chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá,… - Lập kế hoạch hướng dẫn ôn tập, giải đáp thắc mắc và kế hoạch thi hết môn, hết học phần, thi tốt nghiệp - Điều phối giảng viên hướng dẫn ôn tập, giải đáp thắc mắc. - Phối hợp với các đơn vị liên kết, Phòng KT- ĐBCL tổ chức thi, kiểm tra hết môn, hết học phần - Phối hợp với Trung tâm PTĐT, Phòng QLĐT tổ chức thi tốt nghiệp, phát bằng, khai giảng cho học viên hệ ĐTTX. - Quản lý kết quả thi, kiểm tra hết môn, hết học phần. - Các thủ tục liên quan đến học viên: xét miễm môn, giấy xác nhận học viên, chuyển lớp chuyển địa điểm học,… - Theo dõi thanh quyết toán tài chính theo quy định của Viện. Hiện nay Khoa đào tạo từ xa đang đào tạo 7 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Kế toán; Luật kinh tế; Tiếng Anh; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông; Tin học; Tài chính -Ngân hàng, tại 70 cơ sở liên kết đào tạo trên cả nước với tổng số trên 32.000 học viên đang theo học. (xem phụ lục) Nhiệm vụ của các cơ sở liên kết được quy định rõ trong hợp đồng liên kết đào tạo. Thông thường các cơ sở liên kết đào tạo đảm nhiệm phần tổ chức đăng ký ghi danh học, đưa đón giảng viên đi lại trong địa phương, chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất và quản lý học viên khi học tập trung. VĐHM chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn, tuyển sinh đào tạo., thi cử và xét công nhận tốt nghiệp. 2.1.5. Đội ngũ cán bộ quản lý Cán bộ quản lý đào tạo từ xa tại Viện và các trung tâm địa phương đều là những người có kinh nghiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục từ xa. Số lượng cán bộ quản lý ĐTTX ở Khoa, Trung tâm được điều chỉnh tuỳ theo sự biến động của học viên từ xa cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều này đảm bảo tính hiệu quả của công việc và phù hợp với chủ trương của Viện. Đội ngũ cán bộ quản lý ĐTTX gồm 3 bộ phận chính như bảng 2.2: Bảng 2.2: Số lượng cán bộ quản lý ĐTTX - Viện ĐH Mở Hà Nội Trình độ Đại học Trên ĐH lượng Cán bộ quản lý tại khoa đào tạo từ xa 18 12 6 Cán bộ trung tâm PTĐT 9 6 3 Cán bộ các trung tâm địa phương 95 63 32 [Nguồn: Trung tâm phát triển đào tạo] Đơn vị Số Như vậy, 100% các cán bộ quản lý ĐTTX hiện nay của Viện đã có trình độ từ đại học trở lên. Số cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài chiếm 10%. Viện đã xây dựng một cơ chế phối kết hợp giữa các cán bộ quản lý của các bộ phận đảm bảo tính hiệu quả công việc, tính chủ động và sự giám sát nhau rất chặt chẽ. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý của Viện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau: Do cán bộ giảng dạy chủ yếu là cán bộ thỉnh giảng nên Viện chưa thể chủ động trong công tác đào tạo, nhiều khi phải thay đổi lại kế hoạch giảng dạy. Mặt khác vì cán bộ giảng dạy chủ yếu ở các trường truyền thống cho nên việc tham gia giảng dạy cho hệ từ xa không đạt hiệu quả như mong muốn được vì mặt bằng đầu vào của sinh viên các trường truyền thống và mặt bằng của học viên từ xa chênh lệch nhau khá lớn. Vì phần lớn cán bộ quản lý chưa được đào tạo nên trong quá trình tác nghiệp còn khá nhiều bỡ ngỡ và nhiều khi vận dụng còn thiếu linh hoạt cũng như cứng nhắc gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho người học. Đây là nhược điểm khá lớn mà yêu cầu phải có giải pháp tháo gỡ kịp thời . 2.1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo Trụ sở làm việc đặt tại số nhà B101 phố Nguyễn Hiền đã và đang thường xuyên được nâng cấp để đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ và giảng viên của Viện. Việc mỗi Khoa có một cơ sở dạy học riêng và không nằm gần nhau đã dẫn đến việc mỗi Khoa phải tự trang bị cơ sở vật chất riêng cho mình như một trường ĐH thu nhỏ. Chính vì vậy việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo còn manh mún, thiếu đồng bộ. Điều này ở các trường lớn là không cần thiết và tránh được sự lãng phí do tận dụng được cơ sở vật chất của nhau. Chi phí cho việc thuê địa điểm đào tạo hết sức tốn kém, trong khi học phí vẫn phải thu theo mức của một trường đại học công lập nên việc đầu tư cho đào tạo còn nhiều hạn chế. Để phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập, trong những năm qua, Viện Đại học Mở Hà Nội không ngừng đầu tư và đã trang bị các phòng máy với trên 637 máy tính trong đó dùng cho hệ thống văn phòng làm việc là 154, dùng cho sinh viên học tập là 519. Toàn Viện có 29 phòng thí nghiệm và các phòng học tiếng, phòng học từ xa qua mạng, phòng học truyền hình hội thảo, phòng học E-Learning, thư viện trung tâm, giáo trình, học liệu nghe-nhìn,… ứng dụng CNTT-TT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Được sự ủng hộ và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước qua các dự án, đề tài, VĐHMHN đã trang bị được hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại và các học liệu phục vụ cho ĐTTX bao gồm: - Studio sản xuất các chương trình và học liệu cho đào tạo từ xa (băng hình, băng tiếng, đĩa CD, VCD, CDROM) với các thiết bị tương đối hiện đại. - Phòng học truyền hình 2 chiều đặt tại VĐHMHN được kết nối trực tuyến với 05 phòng học qua truyền hình tại các cơ sở liên kết địa phương (Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Gia Lai). - Phòng học qua mạng. Mặc dù công nghệ đào tạo từ xa hiện nay của Viện đã có nhiều bước phát triển nhưng cho đến nay chưa được triển khai và sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương do điều kiện về hạ tầng thông tin và điều kiện về cơ sở vật chất tại các địa phương chưa được đảm bảo. - Về học liệu, việc dạy và học được tiến hành trên nhiều phương tiện và học liệu, như giáo trình in, đĩa CD, VCD, CD-ROM, phát thanh, Internet. Hệ thống học trực tuyến E-learning mới được xây dựng đã thực hiện một số chương trình và đang được tiếp tục hoàn thiện, phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Để phục vụ cho hoạt động đào tạo từ xa của Viện, Trung tâm đào tạo trực tuyến đã được thành lập cùng với Phòng hội thảo truyền hình (Video Confrerencing) được đầu tư đồng bộ với các trung tâm địa phương. Những mặt hạn chế về Cơ sở vật chất: - Thiếu các phương tiện vật chất phục vụ đào tạo. - Hệ thống giáo trình, bài tập, bài thực hành chưa đầy đủ cho tất cả các môn học, các chuyên ngành đào tạo. Một số môn học vẫn chưa có giáo trình, hệ thống bài tập chưa hoàn chỉnh. - Thiết bị giảng dạy, thực hành ít về số lượng, không đồng bộ và chất lượng công nghệ thấp. - Các thiết bị hiện đại như: máy chiếu đa năng, bảng đa năng, băng đĩa hình, HLĐT… phục vụ cho giảng dạy còn ít. - Các phòng học xây dựng chưa tính đến việc lắp đặt các trang thiết bị nên khó khai thác có hiệu quả các thiết bị giảng dạy. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội về các mặt cơ bản sau: - Công tác tuyển sinh - Quản lý chương trình đào tạo - Quản lý quá trình dạy - học - Quản lý phương tiện, học liệu phục vụ cho công tác đào tạo. Bộ phiếu gồm 17 câu điều tra cho thực trạng khách thể là học viên năm cuối (HVNC) và cựu học viên (CHV) và 14 câu cho khách thể nghiên cứu là giảng viên (GV) và quản lý (QL) . Bộ phiếu được phân chia cụ thể như sau: (Xem phụ lục 1a và 1b). Kết quả số phiếu phát ra và thu về: Đối tượng Giảng viên Quản lý Học viên Cựu học viên Cộng Phát 100 50 200 100 450 Thu 68 36 173 73 350 Tông 104 246 350 2.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh Thông báo tuyển sinh được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng các Báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình... Tại khu vực Hà Nội thông tin tuyển sinh được thông báo thêm qua bảng tin của Trường, tại các khu vực ngoài phạm vi Hà Nội chủ yếu dựa vào các Trung tâm GDTX địa phương. Ngoài ra còn một vài kênh thông tin khác nữa như phát tờ rơi cho những học sinh phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, thông báo vào dịp công bố kết quả thi tuyển sinh hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học hoặc các kênh thông tin khác đều được tận dụng. Hàng năm,Viện Đại học Mở Hà nội tổ chức tuyển sinh hệ từ xa 2 đợt vào tháng 6 và tháng 11. Thông tin tuyển sinh dù ở khu vực Hà Nội hay các địa phương khác cũng bao gồm đầy đủ các thông tin về khoá học, đã được Hội đồng đào tạo thông qua. + Căn cứ pháp lý để tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh + Hệ đào tạo, cấp bậc đào tạo, thời gian đào tạo + Ngành đào tạo, số lượng được tuyển sinh cho mỗi ngành. + Thời gian khai giảng, thời gian bắt đầu học, địa điểm học + Các môn học theo từng ngành đào tạo + Mức học phí, lệ phí + Các quy định, quyền lợi, nghĩa vụ của học viên. Đơn vị có trách nhiệm soạn nội dung thông báo tuyển sinh là Trung tâm Phát triển Đào tạo. Nội dung các thông báo này phải được Viện trưởng phê duyệt và cho lưu hành. Hồ sơ nhập học hệ đào tạo từ xa được Viện Đại học Mở Hà Nội thiết kế theo 1 mẫu chung thống nhất cho tất cả các ngành học và được đựng trong túi hồ sơ gọi là "Hồ sơ nhập học" hệ từ xa. Một bộ hồ sơ nhập học từ xa bao gồm - Sơ yếu lý lịch. - Phiếu đăng ký học từ xa. - Bản sao giấy khai sinh có công chứng. - Bản sao văn bằng tốt nghiệp có công chứng. - Ảnh, phong bì ghi địa chỉ liên hệ. Tại Hà Nội, sau khi các học viên hoàn thành các thủ tục trong hồ sơ có thể đến nộp tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Đối với các học viên khu vực ngoài Hà Nội thì việc tiếp nhận hồ sơ được tiến hành bởi các Trung tâm địa phương, sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển về Trung tâm phát triển đào tạo của Viện. Trên cơ sở các hồ sơ đó, Trung tâm phát triển đào tạo tiến hành tổng hợp và phân loại hồ sơ theo ngành đào tạo và được bảo quản dài hạn. Việc thẩm định hồ sơ có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các học viên theo học hệ từ xa không phải thi tuyển đầu vào mà chỉ thông qua xét duyệt hồ sơ. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ khâu thẩm định bằng tốt nghiệp Phổ thông trung học hoặc tương đương trở lên là yếu tố quan trọng nhất. Khi công việc thẩm định hồ sơ đã hoàn tất, Trung tâm phát triển đào tạo đề nghị Viện trưởng duyệt danh sách học viên nhập học theo lớp và địa điểm học, đồng thời phối hợp với Khoa đào tạo từ xa và các khoa chuyên môn để xây dựng lịch khai giảng khoá học, lịch học chi tiết và kế hoạch đào tạo toàn khoá cho từng ngành học ở các địa điểm đào tạo. Bảng 2.3: Kết quả khảo sát biết thông tin tuyển sinh Viện Đại học Mở Hà Nội qua các nguồn thông tin STT 1 2 NỘI DUNG Thông báo tuyển sinh trên website Thông báo tuyển sinh trên báo giấy HVNC CHV SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 31 17.92 15 21 13 7.51 3 4 123 71.10 52 71 3 Giới thiệu qua bạn bè, người thân 4 Tờ rơi, băng rôn,… 4 2.31 3 4 5 Quảng cáo trên truyền hình 2 1.16 0 0 173 100 73 100 Tổng Kết quả khảo sát về nội dung “Biết thông tin tuyển sinh qua nguồn thông tin” cho thấy ý kiến của học viên năm cuối và cựu học viên là khá phù hợp nhau. Cả hai đối tượng khảo sát đều biết thông tin tuyển sinh chủ yếu là qua người thân, bạn bè giới thiệu tỷ lệ chiếm 71%. Thứ hai là các thông tin đăng tải trên website chính thức của trường cũng có tác dụng (18%-21%). Các phương tiện truyền thông khác chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Bảng 2.4: Thống kê số lượng tuyển sinh hệ Từ xa (Từ năm 2008 đến năm 2013) TT Năm Ngành đào tạo QTKD Kế toán Luật KT Ngôn CNKT ngữ CNTT TCNH ĐT,TT Anh 1 2008 2,842 3,101 4,132 158 160 39 2 2009 1,960 3,947 4,267 278 241 30 80 10,803 3 2011 3,232 2,822 4,983 92 528 3 317 11,977 4 2012 2,681 2,338 3,227 63 694 3 469 9,475 5 2013 1,207 1,214 2,612 25 345 1 246 5,650 7,873 9,107 12,477 433 1,463 76 1,112 32,255 Tổng 10,432 (Nguồn: Trung tâm phát triển đào tạo) Bảng 2.4 cho ta thấy số lượng tuyển sinh đầu vào từ năm 2008 đến năm 2013 trong đó ngành đông học viên đăng ký nhất là ngành Luật kinh tế 12.477 học viên tiếp đến là ngành Kế toán : 9.107 học viên và Quản trị kinh doanh là 7.873 học viên. Trong 5 năm trở lại đây năm 2011 có số lượng học viên đăng ký đông nhất. Các ngành còn lại tuyển được rất ít đặc biệt là ngành kỹ thuật điện tử thông tin hầu như không tuyển được. Sở dĩ ngành này không tuyển được là vì bản chất ngành KTĐT,TT thuộc khối kỹ thuật mang tính đặc thù riêng và đây là loại hình đào tạo mới, các thông tin chưa nhiều do vậy sự hiểu biết của người dân về loại hình đào tạo này còn hạn chế. Mặt khác theo học từ xa không phải trải qua kỳ thi tuyển đầu vào do đó cũng gây nghi ngờ về chất lượng của loại hình đào tạo này. Nhìn vào bảng 2.4 ta cũng nhận thấy rằng kết quả tuyển sinh năm 2013 thấp hơn hẳn so với các năm trước điều này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan: Chính sách tuyển dụng của các cơ quan tổ chức theo vùng miền hạn chế hay thậm chí không cho phép tuyển dụng những đối tượng có bằng không chính quy. Các chính sách này đã phần nào làm hiểu sai về giá trị đào tạo của văn bằng theo hình thức vừa học vừa làm, từ xa. Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu một trường như VĐHMHN đã và đang đào tạo một số lượng lớn sinh viên theo hình thức này. Viện chưa có chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể giữa sự cạnh tranh lớn về đào tạo từ xa của Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Mở TPHCM… làm mất địa bàn đã tyển sinh hoặc không mở rộng được địa bàn mới. Phần nữa là do việc đột ngột tăng học phí không theo lộ trình thông báo trước cho các sinh viên đang theo học. Hiện nay, học phí riêng hệ đào tạo từ xa đang ở mức cao chỉ sau Đại học Huế, học phí của Viện hiện nay là 165.000đ/tín chỉ chưa bao gồm học liệu. So với học phí của Đại học Mở TPHCM là 150.000đ/ tín chỉ và Đại học Vinh là 130.000đ/ tín chỉ, và học phí đã bao gồm học liệu thì mức chênh lệch của 1 môn học 5 tín chỉ ít nhất khoảng 125.000đ/ 1 môn học. Trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái như hiện nay thì học phí là một yếu tố quan trọng khiến người có nhu cầu học và bản thân những người đang theo học có tiếp tục việc học hay không? Sự cạnh tranh của các trường dân lập, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Hiện nay, có nhiều trường xuất hiện với những hành động tuyên truyền bài bản, đặc biệt là các trường đại học quốc tế xâm nhập vào Việt Nam, liên kết với các trường trong nước tổ chức hội thảo du học đưa ra chiến dịch tuyên truyền mạnh có độ phủ rộng. Và ngay chính các trường đào tạo cùng ngành nghề cũng phải cạnh tranh nhau để thu hút sinh viên lựa chọn. Viện chưa có thực hiện những nghiên cứu thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo thực tế, chưa có được dự báo chính xác về nhu cầu đào tạo hay những ngành nghề đang ở tình trạng suy giảm, bão hòa cũng như tìm kiếm những ngành nghề đào tạo mới có tiềm năng phát triển trong tương lai. Hệ đào tạo từ xa trong 3 năm qua chưa có bước phát triển mới nào về ngành nghề đào tạo. Hiện vẫn giữ nguyên số lượng ngành đào tạo là 08 ngành và trong đó có ngành Ngôn ngữ Anh, Ngành Công Nghệ Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông, ngành quản trị kinh doanh du lịch – Khách sạn, ngành Tài chính – Ngân hàng và ngành Công nghệ thông tin là không mở được lớp mới. Với các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh cũng đang trong giai đoạn bão hòa nên số lượng lớp mới mở rất hạn chế. Riêng ngành Luật kinh tế thì có sự phát triển đột biến, và các đơn vị phối hợp đào tạo về từ xa hiện nay cũng chỉ xin chỉ tiêu tuyển sinh ngành này. Các đơn vị liên kết chưa được triển khai đồng bộ hay một quy trình tư vấn tuyển sinh chính thống nào bằng văn bản do Viện ban hành. Điều này gây ảnh hưởng lớn về hình ảnh thương hiệu VĐHMHN tại các khu vực khác nhau. Cộng thêm nữa là quảng cáo ngoài trời chưa được quan tâm đầu tư tại các địa điểm đặt lớp học và khoảng 70% đơn vị không được trang bị đầy đủ để trưng bày. Đây cũng là nguyên nhân khiến sự nhận diện thương hiệu VĐHMHN không được nhân rộng dù có một số lượng lớn đơn vị liên kết đào tạo trong nhiều năm qua. Ý thức của học sinh, phụ huynh học sinh luôn luôn hướng tới đại học hệ Chính quy. Hầu hết các học sinh cuối cấp chuẩn bị thi đại học, cũng như cha mẹ của học sinh đều hướng vào bốn chữ Chính quy - Công lập. Đây là quan niệm và ý thức tồn tại từ lâu khó có thế tránh khỏi việc xóa bỏ một cách dễ dàng . Tuy nhiên, tuyên truyền đến những đối tượng này về hình thức học từ xa hay giá trị của văn bằng hệ từ xa đang cần phải được thực hiện. Đa số những đối tượng này không biết đến đào tạo từ xa, hay có biết cũng chỉ là nghe qua và không quan tâm, tìm hiểu thêm. Nguyên nhân chủ quan: Trung tâm phát triển đào tạo có chức năng nhiệm vụ lập kế hoạch tuyên truyền quảng cáo tuyển sinh, tuy nhiên các khoa được phân cấp về tài chính và có ngành đào tạo từ xa vẫn chủ động cho công tác tuyên truyền. Cơ chế tài chính cho công tác tuyên truyền tuyển sinh và phát triển đào tạo chưa được chủ động. Chưa có cơ chế tốt làm động lực cho các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc tuyên truyền tuyển sinh nói riêng và các công tác khác nói chung. Cách thức tuyển sinh chưa nhạy bén, năng động và sáng tạo. Tuy đã có những thay đổi trong công tác tuyên truyền, tuyển sinh nhưng việc thực hiện lại chưa đúng thời điểm. Đối với tuyển sinh hệ từ xa phải chờ đến ngày nhập học sinh viên chính quy mới đưa ra hướng tuyên truyền, bắt đầu thiết kế tờ rơi, thông báo tuyển sinh. Tuy nhiên tờ rơi thông báo tuyển sinh chỉ được bày trên bàn chưa sắp xếp người trực tư vấn trực tiếp. Thông tin tuyển sinh chưa được tuyên truyền rộng rãi, chưa đúng đối tượng có nhu cầu học tập. Tuyên truyền tuyển sinh hệ từ xa chưa thực hiện đồng bộ trên các đơn vị liên kết, các trạm đao tạo từ xa. Chỉ thực hiện cục bộ tại Hà Nội, cụ thể chỉ tại trụ sở chính, sau đó khi thông tin được các trạm , các đơn vị biết tới có nhu cầu mới triển khai thực hiện đơn lẻ cho từng nơi. Chính sự khác nhau về quy trình tuyển sinh giữa các nơi như vậy, khiến cho những người có nhu cầu học thực sự tìm tới VĐHMHN không thấy được tính chuyên nghiệp cũng như tạo ra những thông tin khác nhau làm giảm uy tín của Viện trong hệ thống các trường đại học. 2.2.2. Công tác tổ chức đào tạo 2.2.2.1. Quản lý chương trình đào tạo Trong hình thức giáo dục từ xa, khối lượng kiến thức toàn khóa được tính bằng tổng số tín chỉ. Tín chỉ là đơn vị đo khối lượng thời gian giảng dạy của môn học, chuyên đề (gọi chung là học phần). Theo quy định , 1 tín chỉ có khối lượng bằng 15 tiết lý thuyết. Cứ 30 tiết thảo luận, làm bài tập thí nghiệm hoặc 40 đến 60 tiết thực tập, thực hành được tính tương đương với 1 tín chỉ. Mỗi học phần có từ 1 đến 5 tín chỉ. Tại VĐHMHN, 1 tín chỉ quy định bằng 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành; 1 tiết lý thuyết bằng 50 phút. Theo quy định, chương trình đào tạo đại học từ xa có khối lượng, nội dung và cấu trúc tương đương với chương trình chính quy cùng ngành học và được miễn học phần Giáo dục thể chất. Đối với học phần Giáo dục quốc phòng thực hiện theo “Quy chế môn giáo dục quốc phòng” ban hành theo quyết định số 40/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 14/10/2002 của Bộ GD&ĐT. Để xác định chất lượng của Chương trình đào tạo bậc đại học theo phương thức đào tạo từ xa tại VĐHMHN, chúng tôi xây dựng bộ phiếu gồm 4 câu hỏi về tính hợp lý của chương trình đào tạo gồm: 1. Nội dung chương trình đào tạo 2. Khối lượng chương trình đào tạo 3. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo 4. Tính thực tiễn của chương trình đào tạo Bộ phiếu hỏi được khảo sát trên 3 đối tượng giảng viên, quản lý, và nhóm cựu học viên & học viên năm cuối mức độ đánh giá như sau: + Rất hợp lý (1) + Khá hợp lý (2) + Hợp lý (3) + Chưa hợp lý (4) + Không hợp lý (5) Kết quả như sau: Bảng 2.5: Kết quả đánh giá mức độ hợp lý của chương trình đào tạo từ xa ĐỐI TƯỢNG STT GV NỘI DUNG Nội dung chương trình SL % 2 Khối lượng chương SL % 3 Cấu trúc của chương trình SL % 4 HVNC&CHV MỨC ĐỘ (1) 1 QL Tính thực tiễn của chương SL % 6 (2) 18 (3) 32 (4) (5) 11 1 8.82 26.47 47.06 16.18 1.47 4 18 31 11 4 5.88 26.47 45.59 16.18 5.88 6 30 20 8 4 8.82 44.12 29.41 11.76 5.88 6 32 20 8.82 47.06 29.41 6 4 (1) (2) 3 (5) (5) 6.91 135 21 13 22.4 54.88 8.54 5.28 26 17 41.5 23.98 10.57 6.91 5.56 36.11 44.44 2 19 10 22 8.33 5.56 8.94 4 1 42 5.56 52.78 27.78 11.11 2.78 17.1 5 17 10 8.82 5.88 13.89 47.22 27.78 3 1 43 8.33 2.78 17.5 34 (4) 12.6 2 23 (3) 8.33 30.56 38.89 16.67 5.56 9.35 13.82 57.32 3 2 (2) 17 16 6 (1) 31 13 14 (4) 141 2 11 (3) 55 102 101 59 54 30 18 41.1 21.95 12.2 7.32 * Đối với nội dung chương trình: Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các đối tượng khảo sát có ý kiến tập trung cao chủ yếu ở mức độ chưa hợp lý - Đối với giảng viên điểm đánh giá mức độ chưa hợp lý là (64.71%) - Đối với quản lý điểm đánh giá ở mức độ chưa hợp lý là (61.12%) - Đối với cựu học viên & học viên năm cuối điểm đánh giá ở mức độ chưa hợp lý là (76.83%). Các đối tượng khảo sát có điểm đánh giá khác nhau nhưng tất cả đều đánh giá nội dung chương trình đào tạo là chưa được hợp lý. * Về khối lượng chương trình đào tạo Qua kết quả trên cho ta thấy các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá mức độ chưa hợp lý khá sát nhau, kết quả đánh giá của giảng viên, quản lý và CHV&HVNC lần lượt là 45.59%; 44.44%; 54.88%. Như vậy tính hợp lý của khối lượng chương trình mới đạt được ở mức độ trung bình. * Về cấu trúc kiến thức của CTĐT điểm đánh giá của giảng viên, quản lý và nhóm cựu học viên & học viên năm cuối đều tập trung đánh giá phần lớn ở mức độ hợp lý . Mức điểm đánh giá của các đối tượng khảo sát tương đối ngang nhau: CHV&HVNC 58.53%; của GV 58.34%; của GV 52.94%. Như vậy về cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo được các đối tượng đánh giá đạt mức trung bình. * Tính thực tiễn của chương trình Qua kết quả trên ta nhận thấy các đối tượng đánh giá đều có ý kiến phù hợp nhau. Điểm đánh giá về tính hợp lý về tính thực tiễn của GV là khoảng gần 56%: QL hơn 61% và HVNC&CHV hơn 58%. Như vậy tính hợp lý của CTĐT được các đối tượng đánh giá trung bình đến trung bình khá. Nhìn chung, sự đánh giá của quản lý về tính hợp lý của chương trình đào tạo cao hơn giảng viên nhưng thấp hơn nhóm cựu học viên & học viên năm cuối. Qua các kết quả khảo sát ta có thể kết luận mức độ hợp lý của chương trình đào tạo hiện nay tại VĐHMHN chỉ ở mức trung bình đến trung bình khá. Đối chiếu với thực trạng tại VĐHMHN, chương trình đào tạo đại học từ xa được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo của hệ chính quy. Do đó chương trình đào tạo phải đổi mới để phù hợp với với sự phát triển của xã hội-kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với đối tượng người học. 2.2.2.2. Quản lý quá trình dạy - học Quá trình dạy học là hoạt động kép bao gồm hoạt động giảng dạy của người dạy và hoạt động học tập của người học. Trong đào tạo từ xa người học phải phát huy khả năng tự học, sáng tạo, chủ động học tập, người thầy đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn. Nói như thế không phải là xem nhẹ vai trò của người Thầy mà vai trò của người thầy trở nên rất quan trọng trong việc thiết kế giáo trình, bài giảng, hướng dẫn tìm tài liệu trên các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, học tập cho học viên. Đây chính là lý do vì sao học liệu giữ vai trò quyết định trong hình thức giáo dục từ xa. • Quản lý quá trình giảng dạy: Tại VĐHMHN hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng dạy cho từ xa được huy động từ nhiều nguồn như giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, cán bộ quản lý, chuyên viên nghiên cứu, các chuyên gia tại các công ty, xí nghiệp. Nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy từ xa hiện nay là giảng dạy phụ đạo trong những buổi tập trung ôn tập và tư vấn cho học viên qua các phương tiện thông tin liên lạc. Hiện nay, giảng viên giảng dạy chủ yếu là ôn vào các buổi học tập trung (mặt giáp mặt) với hình thức giảng dạy chủ yếu là phấn trắng bảng đen. Về phương pháp giảng dạy, chúng tôi thấy một số giảng viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dù phương tiện còn thiếu nhưng phương pháp nêu vấn đề, chia sẻ trao đổi, tranh luận trên lớp, trao đổi thông tin đã làm cho người học hứng thú, kích thích tính tích cực, năng động tư duy. Tuy nhiên nhiều giảng viên vẫn chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, nặng về lý thuyết, ít quan sát nhắc nhở học viên trong duy trì kỷ luật trật tự trong giờ học. Để tìm hiểu trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và sự nhiệt tình, tận tâm của giảng viên chúng tôi xây dựng bộ phiếu gồm 3 câu hỏi với 5 mức độ đánh giá khác nhau: + (1): Rất cao + (2): Khá cao + (3): Bình thường + (4): Thấp + (5): Rất thấp Bảng 2.6: Kết quả đánh giá trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và sự nhiệt tình tận tâm của giảng viên hiện nay STT 1 2 ĐỐI TƯỢNG HVNC MỨC ĐỘ NỘI DUNG Trình độ chuyên môn Phương pháp giảng dạy của (1) (2) (3) (4) (5) (1) (2) (3) (4) (5) 21 98 50 3 1 12 40 20 1 0 % 12.14 56.65 28.9 1.73 0.58 16 55 27 1 0 SL 5 17 42 7 2 SL % 3 CHV Sự nhiệt tình, tận tâm của SL % 6 35 3.47 20.23 21 123 105 19 60.6 9 11 19 7 8 4.62 6.85 23.29 57.53 9.59 2.74 3 9 52 8 3 1 12.1 71.1 10.9 4.05 1.73 12.3 71.23 10.96 4.11 1.37 8 * Về trình độ của giảng viên Kết quả cho ta thấy cả hai đối tượng khảo sát phần đa đều đánh giá trình độ của giảng viên rất cao. HVNC đánh giá 56.65% trình độ khá cao và 12.14% là rất cao. CHV đánh giá 55% trình độ là khá cao và 16% trình độ là cao. Điều này cũng đúng với thực tế vì Nhà trường mời được những giảng viên từ các trường Đại học khác nhau và đều có hoc hàm học vị khá cao. * Về phương pháp giảng dạy Kết quả nghiên cứu cho thấy mức đánh giá của học viên và cựu học viên tương đối phù hợp nhau ở từng mức độ nhưng cả hai đối tượng đều đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên chỉ đạt ở mức độ từ trng bình đến khá cao. * Về sự nhiệt tình của giảng viên Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mức đánh giá của học viên &cựu học viên có mức đánh giá giống nhau, đều đánh giá cao sự nhiệt tình, tận tâm của giảng viên Kết luận: Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy từ xa tại VĐHMHN đều là những người có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, tuy nhiên phương pháp giảng dạy từ xa hầu như chưa qua khóa đào tạo, tập huấn chuyên nghiệp. Giảng viên giảng dạy từ xa dựa theo kinh nghiệm giảng dạy cho hệ tập trung và kinh nghiệm giảng dạy từ xa qua nhiều năm tích lũy là chính. Vì vậy nhà trường cần nhanh chóng tổ chức các khóa học sư phạm để giảng viên có thể nâng cao nghiệp vụ của mình và làm cho việc giảng dạy đạt kết quả cao. • Quản lý quá trình học tập: Nếu như đối với quá trình dạy học của hệ chính quy tập trung mà hiện nay xã hội đang kêu gọi đổi mới hình thức dạy và học, nâng cao tính tự học của người học, lấy người học làm trung tâm, đổi mới phương pháp giảng dạy.. thì đối với hình thức giáo dục từ xa, nếu học viên không có tính tự chủ, tính kiên trì, tính ham học hỏi cao thì không thể nào kết thúc khóa học với văn bằng đại học trên tay. Với hình thức học tập này bắt buộc người học phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu, và cũng với hình thức học tập này học viên sẽ rèn luyện cho mình khả năng độc lập nghiên cứu, khả năng tự học. Phương thức học tập như thế sẽ tạo điều kiện cho học viên tiến xa hơn nữa, cũng như làm tăng tính năng động sáng tạo của người học. Tại VĐHMHN, học viên càng phải tự nỗ lực học tập hơn nữa. Bởi vì học viên phải tự tra cứu, tìm hiểu kiến thức môn học trong nguồn tài nguyên học liệu kém phong phú trong thời gian có hạn. Thêm vào đó là học viên còn gặp những khó khăn khách quan khác như ngôn ngữ địa phương. Đối với những học viên có thể tra cứu trên mạng Internet thì còn gặp phải tốc độ đường truyền… Tiến hành khảo sát mong muốn của học viên khi tham gia khóa học đại học theo phương thức từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội, chúng tôi xây dựng bộ phiếu gồm 4 câu hỏi và 5 mức độ đánh giá mong muốn khác nhau của học viên và cựu học viên: + (1): Rất nhiều + (2): Nhiều + (3): Trung bình + (4): Ít + (5): Không Kết quả như sau: Bảng 2.7: Kết quả đánh giá mức độ mong muốn của học viên và cựu học viên khi tham gia khóa học này ĐỐI TƯỢNG TT 1 HVNC CHV MỨC ĐỘ NỘI DUNG Mong muốn SL (1) (2) (3) (4) (5) (1) (2) (3) (4) (5) 30 97 28 15 3 13 37 18 5 0 6.85 0 7 0 9.59 0 6 1 có bằng đại % 17.34 56.07 16.18 8.67 1.73 2 Mong muốn được nâng SL 28 115 20 9 1 17.8 1 30 50.68 24 % 16.18 66.47 11.56 5.2 0.58 41.1 32.88 3 4 Mong muốn có kiến thức Mong muốn được thăng SL 20 111 29 13 0 % 11.56 64.16 16.76 7.51 0 SL 7 17 101 30 18 % 9.83 58.38 17.34 10.4 4.05 16 21.9 2 11 15.0 7 37 50.68 32 43.84 24.6 6 12 16.4 4 13 17.8 1 25 34.2 5 8.22 1.37 2 3 2.74 4.11 - Đối với học viên: thứ tự mong muốn giảm dần theo thứ tự các nội dung 2,3,1,4 - Đối với cựu học viên, thứ tự mong muốn cũng giảm dần theo thứ tự các nội dung 2,3,1,4. Như vậy so sánh kết quả của hai đối tượng khảo sát ta thấy mức độ đánh giá phù hợp nhau. Ta thấy rằng, người học đặt ra nhiều mục tiêu khác nhau ở những mức độ khác nhau. Mong muốn của người học được xếp từ cao xuống thấp đó là: Nâng cao kiến thức (Học viên đánh giá 82.66%, cựu học viên 73.97%); có kiến thức phục vụ cho công việc đang làm (học viên 75.72%, cựu học viên 72.60%); có bằng đại học (học viên 73.41%, cựu học viên 68.49%); và cuối cùng là muốn dề bạt thăng tiến (học viên 68.21%, cựu học viên 58.90%). Kết quả này cho ta thấy số đông người học có động cơ học tập đúng đắn, mục tiêu đặt ra rõ ràng. Trách nhiệm cơ sở đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng dạy cần xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo và lựa chọn phương thức quản lý đào tạo thích hợp nhằm tạo điều kiện để người học đạt được các mục tiêu mà họ mong muốn. Một số nguyên nhân gây trở ngại trong học tập theo phương thức đào tạo từ xa: Đào tạo từ xa về cơ bản là việc cách biệt giữa thầy và trò trong quá trình đào tạo. Đối tượng người học lại rất đa dạng và không có điều kiện để học tập trung hoặc tại chức. Quá trình học của người học chủ yếu là thông qua giáo trình, tài liệu, học liệu. Vì vậy cần phải biết trong quá trình học tập theo phương thức từ xa người học gặp phải những khó khăn, trở ngại gì để có sự tổ chức, quản lý và giúp đỡ cần thiết của cán bộ giảng dạy, cơ sở đào tạo. Để tìm hiểu những nguyên nhân gây trở ngại trong học tập theo phương thức từ xa trong thời gian qua tại VĐHMHN, chúng tôi đã xây dựng bộ phiếu gồm 5 câu hỏi được khảo sát trên 2 đối tượng học viên và cựu học viên với 5 mức độ đánh giá khác nhau: - (1): Rất nhiều - (2): Nhiều - (3): Trung bình - (4): Ít - (5): Không Kết quả như sau: Bảng 2.8: Kết quả đánh giá nguyên nhân gây trở ngại của học viên khi tham gia khóa học ĐỐI TƯỢNG HVNC CHV MỨC ĐỘ TT (1) (2) (3) (4) (5) (1) (2) (3) (4) (5) NỘI DUNG 1 Thiếu phương pháp học tập Thiếu tài liệu, 2 học liệu, phương tiện SL % SL % học tập 3 Thiếu thời gian học SL % SL 4 Thi cử gắt gao % Chương trình SL 5 đào tạo quá nặng % 21 115 22 12.1 66.4 12.7 4 7 2 26 88 28 15.0 50.8 16.1 3 7 8 20 111 29 11.5 64.1 16.7 6 6 6 26 87 25 15.0 50.2 14.4 3 9 5 19 99 29 10.9 57.2 16.7 8 3 6 12 3 6.94 1.73 18 13 11 0 7.51 0 19 16 6 11.6 3.47 9 7 2 1 3 5 22 20 17 12 30.1 4 35 27.4 19 16.4 47.9 26.0 4 5 3 4 24 19 11 9.25 5.48 20 13 15.0 53.4 17.8 12.3 10.4 7.51 6.85 13 39 9 23.2 9 12.33 1 17 8 3 9 33 16 8 2 9 8.22 1.37 32.8 26.0 23.2 1 1.37 6 12.3 45.2 21.9 10.9 3 1 6 9 12.33 7 9.59 Kết quả cho ta thấy đối với học viên mức độ khó khăn giảm dần từ trên xuống theo thứ tự : 1,3,5,2,4. Nguyên nhân khó khăn nhất vẫn là thiếu phương pháp học tập 78,61%, tiếp đến là nguyên nhân thiếu thời gian học 75,72% ; sau đến là chương trình đào tạo quá nặng chiếm 68,21%. Đối với cựu học viên mức độ khó khăn giảm dần từ trên xuống theo thứ tự :1,3,5,4,2. Tuy nhiên các nội dung đánh giá của học viên và cựu học viên điểm đánh không có sự tập trung. Có thể là do khó khăn của người học là không giống nhau vì mỗi người có trình độ, hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. 2.2.2.3. Quản lý học liệu và phương tiện giảng dạy * Học liệu Như đã nói ở trên, học theo hình thức giáo dục từ xa thì học liệu đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì là hình thức giáo dục lấy tự học làm trọng tâm thì người quản lý phải cung cấp thật nhiều thông tin, tài liệu bằng tài liệu in ấn, băng tiếng, băng hình, thư viện điện tử…. để học viên có thể tự học tự nghiên cứu. Phần lớn giáo trình, bài giảng phục vụ cho từ xa vẫn sử dụng nguyên ngốc của hệ chính quy tập trung. Không được thiết kế chuyên biệt cho người học từ xa. Một số rất ít giáo trình được thiết kế cho người học từ xa đến nay đã lạc hậu về kiến thức nhưng vẫn đang cung cấp cho học viên. Thư viện điện tử mới bắt đầu hình thành. Nhà trường mới đưa vào thử nghiệm phần mềm hỗ trợ dạy học từ xa (E-learning) do đó chưa phát huy được tác dụng của nó. Trong phần mềm này sẽ có thư viện điện tử do Thư viện của nhà trường đảm trách. Các thể loại học liệu chưa phong phú, chưa hỗ trợ được việc tự học của học viên. Học liệu là vấn đề bức xúc của ban lãnh đạo nhà trường và việc thành lập bộ phận chuyên thiết kế và in ấn học liệu cung cấp cho người học hiện nay là vấn đề bức thiết. Mặc dù một vài năm gần đây Viện ĐHMHN cũng đã cố gắng mời được một số đội ngũ các giáo sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc biên soạn giáo trình để tham gia biên soạn giáo trình. Việc biên soạn tài liệu giáo trình cho hệ đào tạo từ xa rất công phu và chi phí lớn hơn nhiều so với các ngành đào tạo khác. Tuy nhiên việc soạn giáo trình và học liệu cũng chỉ mới thực hiện được ở một số môn và mới đang ở bước đầu. Nhìn chung, phương tiện học liệu phục vụ cho đào tạo từ xa trong thời gian qua mặc dù nhà trường cũng đã cố gắng đầu tư nhưng chưa thực sự đúng mức và đồng bộ. Trong công tác GDTX nhà trường cần đầu tư xây dựng hệ thống học liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập của hình thức đào tạo từ xa đồng thời phải có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và năng lực để sử dụng, khai thác tính năng của hệ thống trang bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo từ xa. • Phương tiện giảng dạy Để tìm hiểu thực trạng về các phương tiện dạy học mà giảng viên sử dụng trong phương thức đào tạo từ xa tại VĐHMHN, chúng tôi xây dựng bộ phiếu gồm 10 câu hỏi về mức độ tiện nghi của các phương tiện được sử dụng dạy học trong thời gian qua và được khảo sát trên 2 đối tượng giảng viên và quản lý với 5 mức độ đánh giá khác nhau: - Rất nhiều - Nhiều - Trung bình - Ít - Không có Kết quả như sau Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của giảng viên về mức độ tiện ghi của các phương tiện dạy học từ xa trong thời gian qua TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ Rất nhiều Nhiều Trung Ít Không có bình Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL % % % % % Tài liệu in ấn như 1 sách, giáo trình, tài 23 33.82 25 36.76 15 22.06 5 7.35 0 0.00 4 5.88 0 0.00 liệu…. 2 Phấn bảng 31 45.59 21 30.88 12 17.65 3 Projector 5 7.35 8 11.76 11 16.18 13 19.12 25 36.76 11 16.18 9 13.24 19 27.94 20 29.41 15 22.06 Trên trang web của 4 nhà trường phục vụ cho giáo dục từ xa bậc đại học Sử dụng điện thoại 5 trao đổi thông tin 11 16.18 15 22.06 18 26.47 21 30.88 3 4.41 với học viên Băng Cassette, 6 Video (băng tiếng, 4 5.88 7 10.29 21 30.88 23 33.82 13 19.12 9 13.24 12 17.65 15 22.06 23 33.82 0 0.00 băng hình) Đài phát thanh 1 7 chiều (GV giảng 9 13.24 bài, học viên nghe) Đài phát thanh 2 8 chiều (GV và HV nói nhau) chuyên với 5 7.35 9 13.24 35 51.47 19 27.94 MỨC ĐỘ TT NỘI DUNG Rất nhiều Nhiều Trung Ít Không có bình Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL % % % % % Đài truyền hình 1 9 chiều (GV giảng 0 0.00 3 4.41 10 14.71 35 51.47 20 29.41 0 0.00 0 0.00 10 14.71 36 52.94 22 32.35 bài, học viên xem) Đài truyền hình 2 chiều (GV giảng 10 bài & HV thấy nhau và nói chuyện với nhau Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: - Đối với giảng viên, mức độ tiện nghi giảm dần theo thứ tự nội dung sau: 2,1,5,7,4,3,6,8,9,10. - Đối với quản lý, mức độ tiện ghi giảm dần theo thứ tự nội dung sau: 2,1,5,3,4,6,7,8,9,10. Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy đánh giá của giảng viên và quản lý khá phù hợp nhau. Cả hai đối tượng khảo sát đều cho rằng phương tiện dạy học bằng phấn bảng (nội dung 2) hiện đang sử dụng nhiều nhất. Mức độ đánh giá từ sử dụng nhiều đến rất nhiều ở nội dung này 2 đối tượng đánh giá từ 69.,44% - 76.47%. Kế đến là tài liệu in ấn (nội dung 1) được đánh giá ở mức độ từ 55.56% - 70,59% . Phương tiện được đánh giá mức độ trung bình là các nội dung 3,4,5,6,7. Điểm đánh giá từ 16,67%-38,89%; những phương tiện đánh giá ở mức chưa có đến rất ít là những phương tiện ở nội dung 8,9,10 điểm đánh giá từ 63,89% - 91,67%. Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của quản lý về mức độ tiện ghi của các phương tiện dạy học từ xa trong thời gian qua TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ Trung Ít Không có bình Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL % % % % % Rất nhiều Nhiều Tài liệu in ấn như 1 sách, giáo trình, tài 9 25.00 11 30.56 9 25.00 7 19.44 0 0.00 6 16.67 5 13.89 0 0.00 25.00 6 16.67 liệu…. 2 Phấn bảng 12 33.33 13 36.11 3 Projector 1 2.78 9 25.00 11 30.56 9 2 5.56 5 13.89 Trên trang web của 4 nhà trường phục vụ cho giáo dục từ xa 6 16.67 12 33.33 11 30.56 bậc đại học Sử dụng điện thoại 5 trao đổi thông tin 4 11.11 9 25.00 12 33.33 8 22.22 3 8.33 2.78 4 11.11 12 33.33 9 25.00 10 27.78 0.00 2 5.56 14 38.89 8 22.22 12 33.33 0 0.00 4 11.11 9 25.00 10 27.78 13 36.11 nhau) Đài truyền hình 1 0 0.00 1 2.78 4 11.11 13 36.11 18 50.00 với học viên Băng Cassette, 6 Video (băng tiếng, 1 băng hình) Đài phát thanh 1 7 chiều (GV giảng bài, 0 học viên nghe) Đài phát thanh 2 8 9 chiều (GV và HV nói chuyên với chiều (GV giảng bài, MỨC ĐỘ TT NỘI DUNG Trung Ít Không có bình Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL % % % % % Rất nhiều Nhiều học viên xem) Đài truyền hình 2 10 chiều (GV giảng bài & HV thấy nhau và 0 0.00 1 2.78 2 5.56 11 30.56 22 61.11 nói chuyện với nhau Đối chiếu với thực trạng sử dụng phương tiện đào tạo từ xa của nhà trường cho thấy các mức đánh giá trên đều khá phù hợp. Việc dạy học hiện nay chủ yếu là qua phương tiện phấn trắng bảng đen và sử dụng học liệu in ấn là chủ yếu. Hệ thống đào tạo điện tử chỉ dường như mới bắt đầu. Thực tế, trong những năm qua Viện Đại học Mở Hà Nội cũng đã nghi được 02 bộ chương trình ngành Quản trị kinh doanh và kế toán phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Kết quả khảo sát rất sát với thực tế. Hiện nay để phát bài giảng trên đài truyền hình Việt Nam thì chi phí vô cùng tốn kém vì phải tính như giá quảng cáo. Do đó việc dạy học từ xa hiện nay chủ yếu thông qua học liệu in ấn, băng đĩa. 2.2.2.4. Quản lý công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Sau khi tổ chức khai giảng khoá học, Khoa đào tạo từ xa tiến hành gửi lịch học cho học viên (khu vực Hà Nội) với các học viên xa Hà Nội thì thông qua các Trung tâm địa phương. Công tác tổ chức đào tạo do Khoa chuyên môn điều hành trên cơ sở chương trình đào tạo đã được duyệt theo thời gian của khoá học, dưới sự giám sát của Trung tâm phát triển đào tạo với chức năng giúp Viện trưởng giám sát và đảm bảo quy trình và chất lượng đào tạo hệ từ xa. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thi, kiểm tra kết thúc học phần cũng như thi tốt nghiệp ra trường Viện Đại học Mở Hà Nội đã thực hiện ba khâu tách bạch như hệ chính quy tập trung: dạy – học, ra đề thi, kiểm tra đánh giá. Đào tạo từ xa không có đánh giá kiểm tra giữa kỳ mà chỉ đánh giá kết quả thi kết thúc môn học. Do vậy điều kiện dự thi hết môn học căn cứ vào thời gian có mặt trên lớp của các học viên. Vì đào tạo từ xa thực chất là "tự học" tuy nhiên các học viên vẫn có thời gian nhất định (từ 15% ÷ 25 % thời gian môn học) được nghe giảng tập trung và giải đáp thắc mắc trên lớp tuỳ thuộc vào môn học. Điều này gần giống với quy định của hệ chính quy, nó không phủ định tính đặc thù của hệ từ xa mà ngược lại nó là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng của việc học từ xa. Ngân hàng đề thi là tập hợp các câu hỏi, bài tập nằm trong phạm vi của từng học phần, môn học đã được hội đồng ra đề thi của trường nghiên cứu, chuẩn bị được kiểm định về độ tin cậy, mức độ khó dễ, được Viện trưởng duyệt và đưa vào ngân hàng đề thi kèm theo đầy đủ đáp án, thang điểm và được lưu giữ đảm bảo bí mật tuyệt đối. Đề thi kết thúc môn học được chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng đề thi được sử dụng cho các loại hình đào tạo của trường và được Viện trưởng duyệt bằng văn bản trước khi tiến hành in ấn. Đề thi sau khi được in ấn sẽ tiến hành niêm phong và bảo quản tuyệt đối bí mật và do giám sát thi mang đến từng điểm thi. Công tác tổ chức thi kết thúc môn học được tổ chức thống nhất ở tất cả các trung tâm đào tạo của Viện. Tại Hà Nội do Viện trực tiếp tổ chức, các trung tâm ở xa khu vực Hà Nội Viện cử cán bộ đi giám sát công tác tổ chức thi. Nhìn chung các kỳ thi diễn ra khách quan, công bằng, chặt chẽ, chính xác theo đúng quy định về phòng thi, nội quy thi, coi thi, chấm thi của Bộ giáo dục và Đào tạo áp dụng đối với hệ Chính quy. Bài thi được gửi về Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng và được rọc phách một cách khách quan, sau đó được chuyển đến khoa chuyên môn để chấm tập trung theo đúng quy định về chấm thi. Sau khi kết quả đã được duyệt, điểm thi được thông báo một cách công khai cho học viên trong thời gian ngắn nhất. Kỳ thi tốt nghiệp cũng với quy trình như kỳ thi hết môn học theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nói chung công tác đánh giá, kiểm tra, tổ chức thi từ xa hiện nay của Viện Đại học Mở Hà Nội là nghiêm túc, khách quan, chính xác, đương nhiên vẫn cần phải thực hiện tốt hơn, nhưng điều quan trọng là phải xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ. Có như vậy chất lượng đào tạo sẽ dần được nâng lên, các học viên khi tốt nghiệp mới thực sự là nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước. 2.2.2.5.Quản lý công tác tổ chức phát bằng tốt nghiệp và tổng kết khóa học Đây là bước cuối cùng của quy trình đào tạo từ xa, bước này đòi hỏi Viện Đại học Mở Hà Nội và các Cơ sở liên kết đào tạo phải cùng nhau rút kinh nghiệm về quá trình đào tạo chương trình học, học liệu, công tác tổ chức thi... để tiếp tục chỉnh sửa cho phù hợp. Công tác tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp với yêu cầu trang trọng, ấn tượng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của học viên và Trung tâm địa phương. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viện Đại học Mở Hà Nội phấn đấu không ngừng cho việc phát triển quy mô đào tạo (bằng nhiều phương thức khác nhau: trực tiếp và từ xa), đã đáp ứng được nguyện vọng học tập nâng cao trình độ của nhiều đối tượng khác nhau nhau phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Qua các kết quả đánh giá về thực trạng quản lý đào tạo từ phương thức tuyển sinh, chương trình đào tạo, quản lý kiểm tra thi cử, quản lý phương tiện, học liệu phục vụ cho công tác đào tạo tôi xin rút ra được những ưu điểm và nhược điểm như sau: 2.3.1. Ưu điểm Một là, trong những năm qua, VĐHMHN đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục từng bước tiến tới xây dựng xã hội học tập, thực hiện sự bình đẳng trong giáo dục, tạo cơ hội cho những người có nhu cầu học đại học được học, đặc biệt là những người lao động, vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao dân trí , đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng như cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. VĐHNHN, đã góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các tỉnh, huyện, xã , góp phần đưa nền giáo dục đại học đến từng người dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh, không có điều kiện đến trường. Hai là, Nhà trường có đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý tận tâm, nhiệt tình, có trách nhiệm, có trình độ, không quản khó khăn để đưa tri thức đến những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ba là, nhà trường có mạng lưới các cơ sở liên kết đào tạo nhiệt tình, có trách nhiệm. Các cơ sở liên kết ngày càng gắn bó với nhà trường và sự phối hợp trong quản lý đào tạo từ xa ngày càng đồng bộ. Bốn là, chương trình đào tạo xây dựng linh hoạt theo từng modul, kết hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ đã tạo điều kiện tối đa cho đối tượng học từ xa. Năm là, nhà trường có học liệu in ấn và cung cấp khá đầy đủ và kịp thời cho học viên. Ngoài ra bài giảng còn phát trên đại phát thanh Tiếng nói Việt Nam và bài giảng được ghi trên băng đĩa để cung cấp cho học viên. Sáu là, nhà trường có Trung tâm khảo thí nên việc quản lý điểm số học viên, lưu trữ bài thi, công tác ra đề thi, coi thi nghiêm túc. Bảy là, nhà trường đã có trang Web để phục vụ cho việc thông báo các thông tin cần thiết như kế hoạch tuyển sinh, điểm thi, kế hoạch thực tập, thi hết học phần,…. Và nhà trường đã có chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến (E-learning) Vị thế và uy tín của nhà trường đối với xã hội ngày càng tăng. Đây là kết quả của 20 năm xây dựng, bồi đắp với công lao của các thế hệ thầy và trò của Viện Đại học Mở Hà Nội. 2.3.2. Nhược điểm Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong những năm qua, ĐHMHN vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, những bất cập trong phương thức đào tạo từ xa bậc đại học dẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao. Một là, việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến kết quả học từ xa không đạt được như mong muốn. Như trên đã trình bày một trong những nguyên nhân hình thành và phát triển phương thức đào tạo từ xa là do sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Tuy nhiên việc đưa những thành tựu của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin vào trong phương thức đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở còn quá hạn chế. Hai là, Đội ngũ giảng viên chưa có phương pháp giảng dạy từ xa nên khả năng giúp học viên đạt lấy kiến thức trong thời gian ngắn cho học viên còn bị hạn chế. Kiến thức học viên đạt được phần lớn nhờ vào buổi học tập trung là chủ yếu. Phương pháp giảng dạy cơ bản vẫn là phương pháp truyền thống "đọc chép", ít sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Chưa vận dụng có hiệu quả phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng và nội dung môn học. Chưa gắn có hiệu quả phương pháp giảng dạy với các thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại. Số lượng giảng viên còn thiếu, số giảng viên có trình độ cao, có học vị tiến sỹ chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng. Ba là, Tổ chức nhân sự phục vụ cho đào tạo từ xa còn chưa hợp lý, một người kiêm quá nhiều việc, trong khi đó số lượng học viên thì đông và ở khắp các tỉnh thành. Số cán bộ làm công tác giáo vụ được tuyển chọn từ các ngành đào tạo khác nhau không chuyên về QLGD. Số lượng cán bộ giáo vụ còn thiếu so với yêu cầu công việc và thường xuyên có sự thay đổi do người được tuyển dụng không đáp ứng được nhu cầu công việc hoặc thấy không phù hợp với môi trường làm việc. Việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ giáo vụ nhất là năng lực hoạt động thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng các trang thiết bị trong công tác quản lý còn hạn chế. Hiện tại triển khai chương trình quản lý trên trang Website để quản lý sinh viên theo học chế tín chỉ còn gặp nhiều khó khăn. Bốn là, học viên vẫn còn thụ động trong việc tự học. Ý thức của một số học viên chưa cao, không phải học vì mục tiêu tích lũy kiến thức, kỹ năng để làm việc mà chủ yếu là vì tấm bằng… Hoạt động tự học vẫn còn là hình thức học tập đối phó với việc thi cử, kiểm tra, chưa trở thành động cơ thật sự của từng học viên. Năm là, công tác kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng của Viện Đại học Mở Hà Nội chưa thực sự nắm bắt được sự liên quan giữa đảm bảo chất lượng và xây dựng phát triển văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. Chưa xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cũng như chưa có cơ chế giám sát chất lượng tổng thể. Thiếu các chuyên gia, cán bộ chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng. Phòng Thanh tra; Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng mới được thành lập, chưa có chuyên gia được đào tạo, bồi dưỡng bài bản. Bước đầu mới hoàn thiện quy định trong công tác khảo thí, công tác đảm bảo chất lượng mới được nghiên cứu từ học kỳ 1 năm học 2012 - 2013. Sáu là, chương trình đào tạo thì mang tính thực tiễn chưa cao. Nội dung chưa xây dựng theo đúng quy định. Bảy là, học liệu còn quá bất tiện cho người học từ xa. Các dịch vụ hỗ trợ học tập cho người học từ xa còn nghèo nàn, chậm chạp. Học viên còn phụ thuộc quá nhiều vào các buổi học tập trung. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém - Thứ nhất: Về đội ngũ cán bộ, giảng viên Trình độ của người GV thể hiện trên 3 mặt cơ bản: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp. Song, trong quản lý, chưa coi trọng cả quá trình đào tạo; trong mọi quá trình, mọi bộ phận, mọi thành viên đều tham gia hình thành nên chất lượng đào tạo; mới quan tâm đến hoạt động dạy và học, chưa kết hợp hữu cơ các yếu tố bên trong và bên ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo. - Thứ hai: Về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Công tác kiểm tra, đánh giá đảm bảo chất lượng học tập từ trước đến nay vẫn được thực hiện theo quy định của quy chế, tuy nhiên phòng ban chức năng chuyên môn là phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng chỉ mới được thành lập từ năm 2011 do đó các công tác về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện do bộ phận giáo vụ các Khoa, Phòng quản lý đào tạo theo quy chế, Những quy định cụ thể của Viện và sự theo dõi chặt chẽ của phòng ban chuyên trách mới đang ở giai đoạn đầu. Đội ngũ làm công việc khảo thí và kiểm định chất lượng chưa có nhiều kinh nghiệm. - Thứ ba: Về tổ chức quản lý của nhà trường Cơ chế chính sách nói chung và cơ chế chính sách về giáo dục đào tạo nói riêng trong những năm qua chậm thay đổi, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của xã hội. Cơ chế chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo bao gồm nhiều vấn đề, phạm vi rất rộng và có quan hệ mật thiết với nhau: chính sách, chế độ, quy định đối với sinh viên, giảng viên và chính sách, chế độ, quy định về tổ chức, đánh giá kết quả đào tạo. Chính sách đối với GV bao gồm chính sách tiền lương, chế độ công tác giảng viên, chính sách khen thưởng và đãi ngộ. Chính sách khen thưởng đối với GV đạt các danh hiệu GV giỏi, nhà giáo ưu tú... là chưa thoả đáng. Cơ chế phối hợp để công nhận danh hiệu giáo viên giỏi chưa chặt chẽ. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, đề tài đã nêu và phân tích được thực trạng quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội gồm các nội dung sau: + Khái quát chung về Viện Đại học Mở Hà Nội + Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực quản lý quá trình đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội trong thời gian qua. + Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội. Qua khảo sát, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của VĐHMHN qua những năm vừa qua cho thấy hoạt động này đã được nhà trường quan tâm và đạt được một số kết quả bước đầu. Quản lý hoạt động đào tạo liên quan đến các yếu tố như : công tác tuyển sinh đầu vào ; công tác tổ chức đào tạo (quản lý nội dung chương trình, quản lý quá trình dạy – học, quản lý học liệu, phương tiện học tập, quản lý quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập) và quản lý công tác tổ chức cấp phát vă bằng tốt nghiệp. Từ kết qủa nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại VĐHMHN có thể thấy rõ công tác quản lý hoạt động đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm cho hiệu quả hoạt động đào tạo của nhà trường chưa cao. Để khắc phục tình trạng trên góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hoạt động đào tạo từ xa, một số biện pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo là những nội dung sẽ được trình bày ở chương 3 của luận văn này. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TỪ NAY ĐẾN 2020 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn trong đào tạo của Nhà trường, tức là phải dựa trên đặc điểm của phương thức đào tạo, nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo và đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất, thẩm quyền quản lý của Nhà trường. Chỉ có dựa trên cơ sở thực tiễn đó thì các biện pháp mới có khả năng thực hiện được. Nếu biện pháp đề xuất không căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường mà đưa vào vận dụng trong thực tế thì không những không có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo, thậm chí còn có thể có tác dụng tiêu cực. 3.1.2. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi Các biện pháp phải dựa trên những cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học; phải có tính cấp thiết, có khả năng áp dụng được trong điều kiện của nhà trường. Biện pháp đề xuất không đảm bảo tính thiết thực thì không ai thực hiện. Biện pháp đề xuất nếu nằm ngoài khả năng thực hiện của Nhà trường thì không thể thực hiện được. Vi phạm nguyên tắc này, biện pháp đề xuất không có tác dụng. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Các biện pháp đưa ra có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, không đối lập với nhau. Mặt khác, khi thực hiện biện pháp này thì cũng phải đồng thời thực hiện biện pháp kia thì mới phát huy được hiệu quả. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Mỗi biện pháp đề xuất là một bộ phận cấu thành trong tổng thể các biện pháp, có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi biện pháp có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, cộng lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức từ xa. 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA 3.2.1. Đổi mới công tác tuyển sinh a) Mục đích của biện pháp Trên thực tế, những học viên quyết định học từ xa nhiều nhưng họ không biết cách thức tuyển sinh, cách học từ xa cũng như nơi tổ chức học tập. Đa số là những học viên có nhu cầu học đều tự mò mẫm, một số được các ban ngành cơ quan hướng dẫn, chứ bản thân cũng không rõ loại hình này. Do vậy, số lượng tuyển sinh thường không cao như nhu cầu thực tế. Làm thế nào để có thể thu hút được nhiều học sinh, đặc biệt những học sinh giỏi có ý thức cao, học lực tốt vào trường là mục tiêu của nhà trường. Vì vậy, đổi mới công tác tuyển sinh sẽ là góp phần quan trọng cho quá trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Công tác tuyển sinh phải đảm bảo được cả số lượng và chất lượng để đảm bảo được sự phát triển của Nhà trường và chất lượng đào tạo. b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp Với phòng tuyển sinh: Thực hiện nghiên cứu nhu cầu trên một số nhóm đối tượng mục tiêu: như học sinh lớp 12 chuẩn bị thi đại học; cán bộ và công an phường xã, công nhân nhà máy xí nghiệp; lao động phổ thông khác như lái xe taxi; nhân viên bán hàng, bảo vệ… Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu đào tạo ngành nghề, thời gian và địa điểm học tập, học phí,… Để từ đó Viện nắm rõ được nhu cầu đưa ra hướng phát triển ngành đào tạo hợp lý đồng thời cũng nắm bắt được sự bão hòa của một số ngành đào tạo khác để tinh giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Xây dựng phòng tư vấn tuyển sinh với quy mô mở rộng hơn: thêm nhiều line điện thoại từ 05-10, tương ứng bổ sung thêm nhân sự trực tư vấn 05-10 người, mở rộng diện tích, mở rộng không gian trưng bày để dán thông tin tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, trưng bày các ấn phẩm về chương trình đào tạo, đơn đăng ký theo học, mẫu bằng, các văn bản hướng dẫn học viên như kiểm tra, đánh giá, thi hết môn, thi tốt nghiệp… được rõ ràng và người đến tìm hiểu dễ dàng tiếp cận đầy đủ. Phòng tư vấn tuyển sinh phải được xây dựng có chức năng, nhiệm vụ như phòng chăm sóc khách hàng của một công ty, doanh nghiệp bình thường khác. Đối với cán bộ quản lý: Đào tạo, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ tư vấn tuyển sinh. Trang bị cho đội ngũ này đầy đủ kiến thức về các thông tin tuyển sinh , nắm bắt vững vàng các qui chế, quy định để khi có thắc mắc sẽ giải đáp được một cách nhanh chóng. Tập huấn cho đội ngũ này cách thức tiếp cận, thái độ ứng xử khi gặp sinh viên, học viên và bất kỳ ai có nhu cầu đến xin tư vấn qua trực tiếp đối mặt và qua điện thoại, thư điện tử. Đội ngũ này phải đưa ra những thông tin tư vấn đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mở rộng công tác tuyên truyền tuyển sinh tới các trường cấp III. Viện nên đăng tải thông tin có độ phủ rộng lớn trên địa bàn Hà Nội như: dán thông báo tuyển sinh khổ A0 tại các trường THPT, treo băng rôn trên các tuyến đường chính có nhiều người qua lại, phát tờ rơi thông tin tuyển sinh tại các trường cấp III, trường Cao đẳng… Tăng cường tuyên truyền tại các trường dân lập, hay các trường THPT tốp dưới. Gửi phiếu đăng ký, thông báo tuyển sinh đến đoàn thanh niên của các trường để phát cho các lớp. Tuyên truyền nhiều hơn cho đối tượng học sinh THPT biết đến hình thức học từ xa để các em không thi đỗ chính quy, dưới điểm sàn có thêm một lựa chọn nữa. Sử dụng dữ liệu hồ sơ đăng ký dự thi thực hiện gửi thư tín thông tin tuyển sinh hệ từ xa tới các thí sinh cùng với thời điểm công bố điểm chuẩn. Và sử dụng dữ liệu đăng ký xét tuyển nguyện vọng hai gửi vào thời điểm công bố điểm chuẩn nguyện vọng hai. Như vậy các thí sinh sẽ có thêm thông tin cụ thể, lựa chọn vào đúng thời điểm định hướng học tập phù hợp nhất. Tuyên truyền qua người thân, bạn bè rất hiệu quả nên tiếp tục tạo động lực cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại Viện tự giác tuyên truyền cho Viện qua bạn bè người thân để người có nhu cầu học biết đến là hình thức hiệu quả và có độ tin cậy cao nhất. Tổ chức các đợt tuyên truyền tại các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân, nhân viên. Đến nay hệ thống mạng lưới đào tạo từ xa của Viện Đại học mở Hà Nội đã có mặt khắp các tỉnh thành phố với hơn 70 cơ sở liên kết đào tạo ở khắp các vùng từ Lai châu đến Quảng Ninh, từ Lâm Đồng đến Quảng Nam đào tạo hơn 33.000 người đang theo học và gần 50.000 cử nhân, kỹ sư đã tốt nghiệp. Ngoài ra VĐHMHN còn quan hệ mật thiết với Đài tiếng nói Việt Nam, VTV2, Đài truyền hình Trung ương phát một số chương trình đào tạo. Đó là một sự cố gắng rất lớn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, chúng ta thấy VĐHMHN chưa liên kết với bất kỳ doanh nghiệp nào để đào tạo. Theo chúng tôi, việc bỏ trống đối tượng này là một việc đáng tiếc vì mấy lý do sau: - Một là, nhu cầu đào tạo lại tại các doanh nghiệp là rất lớn, nhưng việc bố trí thời gian cho người lao động đi học tại các cơ sở đào tạo không phải dễ dàng vì nhiều lý do khác nhau. - Hai là, yêu cầu về nội dung đào tạo của các doanh nghiệp bao giờ cũng gắn chặt với thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nên có tính ứng dụng cao. Việc đào tạo tại doanh nghiệp một mặt giúp doanh nghiệp hoạt động một cách bài bản và đúc kết hoạt động thực tiễn thành lý luận; mặt khác, cơ sở đào tạo hiện thực hóa nguyên lý “học đi đôi với hành”, đào tạo theo nhu cầu của thị trường. Nội dung, chương trình đào tạo có hiệu quả trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. - Ba là, việc huy động nguồn lực (hội trường, trang thiết bị dạy học và học phí…) của các doanh nghiệp cho đào tạo, thực hiện “xã hội hóa giáo dục” tương đối dễ dàng. Vì theo chế độ kế toán hiện hành, khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, Trung Tâm phát triển đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo theo hướng liên kết với các doanh nghiệp có khả năng tổ chức lớp học. Bằng cách này mục tiêu đào tạo nhân lực gắn với thị trường được thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả cho cơ sở đào tạo, cho doanh nghiệp và cho xã hội. 3.2.2. Đổi mới chương trình đào tạo a) Mục đích của biện pháp Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo là khâu đặc biệt quan trọng tác động lên chất lượng đào tạo và năng lực làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, quản lý nội dung, chương trình đào tạo là khâu rất quan trọng của quản lý quá trình đào tạo và từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, khẳng định tính phù hợp nội dung chương trình đào tạo đối với yêu cầu của người học của xã hội. Xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo cần phải phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ đào tạo từ xa và tăng cường tính liên thông của chương trình đào tạo. b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Cần phải có sự rà soát, kiểm tra lại các chương trình đào tạo hiện đang sử dụng. Đặc biệt lưu ý đến tính thực tiễn, tính hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội, xác định mức độ tương đương so với chương trình đào tạo chính quy sao cho phù hợp với đối tượng người học Giáo dục từ xa, bậc đại học. - Chương trình đào tạo hệ từ xa phải được thiết kế, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tính liên thông, liên kết để có thể tổ chức đào tạo một cách đa dạng các yêu cầu của xã hội. - Nội dung chương trình phải gắn với thực tiễn, ngoài việc cung cấp cho người học những kiến hức chuyên môn, cần phải rèn luyện cho người học những “ kỹ năng mềm” nhằm phát huy những tiềm năng cá nhân của người học phù hợp với thực tiễn hiện nay. - Xây dựng và hoàn thiện cấu trúc phù hợp của các hoạt động học tập thích hợp của chương trình đào tạo sẽ làm cho các hoạt động này tạo điều kiện cho học viên phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp quan trọng, đồng thời nâng cao kiến thức cơ bản của họ. - Cần phải đổi mới trong việc sắp xếp lại trình tự các môn học. Hiện nay mỗi chương trình của nhà trường gồm hai khối kiến thức là kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức cơ sở ngành - chuyên ngành. Cho đến nay, hầu hết các chương trình của nhà trường đều sắp xếp việc dạy và học hai khối kiến thức này theo chiều ngang, tức tập chung dạy các môn khối kiến thức chung ở những năm đầu và các môn ở khối kiến thức chuyên ngành ở những năm sau. Việc sắp xếp trình tự các môn học hợp lý tạo điều kiện cho các học viên tiếp cận với các môn cơ sở ngành và chuyên ngành sớm, đồng thời cũng tạo điều kiện đảm bảo chất lượng. Học viên có đủ thời gian để tìm hiểu sâu và ứng dụng ngay các kiến thức chuyên môn đã học trước khi tốt nghiệp. - Đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo cần phải đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy khoa học, hiện đại trong việc tổ chức giảng dạy hệ đào tạo từ xa để bổ sung thêm cùng với phương pháp thuyết trình nhằm tăng cường hấp dẫn nội dung chương trình. 3.2.3. Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa a) Mục đích của biện pháp Theo các kết quả nghiên cứu, việc đổi mới công nghệ đào tạo là một trong những nội dung quan trọng nhất góp phần cho sự phát triển của hệ thống giáo dục từ xa. Công nghệ đào tạo ở đây là việc sử dụng học liệu hiện đại, phương pháp học mới: học qua mạng, qua truyền hình,… Đối với đào tạo từ xa, chương trình, tài liệu và phương tiện đào tạo là khâu then chốt quyết định chất lượng đào tạo. Chủ trương chung là học liệu phải đa dạng để đáp ứng cho từng điều kiện khác nhau của người học và tận dụng được những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ truyền thông để phục vụ cho nhu cầu đào tạo từ xa. Chúng ta có thể sử dụng cả giáo án điện tử. Nhờ giáo trình điện tử mà học viên có thể được tiếp thu bài giảng của các chủ đề khác nhau tại bất cứ nơi nào mà không cần phải đến lớp học. Vì thế có thể giảm bớt số giờ tập trung ôn tập của chương trình học quá nhiều như hiện nay. b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp 1. Đổi mới học liệu Đối với đào tạo từ xa, chương trình, tài liệu và phương tiện đào tạo là khâu then chốt quyết định chất lượng đào tạo. Chương trình, tài liệu đào tạo được coi là tốt khi thỏa mãn những yêu cầu sau đây: - Một là, ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu: giúp người học dễ dàng nắm được những kiến thức cơ bản của chương trình đào tạo. - Hai là, có sức cuốn hút: người học chỉ thực sự đam mê theo sự dẫn dắt của tài liệu khi nó có sức hấp dẫn. Nói dân giã là làm cho người học “nghiện” học để đi sâu nghiên cứu. Dựa vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của người học và khả năng của VĐHMHN, chúng tôi thấy rằng các học liệu phù hợp nhất hiện nay nhà trường cần tập trung đầu tư đổi mới ngay là Tài liệu in ấn. Ngoài học liệu in ấn cần có học liệu điện tử bổ trợ dưới dạng đĩa CD, VCD, CD-ROM * Tài liệu in ấn Mỗi môn học cần phải có các tài liệu sau đây: giáo trình, đề cương chi tiết, tài liệu hướng dẫn học môn học, bài tập có hướng dẫn và đáp án. Sách phải được thiết kế cho phù hợp với người học từ xa . Nên biên soạn giáo trình, đề cương, tài liệu phục vụ cho đào tạo từ xa khác với đào tạo tập trung truyền thống để phù hợp với hình thức tự học là chính của người học từ xa. Mặt khác, giáo trình phục vụ cho hình thức học từ xa sẽ rất có ích cho những sinh viên học theo hình thức tập trung. Nên chăng, các giáo trình nên thiết kế theo hình thức chung phục vụ cho người tự học mà không tính đến hình thức học khác nhau. - Giáo trình phải có phần mục tiêu của từng chương, diễn giải bài học chi tiết, tỷ mỉ hơn, phải có phần tóm lược của cuối mỗi chương. - Đề cương chi tiết dùng để hướng dẫn học viên biết cách tự học để nắm được tất cả những kiến thức của môn học. Sách phải yêu cầu chính sau đây: + Giới thiệu môn học + Mô tả môn học + Mục tiêu môn học + Nội dung môn học + Mục tiêu từng chương + Thông tin về tài liệu học tập + Thông tin về cách đánh giá kết quả môn học - Tài liệu hướng dẫn môn học: Đây là công cụ hướng dẫn một cách chi tiết cách thức học tập cho học viên. Có rất nhiều cách trình bày, nhưng phải có những yêu cầu sau: + Giới thiệu tổng quát về tài liệu hướng dẫn học môn học + Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập + Cách thi cử, điều kiện thi cử + Hướng dẫn cách sử dụng Thư viện điện tử + Hướng dẫn cách sử dụng E-learning + Hướng dẫn cách tiếp xúc với Khoa đào tạo từ xa qua Internet. + Mô tả môn học, tên giáo trình và mục tiêu môn học. + Cách thức chấm điểm. + Nội dung từng chương. Đây là tài liệu tương đối khó viết nhất và mất nhiều thời gian, chi phí biên soạn tốn kém nhất. - Bài tập có hướng dẫn và đáp án: Dùng để cho học viên ôn luyện những kiến thức đã học. Đây là công việc hết sức cấp bách và có rất nhiều khó khăn, tốn kém. Để được khả thi, nhà trường cần phải có chính sách rõ ràng đối với các tác giả về chi phí viết sách và bản quyền. * Tài liệu nghe nhìn Các công cụ này nhằm đa dạng hóa công cụ học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên. Ở bất cứ nơi nào, học viên cũng có thể nghe, nhìn giảng viên giảng bài. Nhà trường nên sản xuất và phát hành học liệu nghe nhìn ở nhiều dạng băng, đĩa khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế khác nhau của từng học viên.Trước mắt nhà trường xây dựng 1 phòng thu thanh, thu hình sau đó sẽ đầu tư dần các máy móc hiện đại. * Thư viện điện tử Nếu phát triển thành công học liệu này thì chi phí tài liệu của học viên giảm đáng kể. Nó không tốn kém chi phí như những hoc liệu trên vì nó sử dụng thành quả của học liệu in ấn chỉ chuyển từ hình thức in ấn sang hình thức điện tử Học viên dễ dàng truy cập vào thư viện điện tử để xem tài liệu mà không cần đến thư viện để mượn sách. Việc xây dựng thư viện điện tử đã làm giảm đáng kể chi phí mua học liệu của học viên. Nó đã góp phần tăng hiệu quả đào tạo theo phương thức đào tạo từ xa.Tuy nhiên, để sử dụng được loại học liệu này thì học viên cần phải có máy tính cá nhân có nối mạng. Hiện nay VĐHMHN đang mới bắt đầu xây dựng hệ thống thư viện điện tử. Đây là việc làm cần thiết và cần tiếp tục tập trung để đưa tài liệu vào thư viện điện tử để có nguồn tài liệu phong phú cung cấp cho học viên. Trước mắt, nhà trường nên khẩn trương tổ chức nhập tất cả các sách có trong thư viện trường, sau khi có sách mới sẽ tiếp tục cập nhật sau. Đây là việc làm khả thi và ít tốn kém nhất. Bên cạnh đó, nhà trường có thể liên kết với thư viện của các trường bạn để sinh viên các trường có thể truy cập thư viện lẫn nhau. 2. Đổi mới phương pháp dạy học Toàn ngành giáo dục đang thực hiện Nghị quyết 14/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2005-2020 với mục tiêu chung là tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nhiều giải pháp và nhiệm vụ cụ thể được đặt ra cho các trường đại học Việt Nam có giải pháp đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy - học. Để thực hiện nhiệm vụ này chúng tôi đưa ra một số giải pháp về đổi mới phương pháp dạy - học cho hệ đào tạo từ xa như sau * Dạy học qua sóng truyền thanh, truyền hình Dạy qua các phương tiện truyền thông đại chúng được xem như là thế hệ thứ hai sau thế hệ thứ nhất là qua con đường thư tín, báo chí. - Giảng viên soạn tóm tắt bài giảng và được ghi tiếng, ghi hình sau đó phát trên đài truyền thanh, truyền hình. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các lớp học đã được hình thành mà giảng viên không cần đến từng cơ sở để giảng dạy. Giảng viên và học viên thấy được nhau, đối thoại trực tiếp nhờ cầu truyền hình 2 chiều. Tuy nhiên, dạy học qua truyền thanh và truyền hình chi phí khá đắt, do đó thế hệ thứ 3 đã ra đời với mạng internet tốc độ cao cung cấp một hệ thống đào tạo mới khác biệt hẳn so với giáo dục từ xa trước đó. * Dạy học qua hệ thống mạng internet tốc độ cao Bên cạnh cách dạy học truyền thống trong những buổi học tập trung thì đây là hình thức dạy học không còn phụ thuộc vào phòng học, phấn trắng, bảng đen truyền thống. E-learning (Electronic –learning) là cách thức đào tạo, dạy học qua các phương tiện điện tử. Giáo dục từ xa (distance education) đã dựa trên sự phát triển của hệ thống E-learning để thay đổi hệ thống giáo dục của mình. Với E-learning, giảng viên có thể đưa bài giảng thậm chí có thể đưa cả hình minh họa lên giáo trình điện tử. Để thực hiện việc dạy học qua hệ thống E-learning, giảng viên thiết kế giáo trình nội dung bài giảng tại nhà và sau đó được các chuyên gia kỹ thuật đưa lên mạng trở thành giáo trình điện tử. Đây cũng là một dạng học liệu mang lại nhiều tiện ích trong quá trình đào tạo và là trọng tâm phát triển về học liệu trong những năm sau này. Việc xây dựng giáo trình điện tử cho mỗi môn học bao gồm các bước sau: - Thiết kế kịch bản (giáo án, đề cương) - Xây dựng các trang hình (hình ảnh tĩnh/động + trang text) - Xây dựng các đoạn phim (video clip) - Tích hợp các trang màn hình (tích hợp các loại học liệu thành các đoạn bài giảng hoàn chỉnh) - Phát triển multimedia (kết hợp truyền thông đa phương tiện) Mỗi một quá trình đều cần phải có đội ngũ nhân lực có tính chuyên nghiệp cao và có những công cụ phù hợp. Do đó chi phí xây dựng ban đầu là rất lớn cho một chương trình đào tạo có tính hấp dẫn. Việc trao đổi bài học giữa học viên và giảng viên sẽ diễn ra trên mạng nhờ phần mềm E-learning hỗ trợ. Do đó, không cần đến buổi học tập trung, học viên có thể được giải đáp thắc mắc về bài học của mình ngay trong ngày. Giáo trình điện tử giúp cho giảng viên bố trí bài giảng một cách thuận tiện và khoa học mà không mất nhiều công sức. Tại bất kỳ nơi đâu họ cũng có thể truy cập vào chương trình, thực hiện các chức năng giảng viên (cập nhật kiến thức mới cho môn học, trao đổi thông tin với học viên, theo dõi tình hình học tập…). Giáo trình điện tử có thể được chỉnh sửa bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu khi giảng viên cần. Do vậy, có thể nói giáo trình điện tử đã giải phóng giảng viên khỏi bục giảng và viên phấn truyền thống, giảng viên có nhiều thời gian để tập trung vào việc biên soạn tài liệu giảng dạy đáp ứng với nhu cầu thực tế. Nhờ giáo trình điện tử mà học viên có thể được tiếp thu bài giảng của các chủ đề khác nhau tại bất cứ nơi nào mà không cần phải đến lớp học. Vì thế có thể giảm bớt số giờ tập trung ôn tập của chương trình học quá nhiều như hiện nay. * Diễn đàn dạy học trực tuyến (Forum) Trực tuyến trên mạng là hình thức trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên; giữa học viên và học viên qua hệ thống internet. - Chat: chat giữa hai người với nhau. - Email: gửi email tới bạn học hoặc cho giáo viên - Video Conference (Hội thảo dựa trên video): giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ video conference. - Chia sẻ màn hình (Screen Sharing): sử dụng mạng giúp học viên học tập bằng cách xem các slides Power Point hoặc các trang web được trình chiếu trực tiếp. - Diễn đàn: giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời. - Internet. E- seminar: các bài giảng hoặc thuyết trình được đưa qua mạng Hội thảo video hai chiều: đây là lớp học ảo, giáo viên giải thích cho - học viên về một vấn đề mới và học viên có thể đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên thông qua hệ thống hội thảo video hai chiều. Diễn đàn trực tuyến cũng sẽ giúp ích cho việc học nhóm của học viên được thuận lợi 3.3.4. Đổi mới quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập theo phương thức từ xa a) Mục đích của biện pháp Trong xu thế hội nhập toàn cầu, chất lượng các sản phẩm giáo dục đang thu hút sự quan tâm của các nhà tuyển dụng, người học, các nhà hoạch định chính sách... Trong thời gian gần đây, hệ thống giáo dục đại học đang thực hiện cơ chế tự đảm bảo chất lượng. Các hoạt động kiểm định chất lượng và tự đánh giá thể hiện sự quan tâm của các cơ sở giáo dục đối với vấn đề chất lượng giáo dục. Việc đánh giá chính xác, chân thực kết quả học tập và trình độ của học viên sẽ có tác dụng trực tiếp với người học, giúp người học tìm ra nguyên nhân, đề ra những giải pháp để việc học đạt hiệu quả. Trong phương thức đào tạo từ xa, việc đánh giá kết quả học tập là khâu rất quan trọng. Với đặc thù của phương thức tuyển sinh không thi tuyển đầu vào nên kiểm tra đánh giá là yếu tố hàng đầu của quá trình sàng lọc để đảm bảo chất lượng đào tạo. b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Quán triệt các quy chế thi, kiểm tra và các quy định về thi cử của Bộ GD&ĐT, của Viện ĐHMHN đến tất cả các đối tượng liên quan. - Tăng cường hoạt động của ban thanh tra trong quá trình tổ chức thi hết môn - Tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ sở liên kết đào tạo - Cụ thể hóa các quyết định, quy chế của Bộ, Ngành về kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo hệ từ xa và các văn bản của Viện. Tổ chức triển khai đến các cán bộ, giảng viên và học viên hệ từ xa. - Giảng viên, cán bộ quản lý và các cơ sở liên kết đào tạo cần được nghiên cứu học tập để hiểu rõ việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo là một trong những khâu quan trọng trong quản lý đào tạo hệ từ xa. Đây là một trong những biện pháp tích cực kích thích học viên tự học, tự nghiên cứu, ngăn chặn tình trạng lười học và tiêu cực trong thi cử, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. - Cải tiến công tác ra đề thi, kiểm tra hết học phần. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của người học. Với hình thức thi trắc nghiệm và chấm điểm bằng máy chấm tự động việc quản lý thi cử sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Giải phóng được giảng viên chấm bài. Tiết kiệm được nhiều chi phí và nhất là mang tính khách quan. + Hình thức thi trắc nghiệm và chấm điểm bằng máy tính có ưu điểm sau: - Đề thi phủ kín nội dung học, tránh tình trạng học tủ - Chấm bài nhanh, điểm thi không phụ thuộc vào người chấm bài - Hạn chế gian lận trong khi thi, đảm bảo độ tin cậy trong đánh giá - Tiết kiệm được công sức và chi phí vận chuyển bài từ cơ sở liên kết về Viện. - Thi trắc nghiệm và chấm điểm bằng máy tự động giải quyết hàng loạt những vấn đề bất cập về quản lý kế hoạch đào tạo, thi cử. Việc chấm thi không còn phụ thuộc vào thời gian chấm bài của giáo viên. Vì vậy, kết quả điểm thi sẽ được thông báo sớm hơn giúp cho học viên chủ động lập kế hoạch cho việc học tập của mình. + Nhà trường cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá trắc nghiệm khách quan tất cả các môn học một cách bài bản khoa học. Để kết quả môn học có thể phản ánh đúng trình độ của học viên. + Ngân hàng đề trắc nghiệm phải được xây dựng theo nguyên tắc sau: - Việc đưa ra các câu hỏi phải xây dựng một cách khoa học. - Đảm bảo độ chính xác, tin cậy - Đề thi phải luôn được đổi mới, cập nhật thường xuyên, bám sát với chương trình giảng dạy. + Giảng viên cùng với đội ngũ Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng tham gia xây dựng và bảo quản ngân hàng đề thi trắc nghiệm. 3.3.5 Tăng cường nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giảng dạy từ xa a) Mục đích của biện pháp - Giúp giảng viên có phương pháp, cách thức truyền đạt kiến thức tốt nhất đến với học viên. - Hướng dẫn cho học viên biết cách đọc tài liệu, tự khám phá những kiến thức trong giáo trình học liệu, biết cách tự học tự nghiên cứu. - Biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực cho học viên lòng say mê học tập và nghiên cứu. b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Nhà trường nên chú trọng tính toàn diện, bồi dưỡng giảng viên cả về tinh thần, trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp năng lực sư phạm. - Tất cả đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy luôn luôn không ngừng học tập, nâng cao trình độ cả về kiến thức thực tiễn và nghiệp vụ sư phạm nhất là nghiệp vụ sư phạm. Nắm vững nội dung bài giảng, làm chủ bài giảng và thoát ly đề cương. Trong quá trình giảng cần có sự giao lưu với học viên qua cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồng thời sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả hơn. Ngoài nội dung kiến thức bài giảng, giảng viên cần nắm vững kiến thức và mở rộng vấn đề thực tiễn liên quan đến bài giảng. - Nhà trường cần quan tâm chăm lo hơn nữa trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên thông qua hình thức như dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm qua sinh hoạt chuyên môn. - Trước mắt, nhà trường tạo điều kiện để các giảng viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phương pháp giảng dạy hệ từ xa. - Cần tuyển chọn một đội ngũ giảng viên có khả năng giảng dạy và có kinh nghiệm lâu năm làm nòng cốt, để hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm cho đội ngũ giảng viên trẻ. - Tăng cường mở các cuộc thi “ giáo viên dạy giỏi” nhằm tạo động lực cho giảng viên phát huy năng lực và khả năng sư phạm của mình. - Ngoài ra, nhà trường cần mở lớp bồi dưỡng về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giảng viên. Tập trung vào các nội dung chủ yếu như kỹ năng sử dụng máy tính, máy chiếu… Sử dụng các phần mềm tiện ích Power point, violet… để soạn giáo án điện tử. 3.3.6. Quản lý trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo từ xa a) Mục đích của biện pháp Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của học viên. Vì vậy, quản lý cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáo dục nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập của học viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện học tập là điều kiện để học viên tiến hành hoạt động học tập. Do vậy, không ngừng tăng cường, bổ sung các điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đào tạo từ xa. b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Trước hết, nên đầu tư xây dựng các phòng học đa phương tiện. Là phòng học trong đó được lắp đặt các phương tiện truyền thông và các điều kiện đảm bảo để trong quá trình giảng dạy diễn ra tương tác đa chiều hay còn gọi là tương tác đa phương tiện giữa giảng viên và học viên. Việc xây dựng các phòng học này là một giải pháp hết sức cần thiết để đáp ứng được nhu cầu tập trung của học viên trong điều kiện công nghệ thông tin ngày nay. Từ đó giúp giảng viên có thể lồng ghép các phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo hứng thú cho học viên khả năng sáng tạo và tự học. Để đảm bảo điều kiện làm việc cho các bộ phận quản lý và hỗ trợ công tác đào tạo từ xa tại trụ sở chính cũng như các cơ sở liên kết đào tạo, đảm bảo điều kiện học tập cho học viên, nhà trường cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ quá trình đổi mới quy trình đào tạo, xây dựng học liệu, phương pháp giảng dạy và đánh giá. Đặc biệt trường phải đưa các thành tựu khoa học, công nghệ (đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin) vào giảng dạy và học tập cũng như nâng cao khả năng vận hành của bộ máy quản lý. Việc trang bị cơ sở vật chất phụ thuộc vào nguồn tài lực của nhà trường. Nhà trường dựa vào kinh phí phân bổ hàng năm cho hoạt động xây dựng, mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất để có kế hoạch đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, trường cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài hoặc có thể tận dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất của các cơ sở liên kết. 3.3.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo từ xa a). Mục đích của biện pháp Nhằm giúp chúng ta có thể tiếp cận nhanh tới những tiến bộ của Khoa học và công nghệ đào tạo tiên tiến của thế giới. Tạo điều kiện cho việc, chuyển giao, mua bán, công nghệ. Rút ngắn khoảng cách về công nghệ đào tạo từ xa. b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Duy trì và mở rộng các quan hệ đối ngoại trong nước đang có; mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị liên kết đào tạo; tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức... góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, đặc biệt là các trường Đại học Mở trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng các chương trình chất lượng cao có hợp tác quốc tế, cấp bằng của VĐHMHN. Thực hiện tốt các chương trình đang triển khai; phát triển các chương trình hợp tác quốc tế mới; tiếp tục mở rộng giao lưu và tìm cơ hội hợp tác. Xây dựng quan hệ hợp tác, sự công nhận bằng cấp các loại hình đào tạo giữa Viện với các cơ sở đào tạo trên thế giới. Xây dựng việc liên thông thuận lợi cho học viên, đảm bảo chất lượng đào tạo. Đặc biệt quan tâm phát triển mạnh những chương trình đã và đang hoạt động. Tham dự các đại hội thường niên về đào tạo từ xa của Hiệp hội các trường Đại học Mở châu Á. Phát động phong trào nghiên cứu khoa học đối với tất cả giảng viên và học viên nhằm phát huy những sáng kiến trong quá trình dạy và học theo phương thức từ xa góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo. Tổ chức các buổi hội thảo về đào tạo từ xa nhằm tổng kết đánh giá và lắng nghe các ý kiến đóng góp từ đó rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp phát triển đào tạo từ xa. 3.3.8. Quan tâm chăm sóc, tư tưởng, của đội ngũ giảng viên và học viên từ xa a) Mục đích của biện pháp Để có được những thành quả đáng nói ở trên, chúng ta phải nói tới sự đóng góp to lớn của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường. Vì vậy, nhà trường phải xem nhân tố con người làm thước đo cho sự phát triển bền vững. Việc mang đến những chính sách tốt nhất trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên, nhân viên sẽ làm mọi người đóng góp tốt hơn, không ngại khó ngại khổ, bền tâm vững chí vì một mục tiêu xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh và phát triển. b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp Hiệu trưởng cần phải tăng cường công tác chăm lo đời sống cho giảng viên, nhân viên như có chế độ động viên, khuyến khích rõ ràng và kịp thời để mọi người yên tâm công tác, cùng nhau xây dựng và phát triển nhà trường, đưa việc giảng viên giảng dạy vào nề nếp, phục vụ tốt cho giáo dục từ xa. Chúng ta phải có chế độ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ thông qua chương trình khám sức khoẻ tổng quát được công đoàn trường hợp đồng với các cơ sở y tế uy tín của Thành phố. Ngoài ra, Công đoàn trường cần có những chương trình thiết thực nhân các dịp lễ như 8/03; 20/10…các hoạt động dành cho con em cán bộ, giảng viên, nhân viên như quốc tế thiếu nhi 1/6, trại hè vào mỗi dịp hè… Các hoạt động tình nghĩa, trợ giúp nhau lúc ốm đau hoạn nạn cần duy trì và phát triển tốt. Ngòai quỹ du lịch, công đoàn nên thành lập quĩ khuyến học, quĩ hỗ trợ thăm và tặng quà cho giảng viên, quyên góp hỗ trợ đột xuất cho CBCC – giảng viên đang gặp khó khăn. Đó là những món quà tuy không lớn nhưng đã góp phần động viên khuyến khích tinh thần làm cho mỗi đoàn viên cảm thấy Công đoàn thực sự là mái ấm của họ . Đặc biệt chú ý bồi dưỡng thêm cho các giảng viên, nhân viên tham gia các khóa đào tạo từ xa, tiến hành khen thưởng đối với những cán bộ, giảng viên, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, có những sáng tạo, cống hiến trong công tác quản lý và giảng dạy từ xa. Hiệu trưởng cần phải tăng cường sâu sát với học viên qua nhiều kênh thông tin để nắm bắt được tư tưởng, nguyện vọng của học viên, nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học viên đạt kết quả cao nhất. Với mục đích thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động qua đó góp ý để công tác quản lý, đào tạo, phục vụ người học tốt hơn, Nhà trường hàng năm tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên, học viên. Tuy nhiên, hoạt động này cần mở rộng hơn bằng các hộp thư góp ý, các nhóm tư vấn cho học viên. 3.3. KHẢO NGHIỆM VỀ MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP Tác giả đã tổ chức lấy ý kiến của 30 cán bộ quản lý các cấp từ trưởng, phó khoa, phòng ban và trung tâm trở lên và 45 giảng viên trong trường về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp TT 1 Biện pháp Đổi mới công tác tuyển sinh Tính cấp thiết Tính khả thi Rất Không Rất Cấp Khả Không cấp cấp khả thiết thi khả thi thiết thiết thi (%) (%) (%) (%) (%) (%) 28,6 71,4 0,0 3,6 96,4 0,0 100 0,0 theo hình thức từ xa 3 Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa 89,2 10,8 Đổi mới quá trình kiểm tra, thi, 0,0 78,5 21,5 0,0 0,0 100 0,0 0,0 4 đánh giá kết quả theo phương 72,8 27,2 0,0 71,5 28,5 0,0 2 theo phương thức từ xa Đổi mới chương trình đào tạo thức đào tạo từ xa Tăng cường nghiệp vụ sư phạm 5 cho đội ngũ giảng viên giảng 88.6 11,4 dạy từ xa 0,0 41,7 58,3 0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 Quản lý trang bị cơ sở vật chất 6 phục vụ cho công tác đào tạo từ 42,8 57,2 xa Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và 7 nghiên cứu khoa học phục vụ 32.4 67,6 0,0 55 45 0,0 0,0 3,5 96,5 0,0 đào tạo từ xa Quan tâm chăm sóc, tư tưởng 8 của đội ngũ giảng viên và học 50 50 viên từ xa Sau khi thu nhận ý kiến của cán bộ giảng viên từ phiếu trả lời và qua trao đổi trực tiếp thêm về vấn đề tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã trình bày, tác giả ghi nhận và đúc kết được một số vấn đề sau: - Tất cả các ý kiến đều thống nhất trong nhận định là cả 8 biện pháp mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và khả thi cao, tuy con số tỷ lệ cao cũng có thay đổi ở từng biện pháp. - Biện pháp “Đổi mới công tác tuyển sinh” được sự đồng thuận rất cao của cán bộ giảng viên. Có 71,4% số ý kiến cho rằng cấp thiết và 96,4% cho là khả thi. Từ những kết quả trên để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phải tập trung cho vấn đề cải tiến và chú ý đến công tác quảng bá hình ảnh trường trong công tác tuyển sinh. - Biện pháp "Đổi mới chương trình đào tạo" có 100% số ý kiến cho rằng rất cấp thiết. Về tính khả thi thì 78,5% cho là rất khả thi và 21,5% khả thi trong thực hiện. Từ kết quả trên ta thấy biện pháp này cũng được các cán bộ và GV xem là biện pháp thiết yếu. Nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, đảm bảo là điều kiện tiên quyết để sản phẩm đào tạo đáp ứng tốt chuẩn đầu ra đã công bố. Biện pháp này cần được xem là biện pháp căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như việc quản lý đào tạo. - Biện pháp " Đổi mới công nghệ đào tạo " cũng được các thầy cô xem xét là biện pháp mang tính cấp thiết cao. Có 89,2% số ý kiến tập trung cho là rất cấp thiết. Về tính khả thi thì mức độ rất khả thi cũng đạt tỷ lệ 100%. Theo đó, giảng viên chú trọng đến phương pháp giảng dạy linh hoạt và phù hợp nhằm tăng cường kiểm tra, thúc đẩy tự học sẽ giúp sinh viên sớm hình thành nếp tự học và tự học hiệu quả. - Biện pháp “ Đổi mới quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết quả theo phương thức đào tạo từ xa” Biện pháp này cũng được thầy cô đánh giá là biện pháp quan trọng. Có 72,8% được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và 71,5% ở mức độ rất khả thi. Vì đối với hệ từ xa với hình thức không thi tuyển đầu vào nên kiểm tra đánh giá là yếu tố hàng đầu của quá trình sàng lọc để đảm bảo chất lượng đào tạo. - Biện pháp “Tăng cường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên giảng dạy từ xa”. Biện pháp này cũng được coi là biện pháp rất quan trọng và cấp thiết với 88,6% ở mức độ rất cấp thiết, 41,7% ở mức độ rất khả thi và 58,3% khả thi trong thực hiện. Từ kết quả này giảng viên giảng dạy từ xa phải luôn thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy để truyền tải những kiến thức và khơi nguồn cảm hứng giúp học viên có động lực tự học tự nghiên cứu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. - Biện pháp "Quản lý trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo từ xa", biện pháp “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo từ xa” và biện pháp “Quan tâm chăm sóc, tư tưởng của đội ngũ giảng viên và học viên từ xa” có thể xem là những biện pháp bổ sung nhằm nâng cao việc quản lý đào tạo. Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý hoạt động đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội. Những vấn đề còn tồn tại được tác giả nghiên cứu và đưa ra những định hướng giúp lãnh đạo Viện, lãnh đạo Khoa Từ xa và Trung tâm phát triển đào tạo có biện pháp khắc phục mặt yếu kém để tăng cường hơn nữa trong việc quản lý hoạt động đào tạo hệ từ xa. Với 8 giải pháp có tính đồng bộ tác giả hy vọng rằng Viện Đại học Mở sẽ triển khai để đáp ứng được yêu cầu của người học trong thời đại CNTT hiện nay. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nội dung đề cập ở các chương trên cho phép tác giả kết luận: Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đã được hoàn thành. Tác giả rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau: 1. Kết luận Qua mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài cùng với quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Luận văn đã khái quát được một cách hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Trình bầy khái quát lịch sử của vấn đề nghiên cứu như sự hình thành vá phát triển từ xa trên thế giới, xu thế phát triển giáo dục từ xa trên thế giơi, và tổng quan về giáo dục từ xa ở Việt Nam. - Trình bày một số khái niệm, công cụ cho quá trình nghiên cứu như khái niệm về quản lý, khái niệm về quản lý đào tạo, nội dung quản lý đào tạo, biện pháp quản lý đào tạo, về đào tạo từ xa, đặc trưng của đào tạo từ xa, quản lý hoạt động đào tạo từ xa. - Luận văn đã tìm hiểu, làm rõ thực trạng và đã đề ra một số giải pháp về công tác quản lý đào tạo từ xa của khách thể nghiên cứu ở những nội dung sau: - Quản lý công tác tuyển sinh đã chỉ ra một số bất cập của công tác tuyển sinh và đề ra một số giải pháp để nâng cao công tác tuyển sinh ngày một hiệu quả hơn. - Quản lý phương tiện, học liệu phục vụ cho công tác đào taọ đã nêu ra một số khó khăn, hạn chế về phương tiện đào tạo, về học liệu của cơ sở đào tạo đồng thời đã nêu ra một số giải pháp để khắc phục nhược điểm này. - Có đề nghị giải pháp đưa những thành tựu của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào trong phương thức đào tạo từ xa. 2. Khuyến nghị Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đề nghị Bộ quan tâm và đầu tư hơn nữa cho Viện Đại học Mở Hà Nội, tạo cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển ổn định công tác đào tạo từ xa. Đối với Viện Đại học Mở Hà Nội - Mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho CBCNV - Đầu tư thêm các phòng học có sử dụng các thiết bị điện tử phục vụ cho việc học tập (Máy chiếu...) - Hoàn thiện học liệu điện tử để áp dụng cho tất cả các môn học. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo Các cơ sở liên kết cần đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất, các thiết bị trong phòng học và đầu tư mới phòng máy tính giúp cho việc học tập của học viên hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội, Luật Giáo dục đại học (2012), Luật số 08/2012/QH13 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020. Văn kiện Đại hội XI 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa (Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT ngày 8/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 4. Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 5. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đề cương bài giảng cao học QLGD, Hà Nội. 6. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, trường Đại học Vinh. 7. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm. 8. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu bài giảng cao học QLGD 9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường CBQL GD và ĐT, Hà Nội. 10. GS.TSKH E.X. Polat (người dịch: TS. Lê Tiến Dũng) (2006), Đào tạo từ xa lý luận và thực tiễn – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 11. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001) – Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội. 12. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001) – Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội. 13. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2), NXB Giáo dục. 14. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2). 15. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 16. M.I. Kônđakốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, trường CBQL giáo dục, Hà Nội. 17. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm. 18. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo dục. Học viện QLGD. 19. Lâm Quang Thiệp (2000), Xây dựng một hệ thống giáo dục từ xa đích thực cho giáo dục đại học Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị Quốc gia về đào tạo từ xa, Hà Nội 20. Nguyễn Kim Truy (5/2007), Báo cáo tổng kết đề tài: Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo từ xa. 21. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995) tập 1, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. 22. Từ điển tiếng Việt (1987), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Từ điển tiếng Việt (1997), Nhà xuất bản Đà Nẵng. 24. Tạp chí khoa học (2013), Viện Đại học Mở hà Nội, 20 năm xây dựng và phát triển 25. Trang Web Viện Đại học Mở: http://www.hou.edu.vn 26. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 27. Trang Web Viện Đại học Mở: http://www.hou.edu.vn 28. What is E-learning ICT Applications. Network for Capacity Building and Knowledge Exchange. Retrieved September 24, http://cbdd.wsu.edu/edev/nigeria_tot/tr510/page15.htm. 2008, from 29. Website: Mạng thông tin khoa học & công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh http://ww.wcesti.gov.vn/right/stinfo/conten_0/năm_2002/thsng_09_2002/c huyengia_thuctien/giaoduc_tuxa. PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1a PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ GIẢNG DẠY HỆ TỪ XA (Đối với học viên hệ Từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội) Để có tư liệu, nhằm tăng cường chất lượng đào tạo cho học viên hệ Từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội, xin anh (chị) vui lòng cho biết những thông tin dưới đây (đồng ý với mục nào thì tích (v) vào mục đó): Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh ( Chị )! I. THÔNG TIN TUYỂN SINH 1.Anh (chị) biết đến thông tin tuyển sinh của Viện Đại học Mở Hà Nội qua nguồn thông tin nào? Thông báo Thông báo Qua bạn Tờ rơi, TS trên báo TS trênWebsite: bè, người poster, băng Quảng giấy www.hou.edu.v thân rôn cáo trên n truyền hình II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2.Nội dung chương trình đào tạo Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý 3.Khối lượng chương trình đào tạo Rất hợp lý Hợp lý lý Chưa hợp lý 4.Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp hợp lý Ít hợp lý Chưa hợp lý lý 5. Tính thực tiễn của chương trình đào tạo Không Không hợp lý Ít hợp Không hợp lý Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp Ít hợp Không lý lý hợp lý III. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SỰ NHIỆT TÌNH, TẬN TÂM CỦA GIẢNG VIÊN 6.Trình độ chuyên môn Rất cao Khá cao Bình Thấp thường Rất thấp 7. Phương pháp sư phạm Rất cao Khá cao Bình Thấp thường 8. Sự nhiệt tình, tận tâm của GV Rất cao Khá cao Bình Rất thấp Thấp Rất thường thấp IV. MONG MUỐN CỦA ANH / CHỊ KHI THAM GIA HỌC TỪ XA 9.Mong muốn có bằng đại học Rất Nhiều Bình Ít Không Ít Không nhiều thường 10.Mong muốn được nâng cao kiến thức Rất Nhiều Bình nhiều thường 11. Mong muốn có kiến thức để phục vụ cho công việc đang làm Rất Nhiều Bình Ít Không Ít Không nhiều thường 12. Mong muốn được đề bạt, được thăng tiến Rất Nhiều Bình nhiều thường V. NGUYÊN NHÂN GÂY TRỞ NGẠI TRONG HỌC TẬP 13. Thiếu phương pháp học tập Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Không 14. Thiếu tài liệu, học liệu, phương tiện học tập Rất Nhiều Bình nhiều 15.Thiếu thời gian học Rất Không Ít Không Ít Không Ít Không thường Nhiều Bình nhiều 16.Thi cử gắt gao Rất Ít thường Nhiều Bình nhiều thường 17. Chương trình đào tạo quá nặng Rất Nhiều Bình nhiều thường Những ý kiến khác nếu có: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 1b PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ GIẢNG DẠY HỆ TỪ XA Kính thưa các Thầy/Cô! Để có tư liệu, nhằm tăng cường chất lượng đào tạo cho học viên hệ Từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội, xin Thầy (Cô) cho biết những thông tin dưới đây (đồng ý với mục nào thì tích (v) vào mục đó) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Thầy (Cô)! I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1.Nội dung chương trình đào tạo Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý 2.Khối lượng chương trình đào tạo Rất hợp lý Hợp lý lý Chưa hợp lý 3.Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo Rất hợp lý Hợp lý Hợp lý lý lý lý Không hợp lý Ít hợp lý Không hợp lý Ít hợp Chưa hợp Không hợp lý Ít hợp Chưa hợp lý 4. Tính thực tiễn của chương trình đào tạo Rất hợp lý Ít hợp Không hợp lý II. PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ HỌC LIỆU PHỤC VỤ ĐÀO TẠO 5.Tài liệu in ấn (như sách giáo trình, tài liệu khác,....) Rất nhiều Nhiều Bình Ít Không thường có 6. Sử dụng phấn bảng Rất nhiều Nhiều Bình Ít Không thường có 7. Sử dụng Projector Rất nhiều Nhiều Bình Ít Không thường có 8.Thông tin trênWebsite của nhà trường phuc vụ cho giáo dục từ xa Bậc đại học Rất nhiều Nhiều Bình Ít Không thường 9. Sử dụng điện thoại trao đổi thông tin với học viên Rất nhiều Nhiều Bình có Ít Không thường 10. Băng Casette, Video (băng tiếng, băng hình) Rất nhiều Nhiều Bình có Ít Không thường 11. Đài phát thanh 1 chiều (GV giảng bài, học viên nghe) Rất nhiều Nhiều Bình có Ít Không thường có 12. Đài phát thanh 2 chiều (GV &HV nói chuyện với nhau) Rất Bì Ít nhiều Nhiều nh thường Không có 13. Đài truyền hình 1 chiều (GV giảng bài, học viên xem) Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Không có 14. Đài truyền hình 2 chiều (GV giảng bài &HV thấy nhau và nói chuyện với nhau) Rất nhiều Nhiều Bình Ít thường Không có Những ý kiến khác nếu có: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để có thể triển khai các biện pháp quản lý hạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp dưới đây. (Xin đánh dấu x vào cột hàng phù hợp). Xin cảm ơn! Bảng trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp STT Nội dung các biện pháp Đổi mới công tác tuyển 1 sinh theo phương thức từ xa Đổi mới chương trình 2 đào tạo theo hình thức từ xa 3. Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa Đổi mới quá trình kiểm 4 tra, thi, đánh giá kết quả theo phương thức từ xa Quản lý trang bị cơ sở 5 vật chất phục vụ cho 6 công tác đào tạo từ xa Tăng cường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ Mức độ khả thi (%) Không Rất Khả Không cấp khả thi khả thi thiết thi Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Nội dung các biện pháp STT Mức độ khả thi (%) Không Rất Khả Không cấp khả thi khả thi thiết thi Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết giảng viên giảng dạy từ xa Đẩy mạnh hợp tác 7 quốc tế và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo từ xa Quan tâm chăm sóc, tư 8 tưởng của đội ngũ giảng viên và học viên từ xa PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ CÁC TRẠM ĐÀO TẠO TỪ XA TT 1 2 Tên cơ sở liên kết đào tạo Trung tâm GDTX Điện Biên Trung tâm GDTX Sơn La TT 36 37 Tên cơ sở liên kết đào tạo Trung tâm GDTX Nam Định Trung tâm GDTX Thái Bình 4 Trung tâm GDTX và hướng nghiệp Lai 38 Châu Trung tâm GDTX Hòa Bình 39 5 Trung tâm GDTX Cao Bằng 40 6 7 Trung tâm GDTX Bắc Kạn Trung tâm GDTX Thái Nguyên 41 42 8 Trung tâm GDTX Lạng Sơn 1 43 9 Trung tâm GDTX Lạng Sơn 2 44 10 Trung tâm GDTX Việt Trì 45 11 Trung tâm GDTX Vĩnh Phúc 46 12 Trung tâm GDTX Bắc Giang 47 13 Trung tâm GDTX Bắc Ninh 48 14 Trung tâm GDTX số 2 Bắc Ninh 49 15 16 Trung tâm GDTX Từ Sơn - Bắc Ninh Trung tâm GDTX Tiên Du - Bắc Ninh Trung tâm GDTX Lương Tài - Bắc Ninh 50 51 Trung tâm GDTX Quảng Trị Trung tâm GDTX Thừa Thiên Huế Trung tâm GDTX Bình Định Trung tâm GDTX Gia Lai Trung tâm ĐTBD TC Lâm Đồng Trung tâm GDTX Đăk Hà Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng Trung tâm GDTX An Khê Gia Lai Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Trường ĐH Hồng Đức Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Trường ĐH Hải Phòng Trường ĐH Quảng Bình 52 Trường ĐH Phú Xuân - Huế 3 17 18 19 20 Trung tâm GDTX Gia Bình - Bắc Ninh 53 Trung tâm GDTX Thuận Thành - Bắc Ninh Trung tâm GDTX &ĐTCB tỉnh Quảng Ninh 54 55 21 Trung tâm GDTX Hải Phòng 56 22 Trung tâm GDTX Hải Dương 57 23 Trung tâm GDTX Phố Nối - Tỉnh Hưng Yên 58 24 Trung tâm GDTX Đông Anh - Hà Nội 59 25 Trung tâm GDTX Long Biên - Hà Nội 60 Trung tâm GDTX Thanh Hóa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Trường ĐH KTKT Công Nghiệp Hà Nội Trường ĐH Công nghiệp Việt Hưng Trường ĐH Tài chính KT Quảng Ngãi Trường CĐ Cộng Đồng Hải Phòng Trường CĐ Nghề KT Việt Đức Nghệ An Trường CĐ Nghề KT Việt Đức Hà Tĩnh Trường CĐ QTKD Hưng 26 Trung tâm GDTX Hà Tây - Hà Nội 61 27 Trung tâm GDTX Từ Liêm- Hà Nội 62 28 Trung tâm GDTX Chương Mỹ- Hà Nội 63 29 Trung tâm GDTX Sơn Tây -Hà Nội 64 30 31 32 33 34 35 Trung tâm Dạy nghề Thanh Trì - Hà Nội Trung tâm GDTX Đan Phương - Hà Nội Trung tâm GDTX Mê Linh - Vĩnh Phúc Trung tâm GDTX Sóc Sơn - Hà Nội Trung tâm ĐT&HN Tiền Phong- Hà Nội Trung tâm GDTX Hà Nam 65 66 67 68 69 70 Yên Trường CĐ Nghề Quảng Nam Trường CĐ Truyền Hình Thường Tín Trường CĐ Thống Kê Bắc Ninh Trường CĐ Cộng Đồng Lào Cai Trường CĐ Nghề Du Lịch Huế Trường TC Nghề bách Khoa Phú Thọ Trường TH KTKT&TC Ninh Bình Trường Hữu Nghị 80 Trường ĐT,BD Cán bộ Công Thương TW Viện NC&PT Công Nghệ GD Cần Thơ [...]... gồm: Phần mở đầu, phần nội dung , phần kết luận và khuyến nghị Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ nay - 2020 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 TỔNG...đầu ra, quản lý hoạt động đào tạo tốt tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo cao 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý đào tạo từ xa 5.1.1 Khái niêm về quản lý 5.1.2 Khái niệm về đào tạo từ xa 5.1.3 Khái niệm và lý luận về quản lý và đào tạo từ xa 5.2 Tìm hiều một số thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện ĐH Mở Hà Nội 5.2.1 Quản lý công tác tuyển... tuyển sinh theo phương thức từ xa 5.2.2 Quản lý chương trình đào tạo theo hình thức từ xa 5.2.3 Quản lý quá trình dạy- học từ xa 5.2.4 Quản lý quá trình kiểm tra, thi, đánh giá kết qua theo phương thức đào tạo từ xa 5.2.5 Quản lý phương tiện dạy – học từ xa 5.2.6 Quản lý học liệu phục vụ đào tạo từ xa 5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại Viện ĐH Mở HN từ nay – 2020 5.3.1 Đổi mới công... trình đào tạo - Quản lý quá trình dạy- học * Quản lý hoạt động dạy của thầy: * Quản lý hoạt động học tập của học viên: - Quản lý công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập - Quản lý phương tiện học tập - Quản lý tốt nghiệp Trong đó, ta phải lưu ý các đặc điểm riêng của quản lý đào tạo từ xa để có hướng nội dung quản lý phù hợp Trong loại hình học này, thầy, người quản lý và trò ở xa nhau... vụ đào tạo từ xa, 5.3.8 Quan tâm chăm lo đến đời sống, tư tưởng của đội ngũ giảng viên, và học viên từ xa 6 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ nay đến năm 2020 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý. .. các khóa học hàm thụ (theo hình thức gửi thư) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngay tại các địa phương, cơ quan, xí nghiệp Tiếp theo Chính phủ đã cho phép thành lập hai trường Đại học Mở (Viện Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh) với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo từ xa Bên cạnh việc thành lập... tâm đào tạo từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học theo hình thức Tự học có hướng dẫn (Quyết định số 2091/GD-ĐT ngày 7-10-1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Để quản lý quá trình đào tạo đại học theo phương thức đào tạo từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tạm thời về xét tuyển, thi kiểm tra và cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp giáo dục từ xa (ban hành... thức đào tạo từ xa, người học phải tự học là chủ yếu Các cơ sở đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh, mở các khóa đào tạo, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, sản xuất học liệu cho từng ngành, từng khóa học Sau khi chuẩn bị hết những công việc cần thiết cho các khóa học từ xa, cơ sở đào tạo sẽ tiếp nhận việc đăng ký học của học viên và tiến hành đào tạo Hiện nay người học khi học theo phương thức đào tạo này... mình quản lý để đưa đối tượng, đơn vị mình quản lý đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý xây dựng, đưa chất lượng quản lý lên một vị trí mới, tình trạng mới tốt hơn hiện tại 1.3 ĐÀO TẠO TỪ XA 1.3.1 Khái niệm đào tạo từ xa Khi định nghĩa về đào tạo từ xa có rất nhiều thuật ngữ liên quan và có ý nghĩa tương tự Ở Anh người ta đã sử dụng các khái niệm như đào tạo từ xa (Distance education), đào tạo mở (Open... số biện pháp trong một phương pháp, tất nhiên cũng có một số biện pháp mới nào đó được tạo ra, nhưng đồng thời đó cũng là sự ra đời của một phương pháp mới Biện pháp quản lý: Là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đặt mục tiêu quản lý Các biện pháp quản lý cơ bản của quản lý giáo dục được thể hiện cụ thể ở trong các chức năng quản lý Trong quản lý, biện pháp quản ... quản lý đào tạo 18 1.2.4 Biện pháp biện pháp quản lý 19 1.3 ĐÀO TẠO TỪ XA 20 1.3.1 Khái niệm đào tạo từ xa 20 1.3.2 Đặc trưng đào tạo từ xa 22 1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC... lượng đào tạo hệ từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội 3.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý đào tạo từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội Giả thuyết khoa học Hoạt động quản lý đào tạo sở giáo dục đại học bao... TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 2.1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 2.1.1 Sự hình thành phát triển Viện Đại học Mở hà Nội Viện Đại học Mở Hà Nội thành

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học (tập 2)
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
16. M.I. Kônđakốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, trường CBQL giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: M.I. Kônđakốp
Năm: 1984
17. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
18. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo dục. Học viện QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1990
19. Lâm Quang Thiệp (2000), Xây dựng một hệ thống giáo dục từ xa đích thực cho giáo dục đại học Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị Quốc gia về đào tạo từ xa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng một hệ thống giáo dục từ xa đích thực cho giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Lâm Quang Thiệp
Năm: 2000
26. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
25. Trang Web Viện Đại học Mở: http://www.hou.edu.vn Link
27. Trang Web Viện Đại học Mở: http://www.hou.edu.vn Link
28. What is E-learning ICT Applications. Network for Capacity Building and Knowledge Exchange. Retrieved September 24, 2008, from http://cbdd.wsu.edu/edev/nigeria_tot/tr510/page15.htm Link
1. Quốc hội, Luật Giáo dục đại học (2012), Luật số 08/2012/QH13 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020. Văn kiện Đại hội XI Khác
5. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đề cương bài giảng cao học QLGD, Hà Nội Khác
6. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, trường Đại học Vinh Khác
7. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Khác
8. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu bài giảng cao học QLGD Khác
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường CBQL GD và ĐT, Hà Nội Khác
10. GS.TSKH E.X. Polat (người dịch: TS. Lê Tiến Dũng) (2006), Đào tạo từ xa lý luận và thực tiễn – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
11. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001) – Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội Khác
12. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001) – Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội Khác
14. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w