1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY

191 899 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- -TRẦN THỊ MAI HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU

TƯ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- -TRẦN THỊ MAI HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU

TƯ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Kinh tế, Quản lý và KHHKTQD

Mã số: 5.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGUYỆT

2 TS CAO VĂN BẢN

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh

tế quốc dân, nhất là các cán bộ, giảng viên Bộ môn Kinh tế đầu tư, Viện

Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận án này Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Cao Văn Bản đã hết lòng ủng hộ

và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Vụ Thẩm định và Giám sát đầu

tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kế hoạch - Thống kê, Bộ Xây dựng, các Phòng Đầu tư, Thẩm định của các Tổng công ty xây dựng, các Viện nghiên cứu đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong công tác nghiên cứu Xin trân thành cảm ơn các cán bộ thẩm định đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho luận án.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn !

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ

về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Tác giả

Trần Thị Mai Hương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ .81.1 Phân cấp quản lý đầu tư và phân cấp thẩm định dự án đầu tư trong nền kinh tế thịtrường 8

1.2 Thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lýđầu tư 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRỰC THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 45

2.1 Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng ở Việt nam 452.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các Tổng công ty xây dựng trựcthuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005 522.3 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ở các Tổng công ty xây dựngthời gian qua 78

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ .108

3.1 Xu hướng phát triển của các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam thời gian tới 108 3.2 Hệ thống các quan điểm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của các Tổngcông ty xây dựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầutư 1153.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của các Tổng công tyxây dựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạtđộng 117

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Chức năng quản lý và mục tiêu thẩm định dự án theo từng cấp độ 18 Bảng 1.2 Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư đối với từng cấp độ quản lý 31

Bảng 1.3 Những đặc điểm trong hoạt động đầu tư phát triển của TCTXD 34

Bảng 1.4 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những tồn tại trong thẩm

định dự án đầu tư ở TCTXD

43

Bảng 2.2 Số lượng các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng tiến hành thực hiện

cổ phần hoá giai đoạn 2001-2005

47

Bảng 2.3 Kết quả đạt được khi thực hiện cổ phần hóa của các TCTXD

trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005

48

Bảng 2.4 Vốn đầu tư thực hiện của các TCTXD trực thuộc Bộ Xây dựng

giai đoạn 2001-2005

53

Bảng 2.5 Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực của các TCTXD thuộc

Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005 (ngoài vốn NSNN)

Bảng 2.8 Các dự án đầu tư được triển khai thực hiện theo lĩnh vực của các

TCTXD thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005

Bảng 2.9 Các dự án đầu tư không hiệu quả theo lĩnh vực ở các TCTXD

trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001 –2005

Bảng 2.10 Số dự án phải điều chỉnh của các TCTXD trực thuộc Bộ Xây

dựng năm 2005

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang 8

Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư 21

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hình

thành và thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, các Tổng công ty xây dựng(TCTXD) ở Việt nam đã trưởng thành và phát triển lớn mạnh Từ khi thành lậptheo quyết định số 90, 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chínhphủ về tiếp tục sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và việc thí điểmthành lập tập đoàn kinh doanh đến nay các TCT 90,91 đã chuyển đổi mô hìnhhoạt động phù hợp hơn với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế sâu rộng Sự tham gia của Việt nam trong các tổ chức kinh tế khu vực và thếgiới như ASEAN, APEC, WTO là cơ hội thuận lợi nhưng cũng là thách thức đốivới mỗi doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Cơ chếchính sách của Việt nam đã có những thay đổi theo hướng cởi mở, tích cực, tiếpcận và dần đạt tới chuẩn mực quốc tế Các TCTXD ở Việt nam cũng không nằmngoài xu thế đó Sự phân cấp trong quản lý đầu tư, sự chuyển đổi mô hình hoạtđộng, sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các TCTXD cần cónhững định hướng, chiến lược dài hạn để phát triển

Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư có vai trò quan trọngtrong việc biến những ý định đầu tư trở thành hiện thực Hiệu quả của dự ánđầu tư sẽ được đảm bảo nếu như quản lý tốt quy trình này trong đó có thẩmđịnh và phê duyệt dự án đầu tư Với sự lớn mạnh của mình, các TCTXD đãchuyển từ vai trò nhà thầu sang vai trò chủ đầu tư Trong vai trò mới, các doanhnghiệp phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc huy động và sử dụng vốn,trong việc ra quyết định đầu tư, trong việc đảm bảo hiệu quả dự án, bảo toàn vàphát triển vốn của doanh nghiệp

Việc ban hành và đi vào thực hiện các Luật có liên quan trực tiếp đến hoạtđộng quản lý đầu tư và xây dựng ở Việt nam thời gian qua như Luật Xây dựng(2003), Luật Đầu tư (2005) và Luật Doanh nghiệp (2005) và các luật khác đã hoànthiện và khắc phục những hạn chế khi thực hiện theo cơ chế cũ Các doanh nghiệp

Trang 10

được trao quyền tự chủ trong mọi hoạt động, quản lý và thực hiện theo đúng nhữngquy định của pháp luật Trong quản lý hoạt động đầu tư, các TCTXD, các công tythành viên được quyền tự tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư đối với các

dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Trong bối cảnh có nhiều thayđổi, công tác thẩm định dự án đầu tư ở doanh nghiệp bên cạnh những kết qủa đạtđược cũng còn nhiều tồn tại Những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư

ở các TCTXD là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình triển khai thựchiện dự án không đem lại hiệu quả Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tácthẩm định dự án ở doanh nghiệp, sự phối hợp chưa nhịp nhàng và hiệu quả trong tổchức thẩm định dự án, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, lượngthông tin cần thiết phục vụ cho phân tích, đánh giá dự án chưa đủ và đảm bảo độ tincậy tất cả những hạn chế này là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượngthẩm định dự án, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, không đúng, không xuấtphát từ nhu cầu của thị trường

Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về công tác thẩm định dự án đầu tư của cácTCTXD trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết đặc biệt trong bốicảnh chuyển đổi mô hình hoạt động, sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý hoạt độngđầu tư và xây dựng tại các TCTXD ở Việt nam thời gian qua Trên phương diện lýluận, những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư tuy đã được một số tácgiả nghiên cứu nhưng chủ yếu đề cập ở góc độ ngành (công tác thẩm định dự ántrong một ngành) hoặc một khía cạnh (thẩm định tài chính) mà chưa đề cập cụ thểđến doanh nghiệp đặc biệt là ở cấp độ TCT

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu công tác thẩm định dự ánđầu tư thuộc các TCTXD ở Việt nam và từ yêu cầu hoàn thiện hơn lý luận về thẩm

định dự án đầu tư, tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu

tư thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay để nghiên cứu, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về

thẩm định dự án đầu tư ở các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản

lý đầu tư, phân tích những tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư và tìm hiểu

Trang 11

nguyên nhân từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự

án đầu tư thuộc các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam trong điều kiện chuyển đổi

mô hình hoạt động và sự phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự ánđầu tư và thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấpquản lý đầu tư Những nghiên cứu về lý luận này là cơ sở để định hướng tiếp cậntrong phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp ở các chương sau

 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công

ty xây dựng ở Việt nam (thông qua số liệu về hoạt động đầu tư và thẩm định dự ánđầu tư của các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng ở Việt nam) Phântích những tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư và nguyên nhân

 Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủyếu nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công ty xâydựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý hoạt động đầu tư và chuyển đổi

mô hình hoạt động

3 ĐỐI TƯ ỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Công tác thẩm định dự án đầu tư của các Tổng công ty xây dựng

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư của các Tổngcông ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng ở Việt nam trong giai đoạn 2001-2005.Các dự án được xem xét là các dự án sử dụng vốn tự có và huy động hợp pháp củadoanh nghiệp (ngoài vốn ngân sách nhà nước)

4 PHƯ ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin

Trang 12

 Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương phápthống kê kết hợp với khảo sát thực tế.

 Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt độngđầu tư và xây dựng của các Tổng công ty xây dựng trong từng thời kỳ

5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Thẩm định dự án để ra quyết định đầu tư có vai trò quan trọng trong quátrình hình thành và thực hiện dự án, là cơ sở để tham mưu cho các cấp có thẩmquyền ra quyết định đầu tư phù hợp Có nhiều chủ thể tham gia thẩm định dự án đầu

tư như: các doanh nghiệp với vai trò là chủ đầu tư, nhà nước mà đại diện là các cơquan quản lý nhà nước, các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức tưvấn Nghiên cứu về công tác thẩm định dự án đầu tư đã có các công trình trongnước và ngoài nước tập trung giải quyết Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên cứumới dừng lại ở việc xem xét, bàn luận về các kỹ thuật phân tích đánh giá dự án, ởnội dung tài chính và ở tầm vĩ mô nhiều hơn

Đối với những nghiên cứu nước ngoài: Thẩm định dự án đầu tư theo các

nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nhiều vào kỹ thuật phân tích đánh giá dự án

Little Ian M.D & James A.Mirrlees trong “Hướng dẫn phân tích dự án trong các

nước đang phát triển”(1968) 68 đề cập đến kỹ thuật phân tích dự án, vấn đề giá

bóng được sử dụng trong đánh giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ Curry Steve &

John Weiss trong “Phân tích dự án trong các nước đang phát triển” (1993) 65

xem xét kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích của dự án đầy đủ hơn Quan điểm củacác tác giả là đánh giá dự án bằng kỹ thuật phân tích chi phí – lợi ích là sự ướclượng và so sánh các ảnh hưởng lợi ích của đầu tư với các chi phí của nó Trong khi

đó, Hassan Hakimian & Erhun Kula, Đại học Tổng hợp London khi bàn về công tác

thẩm định dự án đầu tư trong “Đầu tư và thẩm định dự án” (1996) 66 cho rằng

thẩm định dự án đầu tư là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án Bản chất của thẩm định

dự án đầu tư chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợiích và chi phí của dự án Kỹ thuật phân tích lợi ích và chi phí của dự án được xemxét trên hai quan điểm từ phía tư nhân và nhà nước Đặc biệt, phân tích lợi ích và

Trang 13

chi phí được đề cập nhiều và áp dụng trong lĩnh vực công cộng Chính vì vậy, việcphân tích của các tác giả tập trung nhiều vào các kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án.Các phương diện khác của công tác thẩm định dự án không hoặc ít được đề cập đếnnhư: tổ chức thẩm định, yêu cầu về đội ngũ cán bộ thẩm định, thời gian và chi phí

thẩm định Lumby Stephen trong “Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính”

(1994) 69 cũng tập trung vào kỹ thuật phân tích lợi ích và chi phí của dự án đặcbiệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định đầu tư truyền thống như:phương pháp hoàn vốn, phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, cách tiếp cận dòngtiền chiết khấu Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án phục vụ cho việc ra các quyếtđịnh tài chính được tác giả tập trung xem xét

Nhìn chung, các công trình nước ngoài nghiên cứu về thẩm định dự án đầu tư

thường tập trung vào kỹ thuật phân tích đánh giá lợi ích và chi phí phục vụ cho mụcđích tối đa hoá lợi nhuận (tối đa hoá lãi cổ tức cho các cổ đông) hoặc tiến hành phântích đánh giá lợi ích và chi phí đối với dự án, chương trình thuộc lĩnh vực côngcộng

Đối với những nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu ở trong

nước về thẩm định dự án đã có song chủ yếu tập trung vào một ngành, một lĩnh vực

hoặc một số nội dung chủ yếu Vũ Công Tuấn với “ Thẩm định dự án đầu tư”

(1998) 57 tập trung nhiều vào kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án đầu tư và các văn

bản pháp luật có liên quan Nguyễn Hồng Minh trong “Phương hướng và những

biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp đồ uống của Việt nam” (2003) 30 xem xét công tác thẩm định

dự án ở tầm vĩ mô trong ngành công nghiệp chế biến Lưu Thị Hương trong “ Thẩm

định tài chính dự án” (2004) 24 tập trung vào nội dung thẩm định tài chính dự án

đầu tư như: dự toán vốn đầu tư, các chỉ tiêu thẩm định tài chính, phân tích rủi ro của

dự án Một số các công trình (luận văn thạc sĩ) xem xét công tác thẩm định tài chínhtrong các ngân hàng thương mại ở Việt nam trong đó chú trọng nhiều đến kỹ thuậtnghiệp vụ mà các ngân hàng áp dụng

Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả luận

Trang 14

án cho rằng việc nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư được tập trung nhiều ởkhía cạnh kỹ thuật phân tích đánh giá dự án, trên tầm vĩ mô Đối với tầm vi mô,thẩm định dự án của doanh nghiệp (với vai trò là chủ đầu tư) hiện chưa có côngtrình nào nghiên cứu toàn diện Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng,Việt nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi các doanhnghiệp cần có những quyết định đúng đắn và kịp thời để nắm bắt cơ hội đầu tư cóhiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh Trong đó, công tác thẩm định dự án ởdoanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực xây dựng – một lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn Điểm khác biệt cănbản của luận án với các công trình đã nghiên cứu trước đây là xem xét toàn diệncông tác thẩm định dự án để ra quyết định đầu tư ở tầm vi mô - doanh nghiệp xâydựng với vai trò là chủ đầu tư Việc xem xét này không chỉ dừng lại ở kỹ thuật phântích, đánh giá dự án mà còn đề cập đến các phương diện khác của công tác thẩmđịnh dự án đầu tư như: căn cứ thẩm định, quy trình thẩm định, đội ngũ cán bộ thẩmđịnh, phương pháp thẩm định, vấn đề phân cấp thẩm định Trong qúa trình thựchiện tác giả đã kế thừa, học tập những ưu việt của các công trình nghiên cứu trước

đó để hoàn thành luận án của mình

6 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về cơ sở khoa học:

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thẩm định dự ánđầu tư, thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng, phân cấp quản lý đầu

tư và phân cấp thẩm định dự án đầu tư trong nền kinh tế thị trường

- Đưa ra các đặc điểm của công tác thẩm định dự án đầu tư, những nhân tốảnh hưởng, các điều kiện để thẩm định dự án có chất lượng ở Tổng công ty xâydựng Xây dựng các kịch bản về những hậu quả đối với dự án do ảnh hưởng củacông tác thẩm định dự án từ đó làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thẩmđịnh của các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư vàchuyển đổi mô hình hoạt động

Về cơ sở thực tiễn:

Trang 15

- Đánh giá tổng quan về các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng ởViệt nam trong quá trình hình thành và phát triển, làm rõ những thay đổi cơ bảntrong phân cấp quản lý đầu tư trước và sau chuyển đổi mô hình hoạt động

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ở cácTổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng ở Việt nam từ bối cảnh của công tácthẩm định, tổ chức thẩm định, nội dung và phương pháp thẩm định Đưa ra nhữngtồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư ở các Tổng công ty xây dựng vànguyên nhân của những tồn tại đó

 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã xây dựng hệ thống các quan điểm

và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu

tư ở các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư Các quanđiểm được xây dựng cùng với những tồn tại đã phân tích là định hướng để hoànthiện công tác thẩm định dự án đầu tư Các giải pháp đề xuất là những giải pháptrực tiếp đối với các Tổng công ty xây dựng từ hoàn thiện về nhận thức đến tổ chứcthẩm định, nội dung thẩm định và phương pháp thẩm định dự án đầu tư

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo,luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chư ơng 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng

trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các Tổng công ty

xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu

Ch

ương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư

thuộc các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầutư

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN

PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

1.1 PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm và vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là công việc được tiến hành trong hoạt động đầu tưtheo phương thức dự án ở tất cả các quốc gia trên thế giới Tuỳ theo đặc thù, điềukiện kinh tế xã hội cũng như thể chế kinh tế của mỗi nước mà quan niệm cũng nhưcách thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư có sự khác biệt Ngay cả trong một nước,với các chủ thể thẩm định khác nhau thì quan niệm về thẩm định dự án đầu tư cũngkhông hoàn toàn đồng nhất Ở nhiều nơi trên thế giới, quan niệm về thẩm định dự

án đầu tư đi cùng với việc phân tích lợi ích và chi phí của một dự án [55, tr 9] Ngàynay, quan niệm về thẩm định dự án đầu tư cũng như các phương pháp phân tích lợiích và chi phí của dự án càng được hoàn thiện để thích ứng với nhu cầu lớn hơntrong việc lựa chọn các dự án đầu tư tốt nhất Quan niệm về thẩm định dự án đầu tưthường gắn với vai trò quan trọng của dự án đặc biệt là các dự án đầu tư phát triểntrong việc phân bổ nguồn lực sản xuất cho các lĩnh vực và các hoạt động khác nhautrong nền kinh tế

Khi nghiên cứu về công tác thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở khoa học, tác giảluận án đã tổng kết những khái niệm cũng như cách hiểu của các nhà nghiên cứu vàcác tổ chức trên thế giới về công tác thẩm định dự án đầu tư

Theo mục tiêu đầu tư, thẩm định dự án đầu tư được hiểu là “quá trình một cơ quan chức năng (nhà nước hoặc tư nhân) xem xét xem một dự án có đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội đã đề ra và đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu

Trang 17

quả hay không” 53, tr 156 Đây là định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra

đối với công tác thẩm định dự án đầu tư Với định nghĩa này, công tác thẩm định dự

án đầu tư nhằm giúp đưa dự án đi theo đúng hướng, tạo nền móng cho việc thựchiện dự án đầu tư có hiệu quả

Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét, phân tích, đánh giá dự án đầu tư trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư Thẩm định dự án đầu tư được xem như một công cụ quản lý để

góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư Thẩm định dự án đầu tư giúp tham mưu cho cáccấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư [13-16] Người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư ra quyết định trên cơ sở kết quả thẩm định Do vậy, công tác thẩm định dự ánđầu tư có vai trò quan trọng trong quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án.Công tác thẩm định giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá sự tuân thủ theopháp luật của dự án, của các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư, giúp cho việcsàng lọc, lựa chọn dự án đầu tư có hiệu qủa

Nếu xem xét dự án đầu tư theo quá trình từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư,vận hành khai thác dự án khi đó công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ được tiến hànhvới nhiều công việc từ thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư, thẩm địnhthiết kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán, thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm địnhkết quả đấu thầu và thẩm định quyết toán vốn đầu tư

Trên góc độ kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư được xem là một trong những kỹ thuật phân tích dự án Trong cuốn Thẩm định dự án đầu tư, tác giả Vũ Công Tuấn

cho rằng: “ Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án được thực hiện

bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập để ra quyết định thoả mãn các quy định về thẩm định của nhà nước” 57, tr 59 Theo ông, thẩm định dự án đầu tư là

một trong những kỹ thuật để phân tích, đánh giá dự án Quan niệm về thẩm định dự

án của ông cũng đồng nghĩa với quan niệm của các nước trên thế giới khi tiến hànhthẩm định Thẩm định dự án gắn liền với kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án trong

đó đặc biệt là phân tích chi phí và lợi ích của dự án

Theo nội dung chi tiết của dự án, thẩm định dự án đầu tư là việc tiến hành xem xét một cách toàn diện trên các nội dung của dự án từ pháp lý, công nghệ kỹ thuật,

Trang 18

kinh tế tài chính, tổ chức quản lý thực hiện đến hiệu quả của dự án Quan điểm này

cho rằng thẩm định dự án cần có kỹ thuật và các phương pháp cụ thể đối với từngnội dung của dự án Đối với các dự án đầu tư xây dựng ở Việt nam, theo Luật Xâydựng (2003) và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về Quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình 16, thẩm định dự án đầu tư bao gồm hai nội dung làthẩm định phần thuyết minh và thẩm định phần thiết kế cơ sở

Từ những phân tích trên đây, tác giả luận án cho rằng khái niệm về thẩm định

dự án đầu tư cần được xây dựng và hiểu thống nhất trên cơ sở khoa học Trong quátrình xây dựng cần phải xác định rõ phạm vi, bản chất cũng như mục đích của côngtác thẩm định dự án Trước nhu cầu đổi mới nền kinh tế của các nước đang pháttriển, sự gia tăng đáng kể nguồn lực cho đầu tư cũng như yêu cầu lớn trong việcxem xét, đánh giá dự án đòi hỏi cần phải nhận thức đầy đủ về công tác thẩm định dự

án Việc xây dựng khái niệm về “thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư”

cần được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh, chính phủcủa các nước đều có những thay đổi đáng kể trong các chính sách về đầu tư nhằmtạo môi trường thông thoáng hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút cácnguồn lực Trên cơ sở khoa học, khái niệm về thẩm định dự án đầu tư cần được baoquát, không xem xét riêng cho một chủ thể cũng như một nguồn vốn cụ thể nào.Điều này là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế, với tiến trình của công cuộcđổi mới kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt nam đặc biệt cầnquan tâm đến xu hướng vận động khách quan của nền kinh tế thị trường đó là sự đadạng hoá các nguồn vốn đầu tư, sự chuyển đổi mô hình hoạt động của các doanhnghiệp nhà nước (DNNN) và sự phân cấp quản lý đầu tư ngày càng mạnh mẽ Trên tinh thần đó, tác giả đã mạnh dạn xây dựng khái niệm khoa học về thẩmđịnh dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư Việc xây dựng khái niệm này của tác giả

đã chia sẻ quan điểm về thẩm định dự án đầu tư của các nhà nghiên cứu trước đâycũng như các tổ chức trên thế giới Theo tác giả, khái niệm về thẩm định dự án đầu

tư để ra quyết định đầu tư được diễn đạt như sau “ Thẩm định dự án đầu tư là quá

trình xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên các nội dung, lựa chọn dự án để quyết định đầu tư.”

Trang 19

Về cơ sở khoa học, khái niệm thẩm định dự án đầu tư của tác giả được nhìnnhận với nội dung như sau:

Thứ nhất, thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư là công việc cần

thiết được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là mộtquá trình tạo ra sản phẩm Khác biệt với các sản phẩm khác đây là sản phẩm “tưvấn” có được từ trí tuệ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định Trong quá trình thựchiện cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án, khôngnên quan niệm đây chỉ là một thủ tục hợp pháp hoá dự án để được phê duyệt, cấpvốn, vay vốn hoặc nhận được tài trợ

Thứ hai, nhiệm vụ của thẩm định dự án đầu tư là tiến hành kiểm tra, xem xét,

phân tích, đánh giá dự án và đưa ra kết luận, kiến nghị Việc phân tích, đánh giá dự

án phải đảm bảo được tính hợp pháp, khách quan, toàn diện, chuẩn xác và kịp thời

Thứ ba, mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là phục vụ cho việc ra quyết định

đầu tư Quyết định đầu tư chỉ được phê duyệt trên cơ sở của kết quả thẩm định dự án Với những nội dung trên, theo tác giả bản chất của công tác thẩm định dự án

đầu tư chính là kỹ thuật phân tích, đánh giá và lựa chọn dự án Công tác thẩm định

dự án đầu tư nhằm kiểm tra, phân tích, đánh giá làm sáng tỏ một loạt các vấn đề cóliên quan đến tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án trong mối liên hệ mật thiếtvới các thông tin có thể có và các giả thiết về môi trường trong đó dự án sẽ hoạtđộng, từ đó dự tính những kết quả mà dự án sẽ đem lại để có được những quyếtđịnh đầu tư đúng đắn 2, tr 29 Sản phẩm của công tác thẩm định dự án đầu tưchính là Báo cáo thẩm định (cùng với các văn bản xử lý có liên quan) trong đó phảinêu được những nhận xét và kiến nghị cụ thể đối với từng nội dung của dự án Với bản chất và mục tiêu đó, công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai tròquan trọng trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư Để góp phầnquản lý tốt hoạt động đầu tư và xây dựng cần thiết phải quản lý tốt công tácchuẩn bị đầu tư trong đó có lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư Thẩmđịnh dự án đầu tư là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để quyết định đầu

tư Thẩm định dự án đầu tư là một công cụ quản lý góp phần nâng cao hiệu quảđầu tư Vai trò là công cụ quản lý của thẩm định dự án được hiểu theo những

Trang 20

nội dung sau:

Thứ nhất, thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát Trên cơ

sở hồ sơ dự án, cơ quan có chức năng thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra tính hợppháp, tính hợp lý, mức độ chuẩn xác của các nội dung được trình bày Đây là căn cứquan trọng để có được những kết luận có độ tin cậy cao về dự án

Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc sàng lọc dự án Với kỹ thuật

phân tích, đánh giá được áp dụng khi xem xét các nội dung của dự án sẽ giúp choviệc lựa chọn những dự án có hiệu quả, có tính khả thi cao

Thứ ba, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc thực thi pháp luật Thông

qua kiểm tra, kiểm soát, công tác thẩm định dự án sẽ xác định rõ những nội dung cầnthực hiện, cần điều chỉnh của dự án, mặc khác qua đó cũng góp phần phân định rõtrách nhiệm, quyền hạn và phối hợp hài hòa giữa các đối tác tham gia dự án, đảm bảoviệc chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án được thuận lợi Bên cạnh đó, công tác thẩmđịnh dự án còn giúp cho các chủ thể tham gia dự án hoạt động và làm theo pháp luật

1.1.2 Phân cấp quản lý đầu tư và phân cấp thẩm định dự án đầu tư trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1 Sự cần thiết phải tiến hành phân cấp quản lý đầu tư và phân cấp thẩm định dự án đầu tư trong nền kinh tế thị trường

Phân cấp quản lý đầu tư là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho cáccấp, các cơ quan đại diện cho Nhà nước, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiệnquản lý hoạt động đầu tư Phân cấp quản lý đầu tư là cần thiết và là một yêu cầukhách quan đặt ra đối với mỗi quốc gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường Mụcđích của phân cấp quản lý đầu tư là nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong quản lý hoạtđộng đầu tư Phân cấp quản lý đầu tư nhằm tránh tập trung quyền hạn vào trong taymột cá nhân hay một tổ chức nào, giảm bớt gánh nặng cho cấp trên, tạo quyền chủđộng cho cấp dưới trong việc quyết định đầu tư Với thẩm quyền được phân cấp, cơ

sở, doanh nghiệp được chủ động trong việc cân đối nguồn lực, trong việc huy động

và sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư, đảm bảo dự án đầu tư xuất phát từ nhu cầuthị trường, từ thực tế khách quan Phân cấp quản lý đầu tư tạo điều kiện phát huytính sáng tạo, tự chủ của cơ sở, huy động và khai thác tối đa các nguồn lực, phát huytrí tuệ tập thể trong việc quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc Thông

Trang 21

qua phân cấp quản lý đầu tư giúp tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lýhoạt động đầu tư, trong việc ra quyết định đầu tư.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước và các doanh nghiệp có sựtương tác với nhau và lấy thị trường làm trung tâm Vận hành theo cơ chế thị trườngđòi hỏi cần xác định rõ những hoạt động mà Nhà nước quản lý và còn lại để cho thịtrường quyết định Nhà nước không có tham vọng hành chính hoá nền kinh tế cũngnhư không thể thay thế được vai trò của thị trường và các doanh nghiệp Chính thịtrường sẽ quyết định việc sản xuất và phân phối, trả lời câu hỏi: Sản xuất cái gì?Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Thông qua thị trường giúp cho việc phânphối tài nguyên, nguồn lực có hiệu quả Thị trường là cơ sở để hình thành các dự ánđầu tư và dự án khi đi vào thực hiện lại quay trở lại phục vụ thị trường Vận hànhtheo cơ chế thị trường, tự do cạnh tranh, tự do lựa chọn trong mọi họat động trong

đó có đầu tư chính là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của mỗi quốcgia

Những ưu thế của nền kinh tế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽ trongviệc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của cácdoanh nghiệp Vận hành theo cơ chế thị trường, họat động đầu tư của nhà nước vàcủa doanh nghiệp lấy lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp, là cơ sở để huy động mọinguồn lực, tính toán cân nhắc, lựa chọn phương án tối ưu nhằm đem lại hiệu qủacao nhất Tính phản ứng nhanh nhạy và thích ứng cao trước các thay đổi của nhucầu thị trường đòi hỏi trong hoạt động đầu tư các doanh nghiệp cần có những quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp và kịp thời Phân cấp quản lý đầu tư mạnh đã tạo cho doanhnghiệp quyền tự chủ nhiều hơn hay nói cách khác doanh nghiệp được tăng thẩmquyền nhiều hơn và đi kèm với đó là cơ chế trách nhiệm Chính điều này sẽ giúpcho doanh nghiệp hướng đến việc thực hiện những dự án đầu tư thiết thực, có hiệuquả, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế

Do tính tự phát của thị trường, của doanh nghiệp nên trong phân cấp quản lýđầu tư đòi hỏi cần minh bạch, công khai đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế,khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường Cùng với phân cấp quản lý đầu

tư rất cần thiết phải tiến hành kiểm tra, giám sát với cơ chế thích hợp Phân cấpquản lý đầu tư gắn liền với cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ giúp tăng cường trách

Trang 22

nhiệm của cơ sở, đảm bảo sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực trong nền kinh tế.Phân cấp quản lý đầu tư đi kèm với đó là cơ chế trách nhiệm của các cấp, của cơ sởgiúp cho việc đảm bảo hoạt động đầu tư đi theo đúng hướng, thiết thực và có hiệuquả Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi trong phân cấp quản lý cần phân chia

rõ những công việc do Nhà nước thực hiện và những công việc mà cơ sở, doanhnghiệp có thẩm quyền, tách bạch rõ chức năng quản lý của Nhà nước và chức năngquản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để phân cấp quản lý đầu tư thựchiện có hiệu quả đòi hỏi phân cấp cần công khai, minh bạch đối với từng công việccủa hoạt động đầu tư trong đó có phân cấp thẩm định dự án đầu tư

Phân cấp trong thẩm định dự án đầu tư là việc phân chia quyền hạn và tráchnhiệm cho các cấp, các cơ quan đại diện cho Nhà nước, các doanh nghiệp thực hiệnthẩm định dự án và ra quyết định đầu tư 34, tr 230 

Phân cấp thẩm định dự án đầu tư là yêu cầu cần thiết, là một nội dung trong phâncấp quản lý hoạt động đầu tư Phân cấp thẩm định dự án đầu tư nhằm đảm bảo choviệc thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từngthời kỳ, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn,khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chống thất thoát,lãng phí trong đầu tư Phân cấp trong thẩm định dự án đầu tư nhằm đảm bảo tăngcường hiệu lực quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của chủ thể thẩm định dự án

Sự cần thiết phải tiến hành phân cấp thẩm định dự án đầu tư được thể hiện ởnhững nội dung sau:

Thứ nhất, do hoạt động đầu tư có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực, để quản lý họat động đầu tư có hiệu quả, tăng tính hiệu lực trongviệc ra quyết định đầu tư cần thiết phải tiến hành phân cấp quản lý đầu tư Đặc biệtđối với các dự án đầu tư xây dựng, để thực hiện cần có số vốn lớn, với nhiều lựclượng tham gia, thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, có nhiều yếu tố tác động đến quátrình thực hiện và cần thiết phải thiết lập một kế hoạch chi tiết về huy động và sửdụng vốn có hiệu quả

Thứ hai, phân cấp thẩm định dự án đầu tư là cần thiết vì giúp giảm bớt sự quá

tải trong công việc Các công việc được phân chia cho nhiều cơ quan có chức năngtrên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật để thực hiện mà không thể tập trung

Trang 23

cho một hoặc một số cơ quan do không có đủ lực lượng, hạn chế về thời gian vàkinh phí Trên phương diện quản lý Nhà nước, phân cấp trong thẩm định dự án đầu

tư góp phần đảm bảo hiệu quả trong quản lý, ràng buộc trách nhiệm của các cấp,các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện, tránh quan liêu, lãng phí

Thứ ba, phân cấp trong thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc phân định rõ

trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các cơ quan có thẩm quyền trong thẩm định dự

án đầu tư, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý hoạt động đầu tư trên các mục tiêu:Chất lượng, thời gian và chi phí Sự phân cấp rõ ràng, minh bạch sẽ tạo ra hiệu quảtrong việc ra quyết định, đảm bảo tính đơn nhất đối với quyết định đưa ra cũng nhưràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với công việc

Thứ tư, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, nền kinh tế vận

hành theo cơ chế thị trường, cần thiết phải phân định rõ chức năng quản lý của Nhànước và chức năng quản trị sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chỉđạo, hướng dẫn, đặt ra “Luật chơi”, các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở cạnh tranhlành mạnh, bình đẳng trước pháp luật và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Sự phân cấp trong thẩm định dự án đầu tư là cần thiết vì tạo sự chủ động cho doanhnghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp, táchbạch rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản trị sản xuất của doanh nghiệp

1.1.2.2 Nguyên tắc cần quán triệt khi tiến hành phân cấp thẩm định dự án

đầu tư.

Từ những phân tích về sự cần thiết phải tiến hành phân cấp trong thẩm định

dự án đầu tư, tác giả cho rằng để phân cấp thẩm định dự án có hiệu quả trong quátrình thực hiện cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Phân cấp thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo sự thống nhất

và phù hợp với phân cấp quản lý hoạt động đầu tư, đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu

tư của dự án

Nguyên tắc 2: Phân cấp thẩm định dự án đầu tư phải gắn trách nhiệm của chủ

thể có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư với kết quả công việc trong suốtquá trình thực hiện

Nguyên tắc 3: Phân cấp thẩm định dự án đầu tư cần minh bạch, rõ ràng, song

Trang 24

cần tạo ra sự tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể thẩm địnhtrên cơ sở các quy định của pháp luật.

Nguyên tắc 4: Phân cấp thẩm định dự án đầu tư cần xác định rõ cấp quyết

định phải là cấp có đủ điều kiện, điều hành có hiệu qủa nhất, hoạt động trong khuônkhổ pháp luật và các chính sách chung của nhà nước

Nguyên tắc 5: Phân cấp thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư cần hướng tới

mục tiêu: tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, quản lý và sử dụng tài nguyên hợp lý

1.1.2.3 Nội dung phân cấp thẩm định dự án đầu tư

Nội dung phân cấp thẩm định dự án đầu tư được quy định trong các văn bảncủa pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng Tuỳ theo vai trò của từng cấp (Nhànước và doanh nghiệp) đối với hoạt động đầu tư, nội dung phân cấp thẩm định dự

án đầu tư được quy định cụ thể và được phân định rõ ràng

Phân cấp thẩm định dự án đầu tư theo cấp độ quản lý ở Việt nam được quyđịnh như sau:

Đối với Nhà nước: Nhà nước chỉ tham gia trực tiếp trong việc quản lý các

dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, không có khả năng thu hồi vốn hoặc hỗ trợ các dự

án của doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theoquy định của pháp luật Đối với các nguồn vốn khác như vốn tín dụng của Nhànước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước chỉ quản lý vềchủ trương và quy mô đầu tư, doanh nghiệp có dự án tự tổ chức thẩm định, tự quyếtđịnh đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Ngoài ra, với vai trò quản lý nhà nước theo chức năng, Nhà nước sẽ thamgia trong việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án như: thẩm định thiết kế

cơ sở của dự án, đóng góp ý kiến về quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường,khai thác tài nguyên khoáng sản

Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có và vốn huy động

hợp pháp để thực hiện dự án Doanh nghiệp có dự án tự tổ chức thẩm định, tựquyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Trang 25

1.1.3 Mục tiêu và yêu cầu thẩm định dự án đầu tư theo từng cấp độ quản lý 1.1.3.1 Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư theo từng cấp độ quản lý

Về phía Nhà nước:

Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia quản lýhoạt động đầu tư nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng chiến lược pháttriển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương trong từng thời kỳ,đảm bảo sử dụng các nguồn lực của quốc gia có hiệu quả, đóng góp tích cực vào

sự phát triển kinh tế xã hội Nhà nước sẽ đứng trên quan điểm tổng thể quốc gia

để xem xét, đánh giá dự án Mục tiêu thẩm định dự án ở cấp Nhà nước là lựachọn được dự án đầu tư có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia,

sử dụng có hiệu quả vốn của nhà nước, chống thất thoát, lãng phí Thẩm định dự

án đầu tư ở cấp độ này nhằm đánh giá sự tác động của dự án đến các chươngtrình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, lựa chọn dự án và đưa racác biện pháp hỗ trợ cho dự án như tài trợ vốn, cho vay ưu đãi, miễn giảmthuế

Về phía doanh nghiệp:

Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh,cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội của đất nước, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Nhà nước cầntạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động Cơ chế thị trường trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phân cấp quản lý đầu tư mạnh đã tạo điềukiện cho doanh nghiệp được tự chủ trong mọi hoạt động trên cơ sở tuân thủ đúngnhững quy định, luật pháp của nhà nước Họat động trong nền kinh tế, nhà nước vớichức năng lập pháp và hành pháp đặt ra các luật lệ, các quy định và thiết lập bộ máyquản lý để kiểm soát mọi hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Doanh nghiệptham gia hoạt động trên thị trường phải tuân thủ những luật lệ và quy định đó

Đối với doanh nghiệp là nhà đầu tư:

Mục tiêu của nhà đầu tư là thu lợi nhuận Dự án có mức sinh lời càng cao thìcàng hấp dẫn các nhà đầu tư Do vậy, công tác thẩm định dự án của chủ đầu tư vớimục tiêu chủ yếu là đánh giá khả năng sinh lời về tài chính của dự án (song vẫn

Trang 26

phải đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội), trên cơ sở đó lựa chọn dự án có hiệu quả, đemlại lợi ích cho doanh nghiệp Công tác thẩm định dự án giúp chủ đầu tư sử dụng cóhiệu quả vốn của mình, tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về đầu tư và xâydựng Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phân cấp mạnh trong quản

lý hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm, khai thác dự án, huyđộng và sử dụng vốn có hiệu quả Quyết định đầu tư chuẩn xác được dựa trên cơ sởcủa kết quả thẩm định Công tác thẩm định dự án đầu tư trong doanh nghiệp đượcxem là một trong những công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu

Đối với doanh nghiệp là tổ chức tư vấn

Khác với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn hoạt động trên cơ sở đưa ra những lờikhuyên có hiệu quả nhất cho khách hàng Sản phẩm tư vấn là sản phẩm có được từ trítuệ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự Vận hành theo cơ chế thị trường, trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế, trước những cơ hội lớn đang mở ra, sự hiểu biết của conngười về một lĩnh vực dường như có hạn Do vậy, nhu cầu về tư vấn trên mọi hoạtđộng của cá nhân và doanh nghiệp là rất lớn Các công ty tư vấn ra đời, hoạt động theoquy định của pháp luật nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội Liên quan đến dự án đầu tư

có rất nhiều hoạt động tư vấn trong đó các công ty tư vấn tham gia thẩm định dự án.Mục đích thẩm định dự án của các công ty tư vấn là đem lại lợi ích cho doanh nghiệptrên cơ sở thực hiện đúng hợp đồng được ký kết, đánh giá tính khả thi của dự án giúpchủ đầu tư, giúp các tổ chức đi thuê có sự nhìn nhận khách quan, toàn diện về dự án sẽthực hiện Sự chênh lệch trong giá hợp đồng so với những chi phí thực hiện hợp đồng

tư vấn thẩm định là những lợi ích đem lại cho loại hình doanh nghiệp này Thông qua

tư vấn về thẩm định dự án đầu tư (cùng với các nội dung thẩm định khác) giúp manglại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh Tư vấn vềthẩm định dự án được thực hiện khi chủ thể được giao nhiệm vụ thẩm định (cơ quannhà nước hoặc chủ đầu tư) không đủ năng lực để tự thực hiện Tư vấn thẩm định dự án

có thể theo hình thức thẩm định toàn bộ hoặc từng phần theo yêu cầu tuỳ theo từng dự

án

Chức năng quản lý và mục tiêu thẩm định dự án đầu tư theo từng cấp độ: Nhànước và doanh nghiệp được nêu trong Bảng 1.1 Đối với doanh nghiệp được xemxét trên phương diện chủ đầu tư và tổ chức tư vấn

Trang 27

Bảng 1.1 Chức năng quản lý và mục tiêu thẩm định dự án theo từng cấp độ

STT Cấp độ

quản lý

Chức năng quản lý

Phạm vi quản lý

- Quản lý nhà nước

- Toàn bộ nền kinh tế

-Trực tiếp quản lý đối với lĩnh vực quan trọng

- Hỗ trợ DN trong những trường hợp cần thiết

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn của nhà nước

- Đảm bảo lựa chọn DA hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế xã hội

Toàn bộ hoạt động của DN

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn của DN

- Đảm bảo lựa chọn DA hiệu quả, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

ký kết

- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư

(Nguồn: Tác giả )

1.1.3.2 Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư theo từng cấp độ quản lý

Từ nội dung phân cấp trong thẩm định dự án đầu tư và mục tiêu của từng chủthể thẩm định, luận án làm rõ hơn yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư theo từng cấp

độ quản lý Yêu cầu này được xem xét trên các phương diện từ tổ chức thực hiện,nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Về tổ chức thẩm định dự án:

Phân cấp và tổ chức thẩm định dự án được quy định theo các văn bản của phápluật, điều lệ hoạt động của đơn vị Phân cấp thẩm định dự án được quy định theo từngcấp, theo quy mô, tính chất của dự án, theo nguồn vốn đầu tư Người có thẩm quyềnquyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực thẩm định dự

án và có thể mời cơ quan chuyên môn khác có liên quan (các Bộ, Sở, ban ngành), các

tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án Cơ quan thamgia thẩm định, tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn phải là những cá nhân, cơ quankhông tham gia lập dự án Cơ quan, cá nhân tham gia thẩm định dự án phải chịu tráchnhiệm về hậu quả do những sai sót của kết luận đưa ra trong Báo cáo thẩm định

Trang 28

Tổ chức thẩm định dự án được xem xét trên những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, đối với việc phân giao nhiệm vụ thẩm định: Các đơn vị có thẩm

quyền thẩm định dự án theo quy định của pháp luật Việc phân giao nhiệm vụ đượccăn cứ trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan trực tiếp, điều lệhoạt động của đơn vị cùng với khả năng thực hiện của cá nhân và tập thể Đầu mốithẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư Đơn vịnày vừa là đầu mối tổ chức thẩm định đồng thời cũng tham gia trực tiếp thẩm định

dự án Người được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mình trướcThủ trưởng cơ quan và trước pháp luật

 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan quản lý Nhà nước trựcthuộc người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án 16, 41

- Đối với các dự án quan trọng quốc gia, thẩm định dự án được giao cho mộtHội đồng do Nhà nước thành lập Ở Việt nam, Hội đồng thẩm định nhà nước doThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập để tổ chức thẩm định các dự án đầu tưquan trọng quốcgia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: công tác thẩm địnhđược phân cấp đến các Bộ, Sở, địa phương Ở Việt nam:

+ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đầumối tổ chức thẩm định là các Vụ có chức năng thẩm định của Bộ (Vụ Kế hoạch,Đầu tư, Thẩm định)

+ Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyếtđịnh đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án UBND cấphuyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đầu mối thẩmđịnh là đơn vị có chức năng (Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính) quản lý kế hoạchngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư

Đối với doanh nghiệp: Theo cơ cấu tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều cóphòng ban chức năng quản lý về hoạt động đầu tư (Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý

dự án, Phòng Thẩm định hoặc Phòng Kế hoạch) Công tác thẩm định dự án được

giao cho phòng có chức năng quản lý đầu tư làm đầu mối về thẩm định và trực tiếp

Trang 29

tham gia thẩm định dự án Các dự án đầu tư với hồ sơ đầy đủ sau khi Tổng giámđốc (TGĐ) trình Hội đồng quản trị (HĐQT) khi đó mới giao nhiệm vụ cho PhòngĐầu tư tiến hành thẩm định dự án Các phòng ban khác trong doanh nghiệp cùngtham gia góp ý về dự án Sau khi nhận được hồ sơ trình thẩm định, phòng có chứcnăng tiến hành phân công giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm tham gia trực tiếpthẩm định dự án Nhóm hoặc cá nhân này phải có trách nhiệm về những kết quả đưa

ra trong Báo cáo thẩm định

Phòng được giao nhiệm vụ có đủ năng lực có thể tự thẩm định dự án, nếukhông đủ năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn thẩm định dự án Tổ chức tư vấnthực hiện công việc thẩm định theo hợp đồng đã ký kết Phòng có chức năng thẩmđịnh xem xét lại kết quả thẩm định của tư vấn trước khi trình Thủ trưởng cơ quan và

người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Thứ hai, đối với quy trình tổ chức thẩm định dự án:

Nhìn chung, quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư ở cấp độ Nhà nước

và doanh nghiệp về cơ bản là giống nhau Cơ sở hình thành quy trình tổ chứcthẩm định dự án là nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định (bao gồm phântích, đánh giá tính khả thi của dự án trên các nội dung; đề xuất và kiến nghị việclựa chọn dự án) 2, tr30

Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư được minh hoạ trong sơ đồ 1.1 Quytrình này được thiết lập chung cho cả hai cấp độ là Nhà nước và doanh nghiệp Quytrình tổ chức thẩm định dự án đầu tư thể hiện rất rõ nhiệm vụ của từng bộ phận,từng đơn vị trong quá trình thực hiện Đơn vị đầu mối của cơ quan thẩm định dự ántiếp nhận hồ sơ, phân công công việc cho các cá nhân, nhóm thực hiện, chịu tráchnhiệm về việc tổ chức thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định và về kết quả thẩmđịnh

Trang 30

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư

(Nguồn: Bộ KH và ĐT, Chuyên đề tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn) 2, tr 30

Một cách khái quát, trong quy trình tổ chức thẩm định dự án gồm các bước:Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện công việc thẩm định và trình duyệt

Đối với Nhà nước: Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư được thực

hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước

Đối với doanh nghiệp: Quy trình này được thực hiện trong nội bộ doanh

nghiệp Trong quá trình tổ chức thực hiện, một số nội dung cần phải có sự góp ý củacác cơ quan quản lý Nhà nước theo chức năng như thẩm định thiết kế cơ sở, ý kiếngóp ý về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường

Đơn vị đầu mối

của cơ quan

phản biện

Nhóm chuyên gia

Phản biện độc lập

Hội đồng tư vấn thẩm định

Các bộ phận quản lý (Sở, Vụ chuyên ngành)

Ý kiến Bộ, ngành, địa phương liên quan

Thủ trưởng cơ quan thẩm định

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Trang 31

Thứ ba, đối với đội ngũ cán bộ thẩm định:

Đội ngũ cán bộ thẩm định là những người tham gia trực tiếp thẩm định dự án

đầu tư Chất lượng của công tác thẩm định phụ thuộc vào cán bộ thực hiện Thànhviên tham gia thẩm định dự án đầu tư bao gồm 2 nhóm: nhóm chuyên môn và nhómquản lý Trường hợp không đủ năng lực, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định cóthể thuê các tổ chức tư vấn.Việc sử dụng tư vấn chuyên môn được áp dụng linh hoạttuỳ theo nội dung, tính chất của từng dự án và được thực hiện theo hình thức: thànhlập nhóm chuyên gia (các chuyên gia làm việc tại các Bộ, Sở quản lý chuyên ngànhhoặc thêm một số chuyên gia độc lập từ các Viện nghiên cứu, Trường Đại học.Trong những trường hợp cần thiết, nhóm này có thể chia thành các tiểu ban chuyên

môn để đánh giá theo từng nội dung hoặc thuê các tư vấn độc lập (trong và ngoài nước) 2, tr 32 Các tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia này làm nhiệm vụ phản

biện toàn bộ hoặc từng phần dự án (theo chuyên đề) Tính khách quan của công tác

thẩm định được thể hiện rõ khi có sự tham gia phản biện độc lập từ phía chuyên giahoặc các nhà tư vấn

Đối với Nhà nước: đội ngũ thực hiện công tác thẩm định dự án là cán bộ

thuộc các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng ở các Bộ, Sở, địa phương Các

cơ quan quản lý Nhà nước có thể thuê tổ chức tư vấn hoặc mời các chuyên gia bênngoài có liên quan đến dự án để tham gia góp ý kiến Nhóm chuyên môn thẩm định

dự án đầu tư gồm các cán bộ chuyên viên của đơn vị có chức năng thẩm định, cácchuyên gia hoặc các nhà tư vấn Nhóm quản lý gồm lãnh đạo các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền như Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành, Giámđốc các Sở, Chủ tịch UBND thành phố, tỉnh, huyện, xã

Đối với doanh nghiệp: đội ngũ thẩm định dự án đầu tư là các cán bộ thuộc

phòng có chức năng thẩm định của doanh nghiệp (Phòng Đầu tư, Phòng Thẩm địnhhoặc Phòng Kế hoạch) Trong quá trình thực hiện, cán bộ các phòng ban khác trongdoanh nghiệp hoặc chuyên gia, tư vấn bên ngoài cùng tham gia góp ý Với cácdoanh nghiệp mạnh, có quá trình hoạt động lâu năm, đội ngũ cán bộ thẩm định có

đủ năng lực có thể tự thẩm định dự án Đối với các doanh nghiệp yếu, mới tham giatrên thị trường, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu khi đó thường thuê các

Trang 32

tổ chức tư vấn thẩm định dự án (toàn bộ hoặc từng phần) Nhóm chuyên môn là cáccán bộ có nghiệp vụ trực tiếp thực hiện Nhóm quản lý: Gồm lãnh đạo doanh nghiệpnhư Trưởng các phòng chức năng, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT.

Thứ tư, đối với căn cứ và phương tiện thẩm định dự án:

Đối với các chủ thể thẩm định dự án ở từng cấp độ quản lý, căn cứ và phương

tiện thẩm định dự án về cơ bản là giống nhau Căn cứ để thẩm định dự án bao gồm:các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước; các quy hoạchphát triển; hệ thống văn bản pháp quy; các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức; cácquy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế Trên cơ sở hồ sơ dự án trình thẩmđịnh, cán bộ thẩm định sử dụng những căn cứ này để đánh giá tính hợp pháp, hợp

lý, hiệu quả và khả thi của dự án

Các phương tiện để thẩm định dự án đầu tư bao gồm: hệ thống máy tính, cácchương trình phần mềm chuyên dụng, các thiết bị đo lường, khảo sát phục vụ chophân tích, đánh giá dự án Sự phát triển của công nghệ thông tin với tốc độ truy cậpInternet cao, hệ thống máy tính nối mạng là một trong những phương tiện cần thiết,hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho công tác thẩm định Việc tham khảo, điều tra giá cả thịtrường, các vấn đề có liên quan, phát triển các chương trình phần mềm đã cung cấpnhiều thông tin cần thiết Trong quá trình tính toán, các chỉ tiêu cụ thể là các chỉ tiêu tàichính được thiết kế các phần mềm chuyên dụng giúp giảm bớt thời gian, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại như phân tích độ nhạy,

dự báo hay triệt tiêu rủi ro Ngoài hệ thống máy tính, các thiết bị đo lường, các thiết bịphục vụ khảo sát địa chất, đánh giá tác động môi trường rất cần thiết nhằm xác địnhmức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường, kinh tế xã hội đặc biệt đối với các dự án

có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp

Các căn cứ và phương tiện này là những điều kiện không thể thiếu, có ảnhhưởng đến chất lượng, thời gian và chi phí thẩm định dự án Trong điều kiện pháttriển của khoa học công nghệ cùng với quá trình hoàn thiện luật pháp, các căn cứ vàphương tiện tính toán ngày càng được trang bị đầy đủ, đồng bộ và hoàn chỉnh đểgóp phần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư

Về nội dung thẩm định dự án:

Trang 33

Thẩm định dự án đầu tư có nhiều nội dung Về cơ bản, nội dung thẩm định dự

án đầu tư được xem xét trên 5 nhóm chủ yếu đó là: thẩm định các yếu tố về pháp lý,

về công nghệ kỹ thuật, về kinh tế tài chính, về tổ chức thực hiện quản lý dự án và vềhiệu quả của dự án

Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nội dung thẩm định này với nhiệm vụ là

xem xét tính hợp pháp của dự án theo quy định của pháp luật Sự phù hợp của cácnội dung dự án với những quy định hiện hành đã được thể hiện trong các văn bảncủa pháp luật, chế độ chính sách áp dụng đối với dự án Sự phù hợp về quy hoạch(ngành và lãnh thổ), quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên

Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Nội dung thẩm định khía cạnh

này nhằm xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của cácgiải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án

Thẩm định các yếu tố kinh tế, tài chính của dự án: Thẩm định khía cạnh này

nhằm xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính (nguồn vốn,mức chi phí, doanh thu, các chế độ và nghĩa vụ tài chính ) được áp dụng trong cácnội dung của dự án

Thẩm định các điều kiện tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Thẩm

định nội dung này nhằm xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định, bền vữngcủa các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành, đảm bảomục tiêu dự định của dự án

Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Thẩm định nội dung này nhằm xem xét, đánh

giá hiệu quả dự án trên các phương diện tài chính, kinh tế, xã hội, đánh giá hiệu quảtổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư Dự án được xem là khả thi, hiệuquả khi việc thẩm định các yếu tố này cho những kết quả đánh giá là tốt hoặc khảquan so với các chuẩn mực thích hợp

Với 5 nhóm nội dung chủ yếu trong thẩm định dự án, tuỳ theo vai trò củatừng chủ thể thẩm định đối với dự án đầu tư mà thực hiện thẩm định các nộidung phù hợp

Đối với Nhà nước:

Nhà nước với vai trò là người quyết định đầu tư: Nội dung thẩm định dự án

Trang 34

được xem xét theo 5 nhóm yếu tố trên 16 Cụ thể, đối với người quyết định đầu tư,nội dung thẩm định dự án nhằm:

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết đầutư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thựchiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: sự phù hợp vớiquy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặtbằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; tổ chức quản lý thực hiện

dự án; kết qủa thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòngchống cháy nổ, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môitrường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan liên quan và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan

Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý chức năng: (Thẩm định thiết kế cơ sở

theo thẩm quyền quy định của pháp luật, góp ý về các vấn đề có liên quan đến quyhoạch xây dựng, bảo vệ môi trường) Cụ thể, nội dung thẩm định dự án ở cấp độNhà nước trong vai trò này là: Xem xét

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, sự kết nối với cáccông trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào

- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòngchống cháy nổ

- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hànhnghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định

Đối với doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp với vai trò là chủ đầu tư- người quyết định đầu tư: nội dung

thẩm định nhằm xem xét đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của dự án (được quyđịnh như đối với Nhà nước trong vai trò quyết định đầu tư)

- Doanh nghiệp là tổ chức tư vấn: Nội dung thẩm định dự án theo yêu cầu

được ký kết bằng hợp đồng giữa hai bên, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, đánhgiá tính khả thi giúp chủ đầu tư

Trang 35

Về phương pháp thẩm định dự án:

Khi xem xét về phương pháp thẩm định dự án luận án đề cập đến hai nội dung

là quan điểm phân tích, đánh giá dự án và phương pháp thẩm định

Thứ nhất, đối với quan điểm phân tích, đánh giá dự án

Tuỳ theo từng cấp độ quản lý cũng như từng chủ thể thẩm định dự án mà cóquan điểm riêng trong phân tích đánh giá dự án Với mỗi quan điểm lại có nhữngphương diện phân tích dự án phù hợp Các quan điểm này được thể hiện ở nhữngnội dung sau:

Đối với Nhà nước

Quan điểm của Nhà nước khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư để thấy đượctính cần thiết, phù hợp của dự án với chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triểncủa quốc gia, ngành, địa phương Trên phương diện Nhà nước, thẩm định dự án đầu

tư nhằm xác định hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội cho dự án, cân đối giữa chiphí và lợi ích để chấp nhận hay bác bỏ dự án Cụ thể, các cơ quan quản lý ngân sáchcủa Nhà nước quan tâm tới các khoản thu, chi của ngân sách đối với dự án Cácnguồn thu của dự án cho ngân sách bao gồm phí, thuế trực tiếp hoặc gián tiếp Cáckhoản ngân sách chi dưới dạng trợ cấp hay trợ giá 2, tr 29 Với quan điểm này cácphương diện phân tích dự án cụ thể là:

Phân tích tài chính: các cơ quan quản lý ngân sách quan tâm tới các chi phí

và lợi ích mà dự án sẽ đóng góp hoặc ngân sách phải chi cho dự án như các khoảntrợ cấp hay trợ giá (khoản chi), các khoản thu từ dự án như phí, thuế trực tiếp hoặcgián tiếp 2, tr 29

Phân tích kinh tế: Thực chất phân tích kinh tế là công cụ đánh giá dự án từ

quan điểm quốc gia Trên cơ sở phân tích tài chính, phân tích kinh tế sử dụng giá cả

đã được điều chỉnh trong điều kiện thay đổi của thị trường để phản ánh đầy đủ,chính xác các nguồn lực đã hao phí cũng như những lợi ích kinh tế thực sự đối vớimột quốc gia Sử dụng các phân tích kinh tế để điều chỉnh các dòng thu, dòng chicủa dự án theo giá kinh tế và xác định những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án đốivới quốc gia như NVA (Giá trị gia tăng thuần tuý- Net Value Added), NNVA (Giátrị gia tăng thuần tuý quốc gia – Nation Net Value Added) cùng các chỉ tiêu

Trang 36

khác.33, tr 343 

Phân tích xã hội: Phân tích xã hội chủ yếu xem xét sự phân phối lợi ích theo

tất cả các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ với dự án về lợi ích Phântích xã hội đề cập đến việc phân tích ảnh hưởng của các sản phẩm do dự án tạo rađến xã hội trên quan điểm các chuẩn mực mà xã hội quy định (đáng khen hay đángchê, tích cực hay tiêu cực, văn minh hay không văn minh ) 2, tr 29 Dự án sẽđem lại những lợi ích gì cho cộng đồng xã hội (như công ăn việc làm, nâng cao dântrí, phân phối thu nhập, tăng cường tiềm lực công nghệ của đất nước ) và có nhữngtác động gì không có lợi cho đất nước (tiêu phí nguồn lực, tài nguyên, ô nhiễm môitrường, sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả ) Trong một số nghiên cứu có thể xemxét chung cả hai phương diện phân tích kinh tế và xã hội thành phân tích kinh tế xãhội 33, tr 326

Đối với doanh nghiệp:

Quan điểm của chủ đầu tư: Mục đích chủ yếu của chủ đầu tư khi tham gia dự

án là lợi ích tài chính (thu nhập bằng tiền) được hưởng Chủ đầu tư quan tâm đếngiá trị thu nhập ròng còn lại so với lợi ích tài chính có thể nhận được trong trườnghợp không có dự án, quan tâm tới lợi ích ròng của dự án trong quan hệ với cácnguồn lực phải bỏ ra trong khi thực hiện dự án Với quan điểm này, các phươngdiện phân tích dự án là: 2, tr 29

Phân tích tài chính: Phân tích tài chính nhằm giúp cho chủ đầu tư đánh giá

được tính khả thi, tính hiệu quả về tài chính của dự án Chủ đầu tư quan tâm đến lãi,

lỗ, đến hiệu quả thực sự của dự án vì nó có ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt độngchung của doanh nghiệp Do các dự án được thực hiện ở doanh nghiệp có nguồngốc chủ yếu từ vốn tự có và huy động hợp pháp của chủ đầu tư nên việc lựa chọn dự

án để quyết định đầu tư có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Chủ đầu

tư tiến hành phân tích tài chính dự án để thấy được tính hiệu qủa về tài chính của dự

án, thu nhập ròng sẽ có được nếu thực hiện dự án

Phân tích kinh tế: Ở góc độ doanh nghiệp, phân tích kinh tế chủ yếu xem xét

nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội, những ảnh hưởng của dự

Trang 37

án đến môi trường và xã hội Trên thực tế, phân tích kinh tế ở góc độ doanh nghiệpđược xem xét tuy nhiên mức độ tập trung không như phân tích tài chính

Phân tích xã hội: Phân tích xã hội đánh giá xem dự án sẽ đem lại những lợi

ích gì cho cộng đồng xã hội và có những tác động gì không có lợi cho đất nước Ởgóc độ doanh nghiệp là chủ đầu tư, việc tập trung cho phương diện phân tích nàykhông bằng phân tích tài chính

Quan điểm của tổ chức tư vấn: Quan tâm đến lợi ích có được từ việc thực

hiện hợp đồng Các phân tích được thực hiện trên mọi phương diện để đánh giákhách quan về dự án như tài chính, kinh tế xã hội của dự án

Thứ hai, đối với phương pháp thẩm định dự án:

Tùy thuộc vào nội dung cần thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích

dự án mà sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau Việc vận dụng cácphương pháp nào và hiệu quả của việc vận dụng đến đâu lại phụ thuộc vào trình độ

và khả năng của cán bộ thực hiện Khi xem xét về các phương pháp thẩm định dự

án có thể chia thành phương pháp chung và phương pháp cụ thể

Phương pháp chung để thẩm định dự án là tiến hành so sánh, đối chiếu nội

dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩnkinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinhnghiệm thực tế 2, tr 30 Tùy theo nội dung và yêu cầu đối với mỗi dự án mà cócác phương pháp thẩm định cụ thể thích hợp Ngoại trừ các nội dung có quy địnhpháp luật, đối với các nội dung khác đều có những phương pháp cụ thể trong quátrình thẩm định dự án

Các phương pháp thẩm định dự án cụ thể: Có nhiều phương pháp tuỳ thuộc

vào từng nội dung thẩm định Xem xét một cách khái quát có 4 phương pháp chủyếu được áp dụng trong quá trình thẩm định dự án Các phương pháp này bao gồm:

Phương pháp 1: So sánh các chỉ tiêu.

Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản và rất hay dùng trong thực tế Các chỉtiêu của dự án được đưa ra so sánh với các quy định, các tiêu chuẩn, định mức, các

Trang 38

dự án đã và đang hoạt động Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tínhhợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án Trên cơ sở đó có thể rút ra các kếtluận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư Sử dụng phương pháp này,các chỉ tiêu được so sánh với các tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về sản phẩm của

dự án mà thị trường đòi hỏi, với các định mức sản xuất, tiêu hao năng lượng,nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý của ngành theo định mức kinh

tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế, các chỉ tiêu về hiệuquả đầu tư, về các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướngdẫn, chỉ đạo của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp Tuynhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần lưu ý: cácchỉ tiêu dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụthể của dự án và của doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứngnhắc

Phương pháp 2: Thẩm định dựa trên sự phân tích độ nhạy của dự án

Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp Đây làmột phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư Mục đíchkhi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởngđến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thểxảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giácác nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc

có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án Sử dụngphương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi cónhững tình huống bất lợi có thể xảy ra Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự

án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (Giá trị hiện tại ròng), hệ số hoàn vốnnội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn (T), khả năng hòa vốn từ đó có thể kết luậnđược về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất nhữngbiện pháp quản lý và phòng ngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án

34 Phương pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơnmức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan

Phương pháp 3: Thẩm định dự án trên cơ sở của kết quả dự báo.

Trang 39

Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tracung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị,nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án Để sửdụng tốt phương pháp này, yêu cầu những nhà phân tích cần có các kỹ năng tổnghợp (tổng hợp các số liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua các thôngtin đã thu thập trên báo chí, tạp chí, Internet, hội thảo, đề án phát triển ngành, quyhoạch địa phương ) sau đó phải biết phân tích và có thể phải sử dụng các mô hìnhtoán, thống kê để dự báo Phương pháp này nếu được sử dụng tốt trong công tác lập

và thẩm định dự án sẽ nâng cao mức độ chuẩn xác của những kết quả tính toán.Phương pháp dự báo có thể áp dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạytuy nhiên các số liệu trong phân tích độ nhạy được giả định trên cơ sở chủ quan thìcác số liệu trong phương pháp này mang tính khách quan

Phương pháp 4: Thẩm định dự án có xem xét đến những yếu tố rủi ro.

Quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư thường rất dài, trong khi đó dự

án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, do vậy việc triểnkhai thực hiện sau này của dự án (ngay cả khi dự án đi vào khai thác) có thể phátsinh nhiều rủi ro không lường trước Vì vậy, trong quá trình phân tích, đánh giá dự

án cần xem xét những rủi ro có thể xảy ra, đây được xem là những nhân tố có ảnhhưởng đến hiệu quả của dự án Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn hiệuquả điều đó cho thấy dự án có độ an toàn cao và ngược lại, cần phải có các biệnpháp phòng ngừa rủi ro hoặc các biện pháp hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhấttác động của các rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.Tùy thuộc vào khả năng của cán bộ thẩm định cũng như yêu cầu của dự án mà

sử dụng các phương pháp cho phù hợp Trên thực tế, dự án đầu tư được thẩm địnhbằng sự kết hợp của hai hay nhiều phương pháp Việc kết hợp các phương pháp sẽgóp phần bổ sung, hoàn thiện cho phân tích, đánh giá dự án được toàn diện, tăng độtin cậy của các kết quả tính toán Phương pháp truyền thống thường được áp dụngvới cách làm đơn giản, mang lại kết quả nhanh chóng, song mức độ chính xác chưacao Đối với các phương pháp hiện đại việc vận dụng đòi hỏi phải có kỹ năng, mấtnhiều thời gian và cho kết quả với độ chính xác cao hơn

Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư ở từng cấp độ: Nhà nước và doanh nghiệp

Trang 40

trên các phương diện chủ yếu (tổ chức thẩm định, nội dung và phương pháp thẩm định)được thể hiện tổng quát trong Bảng 1.2 dưới đây Đối với cấp độ doanh nghiệp trongbảng chỉ đề cập đến doanh nghiệp là chủ đầu tư trong vai trò người quyết định đầu tư

Bảng 1.2 Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư đối với từng cấp độ quản lý

Về tổ chức thực hiện: các cơ quan QLNN tham gia thẩm định dự án

và quyết định đầu tư hoặc thẩm định theo chức năng (có sự thamgia của tư vấn nếu có)

Về nội dung: các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án(đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư), sự tuânthủ pháp luật của dự án về quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường(thuộc thẩm quyền thẩm định theo chức năng)

Về phương pháp: quan điểm nhà nước, chú trọng đến phân tíchkinh tế xã hội, sử dụng các phương pháp thẩm định

Về nội dung: các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án

Về phương pháp: quan điểm chủ đầu tư, chú trọng đến phân tíchtài chính, sử dụng các phương pháp thẩm định

Ngày đăng: 12/04/2013, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nxb Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
Tác giả: Thái Bá Cẩn
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
17. Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng
Tác giả: Nguyễn Văn Chọn
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1999
18. Vũ Kim Dũng, Cao Thuý Xiêm (2003), Kinh tế quản lý, Nxb Thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế quản lý
Tác giả: Vũ Kim Dũng, Cao Thuý Xiêm
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
19. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
20. Đảng cộng sản Việt nam (2004), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
21. Nguyễn Duy Hạc (1998), Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Tác giả: Nguyễn Duy Hạc
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1998
22. Nguyễn Cộng Hoà, Ngô Vũ, Hoàng Thu Hương, Trần Thanh Phiệt, Nguyễn Minh Huệ, Phạm Tuyết Nhung (2004), Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế Đấu thầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế Đấu thầu
Tác giả: Nguyễn Cộng Hoà, Ngô Vũ, Hoàng Thu Hương, Trần Thanh Phiệt, Nguyễn Minh Huệ, Phạm Tuyết Nhung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
23. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Tác giả: Đinh Thế Hiển
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
24. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm định tài chính dự án
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2004
25. Trần Thị Mai Hương (2003), “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng, 420 (2), tr 47-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư”, "Tạp chí Xây dựng
Tác giả: Trần Thị Mai Hương
Năm: 2003
26. Trần Thị Mai Hương (2003), “ Á p dụng phương pháp phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng, 421 (3), tr 43-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư”, "Tạp chí Xây dựng
Tác giả: Trần Thị Mai Hương
Năm: 2003
28. Trần Thị Mai Hương (2006), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng, 465 (11), tr 11-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư”, "Tạp chí Xây dựng
Tác giả: Trần Thị Mai Hương
Năm: 2006
29. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đầu tư
Tác giả: Nguyễn Ngọc Mai
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
30. Nguyễn Hồng Minh (2003), Đổi mới và hoàn thiện công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở Việt nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh
Năm: 2003
32. Phan Công Nghĩa (2002), Thống kê Đầu tư và xây dựng, Nxb Thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê Đầu tư và xây dựng
Tác giả: Phan Công Nghĩa
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
33. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Lập và Quản lý dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập và Quản lý dự án đầu tư
Tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2000
34. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2002), Kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đầu tư
Tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
35. Phạm Phụ (1991), Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và lựa chọn dự án đầu tư
Tác giả: Phạm Phụ
Năm: 1991
36. Từ Quang Phương (2003), Hiệu quả đầu tư và những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả đầu tư và những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Từ Quang Phương
Năm: 2003
37. Từ Quang Phương (2005), Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động xã hội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án đầu tư
Tác giả: Từ Quang Phương
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư (Trang 30)
Bảng 1.2 Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư đối với từng cấp độ quản lý - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 1.2 Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư đối với từng cấp độ quản lý (Trang 40)
Bảng 1.3 sau đây thể hiện những đặc điểm trong hoạt động đầu tư phát triển của  TCTXD trong hai vai trò: chủ đầu tư và nhà thầu. - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 1.3 sau đây thể hiện những đặc điểm trong hoạt động đầu tư phát triển của TCTXD trong hai vai trò: chủ đầu tư và nhà thầu (Trang 43)
Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Nguồn: Tác giả ) - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Nguồn: Tác giả ) (Trang 44)
Bảng 1.4 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những tồn tại  trong thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 1.4 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những tồn tại trong thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng (Trang 52)
Bảng 2.1  Số lượng các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2.1 Số lượng các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 56)
Bảng 2.2: Số lượng các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng tiến hành  thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 2001-2005 - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2.2 Số lượng các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng tiến hành thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 2001-2005 (Trang 57)
Bảng 2. 4: Vốn đầu tư thực hiện của các Tổng công ty xây dựng  trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005 - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2. 4: Vốn đầu tư thực hiện của các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005 (Trang 63)
Bảng 2.5:  Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực của các  Tổng công ty xây dựng giai đoạn 2001-2005 (ngoài vốn NSNN) - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2.5 Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực của các Tổng công ty xây dựng giai đoạn 2001-2005 (ngoài vốn NSNN) (Trang 65)
Sơ đồ 2.2: Phân cấp quản lý đầu tư ở Tổng công ty xây dựng trước khi  chuyển đổi mô hình hoạt động  (Nguồn: Tác giả ) - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Sơ đồ 2.2 Phân cấp quản lý đầu tư ở Tổng công ty xây dựng trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động (Nguồn: Tác giả ) (Trang 77)
Sơ đồ 2.3 : Phân cấp quản lý đầu tư ở Tổng công ty xây dựng  sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động  (Nguồn: Tác giả) - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Sơ đồ 2.3 Phân cấp quản lý đầu tư ở Tổng công ty xây dựng sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động (Nguồn: Tác giả) (Trang 78)
Bảng 2.7  Nội dung thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng  phân theo nhóm yếu tố - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2.7 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng phân theo nhóm yếu tố (Trang 81)
Bảng 2.10 : Số DA phải điều chỉnh của các Tổng công ty xây dựng năm 2005  Đơn vị tính: Số dự án - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2.10 Số DA phải điều chỉnh của các Tổng công ty xây dựng năm 2005 Đơn vị tính: Số dự án (Trang 108)
Bảng 2.9:  Các dự án đầu tư không hiệu quả ở các Tổng công ty xây dựng  trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001 –2005 - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Bảng 2.9 Các dự án đầu tư không hiệu quả ở các Tổng công ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001 –2005 (Trang 108)
Sơ đồ 3.1:  Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư ở  Tổng công ty xây dựng  (Nguồn: Tác giả ) - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
Sơ đồ 3.1 Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư ở Tổng công ty xây dựng (Nguồn: Tác giả ) (Trang 142)
BẢNG 3: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 5 NĂM ĐẦU - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
BẢNG 3 TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 5 NĂM ĐẦU (Trang 175)
SƠ ĐỒ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TCTXD TRƯỚC CHUYỂN ĐỔI Hội đồng - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY
i đồng (Trang 185)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w