- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư
68 15 21 24 74 7Các DA về thiết bị thi công6 11 17 20 23
2.3.3.3 Về đội ngũcán bộ thẩmđịnh
Phòng Đầu tư của TCTXD (các công ty thành viên) có chức năng thẩm định dự án đầu tư (của TCT và của các công ty thành viên giai đoạn chưa chuyển đổi). Nhân sự làm công tác thẩm định dự án tuy đã được đào tạo chính quy ở các trường đại học tuy nhiên phần lớn được thuyên chuyển từ các phòng ban khác đối với cán bộ có thâm niên và có kinh nghiệm. Việc thuyên chuyển chủ yếu từ hai phòng có liên quan là tài chính và kỹ thuật. Trong một số dự án, sự phối hợp giữa hai bộ phận này không tốt do không đồng quan điểm nên ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thẩm định dự án. Mặt khác, do tính chuyên nghiệp không cao nên đối với những dự án lớn có tính chất kỹ thuật phức tạp, cán bộ thẩm định còn lúng túng. Ở một số TCT, do trình độ của cán bộ thẩm định hạn chế về những kiến thức kinh tế nên việc xem xét, đánh giá dự án dưới góc độ kỹ thuật nhiều hơn. Bộ phận tài chính tuy có phối hợp trong công tác thẩm định dự án nhưng mang tính chất thu xếp vốn hơn là sử dụng các phương pháp thẩm định để tính toán dòng vào, dòng ra của dự án.
Do mô hình quản lý theo chức năng, cán bộ Phòng Đầu tư không chỉ thực hiện thẩm định dự án mà còn làm các công việc khác theo nhiệm vụ được giao nên áp lực đối với công việc là rất lớn. Việc tập trung tất cả các dự án vào cùng một đầu mối trong khi đối với các TCTXD mạnh, một năm phải thẩm định và triển khai rất nhiều dự án khiến cho một cán bộ phải phụ trách nhiều dự án khác nhau nên không thể chuyên sâu vào từng dự án một. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định, kết quả đánh giá mang tính chất để phê duyệt nhiều hơn.
Mức độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư - xây dựng ở một số TCT còn hạn chế do vậy dẫn đến hậu qủa là cá biệt vẫn có dự án sau khi được thẩm định một số chỉ tiêu không phù hợp với định hướng quản lý vĩ mô của ngành và của nền kinh tế nên phải tiến hành thẩm định lại, gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Số dự án phải ngừng thực hiện
trong năm 2005 theo Báo cáo giám sát đầu tư là 9 dự án (chiếm 1.54%). [5]
Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong thẩm định dự án đặc biệt đối với các dự án lớn, phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nhiều nội dung cán bộ thẩm định còn lúng túng, chưa chủ động trong việc mời chuyên gia, chưa xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời. Mức độ chính xác của các kết luận đưa ra còn chưa đảm bảo. Việc sử dụng các phương pháp thẩm định trong thực tế còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các phương pháp truyền thống mang tính chất đánh giá sự tuân thủ pháp luật hơn là những nhận xét cụ thể đối với từng nội dung. Trên thực tế, phương pháp này có nhiều ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém và đỡ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, do đặc thù của các dự án đầu tư xây dựng, sử dụng vốn lớn, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lực lượng. Mặt khác, thời gian kể từ khi hình thành, thực hiện cho đến khi khai thác, vận hành dự án thường rất lâu dài, nên có nhiều yếu tố tác động đến. Do vậy, việc áp dụng phương pháp truyền thống, kiểm tra, so sánh là rất cần thiết trong đối chiếu, xem xét hồ sơ của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước, với các tiêu chuẩn định mức đề ra tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Việc quá lạm dụng phương pháp này, chủ yếu là kiểm tra để trả lời câu hỏi “đúng “ hay “sai” mà chưa đi vào chiều sâu của việc phân tích, đánh giá, chưa đưa ra được những nhận định cụ thể đối với từng khía cạnh của dự án đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án.
Đối với các phương pháp khác như dự báo, phân tích độ nhạy cảm hoặc triệt tiêu rủi ro, do trình độ hạn chế cộng với việc thiếu những thông tin cần thiết nên cán bộ thẩm định ở TCTXD và các công ty thành viên chưa tiếp cận được hoặc nếu áp dụng thì mới cho những kết quả ban đầu. Do vậy, mức độ tin cậy, chuẩn xác của các kết quả phân tích, đánh giá chưa có độ chuẩn xác cao. Mặc khác, về phía cơ chế, chính sách việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đầy đủ hay khó có thể xác định được các định mức cũng là những vấn đề gây lúng túng cho các cán bộ thẩm định hiện nay. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng của một số ngành không còn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Ở một số lĩnh vực, các quy chuẩn và tiêu chuẩn chưa được ban hành chính thức. Do vậy, đơn vị lập dự án và thẩm định dự án
đều dựa vào thực tế là chính để xem xét, đánh giá nên nhiều khi thiếu chính xác và thiếu thống nhất. Trong nhiều trường hợp, việc xác định các định mức khó khăn dẫn đến công tác thẩm định trên thực tế còn mang tính cảm quan, không chính xác.
Việc áp dụng phương pháp dự báo chưa được chú trọng. Phương pháp dự báo được sử dụng nhiều trong phân tích, xem xét nội dung thị trường, dự báo các yếu tố đầu vào, đầu ra và sự thay đổi của các yếu tố này. Nhiều dự án do thẩm định không kỹ về nội dung thị trường dẫn đến không hiệu qủa khi đi vào khai thác, vận hành.
Phương pháp phân tích độ nhạy cảm được thực hiện, tuy nhiên chỉ dừng lại ở một số dự án lớn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với những dự án này, việc lưạ chọn một số yếu tố đưa vào phân tích độ nhạy cảm còn chưa phù hợp. Ba yếu tố hay được đưa ra xem xét là tổng mức đầu tư, giá bán sản phẩm và chi phí vật liệu chính. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng bị ảnh hưởng của 3 yếu tố này. Mặt khác, sự giao động của các yếu tố này chỉ xác định trong khoảng cần thiết. Nếu biên độ giao động xác định quá lớn thì những phân tích dường như không có ý nghĩa. Bản chất của phân tích độ nhạy cảm là xác định những yếu tố mà dự án nhạy cảm khi có những thay đổi. Điều đó có nghĩa là khi có sự thay đổi nhỏ của yếu tố này dự án chuyển từ trạng thái hiệu qủa sang không hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định những yếu tố là gì và mức độ giao động như thế nào vẫn là vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp này trong thực tế.
Việc đánh giá những tác động của dự án đến môi trường, xã hội trong quá trình thẩm định dự án đầu tư ở TCTXD còn bị xem nhẹ. Do thiếu những công cụ và phương tiện để đánh giá nên việc vận dụng các phương pháp để đánh giá nội dung này chưa đầy đủ mới dừng lại ở những đánh giá định tính là chủ yếu.
Với những phân tích trên, tác giả cho rằng việc áp dụng các phương pháp mới, hiện đại đã được thực hiện song còn chưa đầy đủ và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất cán bộ cũng là những yêu cầu cần có ở người làm công tác thẩm định. Ở một vài nơi, một vài đơn vị cũng có những hiện tượng tiêu cực, biểu hiện của sự sa đọa, xuống cấp về đạo đức, gây thất thoát, lãng phí tiền của, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.
phận cán bộ thẩm định ở còn hạn chế. Việc phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề chưa chặt chẽ. Điều phối công việc còn chưa linh hoạt giữa các cán bộ thẩm định trong Phòng Đầu tư, giữa Phòng Đầu tư với các phòng chức năng khác trong TCT và với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Do đó dẫn đến việc đánh giá dự án thiếu khách quan, cứng nhắc và máy móc. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước trong quá trình thẩm định đôi khi còn thiếu, chưa đầy đủ, đồng bộ lại hay thay đổi đã gây khó khăn trong công tác thẩm định dự án.
Mặt khác, do chi phí và thời gian thẩm định bị khống chế nên cán bộ thẩm định ít đi tìm hiểu thực tế, xuống hiện trường để kiểm chứng lại những thông tin trong hồ sơ dự án, hạn chế trong việc thu thập các thông tin có liên quan phục vụ cho công tác thẩm định.
Đối với những dự án phải thuê tư vấn: Việc thuê tư vấn được ký kết theo hợp đồng kinh tế trên cơ sở Hội đồng xét chọn của TCT (hoặc của công ty thành viên). Quá trình xét chọn tư vấn thường dựa chủ yếu trên mối quan hệ với TCT, có thời kỳ mục tiêu là tạo thêm việc làm cho các đơn vị thành viên trực thuộc mà chưa chú trọng nhiều đến chất lượng sản phẩm, đến năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức tư vấn. Mặt khác, các tổ chức tư vấn thường thẩm định theo ý kiến của chủ đầu tư do vậy chưa đảm bảo triệt để tính khách quan trong thẩm định dự án.