- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư
1 Các DA hòan thành 8 60 45 67 75 365 2Các DA chuyển tiếp35536540
2.2.2.4 Phương pháp thẩmđịnh dựán đầutư
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong thẩm định dự án ở TCTXD là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế. Các dự án được triển khai ở TCTXD là các dự án
đầu tư xây dựng do vậy những căn cứ pháp lý để tiến hành thẩm định là: - Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- Nghị định số 12/2000/NĐ-CP và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP
- Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17/6/2003 Hướng dẫn về Thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư
- Luật Xây dựng (2003)
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình - Luật Đầu tư (2005)
- Nghị định số 112/2006/NĐ_CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
- Các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn định mức cụ thể do Nhà nước ban hành Thời gian qua, các TCTXD thực hiện thẩm định chủ yếu vẫn mang tính chất kinh nghiệm trên cơ sở trình độ, kỹ năng của cán bộ. Phương pháp chung để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật. Công tác thẩm định dự án tại các TCTXD mới dừng lại ở việc đánh giá sự tuân thủ theo pháp luật của dự án là chủ yếu. Việc so sánh, kiểm tra đối chiếu với các quy định của nhà nước được cán bộ thực hiện khá tốt. Nhiều dự án được thẩm định với hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và theo những quy định của nhà nước. Đây cũng là phương pháp chủ yếu đang được áp dụng hiện nay. Theo đánh giá của tác giả, phương pháp thẩm định dự án ở TCTXD còn đơn giản, mang tính truyền thống, ít vận dụng các mô hình và phương pháp thẩm định hiện đại trong việc kiểm tra, tính toán lại những chỉ tiêu, phân tích trong hồ sơ dự án.
Đối với các phương pháp thẩm định cụ thể: Về lý thuyết ở mỗi nội dung sẽ có những phương pháp cụ thể khi tiến hành thẩm định. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng đây là phần yếu nhất hiện nay ở các chủ thể thẩm định nói chung và ở
các TCTXD. Trong phương pháp so sánh: Các nội dung cũng như các chỉ tiêu đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra về phương pháp tính, cơ sở để tính. Sau đó, các chỉ tiêu tài chính được đưa ra so sánh với các dự án tương tự đang hoạt động hoặc các tiêu chuẩn định mức để đánh giá. Tuy nhiên, cơ sở và căn cứ để so sánh còn chưa đầy đủ hoặc không phù hợp. Do các phương tiện thẩm định còn hạn chế, chưa đầy đủ, đồng bộ, mặc khác chi phí thẩm định ít nên việc thu thập số liệu, thông tin để đánh giá, phân tích còn chủ quan, theo cảm tính. Đối với các phương pháp hiện đại như phân tích độ nhạy cảm, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích rủi ro: Các phương pháp này được áp dụng ở một số dự án tuy nhiên còn hạn chế do trình độ, khả năng của cán bộ thẩm định. Mặt khác, việc thu thập và xử lý thông tin gặp nhiều khó khăn do khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin của các TCTXD hoạt động chưa hiệu quả. Mặc dù, ở một số TCTXD đã áp dụng các phương pháp hiện đại song việc triển khai thực hiện và hiệu quả mong đợi từ các phương pháp này còn hạn chế. Mặc khác, để đảm bảo độ tin cậy và chuẩn xác của những kết luận đòi hỏi cán bộ thẩm định dự án phải đi thực địa để kiểm tra, đối chứng trong những trường hợp cần thiết. Một số TCTXD đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án nên đã giành một phần kinh phí cho việc triển khai điều tra, khảo sát ngay từ khi lập kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp điển hình như Tổng công ty đầu tư - phát triển nhà và đô thị (HUD), TCT Vinaconex, TCTXD Hà nội....Một số TCT yêu cầu cán bộ phòng Đầu tư phải có thâm niên trong một số năm (ít nhất 5 năm kinh nghiệm) đi thực tế sau đó mới chuyển lên giao cho thẩm định dự án. Do vậy, trong một số nội dung cán bộ thẩm định am hiểu về chuyên môn như khối lượng cần thiết như thế nào là phù hợp, thiết kế chuẩn... Đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, cần thiết phải mời chuyên gia phản biện độc lập theo từng chuyên đề của dự án. Phòng Thẩm định có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị phê duyệt nội dung công việc cần phản biện và kế hoạch mời phản biện.
Nhìn chung, các phương pháp thẩm định dự án được áp dụng ở các TCTXD thời gian qua còn mang tính chất truyền thống, đơn giản, phụ thuộc nhiều vào trình
độ và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện. Việc vận dụng các phương pháp thẩm định dự án ở TCTXD đặc biệt là các phương pháp hiện đại chưa bài bản. Công tác thẩm định dự án chưa nâng lên thành kỹ năng, một nghề thực sự mang tính chất của một tổ chức thẩm định chuyên nghiệp, độc lập mà còn mang nặng tính hành chính, kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu.
[ Phụ lục 1 cuối luận án có đề cập đến một ví dụ cụ thể để thấy được thực trạng thẩm định dự án ở TCTXD]