- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư
68 15 21 24 74 7Các DA về thiết bị thi công6 11 17 20 23
2.3.3.1 Về cơ chế quản lý, vấn đề sở hữu và các chính sách có liên quan
Cơ chế quản lý ở các TCTXDNN trong giai đoạn này có nhiều thay đổi cùng với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước, sự chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp đã tăng quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn, cân nhắc lựa chọn và có những quyết định đầu tư phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu trong quá trình chuyển đổi của các TCTXDNN, một số bộ phận ở TCT hoặc các doanh nghiệp thành viên của TCT nhận thức chưa nhất quán, lo ngại bị giảm doanh thu, vốn, tài sản, lợi nhuận, giảm quy mô và TCT không còn đơn vị để quản lý trực tiếp. Về phía người lao động, do chưa hiểu rõ thực chất và lợi ích của quá trình chuyển đổi, lo sợ công việc và thu nhập sẽ không được đảm bảo. Những điều này đã dẫn đến chưa thể hiện rõ vai trò làm chủ thực sự của người lao động với tư cách là cổ đông.
Thay đổi về hình thức sở hữu dẫn đến những thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý trong nội bộ doanh nghiệp của TCT và của các đơn vị thành viên. Trong cơ cấu tổ chức mới, phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau đã được phân định song còn chưa đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả của công tác cổ phần hoá cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với sự thay đổi về hình thức sở hữu và cơ chế quản lý trong doanh nghiệp là những thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. So với thời kỳ trước, nhà nước đã giảm dần chức năng làm kinh tế. Doanh nghiệp từ chỗ bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất đã chuyển sang được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ trong nhiều doanh nghiệp vẫn ở mức chi phối. Quá trình cổ phần hoá ở Việt nam nói chung và ở các TCTXD nói riêng trong giai đoạn này vẫn mang tính chất khép kín và có tính nội bộ cao. Vai trò của người đại diện phần vốn
của Nhà nước tại doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước và người trực tiếp quản lý phần vốn đó chưa rõ ràng, cụ thể. Năng lực, trình độ, trách nhiệm của người đại diện chưa đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, sự không đồng bộ, thống nhất và hay thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, các chính sách có liên quan. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan cơ bản gây trở ngại cho công tác quản lý đầu tư - xây dựng ở tầm vĩ mô và vi mô trong đó có công tác thẩm định dự án đầu tư. Hiện tại, cơ chế quản lý đầu tư - xây dựng ở Việt Nam chưa ổn định, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung do vậy gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định dự án. Mặc dù, hệ thống các Luật liên quan trực tiếp đến quản lý đầu tư - xây dựng đã được ban hành như Luật Xây dựng (2003), Luật Đấu thầu (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Doanh nghiệp (2005) cùng các Luật khác song các nghị định, thông tư hướng dẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa thống nhất, chưa phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giữa quản lý vĩ mô và quản lý tác nghiệp trong đầu tư và xây dựng. Các hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư tuy được quy định trong các Nghị định nhưng nhiều nội dung còn chung chung, chưa cụ thể. Yêu cầu về nội dung thẩm định đối với dự án đầu tư là do các cơ quan quản lý nhà nước vận hành theo cơ chế quản lý hành chính thực hiện. Vì vậy, công tác thẩm định còn nghiêng nhiều về quản lý hành chính hơn là nghiệp vụ. Chủ đầu tư (cả các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) quan tâm nhiều đến việc được phê duyệt quyết định đầu tư ở giai đoạn ban đầu mà ít chú ý giám sát, hậu kiểm ở những giai đoạn sau. Do vậy trong nhiều trường hợp, các đề xuất kỹ thuật thường phát sinh trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến những tính toán về kinh tế tài chính không ổn định, làm phát sinh những chi phí ngoài dự toán, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Các quy định hiện hành tuy đã hoàn thiện hơn so với trước song còn thiếu cụ thể, thiếu các chế tài cần thiết trong việc quy định rõ hơn về trách nhiệm của các chủ thể trong đầu tư, dẫn đến việc vướng mắc trong quá trình triển khai, gây ra nhiều thất thoát, lãng phí song chưa có hình thức xử lý thích đáng.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng đầy đủ những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp của từng ngành, lãnh thổ để làm căn cứ so sánh hiệu quả dự án đầu
tư, lựa chọn và tạo cơ sở để xây dựng dự án có tính khả thi cao. Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư, các văn bản pháp lý còn chưa rõ, chưa chặt chẽ. Nội dung yêu cầu thẩm định và nội dung phải trình bày trong dự án còn chưa thống nhất, thiếu yêu cầu nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn dự án cũng như yêu cầu và nội dung thẩm định đối với các cơ quan quản lý chức năng.
Mặt khác, công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, trong từng ngành, từng DN chưa được chú trọng đúng mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Quy hoạch không đồng bộ giữa ngành, vùng và quy hoạch chung, nhiều ngành, lĩnh vực như cơ khí xây dựng, vật liệu xây dựng quy hoạch lạc hậu chưa được điều chỉnh đã gây trở ngại cho hoạt động đầu tư và xây dựng. Trong thực tế còn tồn tại một số trường hợp quy hoạch chưa được phê duyệt nhưng vẫn bố trí dự án vào kế hoạch đầu tư để triển khai thực hiện. Điển hình như các dự án xây dựng nhà máy sứ vệ sinh, gạch ốp lát, mặc dù tổng cung đã vượt quá cầu song các doanh nghiệp vẫn tự quyết định đầu tư không theo quy hoạch, không có ý kiến của Bộ Xây dựng dẫn đến sự chống chéo trong đầu tư và không hiệu quả [5, 6].
Sự không thống nhất giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ đã gây ra những khó khăn trong quá trình thẩm định dự án do không biết căn cứ vào quy hoạch nào. Mặc khác, do chủ trương đầu tư sai, đầu tư không tính đến thị trường, đầu tư theo phong trào, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư của không ít doanh nghiệp xây dựng không gắn với định hướng phát triển chung của toàn ngành, không phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ được giao và chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nhiều dự án đầu tư không khả thi, lãng phí tiền vốn, phát sinh tiêu cực. Sự quản lý của Nhà nước mà cụ thể là của Bộ xây dựng, của các TCTXD đối với các đơn vị thành viên chưa đủ hiệu lực để ngăn chặn tình trạng đầu tư không tính đến thị trường, không cân đối với vùng nguyên vật liệu.
Trong công tác lập dự án, chất lượng của công tác lập dự án chưa tốt, nhiều dự án được lập không đầy đủ về nội dung, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định. Hiệu quả của công tác thẩm định phụ thuộc vào chất lượng của hồ sơ dự án
trình duyệt. Dự án được lập với đầy đủ nội dung, đáp ứng yêu cầu, chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án. Ngược lại, nếu chất lượng dự án được lập không tốt, không đầy đủ các nội dung cần thiết sẽ gây khó khăn cho công tác thẩm định.