- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư
68 15 21 24 74 7Các DA về thiết bị thi công6 11 17 20 23
2.3.3.4 Về thu thập và xử lý thông tin
Việc thu thập thông tin chưa đầy đủ, nhiều khi còn mang tính hình thức. Cán bộ thẩm định ở các TCT ít đi tìm hiểu thực tế mà chủ yếu là dựa vào thông tin từ hồ sơ dự án do vậy ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin và việc tính toán các chỉ tiêu phân tích dự án đặc biệt là phân tích tài chính dự án. Do đặc điểm của công tác thẩm định ở TCTXD là tính chuyên nghiệp không cao nên khi tiến hành thẩm định dự án nào mới triển khai tìm hiểu lĩnh vực đó hoặc thành lập tiểu ban thẩm định theo chuyên đề của dự án do vậy không chủ động trong công việc và không hiệu quả.
Việc thu thập thông tin cho công tác thẩm định còn chưa đầy đủ, chính xác và kịp thời. Khả năng cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế. Trung tâm thông tin của các TCTXD với chức năng chủ yếu về tin học, quản lý dữ liệu, những thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án còn hạn chế và không đầy đủ. Cán bộ thẩm định để thực hiện công việc phải tự đi thu thập và tìm kiếm các thông tin có liên quan. Việc
khai thác thông tin để phục vụ thẩm định dự án đầu tư ở Trung tâm thông tin còn hạn chế và không hiệu quả. Ngoài ra, việc lựa chọn loại thông tin nào, từ nguồn nào cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định còn bị xem nhẹ. Các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên hồ sơ dự án trình mà ít hoặc không đi khảo sát thị trường, thu thập thông tin từ các nguồn khác. Do vậy, việc xem xét, đánh giá dự án đôi khi còn cảm quan và phiến diện.
Bên cạnh đó, việc xử lý các thông tin thu thập còn hạn chế. Điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ, khả năng của cán bộ thẩm định. Các phần mềm chuyên dụng cho công tác thẩm định còn thiếu, chưa thống nhất và chưa được xây dựng một cách có hệ thống từ Bộ chủ quản - TCT đến các đơn vị thành viên trực thuộc. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư, chưa mang đầy đủ tính khách quan. Khi thẩm định việc lấy thông tin của một dự án trong nước nào đó làm cơ sở để so sánh là chưa đủ. Hơn nữa, hoạt động đầu tư đòi hỏi có lượng thông tin chính xác, kịp thời trên nhiều lĩnh vực như pháp luật, kinh tế, xã hội, môi trường. Trong khi đó việc tiến hành thăm dò nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm dường như không có hoặc nếu có thì rất yếu. Việc định giá hoàn toàn xuất phát từ góc độ chủ quan của người lập do chưa có hệ thống tiêu chuẩn định mức cụ thể, hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến lĩnh vực của dự án để từ đó xác định đối thủ cạnh tranh, thị phần và xu hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai.
*****
Bằng các số liệu cụ thể, thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tế, chương 2 luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án của các TCTXD trực thuộc Bộ xây dựng ở Việt nam giai đoạn 2001-2005. Việc phân tích thực trạng được tiếp cận từ những đánh giá tổng quan về các TCTXD trong quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức hoạt động, phân cấp quản lý đầu tư đến hoạt động đầu tư và công tác thẩm định dự án đầu tư. Để làm rõ hơn thực trạng, luận án đã phân tích bối cảnh của công tác thẩm định dự án ở các TCTXD trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan đến đầu tư - xây dựng. Những đóng góp chủ yếu trong chương 2 của luận án bao gồm:
được xem là điển hình cho các TCTXD ở Việt nam) từ quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức hoạt động, phân cấp quản lý đầu tư trước và sau chuyển đổi.
♦ Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ở các TCTXD trực thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2001-2005 trên các nội dung: bối cảnh của công tác thẩm định, tổ chức thẩm định, nội dung và phương pháp thẩm định.
♦ Đưa ra những tồn tại trong công tác thẩm định dự án ở các TCTXD thời gian qua. Những tồn tại đó là: (1) chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công tác thẩm định dự án trong điều kiện mới (2) phối hợp trong tổ chức thẩm định dự án chưa hợp lý, hiệu quả. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công cụ và phương tiện thẩm định chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò của công tác kiểm soát chất lượng thẩm định còn yếu kém (3) nội dung thẩm định chưa đầy đủ, còn nhiều điểm bất cập (4) phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống. Từ đó, luận án đã phân tích nguyên nhân của những tồn tại. Theo tác giả, những nguyên nhân đó bao gồm: (i) cơ chế quản lý và các chính sách có liên quan, (ii) sự phối hợp trong tổ chức thẩm định, (iii) đội ngũ cán bộ thẩm định, (iv) thu thập và xử lý thông tin.
Những phân tích, đánh giá thực trạng và cùng với các lý giải trong chương 2 là cơ sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án của các TCTXD ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạt động.
CHƯƠNG 3