Cơ hội và thách thức của các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạt động

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY (Trang 120 - 124)

- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư

PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦUTƯ

3.1.1 Cơ hội và thách thức của các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạt động

Chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN cùng với quá trình sắp xếp và đổi mới các DNNN, mô hình TCT 90,91 qua một thời gian hoạt động đã thể hiện rõ những ưu việt trong thực tế, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước tạo lập doanh nghiệp thành những tập đoàn kinh doanh mạnh. Việc thành lập các TCTNN đã góp phần thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản như trước đây, xoá bỏ trong nhận thức và quan điểm về sự phân biệt giữa các thành phần doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp Trung ương với doanh nghiệp địa phương, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả họat động. Đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.

Sau một thời gian dài thực hiện theo mô hình TCTNN, để thích ứng hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, sự phân cấp mạnh cho doanh nghiệp trong họat động trong đó có quản lý đầu tư, mô hình này cần có sự thay đổi cho phù hợp. Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp được ban hành, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống khi đó mô hình TCTNN không còn phù hợp mà chuyển sang hoạt động theo hình thức tập đoàn kinh tế, công ty mẹ – công ty con, công ty cổ phần. Việc chuyển đổi này là cần thiết vì: (1) phù hợp với cơ chế thị trường, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (2) giảm bớt sự can thiệp của nhà nước trong họat động của các doanh nghiệp (3) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia tích cực hơn nữa trên thị

trường, khơi dậy tính chủ động sáng tạo, phân biệt rõ chức năng quản lý của nhà nước và chức năng quản trị doanh nghiệp.

Quá trình đổi mới cơ chế QLNN đối với các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc trao quyền điều hành để doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một yêu cầu cần thiết và cũng là một trong những cải cách về phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm quyền tự chủ thật sự cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên thị trường.

Trong giai đoạn 2001-2005, nhiều TCTXD ở Việt nam đã thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động, các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến mạnh, giá trị sản xuất kinh doanh đạt và vượt kế hoạch với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Nhiều TCTXD đã thể hiện vai trò là những doanh nghiệp hàng đầu trong đầu tư xây dựng một số lĩnh vực đặc thù như: Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt nam (VINACONEX), Tổng công ty xây dựng Hà nội, Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng (LICOGI), Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà (HUD)….Các TCTXD đã tạo dựng được thương hiệu riêng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến như: Đầu tư xây dựng các Trung tâm thương mại lớn, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, các khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng, các công trình đường giao thông, cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp... Cùng với vai trò chủ đầu tư, các TCTXD còn tham gia đấu thầu, thắng thầu với số lượng lớn các công trình trong đó có nhiều công trình trọng điểm cấp quốc gia.

Tiếp tục những thành công đã có, các TCTXD trực thuộc Bộ Xây dựng và các TCTXD ở Việt nam đã đề ra phương châm “ Đa dạng hoá nghành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá sở hữu”. Đây không chỉ là khẩu hiệu hành động mà còn là mục tiêu vươn tới để xây dựng các TCT trở thành những tập đoàn kinh tế vững mạnh của quốc gia. Với phương châm này, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đầu tư trong các TCTXD đã có những thay đổi đáng kể. Ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, các TCTXD còn thực hiện nhiều hoạt động khác như tư vấn, tham gia liên doanh, liên kết với nước ngoài.

phân cấp quản lý đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạt động là:

Thứ nhất, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các TCTXD có rất nhiều cơ hội đầu tư, có thể chủ động tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài, các đối tác thực hiện đầu tư. Cơ chế thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay gắt nhưng cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng trưởng thành và phát triển vững mạnh. Với sự chuyển đổi nhanh chóng, nhiều TCTXD đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn để thực hiện đầu tư. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay ưu đãi từ các Quỹ hỗ trợ và vốn huy động hợp pháp của doanh nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc thực hiện các dự án đầu tư. Đây là những nguồn vốn đầu tư bổ sung đáng kể bên cạnh vốn tự có của doanh nghiệp để thực hiện các dự án. Việc đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, việc thực hiện theo cơ chế tự vay tự trả đã khuyến khích các doanh nghiệp chịu khó, sáng tạo, chủ động tìm kiếm các cơ hội đầu tư có triển vọng trên thị trường. Các doanh nghiệp đã chú trọng đến hiệu quả đầu tư, khả năng trả nợ và quan tâm nhiều đến những lợi ích thực sự do dự án đem lại. Đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của thị trường xây dựng, những yêu cầu đòi hỏi bức thiết của xã hội để có được những công trình phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt là những cơ hội thuận lợi cho mỗi doanh nghiệp có thể tự sức mình để tồn tại và phát triển.

Thứ hai, những thay đổi trong cơ chế quản lý đầu tư - xây dựng đặc biệt là sự phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư đã giúp cho các TCT, các công ty thành viên tháo bỏ được những rào cảo, mạnh dạn, năng động, tự chủ để tìm kiếm những cơ hội đầu tư phù hợp. Nhiều TCTXD đã đi tiên phong trong việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, có nhiều rủi ro nhưng cũng đem lại hiệu quả cao như đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng, các công trình thuỷ điện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp. Một số TCTXD đã tạo được thương hiệu riêng cho mình, đi đầu trong một số lĩnh vực xây dựng như: Tổng công ty Sông Đà có thế mạnh trong đầu tư xây dựng thuỷ điện và hầm giao thông đường bộ, Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty xây dựng số 1 có thế mạnh về ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng cầu, đường và khu đô thị mới, Tổng công ty xây dựng Hà nội về các

công trình dân dụng trọng điểm, quan trọng của quốc gia, Tổng công ty HUD đầu tư xây dựng và quản lý khu đô thị mới….Với những thế mạnh riêng có của mình, các TCT sẽ tiếp tục thực hiện được những nhiệm vụ được giao cũng như đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế.

Thứ ba, hơn hẳn các doanh nghiệp xây dựng nhỏ bé ở trong nước với thế mạnh về vốn, về nhân lực, về máy móc thiết bị và trình độ quản lý các TCTXD sẵn sàng chủ động tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Những biến chuyển của nền kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những đổi mới để thích ứng nhanh hơn, mạnh dạn hơn và sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trước mắt. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho các TCTXD trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu so sánh với các tập đoàn kinh tế trên thế giới mà cụ thể là các tập đoàn xây dựng thì quy mô, năng lực của các TCTXD ở Việt nam còn nhỏ bé. Để có thể thực hiện được những hợp đồng với các đối tác nước ngoài đòi hỏi trong thời gian tới các TCTXD cần phải chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết, cải tiến phương thức hoạt động để có thể vươn lên cùng khu vực và thế giới.

Thời gian tới, các TCTXD tiếp tục quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tập đoàn xây dựng gồm nhiều TCT mạnh, thực hiện mô hình Công ty mẹ – công ty con để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động giúp khai thác thế mạnh, khắc phục những yếu kém trong từng TCTXD. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là khi thành lập các tổ chức xây dựng có quy mô lớn cần phải tính đến các biện pháp để chống độc quyền và không làm mất tính cạnh tranh của thị trường. Do vậy thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là Bộ chủ quản cần thiết phải rà soát lại quy hoạch, chuyển đổi các DNNN một cách hợp lý trong đó chú trọng đến số lượng, chủng loại ngành nghề hay sản phẩm cũng như địa bàn hoạt động để một mặt vừa đảm bảo tính cạnh tranh mặt khác tránh được tình trạng chồng chéo và chèn ép nhau như hiện nay.

Thứ tư, mô hình hoạt động của các TCT nói chung và các TCTXD thời gian qua nhìn chung khá hiệu quả. Tuy nhiên, để thích ứng với điều kiện mới, đòi hỏi các TCTXD cần thiết phải có những cải cách mạnh hơn nữa. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở các TCTXD đã đạt được những kết quả bước đầu. Thời gian tới các TCTXD và các đơn vị thành viên tiếp tục duy trì những kết quả đạt được và thực hiện thành công

việc chuyển đổi mô hình hoạt động.

Thứ năm, yêu cầu càng cao về chất lượng công trình đặt ra cho các TCTXD nhiều vấn đề cần giải quyết. Đây là cơ hội nhưng cũng là những thách thức đặt ra cho

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w