Định hướng đầutư của các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam thời gian tớ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY (Trang 124 - 127)

- Đánh giá tính khả thi giúp chủ đầu tư

PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦUTƯ

3.1.2 Định hướng đầutư của các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam thời gian tớ

quá trình tạo ra sản phẩm. Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, một lĩnh vực có khá nhiều điều kiện kèm theo đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức cũng như mỗi cá nhân cần có sự cố gắng nỗ lực hơn lúc nào hết.

Thứ sáu, thiếu vốn, qui mô nhìn chung có khá hơn trước nhưng so với các tập đoàn xây dựng trên thế giới thì các TCTXD ở Việt nam còn rất nhỏ bé, do vậy việc tham gia thực hiện các công trình lớn, trọng điểm, sự tham gia đầu tư ở thị trường nước ngoài hay khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài còn rất hạn chế. Đây cũng là những mục tiêu đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng Việt nam cần thiết phải hướng đến trong nền kinh tế với sự hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Thứ bảy, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý của các cán bộ, lãnh đạo các TCT nhìn chung đã có nhiều tiến triển song vẫn còn kém so với các nước trong khu vực. Hội nhập sâu vào khu vực và thế giới đòi hỏi Việt nam đặc biệt là các TCT cần trang bị cho mình những kiến thức về hội nhập, ngoại ngữ, công nghệ, nắm bắt nhanh những thành tựu của thế giới để thực hiện chuyển biến.

Cuối cùng, cơ chế tự chịu trách nhiệm đòi hỏi đề cao trách nhiệm và tinh thần làm việc của cá nhân cũng như tổ chức. Các cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với công việc của mình. Cơ chế chịu trách nhiệm cũng đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải cố gắng. Trong mô hình hoạt động, chúng ta thấy vai trò quan trọng của HĐQT và Chủ tịch HĐQT của TCT và các doanh nghiệp thành viên.

3.1.2 Định hướng đầu tư của các Tổng công ty xây dựng ở Việt nam thời gian tới tới

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra định hướng phát triển ngành Xây dựng là: “ Tăng cường QLNN về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng. Phát triển các hoạt động tư vấn và

các doanh nghiệp xây dựng, trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực.” [27, tr 21-23 ]

Thời gian qua, các TCTXD đã có những sự biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn 2001-2005. Điểm nổi bật của các TCTXD là tư duy nhạy bén, chủ động, sáng tạo, tiếp cận và hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường, chú trọng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, thực hiện phương châm “ Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ; đa phương hoá quan hệ và đa dạng hoá sở hữu”. Các TCTXD đã huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Doanh thu và lợi nhuận của các TCTXD gia tăng nhanh chóng, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 15%/năm. Các TCTXD đã có những thay đổi căn bản về chất, chủ động vươn lên vừa làm “chủ đầu tư” của nhiều dự án lớn, vừa làm “nhà thầu”, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Đặc biệt, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, tăng cường khả năng tích tụ vốn đến năm 2010 trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh. Mục tiêu đến năm 2010, tỷ trọng doanh số sản xuất công nghiệp chiếm 20-25% trong tổng giá trị, sản lượng sản phẩm công nghiệp gia tăng.

Các TCTXD đã quan tâm đến công tác đầu tư ngay từ những năm 1990 của thế kỷ XX. Thực hiện phương châm đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường đầu tư nâng cao giá trị sản xuất, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong kết cấu sản phẩm, hoạt động đầu tư ở các TCTXD đã được chú trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các TCTXD luôn coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Chỉ tính riêng về trang bị máy móc, công nghệ kỹ thuật, tính đến nay các TCTXD đã thực hiện đầu tư mới hàng trăm thiết bị, máy móc của các nước phát triển như: Đức, Mỹ, Nhật, Thuỷ điển.... với giá trị hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Các TCT luôn chú trọng đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong đó khuyến khích việc tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng chủ động hội nhập quốc tế.

việc đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá vẫn được xác định là khâu then chốt, là nhiệm vụ ưu tiên số 1 của một số TCTXD, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề và sở hữu, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống của người lao động. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng bước vào hội nhập quốc tế.

Thời gian tới, tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ rõ " Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả các TCT theo mô hình Công ty mẹ – công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân” [20, tr 319]. Trên tinh thần đó, các TCTXD cần kiện toàn lại theo hướng tập trung nguồn lực chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp không đủ điều kiện phát triển thành TCT nên thu gọn lại và thực hiện chuyển đổi sở hữu, giải thể…. Nên xây dựng những TCT mạnh trên các khía cạnh: vốn lớn, mức thu nộp ngân sách cao, trình độ công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chỉ có như vậy các TCTXD mới thực sự phát huy được vai trò trong hoạt động đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Các TCTXD cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá kinh doanh trên cơ sở chuyên sâu theo ngành, chuyển đổi mô hình hoạt động chủ yếu là " Công ty mẹ – công ty con”, thành lập công ty tài chính trong TCT để huy động vốn, điều hoà vốn giữa các công ty thành viên và liên kết với bên ngoài.

Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt sự hội nhập sâu rộng của Việt nam vào khu vực và quốc tế, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải xác định hướng đi đúng, đánh giá đúng thực lực và tìm cách thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Trong chiến lược phát triển của mình, định hướng đầu tư của các doanh nghiệp rất quan trọng. Với phương châm tiếp tục đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi tỷ trọng cơ cấu các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh,

tăng cường đầu tư nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong cơ cấu sản phẩm, thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hoá, phát triển nguồn vốn huy động, thực hiện đa sở hữu vốn, phấn đấu từng bước xây dựng các TCT thành những Tập đoàn kinh tế vững mạnh. Thời gian tới định hướng đầu tư của các TCTXD ở Việt nam là:

Một là, tiếp tục tăng cường huy động vốn, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, hình thành những TCTXD có qui mô vốn lớn, có thể thực hiện tốt hai vai trò trong nền kinh tế đặc biệt là vai trò làm chủ đầu tư.

Hai là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng linh hoạt, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Từng TCTXD cố gắng phấn đấu tham gia thực hiện đầu tư các công trình trọng điểm trong nhiều lĩnh vực. Các TCTXD cần có sự liên kết với nhau, hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Ba là, tiếp tục đầu tư nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn TCT cũng như các đơn vị thành viên trực thuộc. Từng bước trang bị đồng bộ các cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động đầu tư và hoạt động chung của TCT.

Bốn là, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình từng bước đạt yêu cầu chuẩn của quốc tế. Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra trong toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, các dự án trong toàn TCT và các đơn vị thành viên trực thuộc.

Năm là, phân định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động đầu tư đặc biệt là chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc lập, thẩm định và quyết định đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn hỗn hợp khác. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong từng khâu công việc để tránh thất thoát, lãng phí tài sản, vốn đầu tư.

Cuối cùng, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc ra quyết định đầu tư. Cần có những chế tài thích hợp để xử lý những người làm sai, gây thất thoát lãng phí lớn tài sản, tiền bạc của doanh nghiệp và của Nhà nước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HIỆN NAY (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w