1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood

119 6K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 9,86 MB

Nội dung

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng nutifood

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

GVHD: TS NGÔ QUANG HUÂN

2015

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cở phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood” là công trình

nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nàokhác

Tác giả

Trang 3

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 2012 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009-2011

Error: Reference source not found

Bảng 2.3: Sức chứa lưu kho và cung ứng hàng hóa

Error: Reference source not found

Bảng 2.4: Một số nhà cung cấp chính của Nutifood

Bảng 2.5: Chi phí nguyên vật liệu và một số chi phí khác

Error: Reference source not found

Bảng 2.6 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn của nhà cung cấp

Error: Reference source not found

Bảng 2.7: Tỷ lệ thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu

Error: Reference source not found

Bảng 2.8: Bảng công xuất và thời gian sản xuất sản phẩm

Error: Reference source not found

Bảng 2.9: Bảng thống kê số đơn đặt hàng 2 năm 2010 và 2011

Error: Reference source not found

Bảng 2.10: Bảng số liệu thu hồi nợ khách hàng

Error: Reference source not found

Bảng 2.11: Bảng thời gian vận vận chuyển hàng hóa

Error: Reference source not found

Bảng 2.12: Bảng số liệu điều phối giao hàng

Error: Reference source not found

Bảng 2.13: Bảng tỷ lệ giao hàng theo đúng yêu cầu khách hàng

Error: Reference source not found

Bảng 2.14:Bảng tỷ lệ giao hàng đúng hạn

Error: Reference source not found

Bảng 2.15:Bảng thống kê nguyên nhân giao hàng trễ

Error: Reference source not found

Bảng 2.16:Bảng chu kỳ thời gian hoàn thành đơn hàng 49 Bảng 2.17:Bảng khiếu nại và giá trị đền bù khiếu nại 49

Bảng 2.20:Bảng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 49 Bảng 2.21:Bảng doanh thu từ việc tung ra sản phẩm mới 49

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Năm yếu tố chủ yếu của chuỗi cung ứng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống phân phối Nutifood

Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng tổng quát tại Nutifood .

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy sản xuất

Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý đơn hàng

Error: Reference source not found

Sơ đồ 3.1: Đề xuất quy trình xử lý khiếu nại

Error: Reference source not found

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu Error: Reference source not found

Hình 1.1: Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng

Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.1:Biểu đồ Pareto phân tichslooix giao hàng trễ 49

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệpnhững thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hoá, thông tin và tàichính một cách hiệu quả Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh ngiệp nàoxây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ

dễ dàng vượt qua đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh Việt Nam đang là một quốcgia có tốc độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới rất nhanh và mạnh mẽ, và giờ đây

đã là một thành phần không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia

Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm đóng vai trò hết sức quantrọng trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt

là đảm bảo cân bằng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Quản trị cung ứngnguyên vật liệu là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lượng

Trang 6

sản phẩm, giảm chi phí tồn kho, tiết kiệm vật tư, đảm bảo cho hoạt động sản xuất

có hiệu quả Quản trị cung ứng sản phẩm nâng cao tính chủ động trong việc đápứng các yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu các chi phí quản lý, bảo quản, đảmbảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tồn kho và hao hụt Quản trị tốt chuỗi cungứng sẽ giúp doanh nghiệp sống khỏe hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt,gia tăng lợi nhuận và phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, đó là điều quan trọngnhất của doanh nghiệp

Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood là doanh nghiệp chuyênsản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm dinh dưỡng bao gồm: Nhóm bột dinhdưỡng cho trẻ ăn dặm, nhóm sữa bột dinh dưỡng, nhóm sản phẩm cao năng lượng,nhóm sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ điều trị, nhóm các sản phẩm sữa uống tiệttrùng Nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong việc tạo ra lợi thế

cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt của công ty tôi quyết định chọn đề tài “MỘT

SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình Hy vọng rằng với hệ thống lý luận vềchuỗi cung ứng và những giải pháp đưa ra dưới đây là một tài liệu tham khảo có giátrị cho công ty CP TPDD Nutifood nói riêng và các doanh nghiệp đang hoạt độngsản xuất kinh doanh nói riêng có những kiến thức bổ ích về chuỗi cung ứng để ápdụng thành công vào chính doanh nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát: Dựa vào thực tế, vận dụng hệ thống lý luận quản trị

chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứngtại Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood

* Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu hệ thống lý luận về quản trị chuỗi cung ứng

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng và thựctrạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Nutifood

+ Từ hệ thống lý luận, thực tế rút ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng

3 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

Trang 7

3.1 Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thu thập ý kiến, thực hiện khảo sát khách hàng Tổng hợp, phân tích

Giải pháp Thực trạng

Trang 8

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp, trong đó chú trọng sử dụng các phươngpháp:

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lý thuyết chuỗi cung ứng từ các tàiliệu giáo trình, sách báo, internet,…

- Phương pháp mô tả: Mô tả hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng tạicông ty

- Phương pháp thống kê phân tích: Phân tích tình hình hiện tại của công ty

để rút ra điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng

- Phương pháp điều tra khảo sát: Khảo sát thực tế hoạt động chuỗi cungứng hiện tại

+ Nội dung điều tra khảo sát: Khảo sát hoạt động phân phối, điều tra hệthống thông tin, dữ liệu

+ Đối tượng khảo sát: Nhà phân phối

+ Công cụ sử lý: Excel

- Phương pháp tư duy: Sử dụng phương pháp tư duy biện chứng và tưduy logic để phân tích thực trạng Trên cơ sở đó xác định những vấn đề tronghoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cần hoàn thiện

- Phương pháp suy luận: Sử dụng phương pháp suy luận quy nạp và diễngiải để xác định những giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dựa trên cơ sở

lý luận và thực trạng

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tácquản trị chuỗi cung ứng tại công ty Nutifood

3.4 Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung

- Nghiên cứu về hệ thống lý luận chuỗi cung ứng

- Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác quản trịchuỗi cung ứng tại công ty Nutifood

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại công ty Nutifood

Trang 9

+ Về không gian

Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản trị chuỗi cungứng tại công ty Nutifood

+ Phạm vi về thời gian

Luận văn nghiên cứu các số liệu của công ty từ năm 2009 đến 2011

4 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tàigồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng

Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Nutifood

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại công

ty Nutifood

Trang 10

CHƯƠNG 1:

SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1.Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức thì hoạt động muahàng, cung ứng hàng hóa là hoạt động không thể thiếu Xã hội ngày càng pháttriển thì vai trò của cung ứng càng thêm quan trọng Giờ đây cung ứng được coi là

vũ khí chiến lược giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường

Mặc dù chuỗi cung ứng khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, cácnhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều khái niệm về chúng:

Theo Lambert, Stock và Ellram quan niệm rằng: “Chuỗi cung ứng là sựliên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thịtrường."1

Theo Ganeshan, Ram và Terry ta có: “ Chuỗi cung ứng là mạng lưới cácnhà xưởng và nhứng lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu muanguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm, thành phẩm vàphân phối những thành phẩm này tới tay khách hàng…”2

Như vậy, “chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếphay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉbao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhàkho, nhà bán lẻ và khách hàng ”3 Nó là một mạng lưới các phòng ban và sự lựachọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổinguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến tayngười tiêu dùng

1 Nguyên tắc cơ bản của Quản Trị Logistics, Boston, MA: Irwin/McGraw-Hill, Chương14, 1998

2 Ganeshan và Harrison, “Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng”, Đại học Penn State, Đại học Park, PA, 1995

3 Chopra và Meindl, Chuỗi cung ứng, tái bản lần 2, Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc.,Chương 1

Trang 11

1.1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Dựa vào các khái niệm về chuỗi cung ứng, ta có thể định nghĩa quản trịchuỗi cung ứng là những thao tác tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng để đạtkết quả mong muốn, trên thê giới có một số định nghĩa như sau:

“Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng” 4

“Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả nhất” 5

Trong “Strategic Logistics Management”, James R Stock và Douglas M

Lamber định nghĩa “Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quy trình hoạt

động kinh doanh chủ yếu từ người tiêu dùng cuối cùng cho đến những nhà cung ứng đầu tiên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin, qua đó gia tăng giá trị cho khách hàng và các cổ đông.”

Thế giới đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra các khái niệm vềquản trị chuỗi cung ứng, tuy ngôn từ và cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu trunglại, có thể hiểu một cách đơn giản chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết nhằm tối

ưu hóa tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên là nhận đơn hàng đến khâu cuối cùng

là phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, kể cả khâu hậu mãi Còn quản trịchuỗi cung ứng là hoạt động để kiểm soát và tối ưu hóa hoạt động các mối liên kếtnày để tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp và giao hàngnhanh nhất có thể

1.1.1.3. Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng

* Lịch sử ra đời chuỗi cung ứng

Mua hàng từ lâu đã được coi là một trong những nhiệm vụ cơ bản phổ biếncho mọi tổ chức, công ty, nhưng vào các thập niên 78, 80 của thế kỷ 20 nhiều nhàlãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn coi nhẹ chức năng này mà chỉ tập trung vào

4 Martin Christopher, Quản trị chuỗi cung ứng và hậu cần – Logistics and Supply Chain Management, 1992.

5 Michael Hugos, Essential of Supply Chain Managament, NXB TH HCM, 2012.

Trang 12

các chức năng tiếp thị, nghiên cứu phát triển, tài chính và sản xuất Chính quanniệm sai lầm này đã làm chậm bước tiến của nghành cung ứng.

Vào những năm 1960 và 1970 quản trị mua hàng và cung ứng thường sửdụng hệ thống thẻ kho ( Thẻ Kardex) để quản lý hàng tồn kho Bộ phận mua hàngchỉ quan tâm đến

Hình 1.1: Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng

Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vậtliệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển vàtầm quan trọng của quản trị nguyên vật liệu hiệu quả càng được nhấn mạnh khi

Sản xuất khối lượng lớn

Gia tăng năng lực củachuỗi cung cấp

1950 19601970 1980 1990 2000 Tương lai

Trang 13

nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất vàchi phí lưu giữ tồn kho Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt làmáy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho dẫn đếnlàm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ vềnhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung.

Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cungứng Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãitrên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 19826 Cạnh tranh trên thị trườngtoàn cầu trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây

áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩmcùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng Các hãng sản xuất vận dụngJIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng,nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng Trong môi trường sản xuất JITvới việc sử dụng ít tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắtđầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược vàhợp tác của nhà cung cấp - người mua - khách hàng

Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệpthực hiện JIT và TQM Khi cạnh tranh ở thị trường Mỹ gia tăng nhiều hơn vàothập niên 1990 kèm với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũng như khuynhhướng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho thách thức của việc cải thiện chất lượng,hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng và thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũnggia tăng Để giải quyết với những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu muasản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực.Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việcthiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến cào việc cải thiệndịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung Mặt khác, các công ty nhận thấy rằngnếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho hoạt động kinhdoanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi gia tăng doanh số thông qua sự cải tiếnchất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vàoviệc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng

6 O R Keith and M D Webber, “Supply-Chain Management: Logistics Catches Up with Strategy,” Outlook (1982)

Trang 14

trong hoạt động sản xuất Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người mua đãchứng tỏ sự thành công của mình.

Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng phát triển song song theo hai hướng: (1)quản trị cung ứng và thu mua nhấn mạnh đến khách hàng công nghiệp hoặc kháchhàng tổ chức và (2) vận tải và hậu cần nhấn mạnh từ nhà bán sỉ và nhà bán lẻ

Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chuỗi cung ứng lànhững vấn đề về vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất Quản trị chuỗi cung ứngtrong những ngành này thường liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậucần tích hợp Thành tựu của hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI), hệthống mã vạch, Internet và công nghệ quét sóng băng tầng trong hai thập kỷ quađược hỗ trợ cho sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp Các doanhnghiệp trong ngành bán lẻ đã sử dụng quản trị chuỗi cung ứng nhằm đương đầuvới tính phức tạp và không chắc chắn chưa từng có của thị trường và để giảmthiểu tồn kho xuyên suốt chuỗi cung ứng Việc phát triển nhanh chóng phần mềmquản trị chuỗi cung ứng khách hàng/ máy chủ mà điển hình bao gồm việc tích hợpquản trị chuỗi cung ứng và các cấu thành của thương mại điện tử đã hỗ trợ đắc lựccho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng Chia sẻ thông tin với cácđối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho phép doanh nghiệp tích hợpchức năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận chuyển và các chức năngkhác nhằm tạo ra phương thức quản trị tiên phong và hiệu quả hơn Trong tươnglai, chúng ta sẽ hy vọng rằng quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc mởrộng chuỗi cung ứng, gia tăng trách nhiệm của chuỗi và nhấn mạnh hơn nữa vàochuỗi cung ứng “xanh” cũng như cắt giảm đáng kể chi phí của chuỗi

* Xu hướng phát triển

Phát triển mạnh ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng vào quản lý xã hội cũngnhư tất cả các ngành kinh tế, sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm: ô tô, dầu khí,điện tử, thủ công mỹ nghệ và sản xuất nông nghiệp, …

Gia tăng tập trung vào các giá trị cốt lõi: các công ty ngày càng tin tưởngrằng để cải thiện năng lực cạnh tranh của họ thì cần phải tập trung toàn bộ nănglực vào những mảng mà họ làm tốt nhất và chỉ thực hiện những hoạt động giúp họ

Trang 15

gia tăng giá trị cốt lõi của mình Một số công ty đang dần nhận ra rằng hoạt độngcung ứng không phải là thế mạnh trong kinh doanh của mình và họ gia tăngchuyển sang nhà cung cấp dịch vụ cung ứng chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả

và khả năng tối đa, điều mà họ sẽ không làm được nếu tự thực hiện

Xu thế toàn cầu hoá: trong quá trình tìm kiếm những giá trị lớn hơn, cáccông ty luôn tìm kiếm thị trường mới và nguồn nguyên liệu mới rẻ hơn trên toànthế giới, họ phải nhờ đến nhiều công ty cung ứng Để đáp ứng được nhu cầu kháchhàng một cách tối ưu, các công ty cung ứng tìm mọi cách mở rộng hoạt động củamình trên toàn cầu, sáp nhập hoặc hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng mộtcách toàn diện

Chuyển hướng từ phương pháp Đẩy (Push) sang phương pháp Kéo (Pull):tức chuyển từ hướng sản xuất, tồn kho và “đẩy” ra thị trường để đáp ứng nhu cầusang sản xuất theo các đơn đặt hàng để đáp ứng ngay nhu cầu thực tế, khi đó sẽgiảm tối thiểu tồn kho và rút ngắn chu trình sản xuất

Ứng dụng thành tựu mới về công nghệ thông tin vào quản lý, mở rộngthương mại điện tử: Sự tham gia của công nghệ thông đã thúc đẩy việc quản lí cóhiệu quả các hoạt động cung ứng Hầu hết các công ty cung ứng lớn đều sử dụngcác phần mềm như hệ thống quản lí kho và hệ thống quản lí vận tải,… Ứng dụngInternet và EDI (chuyển giao dữ liệu điện tử) đã cho phép các công ty cung cấpcác dịch vụ giá trị lớn hơn cho khách hàng, dịch vụ cung cấp công cụ tìm kiếm đãxác lập giá trị cho khách hàng trong việc lên kế hoạch hoạt động của họ tốt hơn vàgiảm vốn lưu động do ảnh hưởng bởi tồn kho và các hoạt động vận chuyển

Các xu hướng mới nổi lên: Khách hàng ngày càng đòi hỏi hàng hoá và

dịch vụ tốt hơn, đồng thời cũng mở ra những yêu cầu về sự chính xác, đúng hạn,tiện lợi, thích ứng nhanh, chất lượng và giá thành ngày càng thấp Hơn nữa thịtrường tài chính đang tìm kiếm nhiều lợi nhuận lớn hơn và bảo đảm hơn trongnhững khoản đầu tư của họ Những yếu tố cơ bản này đã tác động đến sự thay đổicủa ngành cung ứng:

Trang 16

- Sự phụ thuộc vào giá trị cốt lõi và việc tập trung vào khách hàng đòi hỏicác công ty phải làm việc với nhiều đối tác hơn để hoàn tất đơn hàng, dẫn đến việc

ra đời hệ thống đối tác kinh doanh

- Sự mong đợi ngày càng cao của thị trường tài chính về vòng quay vốnngắn hơn và lợi nhuận nhiều hơn kéo theo nhu cầu về sự tích hợp chuỗi cung ứng

và chuỗi tài chính

- Thương mại điện tử được phát minh và sử dụng quá rộng rãi trong thờigian gần đây do sự tiện lợi, tiết kiệm của nó dẫn đến sự ra đời của cung ứng bênthứ 5 (5PL)

- Chi phí gia tăng đáng kể của việc không đáp ứng mong đợi về hiệu quảhoạt động (dự báo thị trường sai hay giao hàng chậm trễ) đã dẫn đến việc áp dụng

kỹ thuật quản lí rủi ro cho việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng, giám sát thời giannhằm kiểm soát và can thiệp kịp thời các phát sinh bất thường

- Áp lực cải thiện lợi nhuận kéo theo việc áp dụng các chiến lược quản lídoanh thu và chương trình định giá động cũng như phát triển nhiều dịch vụ mới:logistics ngược (reverse logistics), quản lí chuỗi dịch vụ và thiết kế cho logistics

Bất kỳ chuỗi cung ứng nào trên đây cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữacác doanh nghiệp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng Cácdoanh nghiệp này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán sỉ lẻ hoặcđóng vai trò là khách hàng, người tiêu dùng

Cấu trúc chuỗi cung ứng

* Chuỗi cung ứng đơn giản

Trang 17

+ Công nghệ thông tin

1.1.3.1 Vai trò

SCM có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp từ việcmua nguyên vật liệu nào? từ ai? sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu? phân phốinhư thế nào? tối ưu hóa từng quá trình sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vànâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Đó là một yêu cầu sống cònđối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh

Một số vai trò chủ yếu của chuỗi cung ứng:

- Cung ứng là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức:Mọi doanh nghiệp không thể tồn tại, phát triển nếu không được cung cấp các yếu

tố đầu vào: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…Cung ứng là nhằm đápứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp

- Liên kết tất cả các thành viên tập trung vào hoạt động tăng giá trị

Nhà cung cấp dịch vụ

Nhà

cung

cấp

Nhà cung cấp

Công ty Khách hàng Khách hàng

Trang 18

- Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát đượctất cả các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống cáckênh phân phối.

- Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại

bỏ các sai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tớiviệc chậm trễ

- Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia

sẻ các thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dựbáo, mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như cácđối tác khác

- Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đềphát sinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn

1.1.3.2 Chức năng của chuỗi cung ứng

Các giải pháp SCM cung cấp một bộ ứng dụng toàn diện bao gồm các phân

hệ và các tính năng hỗ trợ từ đầu đến cuối các quy trình cung ứng, bao gồm:

Quản lý kho để tối ưu mức tồn kho (thành phẩm, bán thành phẩm, nguyênvật liệu, các linh kiện, bộ phận thay thế cho các hệ thống máy móc) đồng thời tốithiểu hóa các chi phí tồn kho liên quan

Quản lý đơn hàng bao gồm tự động nhập các đơn hàng, lập kế hoạch cungứng, điều chỉnh giá, sản phẩm để đẩy nhanh quy trình đặt hàng - giao hàng

Quản lý mua hàng để hợp lý hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp, tiếnhành mua hàng và thanh toán

Quản lý hậu cần để tăng mức độ hiệu quả của công tác quản lý kho hàng,phối hợp các kênh vận chuyển, từ đó tăng độ chính xác (về thời gian) của công tácgiao hàng

Lập kế hoạch chuỗi cung ứng để cải thiện các hoạt động liên quan bằngcách dự báo chính xác nhu cầu thị trường, hạn chế việc sản xuất dư thừa

Quản lý thu hồi để đẩy nhanh quá trình kiểm tra đánh giá và xử lý các sảnphẩm lỗi; đồng thời tự động hóa quy trình khiếu nại, đòi bồi hoàn từ các nhà cungứng và các công ty bảo hiểm

Trang 19

Quản lý hoa hồng để giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn quá trình đàm phánvới các nhà cung cấp, tỷ lệ giảm giá, các chính sách hoa hồng cũng như các nghĩa vụ.

Một số giải pháp SCM trên thị trường hiện nay còn được tích hợp thêm khảnăng quản lý hợp đồng, quản lý vòng đời sản phẩm và quản lý tài sản

1.2 Tổ chức quản lý chuỗi cung ứng

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp như sau:

Vốn: Hoạt động sản xuất kinh doanh không thể không có vốn, nó là điệu

kiện quan trọng để thành lập nhà máy, mua sắm trang thiết bị, thuê mướn ngườilao động, mua nguyên vật liệu để sản xuất, thiết lập kênh phân phối và quản lý bánhàng… nói chung, vốn là yếu tố không thể thiếu để công ty hoạt động Trongchuỗi cung ứng, vốn đóng một vài trò then chốt, nếu công ty có nguồn vốn đủmạnh, họ có thể thuê được người điều hành giỏi, đội ngũ lao động có tay nghềcao, mua được trang thiết bị hiện đại và có thể đàm phán các hợp đồng cung ứngnguyên vật liệu tốt Bên cạnh đó, vốn giúp công ty gia tăng khả năng tiêu thụ sảnphẩm với một hệ thống bán hàng được đầu tư mạnh mẽ

Môi trường công nghệ: Công nghệ luôn đóng một vai trò then chốt trong

sản xuất và trong đời sống xã hội, thực tế cho thấy quốc gia nào làm chủ côngnghệ thì nước đó nhanh chóng trở nên hùng mạnh Những nước này sản xuất racác máy móc trang thiết bị và bán cho những nước khác để sản xuất Trong ngànhsản xuất chế biến, nếu doanh nghiệp sỡ hữu một hệ thống công nghệ hiện đại,năng suất lao động sẽ được cải thiện đáng kể, thêm vào đó là chất lượng sản phẩm

ổn định và có thể đáp ứng một khối lượng lớn sản phẩm ra thị trường Tuy nhiên,công nghệ hiện đại luôn đi kèm với chi phí đầu tư cao, thời gian hoàn vốn dài, áplực về giá trên sản phẩm đầu ra tăng Chính vì vậy, đầu tư công nghệ hiện đại đểsản xuất là một việc làm không thể tránh khỏi, nhưng doanh nghiệp cần xem xétđến năng lực tài chính của bản thân, khả năng tiêu thụ của thị trường cộng vớimức độ cạnh tranh trên thị trường để có quyết định chọn và đầu tư loại công nghệcho phù hợp nhất với doanh nghiệp

Trang 20

Môi trường kinh tế vĩ mô: các yếu tố này bao gồm thuế, tỷ giá hối đoái,…

không thuộc nội bộ một doanh nghiệp Thương mại toàn cầu gia tăng, các yếu tốkinh tế vĩ mô có sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự thành công hay thất bại của SC

Môi trường chính trị, văn hóa:

- Chính trị: sự ổn định của chính trị của một quốc gia đóng vai trò quantrọng trong việc lựa chọn vị trí nhà máy Nó đảm bảo cho các nhà đầu tư an tâm vìcác công trình xây dựng của họ không bị tàn phá bởi chiến tranh, xung đột, cácchính sách không bị thay đổi thường xuyên…nhà đầu tư sẽ có một chiến lược dàihơi cho kế hoạch của họ

- Văn hóa: sự tương đồng về văn hóa hoặc thấu hiểu văn hóa giữa cácthành viên trong chuỗi sẽ giúp hợp tác trong chuỗi được thuận tiện và dễ dànghơn góp phần năng cao hiệu quả của chuỗi Khi có ý định cung ứng sản phẩm củamình ra các thị trường khác nhau, nhà sản xuất cần nghiên cứu cẩn thận các yếu tốvăn hóa, phong tục tập quán của thị trường đó thì khả năng thắng lợi sẽ khả quanhơn

Cơ sở hạ tầng: Sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng tốt (đường sá, sân bay,

cảng biển, đường truyền internet, ) là điều kiện tiên quyết quan trọng cho việc đặtnhà máy Ví dụ: Các công ty lớn thường chọn địa điểm đặt nhà máy tại các đô thịlớn như Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, nơi có cơ sở hạ tầng tốt và hệ thống giao thôngthuận lợi khi phân phối sản phẩm đi những nơi khác Một số công ty khai thác, chếbiến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thô sẽ chọn địa điểm đặt nhà máy gầnnguồn nguyên liệu, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng

Cạnh tranh: Các công ty phải cân nhắc chiến lược, quy mô, vi trí của đối

thủ canh tranh khi thiết kế SC Các quyết định căn bản các công ty thực hiện cóđặt nhà máy của mình gần đối thủ cạnh tranh hay không Hình thức cạnh tranh

và các yếu tố như sự sẵn sàng của nguyên liệu, lao động ảnh hưởng đến việc đặtnhà máy

Thời gian phản ứng với khách hàng và sự hiện diện địa phương: Các

công ty hướng đến khách hàng thì coi trọng thời gian phản ứng ngắn, thì các cửahàng phải đặt nơi gần với họ Ngược lại, đối với một số sản phẩm cồng kềnh,

Trang 21

không cần thời gian đáp ứng nhanh có thể đặt nhà máy hoặc cửa hàng ở những địađiểm xa hơn nhưng vẫn phục vụ tốt khách hàng.

Chi phí Logistics và chi phí nhà máy: các chi phí này xảy ra trong sự

thay đổi SC như số lượng nhà máy, vị trí, phân chia công suất Các công ty phảicân nhắc tồn kho, vận chuyển, chi phí nhà máy khi định vị SC

- Tồn kho và chi phí nhà máy gia tăng khi mà số nhà máy trong SC tăng.Chi phí vận chuyển giảm khi mà số nhà máy tăng lên

- Mạng lưới SC bị ảnh hưởng bởi sự biến động xảy ra tại mỗi nhà máy.Khi có sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng là kết quả của sản xuất Tốt hơn

là đặt nhà máy gần nguồn cung hơn là gần khách hàng

Chất lượng nguồn nhân lực: Việc xây dựng chiến lược, thực thi chiến

lược chuỗi cung ứng do con người thực hiện, sự sẵn có nguồn nhân lực có chấtlượng là một yếu tố mang lại thành công cho chuỗi cung ứng

Công nghệ thông tin: công nghệ thông tin là một công cụ góp phần làm

cho thông tin trong chuỗi được truyền đi đến các mắt xích của chuỗi nhanhchóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác và cũng là cơ sở cho chuỗi đáp ứng nhanh nhucầu khách hàng

Các chính sách và luật pháp: các chính sách và luật pháp của một quốc

gia sẽ ảnh hưởng đến quyết định thiết kế chuỗi cung ứng, hay ảnh hưởng đến sựhoạt động của chuỗi hiệu quả hay không Ví dụ: thủ tục hải quan phức tạp làmột cản trở làm cho chuỗi cung ứng kéo dài thời gian đáp ứng nhu cầu.7

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệthống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn khonguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểuhóa Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo racho toàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị củasản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vàoviệc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thươngmại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa

7Sunil Chopra & Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey

Trang 22

doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm vàtổng chi phí của cả chuỗi cung ứng.

Ví dụ, khách hàng khi mua máy tính từ công ty Dell phải trả 2.000 USD,đại diện cho doanh thu mà chuỗi cung ứng nhận được Dell và các giai đoạn kháccủa chuỗi cung ứng phát sinh chi phí để thu thập thông tin, sản xuất bộ phận vàsản phẩm, lưu trữ chúng, vận tải, dịch chuyển tài chính…Sự khác biệt giữa 2.000USD mà khách hàng trả và tổng chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng trong việcsản xuất và phân phối máy vi tính đến khách hàng đại diện cho lợi nhuận củachuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻxuyên suốt chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành côngcủa chuỗi cung ứng càng lớn Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lườngdưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giaiđoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mứcthấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vậndụng cách tiếp cận hệ thống vào quản trị chuỗi cung ứng

Một khi chúng ta đã thống nhất về cách thức đánh giá sự thành công củachuỗi cung ứng dưới góc độ lợi nhuận của toàn chuỗi, bước kế tiếp là tìm hiểuxem nguồn gốc của doanh thu và chi phí Đối với bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chỉ

có một nguồn doanh thu: khách hàng Tại hệ thống siêu thị bán lẻ, khách hàngmua cà phê An Thái đơn thuần chỉ là một nguồn của dòng ngân quỹ dương củachuỗi cung ứng Tất cả các dòng ngân quỹ khác chỉ là những thay đổi ngân quỹđơn giản xảy ra trong chuỗi ở những giai đoạn khác nhau và với những chủ sở hữukhác nhau

Khi siêu thị trả tiền cho nhà cung cấp của nó, nó lấy một phần từ nguồn củakhách hàng và chuyển cho nhà cung cấp Tất cả dòng thông tin, sản phẩm và tàichính tạo ra chi phí của chuỗi cung ứng Vì vậy quản lý một cách hiệu quả cácdòng này là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của chuỗi Quản trị chuỗicung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt cácgiai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của toàn chuỗi

Trang 23

1.2.3. Các cấp độ của chuỗi cung ứng

Cuối cùng, bởi vì quản tri chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp mộtcách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồmnhững hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật

và tác nghiệp

- Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ

chức Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho,các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới

Trong giai đoạn này, đưa ra kế hoạch về giá cả và thị trường đối với mộtsản phẩm, một công ty quyết định cấu trúc chuỗi cung ứng như thế nào cho mộtvài năm tới Nó quyết định cấu trúc của chuỗi cung ứng sẽ là cái gì, nguồn lực sẽphân bổ như thế nào và mỗi giai đoạn sẽ thực hiện những tiến trình nào Chuỗicung ứng chiến lược được thực hiện bởi công ty bao gồm việc chọn gia côngngoài hay công ty tự thực hiện chức năng chuỗi cung ứng, vị trí và công suất sảnxuất và hạ tầng nhà kho, sản phẩm được sản xuất hay dự trữ ở những vị trí khácnhau, phương thức vận chuyển được thực hiện với các chặng đường khác nhau vàcác hệ thống thông tin được hữu dụng Một công ty phải đảm bảo rằng cấu trúcchuỗi cung ứng hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược và tăng sự thặng dư chuỗi cungứng trong giai đoạn này Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng được thực hiện chodài hạn và rất khó thay đổi trong ngắn hạn

Khi công ty thực hiện các quyết định này, họ phải xem xét đến yếu tố bấtđịnh trong những điều kiện thị trường mà họ tham gia vào trong nhiều năm tới8

- Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật

ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm Điều này bao gồm các quyết địnhthu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lược vận tải kể cả tầnsuất viếng thăm khách hàng

Những quyết định được thực hiện trong suốt giai đoạn này, khung thời gianđược cân nhắc là một quý cho đến một năm Vì thế, cấu trúc chuỗi cung ứng đượcxác định trong giai đoạn chiến lược là cố định Cấu trúc này thiết lập các giới hạn mà

8Sunil Chopra & Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey [tr.16]

Trang 24

trong đó kế hoạch phải thực hiện Mục tiêu của kế hoạch là tối đa hóa thặng dự củachuỗi cung ứng và có thể được tạo ra trên phạm vi kế hoạch và vạch ra các giới hạnđược thiết lập trong giai đoạn thiết kế hay giai đoạn chiến lược Công ty bắt đầu giaiđoạn kế hoạch với việc dự báo cho một vài năm sắp đến của nhu cầu ở những thịtrường khác nhau Kế hoạch bao gồm thực hiện các quyết định liên quan đến thịtrường sẽ được cung cấp thị trường nào, những hợp đồng phụ, chính sách tồn khođược đi theo, thời gian, quy mô thị trường và giá khuyến mãi Kế hoạch thiết lập cáctham số mà chuỗi cung ứng thực hiện các chức năng trên từng giai đoạn cụ thể.

Trong giai đoạn kế hoạch, các công ty phải xem xét sự bất định trong nhucầu, tỷ giá hối đoái, cạnh tranh trong suốt thời gian này Với một giai đoạn thiết kếkhung thời gian ngắn hơn và dự báo tốt hơn, công ty trong giai đoạn kế hoạch cốgắng kết hợp chặt chẽ bất kỳ sự linh hoạt vào chuỗi cung ứng và khai thác nó đểtối ưu hóa việc thực hiện Kết quả của giai đoạn kế hoạch, công ty xác định một

bộ các chính sách hoạt động mà chi phối hoạt động ngắn hạn9

- Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn

như lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải…

Ở cấp độ tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng được xem là cố định, chínhsách kế hoạch được xác định Mục tiêu của hoạt động chuỗi cung ứng là xử lý cácđơn hàng một cách tốt nhất Trong suốt giai đoạn này, công ty sử dụng tồn khohay sản xuất cho các đơn hàng riêng lẻ, xác định ngày mà đơn hàng đó sản xuất,tạo danh sách hàng tại nhà kho, phân chia đơn hàng thành các phương thức vậnchuyển cụ thể, xây dựng lịch giao hàng bằng xe tải và đặt các đơn hàng bổ sung.Mục tiêu của giai đoạn hoạt động là phải giảm đi sự bất định và tối ưu hoạt động

1.2.4.1. Quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM)

Quy trình tổng thể CRM bao gồm các quy trình xuôi diễn ra giữa doanhnghiệp và khách hàng Mục tiêu của quy trình tổng thể CRM là tạo nhu cầu kháchhàng và chuyển giao, theo dõi đơn hàng thuận tiện Sự yếu kém của quy trình này sẽ

9Sunil Chopra & Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey [tr.17]

Trang 25

dẫn đến nhu cầu bị mất và phục vụ khách hàng nghèo nàn bởi vì các đơn hàngkhông được xử lý và thực thi hiệu quả Các quy trình chính yếu của CRM bao gồm:

* Marketing: Quy trình marketing bao gồm các quyết định liên quan đến

khách hàng nào hướng đến, làm như thế nào để hướng đến khách hàng, sản phẩmnào được chào bán, định giá sản phẩm như thế nào, quản lý các chiến dịch hướngđến khách hàng như thế nào CRM cung cấp các phân tích để cải thiện các quyếtđịnh về giá, lợi ích sản phẩm, lợi ích khách hàng và các thứ khác

* Bán hàng: Quy trình bán hàng thì tập trung bán hàng thực tế cho khách

hàng Mà các quy trình này tập trung vào kế hoạch bán cho ai và bán cái gì Quytrình bán hàng bao gồm cung cấp cho lực lượng bán hàng thông tin cần để bánhàng, và thực thi bán hàng thực tế Quy trình bán hàng cũng yêu cầu các chứcnăng như khả năng báo giá đúng ngày, truy cập thông tin liên quan đến đơn hàng

* Quản lý đơn hàng: Quy trình quản lý đơn hàng khi họ theo dõi xuyên

qua doanh nghiệp là rất quan trọng cho khách hàng để theo dõi đơn hàng của họ

và để doanh nghiệp hoạch định và thực hiện đáp ứng đơn hàng Quy trình này gắnchặt với nhu cầu từ khách hàng với nguồn cung từ doanh nghiệp Trong nhữngnăm gần đây, hệ thống quản lý đơn hàng đã nổi lên với việc thêm chức năng phụ

có khả năng thấy rõ đơn hàng thông qua hệ thống quản lý đơn hàng

* Trung tâm dịch vụ khách hàng: thường là điểm tiếp xúc chính giữa

khách hàng và công ty Trung tâm dịch vụ khách hàng giúp khách hàng đặt hàng,

đề nghị sản phẩm, giải quyết các vấn đề phát sinh, cung cấp thông tin về tình trạngđơn hàng

Như vậy, các quy trình CRM được đề cập ở trên là cốt yếu cho SC, nó baohàm hàng loạt các tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng Khách hàng phải

là điểm bắt đầu khi cố gắng tăng thặng dư cho SC bởi vì tất cả nhu cầu, doanh thuhầu như phát sinh từ khách hàng Như thế, quy trình tổng thể của CRM thường làđiểm bắt đầu khi cải tiến hoạt động SC Điều quan trọng là quy trình CRM phảitích hợp vào hoạt động nội bộ Các công ty thường hoạt động cùng khách hàngđộc lập với hoạt động nội bộ của họ Điều cần thiết cho tích hợp giữa CRM và

Trang 26

hoạt động nội bộ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của CRM đến chuỗi cung ứnghiệu quả10.

1.2.4.2 Quản lý chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM)

ISCM tập trung vào hoạt động nội bộ doanh nghiệp: ISCM bao gồm tất cảcác quy trình liên quan đến kế hoạch và đáp ứng nhu cầu khách hàng Nó bao gồmcác quy trình sau:

* Hoạch định chiến lược: Quy trình này tập trung vào thiết kế mạng lưới SC.

* Hoạch định nhu cầu: Hoạch định nhu cầu bao gồm dự báo nhu cầu,

phân tích tác động đối với nhu cầu bằng các công cụ quản lý nhu cầu như giá,khuyến mãi

* Hoạch định cung ứng: Quy trình hoạch định cung ứng lấy đầu vào dự

báo nhu cầu để đưa ra hoạch định nhu cầu và nguồn lực sẵn có bằng cách hoạchđịnh chiến lược, rồi đưa ra các kế hoạch tối ưu để đáp ứng nhu cầu

* Đáp ứng đơn hàng: Một khi có phát sinh nhu cầu, thì nhu cầu phải được

đáp ứng Quy trình đáp ứng nhu cầu liên kết đến mỗi đơn hàng với nguồn cung vàphương tiện vận chuyển cụ thể

* Dịch vụ thị trường: Sau khi sản phẩm được giao đến tay khách hàng, nó

phải được dịch vụ chăm sóc, quy trình dịch vụ tập trung trên việc xây dựng mứctồn kho phụ tùng/nguyên liệu cũng như lên lịch dịch vụ gọi và đặt hàng Một sốcác vấn đề lên lịch được quản lý theo cách tương tự tổng hợp nhu cầu

Quy trình tổng thể ISCM nhằm đáp ứng nhu cầu được tạo ra bởi quy trìnhtổng thể CRM Cần có sự tích hợp mạnh mẽ giữa ISCM và CRM Khi dự báo nhucầu, tương tác với CRM là cần thiết cũng như ứng dụng CRM là tiếp cận kháchhàng và có hầu hết các dữ liệu về hành vi khách hàng Tương tự, quy trình ISCMnên có sự tích hợp mạnh mẽ với quy trình tổng thể CRM Hoạch định nguồn cung,đáp ứng đơn hàng, dịch vụ thị trường thì phụ thuộc vào nhà cung cấp và quy trìnhSCM Có ít hữu ích để nhà máy có được công suất đáp ứng nhu cầu nếu nhà cungcấp không có khả năng đáp ứng linh kiện/nguyên liệu cho sản xuất Quản lý đơnhàng, CRM phải tích hợp chặt chẽ với đáp ứng nhu cầu, và là đầu vào cho hoạch

10Sunil Chopra & Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey [tr.29]

Trang 27

định nhu cầu hiệu quả Tóm lại, Quản lý SC mở rộng yêu cầu chúng ta tích hợpdọc tất cả các quy trình tổng thể.

Nhà cung cấp phần mềm ISCM thành công đã giúp cải tiến việc ra quyếtđịnh trong quy trình ISCM Một sự tích hợp tốt giữa ISCM và SRM vẫn chưa đủmạnh tại cấp tổ chức Cơ hội tương lai là phát sinh cải tiến trong quy trình ISCM

và hơn nữa là cải tiến tích hợp với CRM và SRM11

1.2.4.3. Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp (SRM)

SRM bao gồm các quy trình tập trung vào sự tương tác giữa doanh nghiệp

và nhà cung cấp là chiều ngược trong SC Có sự điều chỉnh rất tự nhiên giữa quytrình SRM và quy trình ISCM, Các giới hạn khi tích hợp với nhà cung cấp là cốtyếu khi tạo ra kế hoạch nội bộ Các quy trình SRM chính và sự tác động của côngnghệ thông tin đó là các quy trình cộng tác thiết kế, tìm nguồn hàng, thươnglượng, mua hàng, quy trình cộng tác cung ứng Việc cải tiến quan trọng trong hoạtđộng SC có thể đạt được nếu quy trình SRM được tích hợp với các quy trình CRM

và ISCM một cách thích hợp Khi thiết kế sản phẩm, kết hợp đầu vào từ nhà cungcấp là cách bình thường để cải tiến thiết kế Điều này yêu cầu đầu vào từ các quytrình trình CRM, tìm nguồn hàng, thương lượng, mua hàng, thắt chặt cộng tác vàoISCM, khi đầu vào của nhà cung cấp cần nhu cầu đưa ra và thực thi các dự án tối

ưu Tuy nhiên, những lĩnh vực này cần tương tác với quy trình CRM như quản lýđơn hàng Tích hợp ba quy trình tổng thể là cốt yếu để cải tiến hoạt động SC

Như vậy: Để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì ba quy trình lớn nàyphải kết hợp chặt chẽ với nhau12

1.2.5. Các yếu tố cần tác động trong chuỗi cung ứng 13

Mỗi chuỗi cung ứng gồm một tập hợp các yêu cầu của thị trường cũng nhưnhững cách thức gặp phải trong công tác điều hành, tuy nhiên trong mọi trườnghợp vấn đề phát sinh lại hoàn toàn giống nhau Các doanh nghiệp tham gia trongchuỗi cung ứng bất kì đều phải đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tập thểliên quan đến hoạt động của mình trong năm lĩnh vực:

11Sunil Chopra & Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey [tr.31]

12Sunil Chopra & Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey [tr.33]

13Michael Hugos , Essentials of Supply chain management, NXB TH TP.HCM 2010, [tr.55]

Trang 28

* Các chiến lược sản xuất:

Hầu hết các chiến lược sản xuất chung là sản xuất theo kế hoạch, sản xuấttheo đơn hàng là chính

- Chiến lược sản xuất theo kế hoạch (MTP- Make to plan) hay chiến lược

dữ trữ mang đặc điểm công nghiệp khai thác quy mô kinh tế có được từ tổ chứcsản xuất dài hạn Tồn kho thành phẩm lớn được sản xuất trên dự đoán nhu cầutương lai của khách hàng Yêu cầu hợp lý hỗ trợ MTP là sức chứa của kho để trữthành phẩm và lọc ra danh sách sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng Lôhàng sản xuất để tồn kho thường là số lượng nhỏ, tuy nhiên nhà kho vẫn được yêucầu dự trữ tạm thời và danh mục sản phẩm chọn lọc

- Chiến lược sản xuất theo đơn hàng (BTO-Build to order): BTO là trườnghợp sản phẩm được tạo ra và cung ứng theo yêu cầu cụ thể của đơn hàng Đây làtrường hợp một sản phẩm tạo ra dựa trên một đơn hàng cụ thể nhằm đáp ứng mộtloại yêu cầu riêng biệt do khách hàng đề ra Công suất hợp lý có thể được yêu cầu

để sản xuất dự trữ tạm thời và hầu hết các sản phẩm sản xuất dưới chiến lược nàyđều xuất trực tiếp cho khách hàng

Các nhà máy có thể được xây dựng nhằm thích ứng với một trong haiphương pháp sản xuất sau:

Trang 29

- Tâm điếm sản phẩm – Một nhà máy theo phương pháp tâm điểm sản xuấtthực hiện một loạt các động sản xuất khác nhau để tạo ra dòng sản phẩm định sẵn

từ việc chế tạo các bộ phận sản phẩm khác cho đến việc lắp ráp thành sản phẩmhoàn chỉnh

- Tâm điểm chức năng - Phương pháp chức năng tập trung vào việc thựchiện chỉ một vài hoạt động sản xuất như chỉ chế tạo một số bộ phận hay chỉ làmcông đoạn lắp ráp Các chức năng này có thể được áp dụng sản xuất nhiều loại sảnphẩm khác nhau

Phương pháp sản phẩm có xu hướng chuyên phát triển một loại sản phẩmvới sự thành thạo một chức năng cá biệt nào đó Phương pháp chức năng chuyên

về các chức năng cụ thể thay vì chuyên về một sản phẩm sẵn có Các công ty cầnquyết định chọn phương pháp nào hay kết hợp hai phương pháp như thế nào để đủcông suất và chuyên môn cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

* Cũng như nhà máy có ba phương pháp chính được sử dụng cho kho hàng:

- Lưu kho theo đơn vị (SKU-Stock Keeping Unit)- Với cách tiếp cận truyềnthống này, tất cả sản phẩm cùng loại được lưu giữ chung Đây là một cách lưu trữsản phẩm hiệu quả và dễ hiểu

- Lưu kho theo công năng (Gom hàng nhanh tại kho)- Theo phương phápnày, tất cả sản phẩm khác nhau có liên quan đến nhu cầu của loại khách hàng nào

đó hay liên quan đến nhu cầu một công việc cụ thể nào đó được lưu trữ chung vớinhau Điều này cho phép lấy và đóng gói hiệu quả nhưng thường đòi hỏi nhiềukhông gian lưu trữ hơn so với phương pháp lưu kho theo đơn vị truyền thống

- Lưu kho chéo (Crossdocking) - Đây là phương pháp do Wal-Mart đi tiênphong nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Theo phương phápnày, người ta không thực sự lưu trữ sản phẩm trong kho, thay vào đó các kho hàngđược dùng để làm nơi chuyển tiếp hàng hóa nhận được từ các nhà cung cấp vàđược dỡ xuống theo khối lớn nhiều chủng loại sản phẩm Những lô hàng lớn nàysau đó được chia thành những lô hàng nhỏ hơn Những lô hàng nhỏ các sản phẩmkhác nhau được sắp xếp lại theo nhu cầu hàng ngày và mau chóng được chất lên

xe tải chở hàng để phân phối sản phẩm đến điểm giao hàng cuối cùng

Trang 30

1.2.5.2 Hàng hóa lưu kho

Hàng lưu kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từnguyên liệu đến bán thành phẩm đến thành phẩm được các nhà sản xuất, nhà phânphối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ Một lần nữa, các giám đốc phảiquyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứngvới tính hiệu quả Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép công ty hoặc toàn bộchuồi cung ứng đáp ứng nhanh những thay đổi về nhu cầu khách hàng Tuy nhiên,việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao,chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt

Có 3 quyết định cơ bản phải thực hiện về sản và tồn trữ hàng tồn kho:

- Hàng tồn kho chu kỳ - Đây là lượng hàng tồn cần có để thõa mãn nhu cầusản phẩm trong kỳ giữa các lần thu mua sản phẩm Các công ty thường sản xuất

và thu mua các lô hàng lớn để được lợi từ mua sỉ Tuy nhiên các lô hàng lớn cũng

có thể làm tăng chi phí trung chuyển Chi phí trung chuyển gồm chi phí lưu trữ, xử

lý và bảo hiểm hàng tồn kho Các nhà quản trị phải cân nhắc giữa giảm chí phí đặthàng và giá rẻ hơn do mua lượng lớn sản phẩm với chí phí trung chuyển của chu

kỳ hàng tồn tăng do mua hàng theo các lô hàng lớn

- Hàng tồn kho an toàn - Hàng tồn kho được xem như là bộ phận giảm xócchống lại bất ổn Nếu có thể dự đoán nhu cầu chính xác thì chỉ cần có hàng tồnkho theo kiểu hàng tồn chu kỳ Nhưng vì dự đoán luôn có mức bất ổn nhất địnhnên chúng ta luôn phải tồn kho thêm để dự phòng trường hợp nhu cầu đột ngộttăng hơn dự đoán Sự cân nhắc ở đây là lượng giá giữa chi phí trung chuyển củahàng tồn kho thêm với chi phí của doanh thu bị mất do không đủ hàng tồn kho

- Hàng tồn thời vụ - đây là hàng tồn được dự trữ nhằm tiên liệu gia tăngnhu cầu tại những thời điểm nhất định trong năm Ví dụ, dự đoán nhu cầu chốngđông sẽ tăng trong mùa đông Nếu công ty sản xuất sản phẩm chống đông có mứcsản xuất cố định khó thay đổi sẽ cố sản xuất ổn định quanh năm và tồn trữ hàngtrong những chu kỳ có nhu cầu thấp để bù cho những kỳ có nhu cầu cao hơn mứcsản xuất của công ty Phương án thay thế cho việc tồn trữ hàng theo mùa là đầu tưvào các thiết bị sản xuất linh hoạt mà có thể nhanh chóng thay đổi tốc độ sản xuất

Trang 31

các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu gia tăng Trong trường hợp này, sựcân nhắc là giữa chi phí trung chuyển của hàng tồn kho theo mùa với chi phí củaviệc đầu tư để có thêm năng lực sản xuất linh hoạt.

và tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằmgiảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay giản hoạt động ra nhiều vị trí gầnkhách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn

Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản trị cần xem xét một loạt cácnhân tố liên quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhâncông, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế vàthuế quan, sự gần gũi giữa các nhà cung cấp và khách hàng Các quyết định về vịtrí có xu hướng là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt mộtlượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn

Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tínhcủa chuỗi cung cấp Sau khi xác định xong kích cỡ, số lương và vị trí thiết bị,cũng cần quyết định các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuốicùng Các quyết định về vị trí cũng phản ảnh chiến lược cơ bản của công ty trongviệc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường

1.2.5.4 Vận chuyển

Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩmgiữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng Trong vận chuyển là sự cânnhắc tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc chọn lựa cáchthức vận chuyển Các cách thức vận chuyển nhanh như máy bay thì rất nhanhchóng nhưng cũng rất tốn kém Các cách thức vận chuyển chuyển chậm hơn nhưtàu và xe lửa thì chi phí vừa phải nhưng không đáp ứng nhanh Vì chi phí vận

Trang 32

chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên cácquyết định ở đây rất quan trọng.

Với các cách thức vận chuyển khác nhau và vị trí phương tiện trong chuỗicung ứng, các nhà quản trị cần lập ra lộ trình và mạng lưới di chuyển sản phẩm

Lộ trình là lối đi mà qua đó sản phẩm vận động và mạng lưới bao gồm việc thuthập các lối đi và các phương tiện được kết nối bởi các lối đi đó Nguyên tắcchung là giá trị sản phẩm càng cao (ví dụ như các thành phần điện tử hay dượcphẩm) mạng lưới vận chuyển càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh và giá trị sảnphẩm càng thấp (ví dụ như mặt hàng lớn như gạo và gỗ) mạng lưới càng nhấnmạnh tính hiệu quả

1.2.5.5 Thông tin

Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắtchuỗi cung ứng Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuấttrong chuỗi cung ứng Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữliệu chính xác, kịp lúc, và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có cácquyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ Đây cũng là xu hướng tối đa hóatính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng Nhờ cách này thị trường cổ phiếu hay cácthị trường tự do khác hoạt động và các chuỗi cung ứng có những động lực như cácthị trường

Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào thông tin cũng được sử dụng vì hai mụcđích:

- Phối hợp các hoạt động hàng ngày với chức năng của bốn yếu tố dẫn dắtchuỗi cung ứng: sản xuất, hàng tồn, vị trí và vận chuyển Trong chuỗi cung ứngcác công ty sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung và cầu sản phẩm để hàng tuầnquyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và vị trí lưu trữ

- Tiên đoán và lập kế hoạch để tiên liệu và thỏa mãn nhu cầu tương lai.Thông tin sẵn có được dùng để tiên báo chiến thuật nhằm hướng dẫn quá trình lập

kế hoạch sản xuất tháng và quý Thông tin cũng được dừng để tiên báo chiến lược

để định hướng các quyết định về xây dựng các nhà máy mới, thâm nhập thị trườngmới hay rút lui khỏi thị trường cũ

Trang 33

Trong từng công ty sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả

có liên hệ đến việc lượng giá các lợi ích mà thông tin tốt có thể cung cấp so vớichi phí để có được thông tin Thông tin chính xác, dồi dào có thể giúp đưa ra cácquyết định kinh doanh hiệu quả và tiên đoán tốt hơn những chi phí xây dựng vàlắp đặt các hệ thống phân phối thông tin cũng có thể rất cao

Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh vớiitính hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thôngtin có thể chia sẻ với các công ty khác và lượng thông tin phải giữ bí mật Thôngtin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch sản xuất

mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều, thì các công ty càng đáp ứng nhanh.Tuy nhiên, công khai như thế nào là hợp lý là mối bận tâm của từng công ty vì engại thông tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó Điều này có thểgây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty

Sơ đồ 1.1: Năm động cơ chính của một chuỗi cung ứng

1.2.6. Đo lường hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng 14

Chuỗi cung ứng luôn biến đổi và không ngừng điều chỉnh theo những thayđổi trong cung cầu sản phẩm Nếu muốn chuỗi cung ứng đạt được hiệu quả mong

14Michael Hugos , Essentials of Supply chain management, NXB TH TP.HCM 2010, [tr.149]

Trang 34

muốn, công ty phải theo dõi và kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng Có 4chỉ tiêu hiệu suất hoạt động cần phải xem xét đánh giá:

Có hai hệ thống, các doanh nghiệp thường sử dụng các tiêu chí như:

- Tỷ lệ hoàn tất đơn hàng và tỷ lệ đáp ứng từng khoản mục trong đơn hàng

- Tỷ lệ phân phối đúng thời gian

- Số lần giao hàng chậm và ảnh hưởng của việc giao hàng chậm

- Tính thường xuyên và số lần giao hàng chậm

1.2.6.2 Đánh giá hiệu suất nội bộ

Hiệu suất nội bộ phản ánh khả năng của một công ty hoặc một chuỗi cungứng trong việc sử dụng tài sản của họ sao cho càng sinh lời càng tốt Tài sản baogồm bất cứ giá trị xác thực nào như nhà máy, thiết bị, hàng tồn kho, tiền mặt…Một số cách đánh giá phổ biến về hiệu suất nội bộ là giá trị hàng tồn kho, quayvòng hàng tồn kho, lợi nhuận, vòng quay của vốn…

- Giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho nên được đánh giá tại một thờiđiểm hoặc trung bình theo thời gian, tài sản chủ yếu có liên quan trong một chuỗicung ứng là hàng tồn kho chứa đựng trong suốt độ dài của chuỗi Các doanhnghiệp cố gắng làm cho hàng tồn kho phù hợp với mức tiêu thụ và không để hàngtồn kho vượt quá xa giới hạn

Trang 35

- Quay vòng hàng tồn kho: là phương pháp để đánh giá khả năng sinh lờicủa hàng tồn kho bằng cách theo dõi chúng được bán ra hoặc quay vòng trong mộtthời gian nhất định.

Quay vòng hàng tồn kho = giá vốn hàng bán hằng năm/ giá trị hàng tồn khobình quân hằng năm

Nói chung, tỷ lệ quay vòng càng cao càng có lợi nhưng các doanh nghiệpcần chú ý đến lượng tồn kho an toàn

- Lợi nhuận trên doanh số: chỉ tiêu này sẽ đánh giá biến phí, định phí và lãigộp xuất phát từ doanh số được quản lý tốt như thế nào

Lợi nhuận/ doanh số = lãi gộp/ doanh thu

Xét về mức độ hiệu quả thì kết quả này càng cao càng tốt, tuy nhiên khôngphải lúc nào nó cũng được đảm bảo một cách cao nhất vì phải tính đến yếu tố bảo

vệ đầu ra sản phẩm, bảo vệ thị trường, thị phần hoặc một số mục tiêu kinh doanhkhác

- Chu kỳ tuần hoàn tiền thành tiền mặt: Đây là thời gian từ khi một công tytrả tiền cho các nhà cung ứng về nguyên vật liệu đầu vào đến khi nhận được tiền

do bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Có thể ước tính thời gian của chu kỳbằng cách lấy tổng những ngày cung ứng hàng tồn kho và ngày chưa hoàn tất muabán trừ đi kỳ thanh toán mua hàng bình quân Kỳ tuần hoàn này càng ngắn càngtốt Để tăng hiệu quả cho kỳ tuần hoàn này, các doanh nghiệp thường chú trọnghơn đến vấn đề quản lý khoản phải trả và khoản phải thu ở mức tốt nhất

1.2.6.3 Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu

Tính linh hoạt của nhu cầu phản ánh khả năng đáp ứng của doanh nghiệp

về số lượng và sản phẩm ở các mức nhu cầu khác nhau

Trong khi thị trường rất bấp bênh, thị hiếu người tiêu dùng thường xuyên thayđổi thì việc đáp ứng rất quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chuỗi cung ứng

đủ mạnh để mang đến những sản phẩm nhanh nhất cho người tiêu dùng

- Thời gian chu kỳ hoạt động: là thời gian cần có để thực hiện một hoạtđộng trong chuỗi cung ứng như đáp ứng đơn đặt hàng, thiết kế sản phẩm, lắp rápsản phẩm hoặc bất cứ hoạt động nào khác hỗ trợ cho chuỗi cung ứng

Trang 36

- Tính linh hoạt bên trong: là khả năng đáp ứng lại nhanh chóng của doanhnghiệp hoặc chuỗi cung ứng trước số lượng đơn đặt hàng bổ sung đối với các sảnphẩm của họ.

- Tính linh hoạt bên ngoài là khả năng nhanh chóng cung cấp cho thịtrường những sản phẩm bổ sung bên ngoài, những gói sản phẩm bình thường vẫnđược cung cấp

1.2.6.4 Đánh giá sự phát triển của sản phẩm

Đó là đánh giá khả năng của doanh nghiệp hoặc chuỗi cung ứng trong việcthiết kế, xây dựng và phân phối những sản phẩm mới để phục vụ thị trường của

họ có thể sử dụng các tiêu chí để đánh giá như:

- Số lượng sản phẩm được bán ra trong năm ngoái

- Doanh số từ việc bán sản phẩm trong năm ngoái

- Thời gian để phát triển và phân phối một sản phẩm mới

1.3 Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả (Mô hình SCOR) 15

Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng kết hợp các yếu tố trong quatrình thiết kế quy trình kinh doanh, các thước đo, xây dựng thương hiệu và tổ hợpcác ứng dụng thành một cơ cấu duy nhất Trong mô hình SCOR (Supply-ChainOperations Reference), quản trị chuỗi cung ứng được định nghĩa là các quy trìnhtích hợp: Hoạch định, thu mua, sản xuất, phân phối và thu hồi

Quy trình này bao gồm các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kếhoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình kia Hoạch định bao gồm: Dự báolượng cầu, định giá sản phẩm và quản lý lưu kho

1.3.1.1 Dự báo lượng cầu và lập kế hoạch

Những quyết định liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng được dựa trêncác dự báo xác định nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm ở các khía cạnh sau:Chủng loại, số lượng, thời điểm cần hàng Công đoạn dự báo nhu cầu trở thànhnền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ và hợp tác của các doanh nghiệp nhằm đápứng nhu cầu thị trường

15Suppy Chain Council Inc., 14400 Eye Street, Suite 1050, Washington, D.C., www supply-chain.org ).

Trang 37

Tất cả các dự báo với bốn biến số chính phối hợp với nhau quyết định diễnbiến của điều kiện thị trường Những biến số đó là:

- Nguồn cung

- Lượng cầu

- Đặc điểm sản phẩm

- Môi trường cạnh tranh

- Nguồn cung: Số lượng sản phẩm có sẵn

- Lượng cầu: Toàn bộ nhu cầu thị trường sản phẩm

- Đặc điểm sản phẩm: Những đặc điểm sản phẩm tác động đếnnhu cầu

- Môi trường cạnh tranh Hành động của các nhà cung cấp sảnphẩm trên thị trường

* Phương pháp dự báo:

Định tính Dựa trên trực giác hay những ý kiến chủ

quan của cá nhân

Hệ quả Cho rằng nhu cầu có liên quan mật thiết

đến những nhân tố nào đóChuỗi thời gian Dựa trên mô hình nhu cầu đã có từ

- Sử dụng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu: Trong phương pháp

này thì công suất sản xuất được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu Mục tiêu ở đây là

sử dụng 100% công suất toàn thời gian Điều này sẽ đạt được bằng việc tăng thêmhoặc giảm bớt công suất nhà máy thông qua việc thuê thêm hay sa thải công nhânkhi cần thiết

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này đạt hiệu quả nhất khi chi phí chuyênchở hàng tồn cao và chi phí thay đổi năng suất nhà xưởng và nhân công thấp

Trang 38

Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo mức độ lưu kho thấp

Nhược điểm: Việc thực khá tốn kém trong trường hợp việc bổ sung hay cắtgiảm công suất nhà xưởng muốn nhiều chi phí Phương pháp này làm sa sút tinhthần dẫn đến tâm lý hoang mang trong lực lượng lao động nếu mọi người liên tụcđược thuê mướn rồi lại bị sa thải tùy theo biến động của nhu cầu

- Tận dụng mức độ biến động của tổng công suất để đáp ứng nhu cầu:

Phương pháp này được sử dụng khi có nhiều công suất nhàn rỗi Nếu các nhà máyhiện nay không hoạt động 24/24 và liên tục 7 ngày một tuần thì ta có thể đáp ứngđược nhu cầu thay đổi bằng cách tăng cường hoặc giảm bớt việc khai thác côngsuất sản xuất Ta có thể duy trì số lượng lao động ở mức ổn định kết hợp với kếhoạch tăng ca theo thời gian biểu làm việc linh động, đáp ứng tỉ lệ sản xuất Kếtquả là mức độ lưu kho cùng với tần suất khai thác công suất trung bình đều đượcgiảm xuống thấp

Phương pháp này phù hợp với trường hợp chi phí vận chuyển hàng tồn khocao và chi phí cho phần công suất thừa tương đối thấp

- Sử dụng hàng tồn và những đơn hàng tồn đọng để đáp ứng nhu cầu:

Việc sử dụng Phuong pháp này mang lại sự ổn định cho công suất nhà xưởngcũng như lực lượng lao động, đồng thời duy trì mức sản lượng không đổi Sảnxuất không được điều chỉnh theo nhu cầu thay vào đó các doanh nghiệp sẽ tích trữhàng lưu kho trong suốt thời kỳ nhu cầu thấp nhằm để dành cho tương lai hoặcduy trì mức tồn kho thấp và giữ lại các đơn hàng tồn đọng của một thời điểm đểcung cấp đầy đủ cho giai đoạn kế tiếp

Điều kiện áp dụng: Sử dụng phương pháp này khi công suất thừa tốn quánhiều chi phí, việc thay đổi công suất cũng như chi phí vận chuyển hàng tồn tươngđối thấp

Ưu điểm của phương pháp này là khai thác công suất triệt để hơn và giảmbớt chi phí thay đổi công suất

Nhược điểm: Tạo ra lượng hàng tồn lớn cùng nhiều đơn hàng tồn đọngtrong thời gian dài khi nhu cầu biến động

Trang 39

1.3.1.2 Định giá sản phẩm

Các công ty cùng toàn bộ chuỗi cung ứng có thể tác động đến nhu cầu bằngcách sử dụng công cụ giá cả Dựa vào mức giá được sử dụng, mục tiêu sẽ là hướngđến hoặc tối đa hóa doanh thu hoặc lợi nhuận gộp Nhân viên bán hàng hay tiếp thịđiển hình đưa ra những quyết định liên quan đến giá cả nhằm kích cầu tiêu thụtrong suốt mùa cao điểm Mục đích ở đây là nhằm tối đa hóa doanh thu Thôngthường, nhà sản xuất và nhà quản lý tài chính có xu hướng đưa ra các quyết định

về mức giá nhằm kích thích nhu cầu trong suốt giai đoạn ế ẩm Mục tiêu của họ làtối đa hóa lợi nhuận để bù đắp chi phí trong các thời kỳ nhu cầu tiêu thụ chậm

1.3.1.3. Quản lý hàng tồn kho

Việc quản lý hàng tồn kho tập hợp những kỹ thuật được sử dụng nhằm mụcđích quản lý mức độ lưu kho hàng hóa trong các phạm vi khác nhau của chuỗicung ứng Mục tiêu là giảm chi phí lưu kho đến mức tối đa trong khi vẫn duy trìmức độ dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Khi nhu cầu sản phẩm ngày càng khó dựđoán thì đòi hỏi mức độ lưu kho an toàn càng cao để bù đắp cho những biến độngbất ngờ của nhu cầu Quá trình quản lý hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng baogồm 3 hình thức như sau:

- Số lượng đặt hàng sinh lợi: Dựa vào cơ cấu chi phí của một công ty ta sẽxác định được số lượng đặt hàng mang lại hiệu quả chi phí để tiến hành đặt mua

+C: Chi phí theo đơn vị

+ h: Chi phí lưu trữ hàng hàng hóa một năm tính theo phần trăm đơn giá

- Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ: Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ là phươngthức dự trữ lượng hàng cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong suốt một giaiđoạn nhận đơn đặt hàng sản phẩm đó

Trang 40

Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ thực chất là sự tăng dần lượng hàng tồn khotrong chuỗi cung ứng do việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho trong chuỗi cungứng do việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn được tiến hành với qui mô lớn hơn nhucầu đang có về sản phẩm.

- Lưu kho hàng hóa theo mùa: Lưu kho hàng hóa theo mùa xuất hiện khimột công ty hay chuỗi cung ứng có tổng công suất sản xuất cố định quyết định sảnxuất và dự trữ sản phẩm để dành cho nhu cầu trong tương lai Nếu lượng cầu trongtương lai vượt khả năng sản xuất thì câu trả lời chính là sản xuất chúng trongnhững thời điểm nhu cầu thấp rồi dự trữ trong kho nhằm phục vụ cho nhu cầutương lai

Mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất theo qui mô dựa vào côngsuất và cơ cấu chi phí của từng công ty trong chuỗi cung ứng là nguyên nhân củaviệc tích trữ hàng hóa theo mùa

- Lưu kho chú trọng độ an toàn: Lưu kho hàng hóa chú trọng an toàn có tácdụng bù đắp cho tình trạng bất ổn trong chuỗi cung ứng Theo lệ thường, tình hìnhbất ổn càng cao thì đòi hỏi mức độ hàng dự trữ an toàn càng cao

1.3.2.1. Tìm kiếm nguồn hàng

Nhiệm vụ truyền thống của một nhà quản lý mua hàng là tìm kiếm nhữngnhà cung cấp tiềm năng so sánh giá cả rồi sau đó mua sản phẩm từ nhà cung cấp

có chi phí thấp nhất mà họ tìm được Chức năng thu mua có thể được phân thành

5 công đoạn sau:

- Mua hàng: Mua hàng là những hoạt động thông thường liên quan đến việcphát sinh những đơn hàng đặt mua những sản phẩm cần có Người mua đưa raquyết định mua hàng, gửi đơn đặt mua, liên hệ với người bán và rồi tiến hành đặthàng

- Quản lý việc tiêu thụ: Để thu mua đạt hiệu quả, bạn phải hiểu rõ về danhmục sản phẩm nào đang được mua kèm theo số lượng mua xét trên phạm vi toàn

bộ công ty cũng như từng đơn vị vận hành Bạn phải tường tận các chi tiết nhưloại sản phẩm nào được mua, số lượng bao nhiêu, từ ai và với mức giá nào

Ngày đăng: 25/07/2015, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty cổ Phần đầu phần i, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2008, 2009, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Nguyễn Công Anh (2006), Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Công Anh
Năm: 2006
3. Nguyễn Công Bình (2008), Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
4. Hồ Tiến Dũng (2008), Quản trị sản xuất và điều hành, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất và điều hành
Tác giả: Hồ Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2008
5. Phạm Như Hiền, Đỗ Huy Bình, Nguyễn Hoàng Dũng (2007), Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng
Tác giả: Phạm Như Hiền, Đỗ Huy Bình, Nguyễn Hoàng Dũng
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2007
7. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Quản trị cung ứng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị cung ứng
Tác giả: PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
8. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics những vấn đề căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics những vấn đề căn bản
Tác giả: PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
9. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị logistics
Tác giả: PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
10. Arjan Jvan Weele (2002), purchasing and supply chain management, Thamson Learing, Lon Don Sách, tạp chí
Tiêu đề: purchasing and supply chain management
Tác giả: Arjan Jvan Weele
Năm: 2002
14. Sunil Chopra, Peter Meindl (2007), Supply chain management, Pearson Prentice Hall, New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain management
Tác giả: Sunil Chopra, Peter Meindl
Năm: 2007
6. Đại học kinh tế Đà Nẵng, Quản trị chuỗi cung ứng Khác
11. Donald J. Bowersox, David J. Closs – M. Bixby Cooper (2007), Supply chain logistics management, McGraw Hill, USA Khác
12. Peter Bolstorff, Robert Rosenbaum (2011), Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, NXB Lao động – Xã hội Khác
13. J.Aitken, Supply Chain Management Integration within the context of a Supplier Association Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w