1. Lí do chọn đề tài Giáo dục là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và xã hội loài người. Đồng thời giáo dục là điều kiện cơ bản, là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản xuất, quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục có vai trò rất to lớn trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Nhận thức rõ điều đó, ngay từ khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (3/9/1945). Bắt đầu nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng, thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành, thực hiện tốt nguyên lí giáo dục đi đôi với thực hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng chỉ đạo về giáo dục được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kì đại hội VI, VII,VIII, IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật giáo dục (2005), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 luôn coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH là yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để giáo dục đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nhân lực trong công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì cần phải tăng cường quản lý hoạt động giáo dục, quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học. Bởi nhà trường là tế bào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường không chỉ là nơi hiện thực hoá mọi chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước mà còn là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động dạy học, kiểm chứng những vấn đề lý luận khoa học giáo dục nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng. Trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm và đặc trưng. Quản lý hoạt động dạy học là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường. Có thể khẳng định, hoạt động dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vai trò chủ đạo trong những hoạt động giáo dục của nhà trường, nó quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Hoạt động đó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường nói riêng và của cả hệ thống giáo dục nói chung. Vì vậy quản lý hoạt động dạy học nhà trường trong giai đoạn hiện nay ở nước ta có một vị trí vô cùng quan trọng. Người quản lý và lãnh đạo nhà trường phải nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học và có ý thức đầy đủ về quản lý hoạt động dạy học. Về dự Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tổ chức ngày 25/8/2010, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Năm học này lấy chủ đề tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục thì có rất nhiều việc tiếp tục phải làm. Quản lý giáo dục phải làm thế nào để tăng tính dân chủ, nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa, thông qua đó phát huy được sự chủ động sáng tạo của từng cơ sở giáo dục, của từng cán bộ giáo viên, của các em học sinh. Sự nghiệp giáo dục của Thành phố Hải Dương- Tỉnh Hải Dương đã có những thành tựu đáng kể: đa dạng hoá các loại hình nhà trường, cơ sở vật chất được trang bị khá đồng đều, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục các trường công lập và ngoài công lập trong thành phố chưa đồng đều. Hoạt động dạy học của các trường Dân lập, tư thục tuy đã đi vào nền nếp song hiệu quả chưa cao. Một phần do học sinh tuyển vào còn nhiều bất cập, năng lực học tập yếu, ý thức học tập và rèn luyện chưa được tốt, đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ: một phần giáo viên cơ hữu của nhà trường, phần còn lại thì hợp đồng ngắn hạn với giáo viên các trường ngoài, do đó không ổn định và khó khăn trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học của Hiệu trưởng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương” với hi vọng tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT ngoài công lập.
Trang 1Nhận thức rõ điều đó, ngay từ khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đãchỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (3/9/1945) Bắt đầu nghị quyếtcủa Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14-NQTƯ về cảicách giáo dục với tư tưởng: xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộccách mạng tư tưởng, thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏđến lúc trưởng thành, thực hiện tốt nguyên lí giáo dục đi đôi với thực hành,giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo về giáo dục được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp vớiyêu cầu thực tế qua các kì đại hội VI, VII,VIII, IX và X của Đảng Cộng sảnViệt Nam Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992), Luật giáo dục (2005), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 luôncoi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồnnhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp CNH, HĐH là yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững”
Để giáo dục đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nhân lực trongcông cuộc đổi mới kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì cần phảităng cường quản lý hoạt động giáo dục, quản lý nhà trường để nâng cao chấtlượng dạy học Bởi nhà trường là tế bào trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 2Nhà trường không chỉ là nơi hiện thực hoá mọi chủ trương, chính sách giáodục của Đảng và Nhà nước mà còn là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động dạy học,kiểm chứng những vấn đề lý luận khoa học giáo dục nói chung và khoa họcquản lý giáo dục nói riêng Trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt độngtrung tâm và đặc trưng Quản lý hoạt động dạy học là mục tiêu trung tâm củaquản lý nhà trường Có thể khẳng định, hoạt động dạy học là hoạt động giáodục cơ bản nhất, có vai trò chủ đạo trong những hoạt động giáo dục của nhàtrường, nó quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Hoạtđộng đó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường nói riêng vàcủa cả hệ thống giáo dục nói chung Vì vậy quản lý hoạt động dạy học nhàtrường trong giai đoạn hiện nay ở nước ta có một vị trí vô cùng quan trọng.Người quản lý và lãnh đạo nhà trường phải nhận thức được vai trò, ý nghĩacủa hoạt động dạy học và có ý thức đầy đủ về quản lý hoạt động dạy học.
Về dự Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụnăm học 2010-2011 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tổ chức ngày25/8/2010, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Năm họcnày lấy chủ đề tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục thì córất nhiều việc tiếp tục phải làm Quản lý giáo dục phải làm thế nào để tăngtính dân chủ, nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa, thông qua đó phát huyđược sự chủ động sáng tạo của từng cơ sở giáo dục, của từng cán bộ giáoviên, của các em học sinh
Sự nghiệp giáo dục của Thành phố Hải Dương- Tỉnh Hải Dương đã cónhững thành tựu đáng kể: đa dạng hoá các loại hình nhà trường, cơ sở vật chấtđược trang bị khá đồng đều, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, chất lượng giáo dục các trường công lập và ngoài công lập trongthành phố chưa đồng đều Hoạt động dạy học của các trường Dân lập, tư thụctuy đã đi vào nền nếp song hiệu quả chưa cao Một phần do học sinh tuyển
Trang 3vào còn nhiều bất cập, năng lực học tập yếu, ý thức học tập và rèn luyện chưađược tốt, đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ: một phần giáo viên cơ hữu của nhàtrường, phần còn lại thì hợp đồng ngắn hạn với giáo viên các trường ngoài, do
đó không ổn định và khó khăn trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy họccủa Hiệu trưởng
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạtđộng dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thànhphố Hải Dương” với hi vọng tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng dạyhọc trong các trường THPT ngoài công lập
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy họccủa Hiệu trưởng các trường ngoài công lập đề xuất một số biện pháp quản lýhoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở cáctrường THPT ngoài công lập
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của Hiệutrưởng ở các trường THPT ngoài công lập
3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệutrưởng ở các trường ngoài công lập thành phố Hải Dương
3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởngnhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT ngoài công lập thànhphố Hải Dương
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng cáctrường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương
Trang 44.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học củaHiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT ngoàicông lập thành phố Hải Dương.
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1 Giới hạn nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lýhoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trongcác trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương
5.2 Phạm vi nghiên cứu: Các trường THPT ngoài công lập ở thành phố HảiDương năm học 2009-2010
6 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượngdạy học trong các trường ngoài công lập đã có những kết quả nhất định, songvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay Nếu áp dụng hợp lýcác biện pháp quản lý hoạt động dạy học do tác giả đề xuất thì chất lượng dạyhọc ở các trường THPT ngoài công lập sẽ được nâng cao hơn
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu các nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước về GD&ĐT
- Tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm
7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ
- Thống kê toán học
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Platon (427 - 348 TCN) đã khẳng định được vai trò tất yếu của giáodục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục Các tư tưởng
đó đã phần nào nói lên tầm quan trọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nóichung và dạy học nói riêng
Ở phương Đông, tư tưởng giáo dục của Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã
có những đóng góp quý báu vào kho tàng lí luận giáo dục của dân tộc TrungHoa nói riêng và kho tàng giáo dục của nhân loại nói chung Ông đã nêu lênquan điểm về phương pháp dạy học là dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từđơn giản đến phức tạp, đồng thời đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ,phải luyện tập, hình thành nền nếp, thói quen trong học tập, học không biếtchán, dạy không biết mỏi Trong dạy học, ông coi trọng việc tự học, tự rènluyện, tu thân phát huy mặt tích cực sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học sátđối tượng, cá biệt hóa đối tượng Kết hợp học với hành, lý thuyết gắn với thựctiễn, phát triển động cơ học tập đúng đắn, tạo hứng thú và ý chí quyết tâm củangười học
Trang 6Với nhiều công trình nghiên cứu, Jêm Amôt Cômenxki (1592 - 1670)
đã đóng một cái mốc quan trọng trong quá trình phát triển lí luận và hoạtđộng giáo dục của nhân loại Theo ông, quá trình dạy học để truyền thụ vàtiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát,
tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép ngườikhác chấp nhận bất cứ điều gì Ông là người đầu tiên trong lịch sử đã nêu lênđược một hệ thống các nguyên tắc trong dạy học mà đến nay hầu như cácnguyên tắc đó về cơ bản vẫn có ý nghĩa trong hệ thống các nguyên tắc dạyhọc hiện đại như: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tựgiác của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiếnthức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh; dạy học phải thiếtthực; dạy học theo nguyên tắc cá biệt
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác-Lênin với những tácphẩm kinh điển đã định hướng cho hoạt động giáo dục Trên cơ sở lí luận củachủ nghĩa Mác-Lênin, nhiều nhà khoa học của Liên Xô cũ đã có được nhữngthành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học
1.1.2 Việt Nam
Các tư tưởng về dạy học đã được đề cập đến trong các tác phẩm củacác nhà giáo dục thời phong kiến như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, LêQuý Đôn Trong thời kỳ cách mạng, đặc biệt phải nói đến tư tưởng, quanđiểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã để lại cho chúng ta nềntảng lý luận về: vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển conngười; định hướng phát triển dạy học; mục đích dạy học; các nguyên lý dạyhọc, các phương thức dạy học; vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục
Hệ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị quan trọng trong quá trìnhphát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục Việt Nam
Trang 7Những năm gần đây, vấn đề quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâmvới sự xuất hiện của những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viếttrên báo, tạp chí, những tài liệu được dịch từ nước ngoài, những tài liệu đượcxuất bản của những nhà nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục như: ĐặngQuốc Bảo, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Văn Lê, Trần Kiểm…Các tác giả
đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò của việc tổ chứcquá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, các yếu tố liên quan đến quátrình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học Vấn đề quản lýhoạt động dạy học được các nhà nghiên cứu giáo dục đề cập trong các côngtrình nghiên cứu của mình Bên cạnh đó, trong một số giáo trình của Học việnquản lý giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng đã trình bày nhữngvấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy học Chương trình đào tạo thạc sỹquản lý giáo dục cũng có nhiều luận văn của một số tác giả đã nghiên cứu trựctiếp về quản lý hoạt động dạy học như:
Phạm Thị Mỹ Quyên (2006) - Biện pháp tăng cường quản lý dạy họccủa hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông dân lập trong thành phốNam Định
Trịnh Quang Thắng (2006) - Đổi mới biện pháp quản lý dạy học củahiệu trưởng các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Hoàng Đình Mạnh (2008) - Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy củahiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập huyện Lương Tàitỉnh Bắc Ninh
Nguyễn Thị Loan (2009) - Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởngnhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT tỉnh Hưng Yên
Quản lý hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của người hiệutrưởng trong nhà trường, đồng thời cũng là mục tiêu trung tâm và quan trọngnhất của quản lý trường học Vì vậy, nó là vấn đề được nhiều người quan tâm
Trang 8nghiên cứu Tuy nhiên, tại thành phố Hải Dương chưa có tác giả nào nghiêncứu về vấn đề quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trong các trườngtrung học phổ thông ngoài công lập Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nàyvới hy vọng tìm chọn được một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở cáctrường ngoài công lập phù hợp và khả thi góp phần nâng cao chất lượng vàhiệu quả quản lý hoạt động dạy học.
1.2 Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động dạy học
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1.1 Quản lý.
Quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có lao động chung của nhiềungười cùng theo đuổi một mục đích Quản lý là dạng hoạt động đặc thù củacon người và là một thuộc tính có trong xã hội ở bất cứ trình độ phát triểnnào Theo C.Mác: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hoặc là lao động chungnào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo đểđiều hòa những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là chức năng chung,tức là những chức năng phát triển từ sự khác nhau giữa sự vận động chungcủa cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân Một nhạc sĩ độc tấu thì tựđiều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”[3, 123]
F.W.Taylor cho rằng: quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái
gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình gây tác động củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”[2, 16]
Theo tác giả Bùi Trọng Tuân, nếu xét trên phương diện hoạt động củamột tổ chức thì: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng,
Trang 9các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến độngcủa môi trường” [29, 2].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủđích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích của tổ chức” [15, 5]
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Quản lý là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội
- Quản lý là những tác động có tính hướng đích, có mục tiêu xác định
- Quản lý là những tác động nhằm phát huy, phối hợp mọi nỗ lực của cánhân nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Chủ thể quản lý và đối tượng quản lýluôn có tác động qua lại và chịu tác động của môi trường
- Quản lý vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật Vì vậy người quản lýngoài những yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất còn phải nhạy cảm, linhhoạt trong công tác của mình
Từ đó ta có thể hiểu: quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướngcủa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực
và phối hợp mọi nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu đặt ra
Ngày nay, quản lý được coi là một trong năm nhân tố cho phát triểnkinh tế - xã hội: vốn, tài nguyên, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật vàquản lý Trong đó, quản lý có vai trò hết sực quan trọng mang tính quyết địnhđến sự thành công hay thất bại
1.2.1.2 Chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu củachủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt độngquản lý nhằm thực hiện mục tiêu
Trang 10Chức năng quản lý xác định khối lượng các công việc cơ bản và trình
tự các công việc của quá trình quản lý, mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụthể, là quá trình liên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện
Nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý cho thấy quản lý phảithực hiện nhiều chức năng khác nhau, từng chức năng có tính độc lập tươngđối nhưng chúng lại được liên kết hữu cơ trong một hệ nhất quán Tuy nhiên
về cơ bản thống nhất, bốn chức năng liên quan mật thiết với nhau: kế hoạchhóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhưng trong đó thông tin vừa là điều kiện, vừa
là phương tiện thực hiện các chức năng quản lý
- Kế hoạch hóa: là chức năng cơ bản đầu tiên trong số các chức năngquản lý, bao gồm xác định mục tiêu, chương trình hành động, xác định từngbước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất địnhcủa cả hệ thống quản lý và bị quản lý
- Tổ chức: là xác định cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ hay chức vụđược hợp thức hóa Tổ chức là thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợpvới mục tiêu của tổ chức
Giáo trình khoa học quản lý của khoa quản lý kinh tế - Đại học quốcgia Hồ Chí Minh có viết: Tổ chức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫnđến thành công hay thất bại trong hoạt động của một hệ thống và giữ vai trò
to lớn trong quản lý bởi: thứ nhất, tổ chức làm cho các chức năng khác củahoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả; thứ hai, từ khối lượng công việc củaquản lý mà xác định biên chế, sắp xếp con người; thứ ba, tạo điều kiện chohoạt động tự giác và sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, tạo nên sựphối hợp ăn khớp nhịp nhàng trong cơ quan quản lý và đối tượng quản lý; thứ
tư, dễ dàng cho việc kiểm tra, đánh giá Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho nhữngtiềm năng, những động lực khác Tổ chức không tốt sẽ triệt tiêu động lực vàlàm giảm sút hiệu quả quản lý
Trang 11- Chỉ đạo: là điều hành và lãnh đạo, là quá trình tác động của ngườiquản lý đến đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hếttiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống Trongquản lý, chức năng chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi người quản lý phải
có năng lực, phẩm chất và nghệ thuật quản lý để chỉ đạo đối tượng bị quản lý
là những người có trình độ năng lực và phong cách đặc trưng riêng
- Kiểm tra: là chức năng quan trọng của nhà quản lý và là chức năngcủa mọi cấp quản lý Kiểm tra là công cụ sắc bén góp phần nâng cao hiệu quảquản lý, kiểm tra nhằm đảm bảo các kế hoạch đặt ra, phát hiện kịp thời saisót, tìm ra nguyên nhân, biện pháp sửa chữa kịp thời các sai sót đó Thôngqua kiểm tra mà người quản lý đánh giá được kết quả công việc của mọithành viên trong tổ chức, đánh giá được thực trạng, kết quả vận hành của tổchức, nhằm phát huy những mặt tốt, đồng thời phát hiện những sai lệch đểuốn nắn, điều chỉnh một cách kịp thời, đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đặt ra.Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà còn là phát triển
Tóm lại, việc phân chia các chức năng quản lý chỉ là tương đối cốt đểnhà quản lý không bỏ sót Khi thực hiện một chức năng nào đó phải phát huyhết thế ưu trội của nó trong chừng mực có thể phối hợp với các chức năngkhác, bởi vì các chức năng quản lý liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen nhau,được thực hiện theo trình tự khác nhau Mặt khác, đối với nhà quản lý có kinhnghiệm, không nhất thiết phải thực hiện tuần tự các chức năng nêu trên mà họ
có thể bỏ qua một chức năng nào đó trước khi thực hiện chức năng khác
Tuy nhiên, việc thực hiện các chức năng quản lý đều dựa vào thông tinquản lý Thông tin là huyết mạch của quản lý, không có thông tin thì nhà quản
lý không thể đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn Căn cứ 4 chức năng vàvai trò thông tin trong quản lý, chúng ta có thể biểu diễn chu trình quản lý nhưsau:
Trang 12Sơ đồ 1: Mối quan hệ của các chức năng quản lý
1.2.1.3 Quản lý giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, vĩnh hằng Giáo dục ra đời cùng với
sự xuất hiện của xã hội loài người nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệmlịch sử - xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ sau và để thế hệsau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội vàbản thân con người phát triển không ngừng Để thực hiện được vai trò đó thìquản lý giáo dục là nhân tố tổ chức, chỉ đạo
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý giáo dục:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tácđộng có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làmcho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạyhọc, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lêntrạng thái mới về chất” [24, 35]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩymạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [1 ,31]
Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ Ít nhất cóhai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô Đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáodục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều
Kế hoạch
Kiểm tra
Chỉ đạo
Trang 13phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục(nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [14, 10].
Đối với cấp vi mô: “quản lý giáo dục là những tác động của chủ thểquản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và họcsinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [14,12]
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu về quản lý giáo dục như sau:
- Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có mục đích, kế hoạch,phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và cáclực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng thamgia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục tiêu đã đặt ra
Từ đó ta có thể hiểu: quản lý giáo dục là những tác động có địnhhướng, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụngtối ưu các nguồn lực và phối hợp mọi nỗ lực của cán bộ, giáo viên và học sinhcùng sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục theomục tiêu, quan điểm giáo dục của Đảng
1.2.1.4 Quản lý nhà trường.
Nhà trường là một thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức
xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì vàphát triển của xã hội
Trường học là tổ chức giáo dục, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệthống giáo dục quốc dân Xét về bản chất, trường học là tổ chức mang tínhnhà nước - xã hội - sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội, bảnchất sư phạm Đã có nhiều quan niệm về quản lý nhà trường:
Trang 14Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là
tổ chức hoạt động dạy học…Có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiệnđược các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mớiquản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biếnđường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước”[13, 34]
Theo tác giả Trần Hồng Quân: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản
lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạngthái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục” [26, 43]
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáodục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệthống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đếnkhách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học,…) nhằmđưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáodục” [7, 14]
Từ những cách tiếp cận trên, các tác giả đã xác định trường học là cơ sởdạy học, giáo dục học sinh và thực hiện mục tiêu của nền giáo dục Thực chấtcủa quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạtđộng học của học sinh, quản lý các hoạt động khác trong nhà trường như: cơ
sở vật chất, nguồn tài chính,…nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụcđích của giáo dục
Như vậy, quản lý nhà trường là những tác động sư phạm có hướngđích của chủ thể quản lý nhà trường đến đối tượng quản lý nhằm huy động vàphối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường đểhoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra
1.2.1.5 Hoạt động dạy học.
Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, làquá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh
Trang 15hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thựctiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo vàxây dựng các phẩm chất của nhân cách người học.
Hoạt động dạy học bao gồm:
- Hoạt động dạy: giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng tổchức, điều khiển và thực hiện các hoạt động truyền thụ tri thức, kỹ năng và kỹxảo đến học sinh một cách khoa học
- Hoạt động học: Học sinh lĩnh hội và tổ chức quá trình tiếp thu mộtcách tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo hệ thống những kiến thức, kỹ năng
và kỹ xảo nhằm hình thành năng lực, thái độ đúng đắn, tạo ra động lực choviệc học và hình thành nhân cách cho bản thân
Mỗi hoạt động có mục đích, chức năng, nội dung và phương phápriêng, nhưng chúng có quan hệ hữu cơ, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau,tồn tại cho nhau và vì nhau
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động tương tác và thống nhất giữagiáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển)của giáo viên, học sinh chủ động tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiểnhoạt động học để thực hiện các nhiệm vụ dạy học (dạy học kiến thức, dạy học
kỹ năng, dạy học thái độ)
Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn, cân bằng động gồm cácthành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạtđộng của giáo viên, hoạt động của học sinh, các điều kiện dạy học, các mốiliên hệ dạy học và kết quả dạy học
Trang 16Sơ đồ 2: Sơ đồ cấu trúc của quá trình dạy họcTrong đó có ba thành tố cơ bản nhất là: khái niệm khoa học (nội dungkiến thức), hoạt động dạy và hoạt động học, chúng tương tác với nhau, thâmnhập vào nhau, quy định lẫn nhau tạo nên cấu trúc chức năng của quá trìnhdạy học toàn vẹn nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Sơ đồ 3: Cấu trúc - chức năng của quá trình dạy học
KHÁI NIỆM KHOA HỌC
N
KQ
M: Mục tiêu dạy họcN: Nội dung dạy họcP: Phương pháp dạy học
HS: Học sinhGV: Giáo viênĐK: Điều kiện (CSVC - thiết bị dạy học)
KQ: Kết quả
Trang 171.2.1.6 Chất lượng dạy học.
- Chất lượng:
Theo người Anh: chất lưng có thể hiểu là những cái chuẩn của một vấn
đề nào đó khi con người quan tâm (suy nghĩ) đến nó và hiểu được vấn đề màcon người quan tâm đến thể hiện như thế nào là tốt hoặc xấu
Đứng ở góc độ triết học: “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thịnhững thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tươngđối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là thuộc tính kháchquan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính, nó làcái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như mộttổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật” [7, 154]
Theo Jones G.A (Canada): Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào,chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, chất lượng được đánh giá bằng giá trịgia tăng, chất lượng được đánh giá bằng giá trị học thuật, chất lượng đượcđánh giá bằng văn hóa tổ chức, chất lượng được đánh giá bằng kiểm toán
Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn quy định; chất lượng là sựphù hợp với mục đích; chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mụcđích; chất lượng là sự đáp ứng của nhu cầu khách hàng
Từ những quan điểm nêu trên ta thấy chất lượng là một khái niệm đượcnhiều người sử dụng, nhưng khó nắm bắt Tuy nhiên, chất lượng đều đượcdùng để chỉ những giá trị vật chất, giá trị sử dụng của một sản phẩm trong hệquy chiếu với chuẩn đánh giá nào đó, có tính chất quy ước, mang tính chủquan, khách quan và có tính chất xã hội
- Chất lượng dạy học:
Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc: “Chất lượng dạy học chính là chất lượngcủa người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được Vốn học
Trang 18vấn phổ thông, toàn diện và vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thựccủa dạy học” [8, 10]
Chất lượng dạy học liên quan chặt chẽ đến yêu cầu phát triển kinh tế
-xã hội của đất nước Sản phẩm của dạy học được xem là có chất lượng caonếu nó đáp ứng tốt nhất mục tiêu giáo dục mà yêu cầu xã hội đặt ra đối vớigiáo dục phổ thông Như vậy, chất lượng dạy học thực chất là chất lượng củaviệc dạy và việc học Sự phát huy tối đa nội lực dạy của thầy và năng lực họccủa học sinh để sau khi ra trường học sinh có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứngđược yêu cầu của xã hội và thực tế cuộc sống
1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học là điều khiển hoạt động dạy học vận hànhmột cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thườngxuyên nhằm từng bước hướng vào thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt mụcđích dạy học
Quản lý hoạt động dạy học có những đặc điểm sau:
- Mang tính chất quản lý hành chính, sư phạm: tính hành chính thể hiện
ở việc quản lý theo pháp luật và những quy chế, nội quy, quy định có tínhchất bắt buộc đối với hoạt động dạy học Tính sư phạm là việc quản lý chịu sựquy định của các quy luật của quá trình dạy học diễn ra trong môi trường sưphạm lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đối tượng quảnlý
- Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý: vận dụng có hiệu quả cácchức năng quản lý, sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp trongquản hoạt động dạy học
Có tính xã hội hóa cao: quản lý hoạt động dạy học chịu sự chi phối củacác điều kiện kinh tế xã hội và có mối quan hệ tương tác thường xuyên vớiđời sống xã hội
Trang 19- Hiệu quả của quản lý hoạt động dạy học được tích hợp trong kết quảđào tạo thể hiện qua các chỉ số: số lượng học sinh đạt được mục đích học tập,chất lượng dạy học, hiệu quả dạy học (hiệu quả trong và hiệu quả ngoài).
Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có tính đặc thù so vớiquản lý xã hội khác bởi nó là quản lý con người, là quá trình tổ chức một cáchhợp lý lao động của người dạy và người học để đáp ứng được yêu cầu đào tạocon người Công tác quản lý này có tính mềm dẻo, linh hoạt khác với việcquản lý công việc, máy móc Chủ thể quản lý là người Hiệu trưởng nhàtrường không chỉ quản lý bằng mệnh lệnh mà phải cần tôn trọng tính tự chủ,phát huy sở trường và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm cấp dưới Thực tiễnquản lý hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay đang có nhiều vấn đềmới nảy sinh đòi hỏi người Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao sự hiểubiết về nhu cầu, năng lực, phẩm chất, về môi trường quản lý của mình để thựchiện có hiệu quả công tác quản lý
Nội dung cơ bản quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trongnhà trường
1.2.2.1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên.
- Quản lý thực hiện nội dung chương trình:
Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học
do Bộ GD&ĐT ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm họcquy định cho mỗi năm học, là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý giáo dục chỉđạo, giám sát hoạt động dạy học của nhà trường
Hiệu trưởng cần nắm vững và tổ chức cho toàn thể giáo viên nghiêncứu nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học của cấp học, của từng môn học
và phạm vi kiến thức
Để quản lý việc thực hiện chương trình, Hiệu trưởng chỉ đạo:
Trang 20+ Tổ trưởng chuyên môn thống nhất chủ đề tự chọn nâng cao, chủ đề tựchọn bám sát, thời lượng, thời gian thực hiện sao cho phù hợp với điều kiệncủa trường.
+ Xây dựng thời khóa biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiệnchương trình dạy học
Ban giám hiệu theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình hàngtuần, hàng tháng thông qua các sổ theo dõi hoạt động chuyên môn, đồng thờiđưa ra các biện pháp để giáo viên thực hiện đúng và đủ tiến độ chương trình
- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên:
Kết quả hoạt động dạy học phụ thuộc vào sự chuẩn bị từng bài, từngphần, từng chương của giáo viên Do đó, Hiệu trưởng cần thực hiện:
+ Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung, chươngtrình phải thực hiện Trao đổi để đi đến thống nhất về mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện của từng tiết học cũng như từng chương
+ Yêu cầu giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sáchtham khảo và thiết bị phục vụ chuyên môn
+ Yêu cầu giáo viên chuẩn bị cho từng tiết lên lớp: có giáo án thể hiệnđầy đủ nội dung, phương pháp, kiến thức, đồ dùng dạy học, dự kiến các hoạtđộng của thầy và trò
+ Giám sát, theo dõi, nắm tình hình soạn bài của giáo viên qua kiểm tracác bài soạn, sổ báo giảng, dự giờ dạy trên lớp
+Tổ chức kiểm tra giáo án thường xuyên và đột xuất để giúp giáo viênthực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định của môn học
- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học
Nền nếp dạy học là trạng thái vận động của hoạt động dạy học dượcdiễn ra theo quy trình vận động khớp nhịp, có tổ chức, có kế hoạch theo một trật
tự kỷ cương nhất định mang tính chất hành chính sư phạm trong nhà trường
Trang 21Quản lý việc xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học là quá trình tổchức, tác động điều phối nhằm chuyển hóa những yêu cầu khách quan mangtính hành chính của hoạt động dạy học thành ý thức tự giác, tự chủ và tựquản, tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng, trách nhiệm trong tậpthể, hình thành thói quen làm việc có tổ chức, kỷ luật theo pháp luật và luật lệ
đã được quy định trong nhà trường
Quản lý việc xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học còn bao hàm cảquản lý việc xây dựng khung cảnh nhà trường xanh, sạch, đẹp có tính giáodục và thẩm mỹ cao
Quản lý việc xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học phải gắn liền vớiviệc nâng cao chất lượng dạy học, đặt nền tảng cho việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học
Để quản lý việc xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học Hiệu trưởngcần thực hiện:
+ Tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, quychế Nhà nước, ngành về nền nếp dạy học
+ Tổ chức, chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy Nhà trường về nềnnếp dạy học
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đã được xây dựng, đặc biệtquan tâm đến các kế hoạch về: thực hiện chương trình, kế hoạch các môn học,thời khóa biểu lên lớp, nền nếp ra vào lớp của thầy và trò
+ Chỉ đạo thực hiện hồ sơ, sổ sách chuyên môn: các hồ sơ, sổ sách theoquy định; nền nếp soạn giáo án, ghi sổ đầu bài, sổ điểm theo quy định…
+ Tổ chức, chỉ đạo nền nếp chuyên môn: sinh hoạt của các hội đồng tưvấn, sinh hoạt các tổ chuyên môn
+ Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức sinh hoạt các tổ chức,đoàn thể theo kế hoạch, quan tâm đến việc xây dựng tập thể sư phạm vữngmạnh, đoàn kết, thống nhất
Trang 22+ Xây dựng khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp tạo khung cảnh vàmôi trường sư phạm thuận lợi cho hoạt động dạy học.
+ Xử lý tốt các vụ việc, tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học.+ Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy học
- Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất củagiáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủđạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính chủ động, tích cực, sángtạo của học sinh trong học tập Rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, vận dụngkiến thức đã học vào thực tiễn
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là thay cái cũ bằng cái mới
mà là kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phương pháp dạy học truyềnthống, loại trừ các phương pháp dạy học lạc hậu: truyền thụ một chiều, nhồinhét thụ động, bình quân, đồng loạt… Mạnh dạn vận dụng những thành tựumới của khoa học, kỹ thuật, công nghê, tin học trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, tổ chức chỉ đạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ và cótính khả thi
Đổi mới phương pháp dạy học là quy luật phát triển tất yếu của dạyhọc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của giáo dục nhà trường của mọiquốc gia ở mọi thời đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Do đó,người Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thôngqua:
+ Tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, tổ chức hội thảo trao đổi kinhnghiệm
+ Quy định thực hiện quy chế, đảm bảo chất lượng sinh hoạt tổ chuyênmôn, trao đổi soạn giáo án, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học
Trang 23+ Thức đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình
độ cho đội ngũ giáo viên
- Quản lý cơ sở vật chất-thiết bị dạy học:
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu của quátrình dạy học Muốn quản lý tốt hoạt động này Hiệu trưởng cần có các yếu tốsau:
+ Có cán bộ chuyên trách
+ Có đầy đủ hồ sơ và sổ sách quản lý
+ Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất
+ Hàng năm có kế hoạch xây dựng cải tạo, sửa chữa, mua sắm trangthiết bị dạy học, chú ý đảm bảo chế độ tiêu hao trong công tác thực nghiệm
+ Khuyến khích, động viên khen thưởng giáo viên tích cực sử dụngthiết bị dạy học và tự làm thiết bị dạy học
1.2.2.2 Quản lý hoạt động học của học sinh.
Dạy và học là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếumột trong hai hoạt động đó thì quá trình dạy học không diễn ra Quá trình dạy
và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ sẽtạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó sẽ tạo nênhiệu quả cho quá trình dạy học
Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự
tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử
lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người họcthể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình
Hiệu trưởng quản lý học sinh thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy, hoạt động của các đoàn thể về kết quảhọc tập và rèn luyện của học sinh Để quản lý tốt hoạt động học của học sinh,hiệu trưởng cần: xây dựng và quản lý nền nếp học tập cho học sinh; bồi
Trang 24dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu-kém; phối hợp với cha mẹ họcsinh trong việc quản lý hoạt động học của học sinh; kiểm tra đánh giá họcsinh trong quá trình học.
Việc kiểm tra-đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh là khâuquan trọng của quá trình dạy học Kết quả học tập của học sinh chính là kếtquả giảng dạy của giáo viên, nó là căn cứ để điều chỉnh thực trạng hoạt độngdạy học Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể để quản lý việc kiểm tra-đánhgiá kết quả học tập của học sinh
Hiệu trưởng có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối vớinhững học sinh có cố gắng vươn lên và những học sinh đạt kết quả cao tronghọc tập Phê bình nhắc nhở những học sinh chưa chăm chỉ học tập, phối hợpvới các lực lượng giáo dục và cha mẹ học sinh để có biện pháp khắc phục
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm sớmphân loại học sinh để có hướng phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng họcsinh khá giỏi, phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có nhiều khả năng đặcbiệt
2.2.2.3 Quản lý việc kiểm tra-đánh giá hoạt động dạy học.
Kiểm tra-đánh giá trong giáo dục diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảocho việc thực hiện giáo dục đúng pháp luật, đồng thời phát huy nhân rộngnhững yếu tố tích cực, phát hiện và ngăn chặn những vi phạm sai trái, bảo vệđược lợi ích cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động giáo dục
Kiểm tra-đánh giá là một nội dung thể hiện rõ nhất công tác quản lý.Trong quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng, kiểmtra-đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển,hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục
Kiểm tra-đánh giá hoạt động dạy học của Hiệu trưởng luôn gắn liền vớihoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Kiểm tra-đánh
Trang 25giá kết quả học tập của học sinh là nhiệm vụ của giáo viên và là một yếu tốcủa quá trình dạy học Thông qua kết quả học tập của học sinh mà Hiệutrưởng đánh giá được chất lượng dạy của giáo viên Bên cạnh đó Hiệu trưởngcòn kiểm tra việc thực hiện chương trình, thực hiện nền nếp dạy học, đổi mớiphương pháp dạy học ….của giáo viên Hiệu trưởng phân công, phân cấphoặc trực tiếp kiểm tra-đánh giá.
1.2.2.4 Mối quan hệ giữa dạy học và quản lý hoạt động dạy học.
Để đạt được được mục đích dạy học, người dạy và người học phải cộngtác trong việc phát huy các yếu tố chủ quan của học (phẩm chất và năng lực
cá nhân) nhằm xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức,tận dụng các phương tiện và điều kiện dạy học, đánh giá kết quả thu được
Các công việc trên được thực hiện theo một kế hoạch, có sự tổ chứctuân thủ sự chỉ đạo và được sự kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý dạy học.Nói cụ thể hơn, trong quá trình dạy học đã xuất hiện đồng thời các hoạt độngcủa chủ thể quản lý dạy học của người dạy và của người học như sau:
- Chủ thể quản lý dạy học tác động đến người dạy và người học thôngqua việc thực hiện các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
- Người dạy vừa chịu sự tác động của chủ thể quản lý dạy học, vừa tự
kế hoạch hóa hoạt động dạy học, tự tổ chức việc dạy và tổ chức việc học chongười học, tự chỉ đạo hoạt động dạy của mình và chỉ đạo hoạt động học củangười học, đồng thời tự kiểm tra đánh giá kết quả dạy của mình và kiểm trađánh giá kết quả học của người học
- Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm trahoạt động học của mình theo kế hoạch, cách thức tổ chức, sự chỉ đạo vàphương thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý dạy học và người dạy
Vấn đề của chủ thể quản lý là chủ thể dạy học cần sử dụng nhữngphương tiện nào để đạt mục đích dạy học và các phương tiện dạy học đó do aitạo ra cho họ? Có thể trả lời câu hỏi này như sau:
Trang 26+ Một là, những phương tiện thực hiện mục đích dạy học chủ yếu gồm:chế định GD&ĐT đối với dạy học, bộ máy tài lực và vật lực dạy học, nguồntài lực và vật lực dạy học, môi trường dạy học và hệ thống thông tin dạy học.
+ Hai là, các phương tiện thực hiện mục đích dạy học chủ yếu nói trên
là các yếu tố khách quan đối với người dạy và người học Các yếu tố đó chỉ
có thể có được nhờ hoạt động quản lý của chủ thể quản lý
1.2.3 Trường THPT ngoài công lập.
1.2.3.1 Sự phát triển trường THPT ngoài công lập.
Từ thời phong kiến, các làng xã đã có các trường chùa hoặc các trường
do dân tự mở ở bậc tiểu học Đến thời Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống trườngcông lập còn có trường tư thục do dân mở ra tương đối phổ biến ở các vùngnông thôn, một số thành phố có trường tư thục với quy mô khá lớn (trườngĐông Kinh Nghĩa Thục có từ 20 đến 30 lớp với khoảng 2000 học sinh)
Trong kháng chiến chống Pháp xuất hiện các trường, lớp tiểu học của
tư nhân, đoàn thể và tôn giáo Vì vậy đến năm 1954 nước ta có 3 loại hìnhnhà trường: trường công, trường tư và trường dân lập
Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (năm 1956), nhu cầu pháttriển giáo dục tăng lên, nhà nước không đủ ngân sách đáp ứng, do vậy đếntháng 6 năm 1959 toàn bộ giáo viên cấp I và một phần giáo viên cấp II, cấpIII được chuyển sang dân lập
Ngày 9 tháng 3 năm 1968, Chính phủ có quyết định 36/CP, tuyển toàn
bộ giáo viên dân lập vào biên chế nhà nước, hệ thống giáo dục phổ thông tồntại cả trường công, trường tư và trường bán công trong hệ thống giáo dụcquốc dân
Sau Đại hội VI, Đảng chủ trương xóa bỏ bao cấp, phát triển kinh tế thịtrường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chủtrương đó là điều kiện để một số cơ sở sản xuất có nhu cầu đào tạo đã thành
Trang 27lập trường phổ thông trong cơ sở của mình (như nhà máy tóa xe, đoạn đầumáy…), các trường phổ thông kiểu dân lập đã xuất hiện trở lại từ năm 1987 -
1988, đặc biệt cấp THPT đã phát triển mạnh mẽ nhất Để quản lý thống nhất,đồng thời khuyến khích phát triển loại hình trường này Bộ Giáo dục và Đàotạo đã ra quyết định 1931/QĐ ngày 20 tháng 8 năm 1991 về quy chế cáctrường phổ thông dân lập Quyết định này yêu cầu phải có một tổ chức xã hộihoặc một tổ chức chính trị - xã hội đứng ra đỡ đầu hay bảo trợ như một điềukiện thành lập trường dân lập
Cũng từ năm học 1987-1988, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương mở
hệ B trong trường THPT công lập Học sinh hệ B là những em dưới chuẩn của
hệ A nhưng có nhu cầu học và phải đóng học phí cao hơn học sinh hệ A (cóthể từ 3 đến 5 lần hệ A) Chủ trương này cho phép thu nhận một số học sinh
có lực học yếu vào trường công lập Sau một thời gian, hệ B trong các trườngTHPT công lập đã bộc lộ điểm yếu của nó: học sinh phải đóng học phí caohơn học sinh hệ A (có thể từ 3 đến 5 lần hệ A) Chủ trương này cho phép thunhận một số học sinh có học lực yếu vào trường công lập Học sinh phải đónghọc phí cao nhưng vẫn không được ưu tiên về giáo viên và các điều kiện họctập, bị mang tiếng là học sinh yếu kém nên số học sinh này thường hay quậyphá, thiếu cố gắng rèn luyện, tu dưỡng Mặt khác giáo viên dạy số học sinhnày vất vả hơn nhưng không được bồi dưỡng thỏa đáng nên không muốn dạy,kết quả là chất lượng các lớp này bị thả nổi Trước tình hình đó, một số tỉnh,thành phố chủ trương tập trung các lớp hệ B trong các trường THPT công lập
để mở trường THPT bán công với phương thức toàn bộ cơ sở vật chất là củaNhà nước nhưng lương giáo viên và mọi khoản chi phí cho hoạt động của nhàtrường đều từ nguồn thu học phí của học sinh Đối tượng tuyển sinh củatrường THPT bán công được mở rộng tạo cơ hội cho những học sinh học lựctrung bình, yếu kém nhưng có điều kiện và có nhu cầu đi học
Trang 28Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, đời sốngnhân dân ngày càng nâng cao, số lượng và chất lượng trường THPT công lậpkhông đáp ứng đủ nhu cầu học tập ngày càng cao và phong phú của nhân dândẫn tới hàng loạt các trường THPT ngoài công lập ra đời với những loại hìnhnhư: bán công, dân lập, tư thục Theo thống kê của Bộ GD&ĐT cho đến naytoàn quốc có khoảng 700 trường ngoài công lập với khoảng 17.000 lớp, tươngứng với số học sinh khoảng 850.500 em và khoảng 25.000 giáo viên, tỷ lệgiáo viên/lớp đạt 2,16.
Năm học 2009-2010, Thành phố Hải Dương có 05 trường THPT ngoàicông lập, trong đó: 01 trường bán công, 02 trường dân lập và 02 trường tưthục (01 trường tư thục chất lượng cao) chiếm 55,5% tổng số trường, thu hútkhoảng 2.200 học sinh Theo Luật giáo dục 2005, nhà trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân chỉ có 02 loại hình: trường công lập và ngoài công lập (tưthục) Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã có quyết định và lộ trình đến năm
2015 sẽ chuyển đổi tất cả các trường bán công, dân lập sang loại hình trường
tư thục
1.2.3.2 Các dấu hiệu đặc trưng cho trường THPT ngoài công lập.
Hiện nay, nước ta vẫn tồn tại các loại hình trường THPT: bán công, dânlập, tư thục Trường THPT bán công là trường do Nhà nước thành lập trên cơ
sở tổ chức Nhà nước phối hợp với các tổ chức không phải nhà nước thuộcmọi thành phần kinh tế hoặc với cá nhân cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chấttheo một trong hai phương thức: thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc mộtphần cơ sở vật chất từ trường công lập sang bán công Trường THPT dân lập
là trường do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xinphép thành lập, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và huy động nhàgiáo, nhà khoa học, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vậtchất để xây dựng trường Trường THPT tư thục là do cá nhân hay một nhóm
Trang 29cá nhân xin phép thành lập và đầu tư Căn cứ điều kiện kinh tế-xã hội củatừng địa phương, trường THPT bán công sẽ chuyển đổi thành THPT công lậphay THPT tư thục Thực chất hoạt động của trường THPT dân lập theo cơ chếcủa trường tư nên việc chuyển đổi các trường THPT dân lập sang tư thục sẽrất thuận lợi theo xu hướng phát triển chung.
Trường THPT tư thục là trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thôngchịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo quy địnhtrong điều lệ nhà trường Trường THPT tư thục do một người hoặc một nhómngười có tư cách pháp nhân, có điều kiện thành lập trường, được Nhà nướccho phép đứng ra mở trường bằng vốn tự có Trường hoạt động theo nguyêntắc tự cân đối thu chi theo nguyên tắc tài chính – kế toán Tài sản thuộc sởhữu tư nhân Trường được Nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách XHHGD.Trường không được chuyển nhượng, cho thuê, sử dụng vào các hoạt động phigiáo dục khi còn chưa được phép giải thể
Trong trường THPT tư thục có hội đồng cổ đông nếu có nhiều ngườigóp vốn Hội đồng cổ đông có trách nhiệm bàn bạc, đưa ra những quy địnhthống nhất về góp vốn vào chi phí dự án, đền bù xây dựng, mua sắm thiết bị,
đồ dùng dạy học…; quy định về quyền lợi của cổ đông, của người đại diệncho Hội đồng cổ đông đứng ra làm chủ tịch HĐQT Các quy định này đượcHội nghị cổ đông thông qua và được cơ quan chính quyền chứng nhận bảngiao ước là có giá trị pháp lý
Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra; Hội đồng cổ đông chọnngười có năng lực và là một trong số người có nhiều vốn đầu tư nhất để bầu,giới thiệu làm chủ tịch HĐQT, để cơ quan thẩm quyền quyết định công nhận
Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Ngành Giáo dục,Hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động của nhà trường; là người đại diện chotrường giải quyết các quan hệ hành chính, pháp luật, tài chính với các cơ quan
Trang 30liên đới, giải quyết các vấn đề về chính sách đối với giáo viên, học sinh trongtrường và với cha mẹ học sinh.
Hiệu trưởng trường THPT tư thục là người được Hội đồng cổ đông lựachọn giới thiệu để cấp có thẩm quyền quyết định công nhận Hiệu trưởng chịutrách nhiệm trước ngành giáo dục, HĐQT tổ chức toàn bộ các hoạt động giáodục, dạy học trong trường đúng quy chế do Bộ GD&ĐT ban hành; có tráchnhiệm giải quyết, điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ giáo viên học sinh trongtrường và với cha mẹ học sinh
Giáo viên trong trường THPT tư thục là do hiệu trưởng và HĐQTtuyển chọn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt Giáo viên gồm những giáoviên cơ hữu, giáo viên hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, thỉnh giảng Mọi giáoviên có trách nhiệm thực hiện theo quy chế và cam kết theo hợp đồng Giáoviên cơ hữu có quyền tham gia BHXH, y tế và các đoàn thể tổ chức cho giáoviên trong trường; được quyền tham gia bình xét, phong tặng danh hiệu ngànhcho nhà giáo
Học sinh các trường được tuyển chọn theo chỉ tiêu được giao hàngnăm; được học đủ môn, đủ chương trình, nội dung do Bộ GD&ĐT ban hành;được học thêm giờ một số bộ môn, học thêm môn theo yêu cầu của cha mẹhọc sinh nếu trường đưa kế hoạch dạy học và được cấp có thẩm quyền phêduyệt Học sinh trường THPT tư thục được tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế,tham dự các hoạt động tổ chức cho học sinh trong khu vực Những học sinhthuộc diện chính sách xã hội được hưởng các quyền lợi bằng với mức mà em
đó sẽ được hưởng nếu học ở trường THPT công lập
Tổ chức ký quyết định thành lập trường, có quyền cho giải thể
Nếu nhìn từ góc độ kinh tế giáo dục thì có thể phân biệt các loại trườngTHPT công lập, THPT ngoài công lập bằng dấu hiệu dễ phân biệt nhất là dựavào vốn đầu tư ban đầu là của Nhà nước, tập thể hay tư nhân
Trang 31TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trường THPT ngoài công lập là một loại hình trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân nên phải thực hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trìnhgiáo dục, dạy học, thực hiện nghiêm túc văn bản, chỉ thị, quy chế do Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành và chịu sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là SởGiáo dục và Đào tạo
Quản lý hoạt động dạy học là mục tiêu trung tâm của quản lý nhàtrường, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển giáo dục của nhàtrường trong bất kỳ giá đoạn phát triển nào Muốn nâng cao chất lượng giáodục nói chung và chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng thì Hiệutrưởng cần tăng cường quản lý hoạt động dạy học
Những vấn đề lí luận trên là nền tảng, cơ sở cho việc tìm hiểu thựctrạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng tại các trường THPT ngoàicông lập thành phố Hải Dương, từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nângcao chất lượng dạy học cho các trường THPT ngoài công lập thành phố HảiDương
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Hải Dương.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hải Dương.
Với diện tích 71 km2, gồm 21 đơn vị hành chính (15 phường và 06 xã),dân số 213.639 người Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phíabắc giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh
Hà, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc Thànhphố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía tây, cách thành phốHải Phòng 45 km về phía đông
Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2 thuộctỉnh Hải Dương, là trung tâm công nghiệp – dịch vụ thuộc vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ
Kinh tế thành phố liên tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao Cơcấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp
và dịch vụ, từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một trung tâm kinh
tế lớn của tỉnh Thành phố hiện có 3 khu công nghiệp, 5 cụm công nghiệp vớitổng diện tích trên 1000 ha, thu hút gần 200 dự án, trong đó có nhiều dự ánquy mô lớn, công nghệ cao đã đi vào hoạt động Hiện nay toàn thành phố cótrên 2.000 doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh và trên 16.000 hộsản xuất kinh doanh cá thể thu hút trên 7 vạn lao động
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 7.628,7 tỷ đồng, gấp 5,3lần năm 2005 Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2010 ước đạt 2410 tỷđồng, gấp 2,4 lần năm 2005 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanhthu dịch vụ năm 2010 ướ đạt 5.400 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm 2005 Tổng kim
Trang 33ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.638,8 triệu USD, chiếm trên 60% tổng kimngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và gấp 7,3 lần so với 5 năm trước Do điềuchỉnh địa giới hành chính, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 803 ha năm 2005lên 2.450 ha năm 2008 Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2010 ướcđạt 143,1 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2005 Kinh tế phát triển, tổng thu ngânsách nhà nước trên địa bàn đạt 1.188 tỷ đồng, tăng bình quân 16,1%/năm Chingân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu thường xuyên và giải quyết kịp thời nhiệm
vụ đột xuất, trong đó đã ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng đô thị và các lĩnh vực văn hóa - xã hội
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Côngtác quốc phòng - quân sự địa phương được tăng cường
2.1.2 Giáo dục và đào tạo Thành phố Hải Dương.
Cùng với phát triển kinh tế, Thành phố Hải Dương thường xuyên chăm
lo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Quy mô giáo dục được mở rộng,chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học được nâng cao, đa dạng hóa các loạihình trường lớp, nhất là khối Mầm non và THPT
Năm năm qua toàn thành phố đã phát triển thêm 33 trường, 348 lớp học
(thành lập mới 12 trường, 87 lớp và tiếp nhận 21 trường, 261 lớp thuộc 6 xã).
Đến nay 100% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạtchuẩn đào tạo, trong đó giáo viên trên chuẩn bậc mầm non 35,1% , tăng21,1% so với năm 2005; bậc tiểu học 93,2%, tăng 42,7%; bậc trung học cơ sở60,2%, tăng 28,9%; bậc trung học phổ thông 21,4 %
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được tăng cường, trong
5 năm đã xây dựng được 351 phòng học kiên cố, tăng 19,6% so với năm2005; 29 trường học đạt chuẩn quốc gia, tăng 20 trường so với giai đoạn2001-2005 Hàng năm thu hút 89% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vàotrung học phổ thông; có trên 50% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào
Trang 34các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề Các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển cả về quy mô, số lượng vàchất lượng từng bước được nâng cao, đã đào tạo được nhiều lao động có trình
độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần quan trọng vào việcnâng cao chất lượng nguồn lực lao động của thành phố, của tỉnh và đất nước
2.2 Đặc điểm giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập.
Giáo dục trung học phổ thông thành phố Hải Dương có 09 trường,trong đó có 01 trường chuyên, 03 trường công lập, 01 trường bán công, 02trường dân lập và 02 trường tư thục (01 trường tư thục chất lượng cao) Dothời gian không nhiều và khó khăn trong việc thu thập số liệu nên đề tài chỉtập trung nghiên cứu ba trường ngoài công lập: THPT Ái Quốc (tư thục),THPT Lương Thế Vinh (dân lập), THPT Thành Đông (dân lập) trong nămhọc 2009-2010
2.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý.
Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT ngoài công lập
thành phố Hải Dương (Năm học 2009-2010).
Trường THPT
Bangiámhiệu
Nữ Đảngviên
Trình độchuyênmôn
Độ tuổi
Thâmniên quản
(Nguồn: Các trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương)
Số liệu bảng trên cho thấy: đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPTngoài công lập thành phố Hải Dương đều có năng lực chuyên môn và đã qua
Trang 35đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục Các hiệu trưởng đều là đảng viên, cótuổi đời trên 60 tuổi và thâm niên quản lý trên 10 năm
Ưu điểm của đội ngũ cán bộ quản lý là:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, dày dặn kinh nghiệm quản lý, có uytín với tập thể sư phạm, chính quyền và nhân dân địa phương, được nhân dân,giáo viên và học sinh kính trọng
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình với
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đều trưởng thành từ giáo viên giảng dạychuyên môn, cán bộ quản lý ở các trường công lập
- Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước
- Là tấm gương cho giáo viên noi theo Thường xuyên tự bồi dưỡng,học hỏi kinh nghiệm quản lý nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhàtrường cũng như chất lượng giáo dục
- Trong công tác quản lý, thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phốihợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như hội đồng quản trị, côngđoàn, đoàn thanh niên để chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường mà trọngtâm là hoạt động dạy học
Ngoài những ưu điểm trên, đội ngũ cán bộ quản lý các trường ngoàicông lập còn một số hạn chế sau:
- Tất cả Hiệu trưởng đều nghỉ hưu ở các trường công lập chuyển sang
Do vậy tuổi đời đều trên 60 tuổi
- Quản lý ở các loại hình trường khác nhau, công tác quản lý sẽ khácnhau nên ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
Nguyên nhân của các hạn chế là:
- Số cán bộ quản lý tuổi đời đã cao không chịu bỏ phong cách làm việc
cũ để chuyển sang cách làm việc mới nhanh và hiện đại hơn
Trang 36- Học sinh các trường ngoài công lập đầu vào yếu cả về đạo đức lẫnhọc lực nên cách quản lý ở công lập không phù hợp.
- Đội ngũ giáo viên không ổn định, thay đổi hàng năm nên khó trongviệc quản lý, phân công chuyên môn
2.2.2 Đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông ngoài công lậpgồm:
- Giáo viên cơ hữu (phần lớn là giáo viên trẻ mới ra trường) ký hợpđồng dài hạn và được đóng bảo hiểm xã hội
- Giáo viên thỉnh giảng là những giáo viên đang công tác hoặc đã nghỉhưu có uy tín và sức khỏe ở các trường công lập
Đội ngũ giáo viên có phẩm chất tư cách tốt, lập trường tư tưởng vữngvàng, nhiệt tình, yêu nghề có trách nhiệm trong công việc, đoàn kết và luôn có
ý thức vươn lên học hỏi trong công tác giảng dạy cũng như công tác kiêmnhiệm
Bảng 2.2: Số lượng giáo viên các trường THPT ngoài công lập
thành phố Hải Dương (Năm học 2009-2010).
Trường THPT số lớpTổng giáo viênTổng số
Giáoviên cơhữu
Giáo viênđươngchức
Giáo viênnghỉ hưu
Trang 37Số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên đảm bảo theo định mức 2,25giáo viên/lớp, số giáo viên đã nghỉ hưu chiếm 2,1%, đây là đội ngũ có nănglực, có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như công tác kiêm nhiệm Số giáoviên đương chức chiếm 29,3%, là giáo viên được tiếp cận với phương phápdạy học mới và có uy tín trong các trường công lập Còn lại là giáo viên cơhữu chiếm 68,6%, là lực lượng trẻ, xác định gắn bó lâu dài và là lực lượngnòng cốt của nhà trường Các trường đều đảm bảo yêu cầu về tỉ lệ giáo viên
cơ hữu theo Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập: Đốivới giáo viên cơ hữu, trong 2 năm đầu bảo đảm tỉ lệ không dưới 30% Từ nămthứ ba trở đi không dưới 40% trên tổng số giáo viên của nhà trường Điều này
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công chuyên môn và quản lý nhân sựcho hoạt động dạy ở trường
Bảng 2.3: Đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập
Thành phố Hải Dương (Năm học 2009-2010).
(Nguồn: Các trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương)
Số liệu trên cho thấy, giáo viên nữ chiếm 75% rất thuận lợi trong việcgiáo dục học sinh Nhưng sẽ khó khăn khi phân công công việc nhất là đối vớigiáo viên đang ở độ tuổi sinh con 90,7% giáo viên đạt chuẩn về trình độ và9,3% trình độ trên chuẩn Giáo viên có kiến thức vững vàng, phương phápgiảng dạy tốt, tích cực học tập, tự bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng
Trang 38nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Giáo viên trẻ chiếm62,1% là những giáo viên nhiệt tình, năng động, dễ tiếp cận việc đổi mớiphương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạyhọc hiện đại Giáo viên trên 30 tuổi chiếm 37,9% là giáo viên có nhiều kinhnghiệm về nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm cuộc sống, tay nghề vữngvàng, là lực lượng dìu dắt thế hệ giáo viên trẻ.
Tóm lại, đội ngũ giáo viên ở các trường THPT ngoài công lập đượcHiệu trưởng và hội đồng quản trị tuyển chọn chặt chẽ nên hầu hết là nhữnggiáo viên nhiệt tình, có chuyên môn, kinh nghiệm, trách nhiệm với công việc
Đa số giáo viên trẻ có ý thức cầu thị, ham học hỏi kinh nghiệm của đồngnghiệp Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết, ngạiđổi mới phương pháp dạy học, chưa có ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ Nhà trường thường phụ thuộc về thời gian của giáo viên đương chức vẫnđang công tác ở trường khác Số lượng giáo viên hàng năm chuyển đến vàchuyển đi nhiều cũng ảnh hưởng đến kế hoạch chuyên môn cũng như chấtlượng dạy học của nhà trường Do phụ thuộc vào số lượng học sinh từng nămhọc nên nhà trường rất khó cân đối số lượng cũng như cơ cấu giáo viên đểchuẩn bị cho mỗi năm học
2.2.3 Học sinh.
Bảng 2.4: Số lượng trường lớp, học sinh các trường THPT
ngoài công lập thành phố Hải Dương (Năm học 2009-2010).
Trường THPT LớpTổng sốHS LớpKhối 10HS LớpKhối 11HS LớpKhối 12HS
Trang 39Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước nóichung cũng như của tỉnh Hải Dương nói riêng là: đa dạng hóa các loại hìnhnhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điềukiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, các trườngTHPT ngoài công lập ở thành phố Hải Dương đã được thành lập:
- Trường THPT Thành Đông hoạt động từ năm học 2000-2001
- Trường THPT Ái Quốc hoạt động từ năm 2006-2007
- Trường THPT Lương Thế Vinh hoạt động từ năm học 2008-2009.Ngay từ khi mới thành lập, các trường đã gặp không ít khó khăn trongviệc thu hút học sinh đến học do nhận thức của người dân chưa hiểu rõ vềtừng loại hình trường, do mức học phí ở trường ngoài công lập cao hơntrường công lập, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có nhiều cơ hội lựa chọnhơn Số liệu trên cho thấy quy mô phát triển của các trường ngoài công lậpđang giảm, cả 03 trường tuyển sinh không đạt chỉ tiêu dược giao Điều đó sẽảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu và chiến lược phát triển của các trường Do
đó, chất lượng dạy học là một trong những tiêu chí cốt lõi để các trường tồntại trong cuộc cạnh tranh này
Bảng 2.5: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh các
trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương (Năm học 2009-2010).
Trường THPT
Số học sinh
% 716 0,1 23,9 65,1 10,8 1 171 466 77 0,1 53,1 34,6 10,91 380 248 78 1,410Thành Đông
Trang 40Về học lực, tỷ lệ học sinh giỏi ở các trường là rất thấp: trường THPT ÁiQuốc và THPT Thành Đông không có học sinh giỏi, trường THPT LươngThế Vinh có 01 học sinh giỏi chiếm 0,1% Chủ yếu là học sinh trung bình:trường THPT Ái Quốc 71,2%, THPT Lương Thế Vinh 65,1% và THPTThành Đông 72,8% Đặc biệt học sinh yếu kém còn khá cao: Trường THPT
Ái Quốc 4,0%, THPT Lương Thế Vinh 10,9% và THPT Thành Đông 4,4%
Từ kết quả trên cho thấy số lượng học sinh yếu, kém nhiều hơn số lượng họcsinh giỏi; tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp
Về hạnh kiểm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt vẫn còn tươngđối thấp: Trường THPT Ái Quốc 83,8%, THPT Lương Thế Vinh 87,7% vàTHPT Thành Đông 92,8% Tỷ lệ học sinh trung bình yếu rất cao: TrườngTHPT Ái Quốc 16,2%, THPT Lương Thế Vinh 12,3% và THPT Thành Đông7,2% Những học sinh này chưa nhận thức tốt để phấn đấu, rèn luyện và tudưỡng đạo đức, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường, chưa có ýthức học tập nên kết quả xếp loại học lực không cao
Nguyên nhân:
Chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp cả về năng lực lẫn ý thức bởi
đa số là học sinh không đạt ở các trường công lập, bán công Học sinh chưaxác định được động cơ học tập và chưa nắm vững kiến thức cơ bản nên rấtkhó khăn cho việc nâng cao chất lượng dạy học
Phần lớn cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập củacon em mình mà giao phó cho nhà trường
Hầu hết giáo viên đều nỗ lực giảng dạy và giáo dục học sinh từ việcxác định lại ý thức, động cơ học tập đến việc giúp các em lấy lại những kiếnthức cơ bản đã đánh mất để tạo cho các em niềm tin vào bản thân và hứng thúvới học tập Bên cạnh đó, còn một số giáo viên chưa thực sự chú trọng đếnviệc bù hổng kiến thức cho những học sinh yếu, kém