Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT ngoài công lập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương (Trang 67 - 90)

thành phố Hải Dương.

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập.

Đây là một công tác quan trọng hàng đầu, là kim chỉ nam cho mọi hành động. Muốn có hành động đúng phải có nhận thức đúng.

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập.

- Mục đích của biện pháp:

Làm cho cán bộ quản lý nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ của mình trong công việc, có kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Nội dung của biện pháp:

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trước nhiệm vụ quản lý, giảng dạy và học tập trong nhà trường.

Tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo nắm bắt những kiến thức về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và những thông tin về đổi mới giáo dục, đổi mới giáo dục cấp THPT.

- Cách thực hiện biện pháp:

Triển khai đầy đủ các văn bản quy định, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục cấp THPT nói riêng.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc học tập và bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ quản lý trong nhà trường.

Tăng cường trao đổi, học hỏi, tiếp cận và cập nhật kịp thời những thông tin về giáo dục, về phát triển kinh tế - xã hội, về quản lý và quản lý giáo dục để có nhận thức và điều chỉnh kịp thời biện pháp quản lý của mình cho phù hợp.

Nâng cao vai trò của yếu tố tự học và học tập nâng cao trình độ quản lý được diễn ra thường xuyên bằng nhiều hình thức.

Khuyến khích việc áp dụng tri thức đã tiếp thu vào tình hình đặc điểm nhà trường để phát huy hiệu quả của các biện pháp quản lý nhà trường trong đó có quản lý hoạt động dạy học.

Có sự trao đổi, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về chất lượng học tập của từng giai đoạn để khắc phục những bất cập giữa lý thuyết và thực hành trong quản lý giáo dục nhà trường.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nhà trường tạo điều kiện cho Hiệu trưởng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập.

- Mục đích của biện pháp:

Thông qua giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên trong trường nhằm nâng cao ý thức giác ngộ chính trị về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao nhận thức về quan điểm

của Đảng, Nhà nước về vị trí vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta. Nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là sự nghiệp giáo dục. Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, của đất nước.

- Nội dung của biện pháp:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tạo động lực tinh thần cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt các tinh thần, các nghị quyết của trung ương, địa phương, luật giáo dục, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, giáo dục THPT về đổi mới sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên nói chung và của người quản lý núi riờng, trước yờu cầu đổi mới của đất nước, từ đú xỏc định rừ trỏch nhiệm, yêu cầu, nhiệm vụ của mọi người trong nhà trường và đưa nhà trường phát triển.

- Cách thực hiện biện pháp:

Đầu năm, nhà trường tổ chức cho giáo viên cơ hữu trong nhà trường học tập chính trị, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ năm học.

Thông qua sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể trong trường và các hoạt động giáo dục tập thể để tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm nghề nghiệp, vị trí, vai trò của mỗi giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong trường.

Thông qua sinh hoạt Hội đồng giáo dục hàng tháng và các thông tin dạy học khỏc, cần phải làm cho mỗi giỏo viờn nhận thức rừ về nhiệm vụ, kế hoạch dạy học cụ thể của mình.

Trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường kỳ cần đảm bảo nội dung giáo dục tư tưởng, nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ dạy học, trách nhiệm công tác, bồi dưỡng tình cảm đồng nghiệp, lòng yêu nghề, mến trẻ, niềm say mê khoa học và ý thức học hỏi cầu tiến bộ. Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thực sự trở thành nhu cầu về chuyên môn của mỗi giáo viên.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nhà trường cần cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của ngành học, các chỉ thị của địa phương và kế hoạch của nhà trường thành những việc cụ thể gắn liền với mỗi cá nhân, tập thể trong nhà trường.

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập.

- Mục đích của biện pháp:

Giúp học sinh có sự hiểu biết thêm về tầm quan trọng của hoạt động dạy học, từ đó tạo sự chuyển biến nhận thức để tạo được hứng thú và nhu cầu học tập của học sinh là động lực của đổi mới phương pháp dạy học.

- Nội dung của biện pháp:

Dạy học là quá trình tích hợp của hoạt động dạy và hoạt động học. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho người học là quan trọng và cơ bản. Người học có tích cực, hứng thú, ham học thì kết quả, chất lượng dạy học mới được nâng cao.

- Cách thực hiện biện pháp:

Qua các hoạt động giáo dục trong trường, thường xuyên giáo dục học sinh ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn.

Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp, đảm bảo nội dung giáo dục nhận thức về vai trò, mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu học tập của học sinh.

Xây dựng lớp thành một tập thể có phong trào thi đua học tập, giúp đỡ nhau vươn lên, tạo được hứng thú học tập và ý chí vươn lên. Tuyên truyền, giáo dục những tấm gương vượt khó học giỏi ngay trong trường. Động viên những học sinh nghèo vươn lên học giỏi bằng các hình thức như: giảm học phí, trao học bổng hàng kỳ.

Phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 10 để học sinh có khả năng vươn lên trung bình, khá, giỏi. Từ đó học sinh dần có niềm tin vào chính bản thân mình, không chán nản, bất lực hoặc thỏa mãn, bằng lòng với kết quả hiện có mà luôn trau dồi, tự học để bổ sung những kiến thức còn thiếu.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhà trường nắm được danh sách và phân loại học sinh. Từ đó có kế hoạch cụ thể để phân công giáo viên phụ trách với từng đối tượng học sinh.

Giáo viên phải có kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, hướng dẫn cho các em biết lựa chọn phương pháp học tập sao cho phù hợp. Phải động viên kịp thời đối với những học sinh yếu kém để kích thích tinh thần ham học của các em.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình.

Giáo viên cùng với cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học trong các nhà trường nói riêng. Để nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT ngoài công lập phải xây dựng đỗi ngũ giáo viên cơ hữu đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình.

- Mục đích của biện pháp:

Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng giáo để chủ động phân công dạy học cũng như công tác kiêm nhiệm một cách hợp lý. Đồng thời có kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn-nghiệp vụ.

- Nội dung của biện pháp:

Dựa vào kế hoạch tuyển sinh hàng năm và quy mô phát triển của nhà trường để lập kế hoạch tuyển giáo viên hàng năm. Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên trẻ có ý nguyện làm việc lâu dài tại trường.

Thực hiện phân công dạy học, bố trí công tác kiêm nhiệm cho giáo viên một cách hợp lý dựa trên yêu cầu công việc, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng chuyên môn, đảm bảo đúng định mức, chế độ.

- Cách thực hiện biện pháp:

Có chế độ thu hút giáo viên trẻ mới ra trường hoặc một số giáo viên chuyển công tác, đảm bảo ngày công, giờ công và chế độ tiền lương để giáo viên có thu nhập ổn định và yên tâm công tác, thực hiện các chế độ như trường công lập. Đồng thời có sự ưu đãi với những giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm, nhiệt tình và gắn bó với trường.

Phân công dạy học phải đồng đều có lớp khá, lớp yếu để giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng và dần rút ra kinh nghiệm dạy học cũng như các công tác khác.

Để chủ động trong mọi công việc, chỉ phân công công tác kiêm nhiệm cho giáo viên cơ hữu. Hướng dẫn, bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên cốt cán của trường.

Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, phát huy tính sáng tạo trong giáo viên, tạo điều kiện cho họ thực hiện một cách tốt nhất có thể được.

Thường xuyên bồi dưỡng giáo viên, phát hiện những giáo viên có năng lực, cố gắng trong dạy học cũng như trong hoạt động tập thể để giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp làm hạt nhân cho các phong trào thi đua.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho giáo viên để họ có thể yên tâm và cống hiến lâu dài, đồng thời phát huy hết năng lực của mình, nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao đó là giáo dục thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

3.2.3. Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

3.2.3.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

a. Biện pháp quản lý việc thực hiện nội dung chương trình:

Chương trình cấp THPT quy định mục tiêu, kế hoạch giáo dục của cấp học với các giải thích cần thiết, các định hướng về phương pháp tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, sự phát triển logic của các nội dung kiến thức ở từng môn học, lớp học. Do đó việc dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình quy định trong nhà trường là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Đây cũng là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy quản lý việc thực hiện nội dung chương trình là nội dung quan trọng mà Hiệu trưởng cần quan tâm và có những biện pháp phù hợp.

- Mục đích của biện pháp:

Giáo viên đảm bảo dạy đúng, đầy đủ nội dung chương trình để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của môn học.

Học sinh được học đúng, học đủ nội dung những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống và những bước phát triển tiếp theo.

- Nội dung của biện pháp:

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học có hiệu quả và chất lượng cao nhất, theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cách thực hiện biện pháp:

Triển khai đến từng giáo viên các văn bản cần thiết của bộ môn như hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình…

Hiệu trưởng giao cho các tổ, nhóm trưởng bộ môn triển khai ở tổ nhóm, hướng dẫn và yêu cầu giáo viên thực hiện. Tổ trưởng, nhóm trưởng ở bộ môn sẽ cùng giáo viên môn đó thống nhất việc thực hiện tiến độ chương trình, lựa chọn nội dung cho phù hợp với từng lớp học sinh. Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch giảng dạy môn học và duyệt kế hoạch của giáo viên.

Thường xuyờn theo dừi việc thực hiện chương trỡnh giảng dạy, cú biện pháp xử lý đối với giáo viên không dạy đúng, không dạy đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đánh giá việc thực hiện chương trình qua dự giờ, vở soạn bài và qua việc thực hiện thời khóa biểu, sổ báo giảng, nền nếp giảng dạy của giáo viên.

Nắm bắt việc thực hiện chương trình qua kiểm tra vở của học sinh, sổ ghi đầu bài và phân phối chương trình.

Kiểm tra thực hiện chương trình qua biên bản các tổ chuyên môn và qua phản ánh của hội đồng giáo dục.

Xây dựng tiêu chí thi đua có những nội dung quan trọng quy định về việc thực hiện nội dung chương trình dạy học của giáo viên và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Có đầy đủ các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải Dương.

Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học.

b. Biện pháp quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên:

Khi giáo viên soạn bài đầy đủ, đầu tư có chất lượng về kiến thức, phương pháp thì sẽ chủ động, tự tin, linh hoạt và đạt kết quả cao hơn khi lên

lớp. Ngược lại giáo viên soạn bài sơ sài, không đầu tư chu đáo thì dù có kiến thức, năng lực cũng không tránh khỏi lúng túng, sơ xuất trong tình huống sư phạm và bài giảng sẽ nhàm chán. Do đó việc kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của Hiệu trưởng sẽ giúp giáo viên tránh được những sơ suất đáng tiếc đó.

- Mục đích của biện pháp:

Xây dựng và củng cố nề nếp chuyên môn trong nhà trường, đảm bảo chất lượng dạy học của giáo viên.

Hiệu trưởng có cơ sở trong việc đánh giá, phân loại về ý thức, phẩm chất đạo đức và năng lực giáo viên trong nhà trường.

- Nội dung của biện pháp:

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

- Cách thực hiện biện pháp:

Quy định cụ thể và thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV:

+ Soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình, chất lượng bài soạn cao. Trỡnh bày khoa học, rừ ràng, sạch đẹp, đỳng quy cỏch theo sự thống nhất chung của nhà trường. Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, trang đầu giáo án cần có phân phối chương trình để tiện thực hiện và kiểm tra.

+ Không soạn gộp. Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cựng của năm học và ghi rừ ngày soạn, ngày dạy, lớp.

+ Các tiết thí nghiệm thực hành phải được chuẩn bị trước hai ngày.

+ Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải báo trước và có kế hoạch cho học sinh ôn tập. Đề ra phải sát, đúng trọng tâm chuẩn kiến thức, phù hợp với

trình độ thực tế của học sinh. Đề ra và hướng dẫn chấm bài kiểm tra phải đ- ược soạn cẩn thận trong giáo án.

+ Cuối mỗi tiết lên lớp có phần rút kinh nghiệm để giúp học cho lần soạn và lên lớp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

+ Giáo án được thực hiện theo các cách: soạn trực tiếp trên sổ cỡ A4, soạn trên máy vi tính. đóng thành tập để tổ chuyên môn kiểm tra hàng tháng.

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp tiến hành và cách soạn bài.

Giao cho tổ chuyên môn hàng tuần kiểm tra giáo án của giáo viên.

Đột xuất kiểm tra việc soạn bài và lên lớp của giáo viên

Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, thí nghiệm.

Việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua.

Hiệu trưởng cần khuyến khích, trân trọng và ủng hộ những giáo viên sáng tạo, đổi mới trong việc đầu tư kiến thức, phương pháp, hình thức mới có hiệu quả trong bài soạn. Có sự điều chỉnh, xử lý kịp thời những vi phạm, sai lệch, cẩu thả của bài soạn chưa thực hiện được yêu cầu đổi mới.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra giáo án của giáo viên, sự chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng dạy học cho một tiết dạy của giáo viên.

c. Biện pháp quản lý việc thực hiện nề nếp dạy học

Xây dựng nền nếp dạy học góp phần xây dựng nền nếp của nhà trường và đội ngũ giáo viên. Nền nếp dạy học ổn định và duy trì tốt thì việc thực hiện nội dung chương trình được đảm bảo. Khi đó các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học sẽ được tiến hành có hiệu quả. Nền nếp dạy học là nền tảng, cơ sở để nâng cao chất lượng dạy của thầy, chất lượng học của trò.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương (Trang 67 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w