Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương (Trang 90 - 95)

Sau khi đề xuất 06 biện pháp, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua phiếu trưng cầu ý kiến 106 cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương. Kết quả thu được trên bảng tổng hợp sau:

STT Tên biện pháp

Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập.

102 96,2 4 3,8 0 0,0 103 97,2 3 2,8 0 0,0

2

Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình.

10

1 95,3 3 2,8 2 1,9 89 84,0 17 16,0 0 0,0

3

Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

10 6

100,

0 0 0,0 0 0,0 92 86,8 14 13,2 0 0,0

4

Thường xuyên kiểm tra-đánh giá hoạt động dạy học.

10

3 97,2 3 2,8 0 0,0 80 75,5 24 22,6 2 1,9

5

Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dạy học.

87 82,1 18 17,0 1 0,9 79 74,5 24 22,6 3 2,8

6

Tạo động lực cho thầy và trò trong hoạt động dạy học.

95 89,6 11 10,4 0 0,0 83 78,3 23 21,7 0 0,0

Kết quả ở bảng trên được thể hiện qua biểu đồ sau:

Kết quả thu được cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao mức độ rất cần thiết và rất khả thi của các biện pháp: mức độ rất cần thiết từ 82,1% đến 100%; mức độ rất khả thi từ 74,5% đến 97,2%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến đánh giá ở mức độ không khả thi với tỷ lệ rất thấp (từ 1,9% đến 2,8%). Như vậy đa số cán bộ quản lý và giáo viên ủng hộ và tán thành các biện pháp. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được và phù hợp với tình hình thực tế của các trường THPT ngoài công lập.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và phân tích kết quả khảo sát trong chương 2, chúng tôi đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay với kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi tương đối cao. Các biện pháp này không hoàn toàn mới mà có tính kế thừa các nghiên cứu trước đó.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia.

Các biện pháp phát huy tác dụng thật sự khi Hiệu trưởng năng động, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và vận dụng linh hoạt trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ra đời trong chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của tỉnh Hải Dương nói riêng, các trường THPT ngoài công lập ở thành phố Hải Dương ngày càng khẳng định vị trí và những đóng góp nhỏ bé của mình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung của cả nước.

Đạt được kết quả đó là nhờ quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ quản lý, tập thể giáo viên và học sinh ở mỗi trường, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và sự lãnh đạo toàn diện trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.

Tuy nhiên, vì nhiều lí do, quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, điều chỉnh.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường ngoài công lập thành phố Hải Dương, chúng tôi đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động dạy học như sau:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT ngoài công lập.

2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình.

3. Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

4. Thường xuyên kiểm tra-đánh giá hoạt động dạy học.

5. Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dạy học.

6. Tạo động lực cho thầy và trò trong hoạt động dạy học.

Sau khi đề xuất các biện pháp, chúng tối tổ chức khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giáo viên ủng hộ và tán thành với các biện pháp đề xuất. Điều đó chúng tỏ rằng các biện pháp do tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được. Đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rừ rệt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w