Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT ngoài công lập thành phố Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương (Trang 42 - 67)

2.3.1. Quản lý hoạt động dạy của Hiệu trưởng.

Quản lý hoạt động dạy học cũng phải thực hiện các chức năng của quản lý: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

2.3.1.1. Kế hoạch hóa.

Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng các trường đã lập kế hoạch chung dựa vào điều kiện cụ thể của trường và nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục.

Trong đó đề ra mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể. Kế hoạch dự giờ thăm lớp, kế hoạch thực hiện quy chế chuyên môn: nội dung chương trình, soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, nền nếp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá giáo viên (toàn diện, theo chuyên đề), kiểm tra đánh giá học sinh.

Các tổ chuyên môn cũng phải lập kế hoạch bộ môn, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch hoạt động của các đoàn thể trên cơ sở kế hoạch của trường. Từ đó, nhà trường, tổ bộ môn và cá nhân giáo viên phải có kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng, học kỳ. Các kế hoạch phải được bàn bạc công khai, dân chủ trong hội nghị công nhân viên chức vào đầu năm học và được thông báo cụ thể trong hội đồng giáo dục.

2.3.1.2. Tổ chức.

Hiệu trưởng các trường khi phân công giáo viên giảng dạy đảm bảo tính khoa học, xuất phát từ yêu cầu giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Căn cứ vào năng lực của từng cá nhân để phân công. Phân công giáo viên vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm cặp người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu (phân công đều các đối tượng giáo viên: giáo viên cơ hữu, giáo viên đương chức và giáo viên nghỉ hưu).

Bổ nhiệm các chức danh nhiệm vụ: giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng phải căn cứ vào năng lực chuyên môn, uy tín,

phẩm chất đạo đức, nhu cầu công tác và phù hợp với mọi thành viên trong nhà trường.

Việc phân công giáo viên trên cơ sở đảm bảo quyền lợi tối đa của người học và phát huy tối đa năng lực, sở trường của giáo viên.

Sắp xếp thời khóa biểu cũng đảm bảo tính khoa học, sắp xếp các giờ học phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh và phù hợp với đặc điểm môn học.

2.3.1.3. Chỉ đạo.

Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng thông qua bản quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi cụ thể của từng cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường và yêu cầu các thành viên, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khi được Hiệu trưởng phân công.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn. Hàng tháng, Hiệu trưởng họp các tổ trưởng chuyên môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường và kế hoạch của các tổ. Đồng thời yêu cầu các tổ báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trong phạm vi tổ quản lý. Hiệu trưởng cũng tham dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên mụn để theo dừi chỉ đạo kịp thời. Hiệu trưởng chỉ đạo những nội dung cần cú để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu cao: phải nêu được những vấn đề mới và khó trong chương trình, thống nhất những vấn đề trọng tâm; việc thực hiện chương trỡnh ở tổ; xỏc định rừ mục đớch yờu cầu của chương và từng bài; phõn tớch cỏc phương phỏp cú thể vận dụng, nờu rừ những chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi phương pháp; tài liệu tham khảo, làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường; phổ biến kế hoạch chuyên môn tuần tới. Các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chương trình ở tổ thông qua sổ kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, thời khóa biểu, sổ đầu bài. Tổ trưởng phải ký giáo án của giáo viên vào đầu mỗi tuần học, có kế hoạch dự giờ mỗi giáo viên trong tổ ít nhất 01

lần/tháng để nắm được năng lực giáo viên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn thống nhất và chỉ đạo giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định, phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch cá nhân, thực hiện dạy học theo phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Soạn bài theo mẫu giáo án, thực hành thí nghiệm, kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định. Vào sổ điểm, ghi học bạ kịp thời đầy đủ, chính xác. Thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học: dạy học theo thời khóa biểu, không bỏ tiết (nghỉ phải báo cáo Hiệu trưởng để bố trí người dạy thay), lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong mỗi giờ dạy và các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Giáo viên dược phân công làm công tác kiêm nhiệm phải hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ công việc mà mình được giao. Dự giờ mỗi giáo viên trong tổ ít nhất 01 lần/tháng để học hỏi và rút kinh nghiệm cho nhau. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên trong việc nâng cao chất lượng bộ môn và giáo dục học sinh lớp mình giảng dạy.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch chủ nhiệm đã được xây dựng. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng hai mặt giáo dục và các hoạt động của lớp. Đảm bảo ổn định sĩ số của lớp, tổ chức lớp thành tập thể đoàn kết, thân ái, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, xây dựng được đội ngũ cốt cán của lớp,

hướng dẫn học sinh tự quản về nề nếp. Giáo viên chủ nhiệm phải dự giờ các giỏo viờn bộ mụn dạy ở lớp mỡnh để nắm rừ tỡnh hỡnh học tập của học sinh trong lớp, phải có mặt tại lớp vào tiết truy bài 15 phút đầu giờ mỗi buổi học ít nhất 04 lần/tuần để điểm danh sĩ số, giám sát và tổ chức học sinh hoạt động nhằm ổn định lớp học. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối mỗi kỳ và cả năm học, đề nghị khen thưởng, kỉ luật học sinh, lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp, học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện hạnh kiểm trong kì nghỉ hè; chịu trách nhiệm về sự chính xác trong việc ghi sổ điểm và học bạ của học sinh. Tổ chức cho tập thể lớp tham gia tích cực vào các phong trào thi đua do trường và Đoàn thanh niên phát động. Kết hợp với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động học tập, rèn luyện của mỗi học sinh.

2.3.1.4. Kiểm tra-đánh giá.

Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra-đánh giá hàng tuần, hàng tháng và kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch cá nhân, tổ chuyên môn và nhà trường.

Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra gồm: ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi. Kiểm tra được tổ chức định kỳ, thường xuyên và đột xuất với những nội dung và tiêu chí đánh giá cụ thể. Hiệu trưởng tập trung kiểm tra các nội dung: kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng (nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn…); kiểm tra hồ sơ chuyên môn (kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy học, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm); kiểm tra chất lượng dạy học của tổ nhóm chuyên môn (việc thực hiện chương trình, soạn bài, chuẩn bị bài, chất lượng giờ dạy, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc

kiểm tra đánh giá học sinh, tác dụng uy tín của tổ, nhóm chuyên môn trong trường…); kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn (chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, họp tổ, nhóm…); kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp: phụ đạo, ngoại khóa, thực hành, bồi dưỡng học sinh giỏi… Kết quả kiểm tra đảm bảo tính chính xác, khách quan nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong giảng dạy và công tác, kích thích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Do các trường ngoài công lập trong những năm gần đây rất khó khăn trong công tác tuyển sinh nên việc lập kế hoạch chỉ là tương đối. Mặt khác, giáo viên thường không ổn định (giáo viên thường xuyên chuyển đi, chuyển đến) nên việc phân công chuyên môn cũng như sắp xếp thời khóa biểu cũng thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học của nhà trường.

Mặc dù Hiệu trưởng các trường có nhiều cố gắng trong việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhưng công tác này vẫn còn một số hạn chế: giáo viên lập kế hoạch cá nhân còn yếu chưa dựa trên kế hoạch của trường, một số giáo viên chưa thực hiện tốt nề nếp chuyên môn, soạn bài mang tính hình thức, giáo viên chưa khai thác triệt để đồ dùng, thiết bị dạy học hiện có, giảng dạy vẫn theo phương pháp thuyết trình là chủ yếu, chưa rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Việc dự giờ rút kinh nghiệm của giáo viên mang tính hình thức, chưa tự giác. Nguyên nhân chủ yếu do Hiệu trưởng giao phó cho tổ trưởng chuyên môn, hạn chế trực tiếp kiểm tra đánh giá giáo viên và ít tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ.

2.3.2. Quản lý hoạt động học của Hiệu trưởng.

Sau khi có kết quả tuyển sinh lớp 10, Hiệu trưởng các trường tiến hành xếp lớp cho học sinh hợp lý, khoa học, đảm bảo tỷ lệ nam, nữ, khu vực và chất lượng đầu vào. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với

năng lực của giáo viên. Ngay buổi tựu trường của năm học, giáo viên chủ nhiệm các lớp kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp (cán bộ lớp phải là những học sinh đạt học lực khá trở lên, đạo đức tốt, có năng lực tổ chức, nhiệt tình, nhanh nhẹn, tháo vát); chia tổ hợp lý và ghi sơ đồ lớp học để tiện cho việc quản lý học sinh; cho học sinh học tập nội quy của lớp, của trường, tiêu chí thi đua do đoàn quy định; thông qua chỉ tiêu đánh giá xếp loại học sinh trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Hiệu trưởng chỉ đạo họp cha mẹ học sinh đầu năm để thông báo cho cha mẹ học sinh nắm được kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, qua buổi họp giáo viên chủ nhiệm cùng cha mẹ học sinh thống nhất biện pháp giáo dục học sinh trong năm học và yêu cầu cha mẹ học sinh phải cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh ở nhà, quản lý việc đi học của học sinh chặt chẽ, kiểm tra việc tự học của học sinh ở nhà. Giáo viên chủ nhiệm xin số điện thoại của cha mẹ học sinh để thường xuyên liên lạc, cập nhật thông tin của học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Cuối mỗi học kỳ và năm học nhà trường cũng tổ chức họp cha mẹ học sinh để thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Phân công giáo viên phụ trách có năng lực và nhiệt tình.

Tổ chức thi học kỳ và cả năm nghiêm túc, đúng quy chế từ khâu làm đề thi, coi thi, chấm thi, lên điểm đến khâu duyệt kết quả thi để đảm bảo kết quả khách quan, trung thực nhằm kích thích học sinh cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để đạt kết quả cao.

Đánh giá xếp loại học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Hiệu trưởng tiến hành khen thưởng kỷ luật học sinh kịp thời để động viên và giáo dục học sinh có hiệu quả.

Hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng, song công tác quản lý hoạt động học của học sinh còn một số hạn chế: nề nếp học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh một số lớp chưa tốt; việc kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên chủ nhiệm trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh; việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và đoàn thanh niên để quản lý học sinh chưa đồng bộ. Kiểm tra đánh giá học sinh chưa thật sự nghiêm túc và phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh.

2.3.3 Quản lý việc xây dựng đội ngũ.

Các trường luôn thu hút số lượng giáo viên trẻ có nguyện vọng gắn bó lâu dài về trường, đồng thời mời những giáo viên có sức khỏe, năng lực, nhiệt tình về dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng tổ chức đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và sắp xếp các tổ hợp lý (có giáo viên trẻ, giáo viên về hưu và giáo viên đương chức ở trường khác). Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo mặt bằng chung, phát huy năng lực của mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất tốt nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo. Quy định chức năng nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận và kết hợp với các lực lượng trong nhà trường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.

Phân công tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý, phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, nhiệt tình, yêu nghề, có uy tín trong đội ngũ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Tổ trưởng phải có khả năng thuyết phục và vận động được các thành viên trong tổ.

Phân công giáo viên chủ nhiệm là giáo viên cơ hữu và giáo viên nghỉ hưu là người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong giảng dạy và công tác kiêm nhiệm, mẫu mực, yêu nghề, có trách nhiệm với học sinh.

Quy định sinh hoạt tổ chuyên môn vào chiều thứ hai đầu tháng, có nội dung sinh hoạt cụ thể. Cử giáo viên đi học bồi dưỡng chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tổ chức dự giờ thăm lớp, hội giảng, thi giáo viên giỏi cấp cơ sở để giáo viên trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng quản lý việc xây dựng đội ngũ, song vẫn còn một số hạn chế: công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là giáo viên tự học, tự bồi dưỡng; các buổi sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức, không thiết thực, chưa thực hiện đủ nội dung yêu cầu nên chưa phát huy hiệu quả của tổ chuyên môn; việc dự giờ thăm lớp tiến hành chưa thường xuyên và đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy còn mang tính hình thức chưa đáp ứng yêu cầu của việc dự giờ, chưa thu hút được đội ngũ giáo viên thỉnh giảng tham gia nhiều vào các hoạt động chuyên môn.

2.3.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý và cho hoạt động dạy học của các trường đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng như đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay. Các trường đã có phòng học bộ môn, phòng tin, phòng nghe nhìn, thư viện theo yêu cầu, có sân tập thể chất cho học sinh. Nhưng cả ba trường đều chưa có nhà tập đa năng. Thiết bị dạy học còn thiếu đồng bộ, chất lượng của các thiết bị không cao. Các trường chưa có nhân viên phụ trách thí nghiệm chuyên trách nên chưa thực sự khai thác, phát huy hết hiệu quả của thiết bị hiện có, công tác

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong các trường THPT ngoài công lập Thành phố Hải Dương (Trang 42 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w