1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất ở Trường Đại học Y Hà nội

91 920 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 599 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Sức khoẻ là gốc của cuộc sống, là gốc của xã hội. Như Bác Hồ đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ… dân cường thì nước thịnh…” (lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ Tịch). Thể dục thể thao là một bộ phận của nền Giáo dục Xã hội chủ nghĩa, trong quá trình phát triển và trưởng thành của một con người toàn diện thì giáo dục thể chất đóng góp vai trò rất quan trọng, nó giúp cho học sinh có lòng hăng say lao động, học tập, rèn luyện bản thân, thực hiện nếp sống văn minh. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, trong đó trí dục, đức dục được coi là những vấn đề quan trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách con người. Từ việc quan tâm trên Giáo dục thể chất được xác định là môn học bắt buộc và dạy chính thức trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường từ mầm non cho đến Đại học. Nghị quyết trung ương IV khoá VII có đoạn : “…Người chủ tương lai của đất nước là người lao động phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức…”[7,36] Trường Đại Học Y Hà Nội luôn là một trong những trường Đại học y tế hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dầy lịch sử. Trong hoạt động đào tạo của mình, trường cũng đã quan tâm giáo dục toàn diện người học và chú trọng giáo dục thể chất. Tuy nhiên việc dạy học môn giáo dục thể chất còn nhiều bất cập về chương trình, về trình độ giáo viên và ý thức học tập của sinh viên làm ảnh hưởng tới chất lượng. Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, giải quyết vấn đề thực trạng, tôi chọn đề tài: Quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất ở Trường Đại học Y Hà nội.

Trang 1

sắc tới Phòng Quản lý khoa học, Học viện quản lý giáo dục và các Thầy Côgiáo đã tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp những kiếnthức, kỹ năng cơ bản, giúp tác giả hoàn thành khóa học và Luận văn Tốtnghiệp.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trờng Đại học Y Hà Nội

và các Cán bộ quản lý, Cán bộ giảng dạy của Nhà trờng, của Bộ môn đã tạo

điều kiện, giúp đỡ tận tình tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luậnvăn

Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn VũBích Hiền, Ngời hớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tácgiả hoàn thành xuất sắc Luận văn khoa học này

Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, Luận văn khôngtránh khỏi những thiếu sót Kính mong các Thầy Cô giáo và các bạn đồngnghiệp thông cảm, giúp đỡ và đa ra những chỉ dẫn quí báu để Luận văn hoànthiện hơn

Hà Nội, tháng 7 năm 2012

Tác giả

Vũ Hải Minh

Trang 2

BT : B×nh thêng

CSVC – TBDH : C¬ së vËt chÊt – thiÕt bÞ d¹y häc

GD & §T : Gi¸o dôc & §µo t¹o

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giới hạn nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 2

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5

1.1 Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Quản lý nhà trường Đại học 6

1.2.1 Khái niệm và chức năng của quản lý 6

1.2.2 Quản lý giáo dục 9

1.2.3 Quản lý nhà trường, quản lý trường Đại học 11

1.3 Quản lý hoạt động dạy học trong trường Đại học 12

1.3.1 Đặc điểm dạy học Đại học 12

1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học – Vai trò của khoa/bộ môn 13

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong trường Đại học 15

1.4.1 Giáo dục thể chất (GDTC) 15

1.4.2 Dạy học bộ môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học 15

1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất trong nhà trường đại học 18

Tiểu kết Chương 1 24

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 25

2.1 Vài nét chung về trường Đại học Y Hà Nội 25

2.1.1 Nhiệm vụ của trường 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà trường 27

2.1.3 Công tác đào tạo 28

2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường 28

Trang 4

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ 29

2.2.3 Đội ngũ giảng viên 31

2.2.4 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 33

2.3 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 34

2.3.1 Phương pháp quan sát 34

2.3.2 Phương pháp phỏng vấn 34

2.3.3 Phương pháp điều tra viết 35

2.4 Thực trạng dạy học Giáo dục thể chất 35

2.4.1 Quan điểm của giáo viên và sinh viên về chương trình đào tạo 35

2.4.2 Các hình thức phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên 37

2.4.3 Kết quả học tập của sinh viên 39

2.5 Thực trạng quản lý HĐDH GDTC trường ĐHYHN 40

2.5.1 Quản lý xây dựng chương trình giảng dạy 41

2.5.2 Quản lý việc thực hiện chương trình 43

2.5.3 Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên 44

2.5.4 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học 46

2.6 Đánh giá tổng hợp về kết quả điều tra thực trạng công tác quản lý HĐDH GDTC trường ĐHYHN 49

2.6.1 Nhận xét kết quả điều tra Ưu điểm và hạn chế 49

2.6.2 Nguyên nhân 52

Tiểu kết chương 2 54

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 55

3.1 Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp 55

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 55

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 55

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 56

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 56

3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC trường ĐHYHN 56

3.2.1 Tăng tính linh hoạt trong chương trình GDTC cho sinh viên trường ĐH Y 56

Trang 5

thể lực thường xuyên của người học 67

3.2.5 Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên bộ môn 68

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71

3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 72

3.4.1 Mục đích 72

3.4.2 Phương pháp thực hiện 72

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

1 KẾT LUẬN 78

2 KHUYẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 6

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng cán bộ giảng dạy của bộ môn (từ năm

2007 đến nay) 31Bảng 2.2: Thống kê độ tuổi của cán bộ giảng dạy bộ môn GDTC (từ năm

2007 đến nay) 32Bảng 2.3: Thống kê công tác của cán bộ giảng dạy bộ môn GDTC (từ năm

2007 đến nay) 33Bảng 2.4: Quan điểm của sinh viên về chương trình đào tạo môn giáo dục thểchất 37Bảng 2.5: Quan điểm của giảng viên (là cán bộ đoàn) về tầm quan trọng vàhiệu quả của các con đường giáo dục thể chất trong trường ĐH 38Bảng 2.6: Kết quả học tập của sinh viên môn giáo dục thể chất năm học 2010– 2011 39Bảng 2.7: Nhận thức của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết và mức độ thựchiện những nội dung quản lý hoạt động dạy học GDTC 40Bảng 2.8: Thực trạng quản lý việc xây dựng chương trình giảng dạy mônGDTC 42Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạycủa bộ môn GDTC 43Bảng 2.10: Thực trạng quản lý công tác tổ chức bồi dưỡng, sử dụng đội ngũCBGD 45Bảng 2.11: Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học giáo dục thểchất 48Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính chất cầnthiết của các biện pháp đề xuất 73Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính chất khảthi của các biện pháp đề xuất 74Bảng 3.3: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi củacác biện pháp đề xuất 75

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sức khoẻ là gốc của cuộc sống, là gốc của xã hội Như Bác Hồ đã từngnói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũngcần có sức khoẻ mới thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cảnước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cảnước mạnh khoẻ… dân cường thì nước thịnh…” (lời kêu gọi tập thể dục củaHồ Chủ Tịch)

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền Giáo dục Xã hội chủ nghĩa,trong quá trình phát triển và trưởng thành của một con người toàn diện thìgiáo dục thể chất đóng góp vai trò rất quan trọng, nó giúp cho học sinh cólòng hăng say lao động, học tập, rèn luyện bản thân, thực hiện nếp sống vănminh

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệtrẻ, trong đó trí dục, đức dục được coi là những vấn đề quan trọng nhằm giáodục hình thành nhân cách con người Từ việc quan tâm trên Giáo dục thể chấtđược xác định là môn học bắt buộc và dạy chính thức trong kế hoạch giảngdạy của nhà trường từ mầm non cho đến Đại học

Nghị quyết trung ương IV khoá VII có đoạn : “…Người chủ tương laicủa đất nước là người lao động phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức…”[7,36]

Trường Đại Học Y Hà Nội luôn là một trong những trường Đại học y tếhàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dầy lịch sử Trong hoạt động đàotạo của mình, trường cũng đã quan tâm giáo dục toàn diện người học và chútrọng giáo dục thể chất Tuy nhiên việc dạy học môn giáo dục thể chất cònnhiều bất cập về chương trình, về trình độ giáo viên và ý thức học tập củasinh viên làm ảnh hưởng tới chất lượng

Trang 8

Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, giải quyết vấn đềthực trạng, tôi chọn đề tài: Quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất ởTrường Đại học Y Hà nội.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học trong nhàtrường đại học và dạy học môn giáo dục thể chất, khảo sát thực trạng tạitrường Đại học Y Hà nội, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học bộ môn giáo dục thể chất ở trường này, giúp rèn luyện sức khoẻ

và góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất trong trường Đạihọc

4 Giới hạn nghiên cứu

4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý dạy học, giáo dục thể chấtcủa trường Bộ môn Giáo dục thể chất thuộc trường Đại học Y Hà Nội

4.2 Giới hạn khách thể điều tra

Cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, sinh viên đang theo học và sinh viên

đã tốt nghiệp đang theo học nội trú để tìm hiểu thực trạng dạy học và quản lýhoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Y Hà Nội

5 Giả thuyết khoa học

Vấn đề quản lý dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Y HàNội đã có kế hoạch và nề nếp ổn định Tuy nhiên thực tế chất lượng học tậpmôn này còn chưa đồng đều và chưa đáp ứng được với mục tiêu mới về rèn

Trang 9

luyện thể lực cho sinh viên Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý đồngbộ, sát với thực tiễn thì chất lượng học tập môn học này sẽ được cải thiện, gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên của Trường.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học giáodục thể chất dựa trên cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đại học và quản lýhoạt động dạy học nói chung

6.2 Khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Đại học Y Hà Nội.

Khảo sát thực trạng công tác quản lý dạy học của bộ môn, bao gồmkhảo sát công tác quản lý các mặt sau :

- Chức năng quản lý của trưởng bộ môn

- Quản lý thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

- Kết quả học tập các môn bóng rổ, cầu lông, điền kinh, thể dục và yhọc thể dục thể thao, chữa bệnh

- Chất lượng Đội ngũ giảng viên

- Ý thức học tập của sinh viên đối với môn Giáo dục thể chất

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo

- Chất lượng phong trào đại hội thể thao toàn trường, giải bóng đá, giảibóng rổ, giải cờ vua sinh viên

- Dựa trên các kết quả khảo sát có được để tìm nguyên nhân củathực trạng

6.3 Đề xuất biện pháp

Từ những nguyên nhân phân tích được ở phần trên, đề tài đề xuất cácbiện pháp quản lý hoạt động dạy học bộ môn giáo dục thể chất nhằm nângcao chất lượng học tập bộ môn này cho sinh viên trường Đại Học Y Hà Nội

Trang 10

7 Phương pháp nghiên cứu

`7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, sơ đồ hóa những tài liệu lý luận vềquản lý nhà trường đại học, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục thể chất…làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát : Sinh hoạt tổ chuyên môn, giờ dạy của giáo viên, hoạt độnghọc của sinh viên để thu thập thông tin thực tế

- Phỏng vấn : cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên để tìm hiểu nguyênnhân thực trạng

- Điều tra viết : 50 cán bộ quản lý, 10 giáo viên dạy bộ môn GDTC, 50giáo viên trẻ, làm công tác Đoàn trong trường, 200 sinh viên để điều tra vềchất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học bộ môn GDTC trong trườngĐại học Y Hà nội

7.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nghiên cứu thực trạng

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu

Quản lý là một hoạt động vô cùng đặc biệt của con người Đó là mộtloại hình lao động siêu lao động, lao động về lao động, nghĩa là lấy các loạihình hoạt động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúnglại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức Do đó,quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức ở mọicấp độ, mọi loại hình

Trên thực tế, những tư tưởng vè quản lý đã xuất hiện từ rất sớm cùngvới sự hình thành và phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên, khoa họcquản lý với tư cách là một hệ thống tri thức về quản lý chỉ mới ra đời vào cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã pháttriển ở một mức độ nhất định Đa số các nhà nghiên cứu trên thế giới đều chorằng, sự ra đời của thuyết “Quản lý theo khoa học” của F.W Taylor là bướcngoặt đánh dấu sự ra đời của khoa học quản lý; mở ra một kỷ nguyên mới chosự phát triển của xã hội công nghiệp Việc chuyên môn hóa hoạt động quản lý

và vai trò ngày càng to lớn của nó đối với hiệu quả của quá trình sản xuất làmcho quản lý trở thành một tác nhân không thể thiếu của quá trình sản xuất vàcủa mọi lĩnh vực khác trong đời sống xã hội hiện đại Sự ra đời của khoa họcquản lý, vì vậy, trở thành một tất yếu của sự phát triển xã hội trong thời kỳcận – hiện đại

Trong rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống xã hội ấy, hoạt động dạyhọc trong nhà trường là một nội dung được nhiều người quan tâm, đặc biệt làcác nhà quản lý giáo dục bởi đây là một nội dung trọng tâm của công tác quản

lý trong nhà trường các cấp Và vì thế, vấn đề quản lý hoạt động dạy học

Trang 12

trong nhà trường cũng được rất nhiều nhà quản lý tiến hành nghiên cứu Tuynhiên, các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quản lý hoạt động dạy họcnói chung mà rất hạn chế các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học Giáodục thể chất (GDTC) trong nhà trường Đại học, đặc biệt là nghiên cứu quản

lý hoạt động dạy học Giáo dục thể chất trong trường Đại học Y Hà Nội thìchưa có tác giả nào đề cập tới

Về việc quản lý hoạt động dạy học GDTC trong trường Đại học Y HàNội, ngoài những nét chung thì còn một số nét riêng mang tính đặc thù củasinh viên trường Y Hà Nội Do vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của mìnhtheo hướng quản lý hoạt động dạy học ở bộ môn GDTC của giảng viêntrường Đại học Y Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đápứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho đất nước

1.2 Quản lý nhà trường Đại học

1.2.1 Khái niệm và chức năng của quản lý

1.2.1.1 Khái niệm của quản lý

Quản lý là một nhân tố của sự phát triển xã hội Quản lý là hoạt độngphổ biến diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọingười C Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sửcủa đời sống xã hội Ông viết: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay một laođộng chung nào tiến hành trên một qui mô khá lơn đều yêu cầu có một sự chỉđạo để điều hòa các hoạt động cá nhân, sự chỉ đạo đó phải là những chứcnăng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vậnđộng chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khíquan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó “Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điềukhiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc ca thì cần phải có một nhạc trưởng”.[22;5]

Trang 13

Theo đại học bách khoa toàn thư Liên Xô, 1997, quản lý là chức năngcủa những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kĩthuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động thựchiện những chương trình, mục đích hoạt động

Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý là tác động có mục đích đến tổ chứcđến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trongquá trình lao động [18; 15]

Theo H.Kootz (người Mỹ), quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằmđảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích củanhóm (tổ chức) mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đócon người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian; tiền bạc, vật chất

và sự bất mãn cá nhân ít nhất

Có thể nói; khái niệm quản lý được định nghĩa bằng nhiều cách khácnhau, song đều có chung những dấu hiệu chủ yếu là: hoạt động quản lý đượctiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội, là những tác động có tínhhướng đích, phối hợp sự nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu củatổ chức

Tóm lại quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợphành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được cácmục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất

Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật Quản lý mang tínhkhoa học vì các hoạt động của quản lý có tổ chức, có định hướng đều dựa trênnhững qui luật, những nguyên tắc và những phương pháp hoạt động cụ thể,đồng thời quản lý mang tính nghệ thuật vì nó được vận dụng một cách linhhoạt và sáng tạo vào những điều kiện cụ thể trong sự kết hợp và tác độngnhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội

Trang 14

1.2.1.2 Chức năng của quản lý

Có nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của quản lý, song tựu trung lại

có 4 chức năng cơ bản của quản lý đó là: chức năng lập kế hoạch; chức năngtổ chức; chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra

- Chức năng lập kế hoạch: Là một chức năng, một khâu quan trọngnhất trong hoạt động quản lý, lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập cácmục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức, chỉ ra các hoạt động,những biện pháp cơ bản và các biện pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu đó

Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn đường lối hànhđộng của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thànhcác mục tiêu của tổ chức

- Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việcquyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạtđược các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả Ứng với những mục tiêukhác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức đơn vị cũng khác nhau Nhờ tổ chức hiệuquả mà người quản lý có thể phối hợp điều phối tốt hơn nguồn nhân lực vàcác nguồn lực khác Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽ phát huy đượcnăng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hoa kế hoạchthành hiện thực

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hưởng củamình tác động đến con người trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗlực phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức Vai trò của người lãnh đạo làphải chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của người khác, hướngmọi người trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản

lý mà không kiểm tra thì coi như không có quản lý Nhờ có hoạt động kiểmtra mà người quản lý đánh giá được kết quả công việc, uốn nắn, điều chỉnh

Trang 15

kịp thời những hạn chế từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh kế hoạch, tổchức, lãnh đạo.

1.2.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục và quản lý giáo dục là sự tồn tại song hành Nếu nói giáo dục

là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người thì cũng có thểnói như thế về quản lý giáo dục

Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ.Ít nhất có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô

 Đối với cấp vĩ mô

Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất

cả móc xích của hệ thống (từ cấp độ cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhàtrường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáodục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sửdụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệthống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằngvới môi trường bên ngoài luôn luôn biến động

Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủthể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… mộtcách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụcho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội

 Đối với cấp vi mô

Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lýđến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và

Trang 16

các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng

và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác độngcủa chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáoviên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo củanhà trường [13; 37]

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạtđộng dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông ViệtNam xã hội chủ nghĩa mới Quản lý giáo dục, tức là cụ thể hóa giáo dục củaĐảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân,của đất nước.[14; 9]

Như vậy dù theo tác giả nào thì khái niệm quản lý giáo dục cũng đềuchứa đựng các nhân tố đặc trưng bản chất như: Phải có chủ thể quản lý giáodục, ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ,Sở, Phòng giáo dục, còn ở tầm vi mô là quản lý của Hiệu trưởng nhà trường.Phải có hệ thống tác động quản lý theo nội dung, chương trình kế hoạch thốngnhất từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáo dục trongmỗi giai đoạn cụ thể của xã hội Phải có một lực lượng đông đảo của xã hộinhững người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuậttương ứng

Quản lý giáo dục có tính xã hội cao Bởi vậy, cần tập trung giải quyếttốt các vấn đề xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụcho công tác giáo dục Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất củaquản lý giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lýquan trọng nhất

Trang 17

1.2.3 Quản lý nhà trường, quản lý trường Đại học

Vấn đề cơ bản của QLGD là quản lý nhà trường, nhà trường là một tổchức cơ sở giáo dục, trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ một cách toàndiện, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục Nó là tế bào của bất cứ hệ thốnggiáo dục ở bất cứ cấp nào

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động củacác cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [33, 205]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợpnhững tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh vànhững cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lựclượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việcđẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạothế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhàtrường tiến lên trạng thái mới”.[25;78]

Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt độngdạy học, tức là làm sao cho hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo

Quản lý nhà trường là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quyluật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của nó Quản lýnhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chấthoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáodục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa làchủ thể tự hoạt động của bản thân mình Sản phẩm tạo ra của nhà trường lànhân cách người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rènluyện theo yêu cầu của xã hội thừa nhận

Trang 18

Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và pháttriển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả Thànhcông hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhàtrường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường Vì vậy, muốnthực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đếnnhững điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến côngtác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.

Công tác quản lý trong nhà trường đại học được thực hiện theo 3 cấpđộ quản lý, đó là cấp trường, cấp khoa và cấp bộ môn (tương đương với cấpcao, cấp trung gian và cấp cơ sở)

Tóm lại: “Quản lý nhà trường mình là thực hiện đường lối giáo dục củaĐảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đốivới ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [3; 61]

1.3 Quản lý hoạt động dạy học trong trường Đại học

1.3.1 Đặc điểm dạy học Đại học

“Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiếnthức, kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinhnghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt độnggiáo dục khác trong nhà trường Do đó nó là con đường trực tiếp và thuận lợinhất để giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức của loài người

Hoạt động dạy học làm cho, sinh viên nắm vững tri thức khoa học mộtcách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, laođộng và đời sống Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hìnhthành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hìnhthành ở học sinh, sinh viên thế giới quan khoa học, lòng yêu quê hương đất

Trang 19

nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường vàđịnh hướng hoạt động của, sinh viên.

Có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đại học đã tô đậm chứcnăng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạtđộng giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục kháctrong nhà trường

Sinh viên đại học là những người đã có kiến thức phổ thông, bắt đầu cókhả năng độc lập nghiên cứu Phương pháp dạy học ở đại học vì thế có nhữngđặc trưng riêng, dạy cách học được chú trọng hơn dạy tri thức

Sinh viên đại học là những người trưởng thành, họ học theo nhu cầu và

sẽ hăng hái học tập nếu thấy môn học là cần thiết và có ý nghĩa nhất định đốivới họ Đặc biệt khi xu thế các trường đại học ở nước hiện nay đang hướngnhiều hơn tới người học, trao cho người học thêm nhiều quyền trong đào tạotín chỉ, chúng ta thấy rằng càng không thể “ép” sinh viên học mà cần phải làmcho người học thấy ý nghĩa của môn học, có nhu cầu và hứng thú học tập

1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học – Vai trò của khoa/bộ môn

1.3.2.1 Quản lý hoạt động dạy học

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm củanhà trường Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướngvào hoạt động trung tâm đó Vì vậy, trọng tâm của việc quản lý trường học làquản lý hoạt động dạy học và giáo dục Đó chính là quản lý hoạt động laođộng sư phạm của người thầy và hoạt động học tập rèn luyện của học sinh mà

nó được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quátrình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấutrúc như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạyhọc, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học tập, kết quả dạy học

Trang 20

Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơbản sau:

- Cụ thể hóa mục tiêu dạy học qua các nhiệm vụ dạy học nhằm nângcao tri thức, kĩ năng, bồi dưỡng thái độ và hình thành, phát triển những nănglực, phẩm chất tốt đẹp cho người học

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học Nội dung dạyhọc phải đảm bảo bao gồm hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà ngườihọc cần phải nắm vững trong quá trình dạy học

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (biên soạn giáo trình, giáo

án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, lên lớp, giúp đỡ kiểm tra học sinh học tập)

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh (nề nếp, thái độ học tập, kếtquả học tập)

- Quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học: đầu tưmua sắm, tập huấn việc sử dụng hiệu quả và bảo quản trang thiết bị đúngcách

1.3.2.2 Vai trò của khoa/bộ môn

Tổ bộ môn là một tổ chức cơ sở về chuyên môn trong cơ cấu tổ chứccủa khoa (trừ một số Tổ bộ môn độc lập tuỳ theo đặc thù của một số nhàtrường như: Ngoại ngữ, Tâm lý, Giáo dục thể chất, Quân sự….)

Tổ bộ môn trong cơ cấu tổ chức của khoa chịu sự lãnh đạo của chủnhiệm khoa Các Tổ bộ môn chung chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng(hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tùy sự phân công)

Tổ bộ môn có trách nhiệm xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch nộidung, chương trình, phương pháp giảng dạy do bộ môn phụ trách, quản lý vàtiến hành việc nghiên cứu khoa học, theo các đề tài đã được giao, đồng thờixây dựng bồi dưỡng cán bộ giảng dạy bộ môn của tổ Tham gia xây dựng

Trang 21

chương trình, giáo trình (hoặc một số chương mục trong chương trình) theo

kế hoạch được giao

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong trường Đại học

1.4.1 Giáo dục thể chất (GDTC)

Giáo dục thể chất (hay còn gọi tắt là thể dục, hiểu theo nghĩa rộng củatừ ấy) là một quá trình giáo dục tác động có mục đích, có kế hoạch, cóphương pháp và phương tiện nhằm phát triển các năng lực của con người đểđáp ứng các yêu cầu của một xã hội nhất định [26; 6]

Khái niệm GDTC nằm trong khái niệm chung của giáo dục theo nghĩarộng Sự khác biệt của GDTC được xác định trước hết ở chỗ, nó là một quátrình truyền thụ và lĩnh hội các tri thức thuộc lĩnh vực TDTT, rèn luyện kĩnăng, hình thành các kĩ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực củacon người Để giải quyết các nhiệm vụ theo các đặc trưng của mình, trong quátrình GDTC cần phải tiến hành các hoạt động giảng dạy các động tác và giáodục các phẩm chất thể lực (các năng lực về thể chất)

Tóm lại, GDTC là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiệnở việc giảng dạy các động tác và giáo dục (điều khiển sự phát triển) các tốchất thể lực của con người

Bên cạnh thuật ngữ GDTC, người ta còn sử dụng thuật ngữ chuẩn bịthể lực Về bản chất, hai thuật ngữ này có ý nghĩa tương tự nhưng thuật ngữthứ hai được dùng khi người ta muốn nhấn mạnh khuynh hướng thực dụngcủa GDTC có liên quan đến hoạt động lao động sản xuất hay một hoạt độngnào đó đòi hỏi phải có trình độ chuẩn bị thể lực

1.4.2 Dạy học bộ môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học

Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người Đó là những đặc trưngtương đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành và phát

Trang 22

triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và rènluyện) [27; 18]

Sự phát triển thể chất của con người là quá trình hình thành và biến đổi

có qui luật các thuộc tính về hình thái, chức năng tự nhiên của cơ thể dưới ảnhhưởng của điều kiện sống, trong đó có GDTC Quá trình này phụ thuộc khôngnhững vào các qui luật về sinh học, mà còn cả các qui luật về cuộc sống xãhội, trong đố giáo dục luôn luôn giữ vai trò chủ đạo

Các tiêu chí về mặt số lượng của sự phát triển thể chất gồm những thayđổi các kích thước và trọng lượng cơ thể Còn đặc điểm của sự phát triển thểchất về mặt chất lượng thể hiện trước hết ở sự biến đổi cơ bản các khả năngchức phận của cơ thể theo các các thời kì và các giai đoạn phát triển lứa tuổi,sự biến đổi này thể hiện ở các phẩm chất thể lực riêng lẻ và ở trình độ chung

về năng lực hoạt động thể lực

Sự phát triển thể chất ở trong một xã hội có thể toàn diện cân đối, hàihòa hoặc bị hạn chế, không cân đối Khi nắm vững và biết sử dụng một cáchđúng đắn các qui luật khách quan đó của sự phát triển thể chất thì về nguyêntắc ta có thể điều khiển để nó đi đúng hướng, phù hợp với sự phát triển cánhân và nhu cầu xã hội, để đảm bảo cho sự hoàn thiện và hài hòa các hìnhthái chức năng của cơ thể, để nâng cao các chức năng lực hoạt động xã hộihữu ích khác và làm tăng tuổi thọ con người Các khả năng điều khiển có mụcđích sự phát triển thể chất đó hoàn toàn có thể được thực hiện trong quá trìnhGDTC Việc nhận thức một cách khoa học vai trò của GDTC đối với sự pháttriển thể chất chính là xuất phát từ chỗ, về nguyên tắc, quá trình phát triển thểchất là một quá trình có thể điều khiển được, tác động có định hướng và hợp

lý đến quá trình, trước hết là chức năng xã hội có tính chuyên biệt của GDTC

Trang 23

Khái niệm hoàn thiện thể chất là phát triển thể chất lên một trình độ caonhằm đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu của hoạt động lao động, xã hội,chiến đấu và kéo dài tuổi thọ và khả năng sáng tạo của con người.

Tính chất lịch sử cụ thể của sự hoàn thiện thể chất thể hiện ở chỗ, cácđặc điểm quan trọng của nó (dấu hiệu, chỉ số…) luôn luôn bị các nhu cầu vàđiều kiện sống xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể chi phối và do đó các đặcđiểm ấy thay đổi theo sự phát triển của xã hội

Trong xã hội ta hiện nay, thể chất là một trong năm mục tiêu giáo dụccon người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ, lao), là cơ sở để tiếp nhận những mặtgiáo dục còn lại Giáo dục thể chất là một trong các mục tiêu giáo dục toàndiện của Đảng và nhà nước ta và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáodục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế

hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc vàkéo dài tuổi thọ của con người” Giáo dục thể chất cũng như các loại hìnhgiáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai tròchủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp vớihọc sinh, sinh viên với nguyên tắc sư phạm Trong hệ thống giáo dục, nộidung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, mỹdục và giáo dục lao động

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụlà: “phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển cácnăng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thànhtheo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹxảo quan trọng cho cuộc sống” Đồng thời chương trình giáo dục thể chấttrong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nhằm giảiquyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyệnthể lực cho học sinh, sinh viên” Bên cạnh đó, giáo dục thể chất trong trường

Trang 24

học làm cho học sinh, sinh viên năng động hơn, hứng thú hơn trong việc học tập.Những giờ học giáo dục thể chất thực sự là những giây phút làm giải tỏa những áplực của sinh viên trong suốt quá trình học tập lý thuyết và thực hành.

1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất trong nhà trường đại học

1.4.3.1 Vị trí, ý nghĩa của GDTC trong trường đại học

GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đạihọc, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện

GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúpcon người phát triển cao về trí tuệ, cưêng tráng về thể chất, phong phú về tinhthần, trong sáng về đạo đức Thể chất – sức khỏe tốt là nhân tố quan trọngtrong việc phát triển sự nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

GDTC trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ vănhóa thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên, góp phần phát triển sự nghiệpTDTT của đất nước, đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp thể thao của học sinh, sinhviên Việt Nam và quốc tế

* Nội dung và trách nhiệm

GDTC bao gồm nhiều hình thức và có liên quan chặt chẽ với nhau: giờhọc TD, tập luyện thể thao theo chương trình, tự luyện tập của sinh viên, giữgìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

TDTT là phương tiện quan trọng để GDTC Chương trình thể dục vàcác hình thức GDTC khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khỏe, giớitính và lứa tuổi

Nhà trường có kế hoạch, nội dung chương trình hướng dẫn sinh viên tựtập luyện thể thao ngoại khóa ở trường và ở nhà, ở kí túc xá

Hàng tuần, nhà trường có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên tậpluyện thường xuyên, tổ chức ngày hội thao của trường và xây dựng thành nền

Trang 25

nếp truyền thống Tổ chức thi kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể thao theo lứatuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho sinh viên theo quy định của chươngtrình GDTC.

* Tổ chức thực hiện GDTC trong trường đại học

Việc chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác GDTC cho họcsinh trong trường học các cấp do các Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dụccác huyện, thị và Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm

Giáo viên TDTT có trách nhiệm thực hiện, lên lớp giảng dạy môn thểdục và tổ chức hướng dẫn SV tập luyện thể thao ngoại khóa; tổ chức ngày hộithể thao của trường, địa phương và ngành có hiệu quả giáo dục và an toàn;kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và chỉ tiêu thể lực SV theo kế hoạch vàphối hợp với cán bộ y tế để theo dõi sức khỏe và thể lực định kì cho sinh viên

Giáo viên TDTT có trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng tài năng thể thao

và giúp đỡ các học sinh yếu kém sức khỏe, thể lực trong nhà trường

Sinh viên có nhiệm vụ hoàn thành môn học thể dục, đạt điểm từ trungbình trở lên Đối với sinh viên các trường đại học và cao đẳng phải thực hiệnkiểm tra lấy chứng chỉ, là điều kiện để thi tốt nghiệp, thường xuyên tập luyệnthể thao, rèn luyện thể chất, bảo đảm thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ởlứa tuổi mình Tích cực tham gia ngày hội thể thao truyền thống của trườngmình và phấn đấu đạt thành tích thể thao cao

Những sinh viên đạt thành tích cao trong thi đấu đều được khen thưởng

và hưởng các chế độ ưu tiên theo chính sách hiện hành

1.4.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất

Trưởng bộ môn (nếu đứng độc lập) hoặc trưởng khoa giáo dục thể chấttrong nhà trường đại học cần quản lý những nội dung sau:

Trang 26

 Quản lý việc xây dựng chương trình giảng dạy

Quản lý xây dựng chương trình giảng dạy thực chất là xây dựngchương trình hoạt động của khoa/bộ môn theo năm học, học kỳ nhằm đảmbảo thực hiện tốt nhất chất lượng GDTC Chương trình hoạt động này baogồm các chi tiết: mục tiêu, nội dung hoạt động, thời gian, biện pháp thực hiện

và phân công người chịu trách nhiệm về những hoạt động đó

Việc soạn thảo chương trình kế hoạch hoạt động dựa vào mục tiêu củachương trình GDTC do Bộ GD-ĐT đề ra, dựa vào tiềm lực của nhà trường vàcác hoàn cảnh và điều kiện cụ thể hiện tại Quản lý xây dựng chương trìnhthực chất là:

- Chỉ đạo đổi mới, cập nhật chương trình thường xuyên

- Khuyến khích hợp tác trong phát triển chương trình

- Định hướng chương trình lấy người học làm trung tâm

- Chỉ đạo đa dạng các hình thức, phương pháp dạy học

- Khảo sát nhu cầu và mức độ hài lòng của người học

 Quản lý hoạt động gi¶ng dạy của giảng viên

Giảng viên dạy giáo dục thể chất trong nhà trường đại học là nhữngngười có trình độ chuyên môn tèt, tèt nghiÖp từ các trêng đại học thÓ thaohoặc cö nh©n s ph¹m thÓ thao tại các trường đại học sư phạm

Trong các khoa tổ chuyên môn của nhà trường đại học, việc quản lýhoạt động dạy của giảng viên được thực hiện qua hai nội dung cơ bản đó là:quản lý hoạt động dạy ở trên lớp và việc thực hiện quản lý hồ sơ chuyên môncủa giảng viên

Với quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy (nội dung, tiếntrình giảng dạy)

Trang 27

 Quản lý giờ lên lớp và việc vận dụng phương pháp, sử dụngphương tiện dạy học.

Hình thức dạy học trên lớp đối với các trường ĐH hiện nay vẫn đượccoi là một trong các hình thức cơ bản và chủ yếu của quá trình dạy học Chấtlượng của hoạt động dạy học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng các giờ lên lớpcủa cán bộ giảng dạy Quản lý giờ lên lớp của các cán bộ giảng dạy cần đảmbảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ Tổ chức bàn bạc dân chủ và đi đến thống nhất xây dựng một mẫu giờ

“chuẩn” cho các loại hình bài học lí thuyết, thực hành, trên cơ sở đó quản lítốt giờ lên lớp của cán bộ giảng dạy

+ Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảotiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học

+ Tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằmthực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cảitiến, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn

+ Xây dựng kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học, quản lý tốt việc

sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ lên lớp

Quản lí việc thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng:

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động dạyhọc Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình thu thập xử

lí thông tin về trình độ và khả năng học tập của sinh viên, trên cơ sở đó đề ranhững biện pháp phù hợp giúp sinh viên học tập tiến bộ

Thông qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên của cáccán bộ giảng dạy, ban chủ nhiệm khoa sẽ nắm được chất lượng dạy của cáccán bộ giảng dạy và chất lượng học tập của mỗi sinh viên ở mỗi bộ môn, trên

cơ sở đó đề ra những biện pháp cụ thể đối với cán bộ giảng dạy và sinh viênnhằm nâng cao chất lượng đào tạo Với các cán bộ quản lí chuyên môn trongkhoa, việc quản lí công tác kiểm tra, đánh giá của các cán bộ giảng dạy là rất

Trang 28

cần thiết và nó không chỉ giúp cho cán bộ quản lí nắm được chất lượng dạy vàhọc mà còn là cơ sở để đánh giá công tác tổ chức hoạt động dạy học và từ đó

có những điều chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo

Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên phảiđạt được những yêu cầu cơ bản sau:

+ Quản lí việc thực hiện quy chế của các cán bộ giảng dạy trong kiểmtra điều kiện, thi học phần, đánh giá xếp loại sinh viên

+ Tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh quy định, quy trình chuyên môntrong công tác kiểm tra đánh giá sinh viên Tổ chức tốt và giám sát chặt chẽviệc thực hiện nhiệm vụ ra đề, trong thi và chấm thi đảm bảo đúng quy chế

+ Xây dựng các phương án, hình thức đánh giá phù hợp với từng họcphần, tín chỉ đảm bảo được tính chính xác và sự công bằng

 Quản lý công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạyXây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy đồngthời tổ chức tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng của các cán bộ giảng dạy nhằmkhông ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng tốtnhiệm vụ đào tạo của nhà trường

Với bộ môn giáo dục thể chất công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cánbộ giảng dạy cßn h¹n chª, cha tham gia c¸c líp tËp huÊn cña Bé gi¸o dôc, cÇnt¨ng cêng giao lu häc hái víi c¸c trêng kh¸c

 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học GDTCtrong trường học một phần do bộ môn quản lý, một phần do nhà trường trựctiếp quản lý song cho dù là đơn vị nào quản lý thì cũng cần phải đảm bảo cácyêu cầu sau:

- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất – phương tiện dạy học

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất – phương tiện trong hoạt động dạy học

- Tổ chức quản lý bảo quản tốt cơ sở vật chất – phương tiện dạy học

Trang 29

Với bụ̣ mụn giỏo dục thể chṍt, cơ sở vọ̃t chṍt và cỏc phương tiện dạyhọc cú thể cú như nhà thể thao đa năng, sân bóng rổ ngoài trời, sân bóng đá Trong đú tụ̉ bụ̣ mụn (hoặc Khoa) giỏo dục thể chṍt cú thể chịu trỏch nhiệmquản lý mụ̣t số phương tiện dạy học hoặc cơ sở vṍt chṍt chuyờn biệt dành chomụn giỏo dục thể chṍt.

1.5 Yờu cõ̀u đụ̉i mới mục tiờu và nõng cao chṍt lượng dạy học bụ̣ mụn giáo dục thờ̉ chṍt ở nhà trường đại học trong giai đoạn hiợ̀n nay

Trong giai đoạn đụ̉i mới giỏo dục Đại học ở nước ta hiện nay nụ̣i dungphương phỏp dạy và học cú những biến đụ̉i lớn Nụ̣i dung bao quỏt là dạycỏch học, phõ̉m chṍt cõ̀n phỏt huy mạnh mẽ là tớnh chủ đụ̣ng của người học,biện phỏp cõ̀n khai thỏc triệt để là cụng nghệ thụng tin và truyền thụng mới.Bờn cạnh đú, với dàn sinh viờn ngày mụ̣t trẻ, khỏe, năng đụ̣ng và xu hướngđạt được cỏc giỏ trị về văn, thể, mỹ ngày mụ̣t cao thì yờu cõ̀u về đụ̉i mới mụctiờu và nõng cao chṍt lượng dạy học bụ̣ mụn giỏo dục thể chṍt ở nhà trườngđại học hiện nay là mụ̣t nhu cõ̀u mang tớnh cṍp thiết và núng hụ̉i

Thể hình và thể trạng của sinh viờn đại học hiện nay đó cú những khỏcbiệt đỏng kể so với sinh viờn đại học hai đến ba năm về trước Quan niệm và

xu hướng về văn, thể, mỹ của cỏc em sinh viờn cũng thay đụ̉i rṍt nhiều so vớitrước đõy Bằng chứng là ngày mụ̣t nhiều cỏc cõu lạc bụ̣ thể dục thể thao nhưleo nỳi, dance sport, khiờu vũ, võ cụ̉ truyền, búng rụ̉, búng bàn, cõ̀u lụng,búng đỏ, trượt pa-tin,… mở ra với nòng cốt là cỏc bạn học sinh, sinh viờnđang học trong cỏc nhà trường

Chớnh vì vọ̃y, mục tiờu giảng dạy, nụ̣i dung giảng dạy, cũng nhưphương phỏp giảng dạy mụn giỏo dục thể chṍt cho sinh viờn đại học nờn cõ̀nđược thay đụ̉i, đa dạng hoỏ và thực sự đang là vṍn đề thỏch thức cỏc nhà quản

lý giỏo dục ở nước ta hiện nay

Trang 30

Tiểu kết Chương 1

Nghiên cứu về quản lý dạy học không phải là một vấn đề nghiên cứumới mẻ Tuy nhiên, quản lý dạy học bộ môn giáo dục thể chất (GDTC) trongtrường đại học nói chung và Đại học Y Hà Nội nói riêng lại là một vấn đề ítđược các nhà nghiên cứu trước đây quan tâm đến

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học quản lý, tác giả đãlàm sáng tỏ một số khái niệm về quản lý hoạt động dạy học nói chung vàquản lý dạy học GDTC trong trường đại học, và làm sáng tỏ thêm những mụcđích, nội dung GDTC đối với sinh viên đại học

Tác giả đã vận dụng lý thuyết về giáo dục học nói chung và quản lýgiáo dục nói riêng vào phân tích các chức năng quản lý GDTC trong trườngđại học Đây là những căn cứ khoa học để đề tài đề xuất nội dung khảo sátthực trạng và đề xuất các biện pháp cải tiến quản lý dạy học GDTC ở trườngĐại học Y Hà Nội trong chương 2 của bài nghiên cứu

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

2.1 Vài nét chung về trường Đại học Y Hà Nội

2.1.1 Nhiệm vụ của trường

Trường Đại học Y Hà Nội luôn là một trong những trường đại học y tếhàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dày lịch sử 110 năm (1902-2012) Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng caoquý cho các cá nhân và tập thể Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch

sử nước nhà, trường Đại học Y Hà Nội luôn là điểm sáng trong công tác giáodục, đào tạo và cống hiến cho độc lập, tự do và phát triển của tổ quốc

Điểm chung nhất của nhà trường trong mọi giai đoạn là sự gắn bó chosự nghiệp chăm sóc sức khoẻ người dân Việt Nam và cống hiến cho y họcViệt Nam Trước tiên, trường là cái nôi của những người sáng lập ra cácchuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ y học lâm sàng, y học cơ sở chođến y học dự phòng trong dân y cũng như trong quân y Tiếp đến, trongnhững giai đoạn khó khăn khốc liệt của chiến tranh, nơi nào có dân, có bộ đội,

có mặt trận là nơi dó có mặt những người con của nhà trường Máu của thầytrò Trường đại học y Hà Nội cũng góp phần tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc.Nhiều giáo sư, cán bộ của nhà trường đã có đóng góp quan trọng xây dựngnền y học nước nhà, làm rạng rỡ nền y học Việt Nam trên thế giới Ngày nay,trên chặng đường đổi mới, với truyền thống của mình Trường đại học y HàNội tiếp tục phát huy vai trò trường trọng điểm quốc gia Trong các mũi nhọn

y học hiện đại của y tế quốc gia Trong các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻcộng đồng

Trang 32

Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu ViệtNam luôn không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, thông qua những nỗlực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong khoa học –công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế.

Phấn đấu xây dựng Đại học Y Hà Nội trở thành Đại học sức khỏe đangành, đa cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên, tận tụyvới nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe ởmọi nơi, mọi lúc là tầm nhìn chiến lược trong các năm tới của trường Đạihọc Y Hà Nội

Giá trị cốt lõi của nhà trường:

- Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đạihọc Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốtđẹp của Nhà trường

- Giảng viên nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự nguyện gươngmẫu hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quí: Thầy giáo - Thầy thuốc,được cả xã hội kính trọng

- Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đàotạo đội ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Được học tập, rèn luyện tại một đại học Y danh tiếng ở cả trong vàngoài nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chấtlượng tốt nhất, có năng lực để phát triển lâu dài, bền vững

- Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái TrườngĐại học Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗlực phấn đấu góp phần nâng cao vị thế của một trường trọng điểm quốc giađược Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao

Trang 33

Trong hơn 100 năm hoạt động, cán bộ nhân viên và nhà trường đã gặthái được nhiều thành tích và danh hiệu cao quý do Đảng và nhà nước traotặng như: Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Đơn vị anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương độc lậphạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chươngcao quý khác

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà trường

Tổ chức bộ máy nhà trường hiện có:

- 10 Trung tâm và đơn vị trực thuộc: thư viện, trung tâm in, trung tâm

NC & ĐT cán bộ phòng chống HIV/AIDS, trung tâm dịch vụ tổng hợp, trungtâm nghiên cứu gen và protein, trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ,trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đơn vị giảng dạy và tưvấn nghiên cứu y học, trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học

- 15 Phòng ban: Phòng đào tạo và quản lý đại học, Phòng quản lý đàotạo sau đại học, Phòng hành chính tổng hợp, Phòng công tác chính trị vàHSSV

Phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng hợp tác quốc tế, Phòngquản trị

Phòng vật tư và trang bị, Phòng tuyên huấn, Ban quản lý KTX và đờisống sinh viên, Phòng bảo vệ, Phòng công nghệ thông tin, Phòng TCKT,Phòng TCCB, và Trạm y tế

- 5 Tổ chức chuyên môn: Bộ môn y học cơ sở (có 13 bộ môn trựcthuộc), Bộ môn khoa học cơ bản (có 8 bộ môn trực thuộc trong đó có bộ mônGiáo dục thể chất), bộ môn y học lâm sàng (có 18 bộ môn trực thuộc), Bệnhviện Đại học Y Hà Nội, và Viện đào tạo Răng-Hàm-Mặt

- 4 Khoa: Khoa Kỹ thuật y học, Khoa Y học cổ truyền (có 5 bộ môntrực thuộc), Khoa điều dưỡng hộ sinh (có 6 bộ môn trực thuộc), Viện Y họcdự phòng và Y tế công cộng (có 10 bộ môn trực thuộc)

Trang 34

- 5 Tổ chức Đoàn thể: Hội cựu chiến binh, Đảng ủy, Công đoàn, Đoànthanh niên, và Hội sinh viên.

2.1.3 Công tác đào tạo

- Đào tạo đại học:

Nhà trường đào tạo chính quy các hệ: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ y học cổtruyền, Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, và Bác sĩ y học dự phòng Bên cạnh đó,nhà trường cũng tập trung vào mảng đào tạo các cử nhân y học như: Cử nhânđiều dưỡng, Cử nhân y tế công cộng, Cử nhân kỹ thuật y học chuyên ngànhxét nghiệm, và Cử nhân kỹ thuật y học chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh

- Đào tạo sau đại học:

Đào tạo sau đại học của nhà trường gồm có: đào tạo nghiên cứu sinh,cao học, bác sỹ chuyên khoa II, bác sỹ chuyên khoa I hệ tập trung và hệchứng chỉ, bác sỹ nội trú và các hệ chuyển đổi

Trường cũng đã và đang hoàn thành xây dựng lại chương trình đào tạocho bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II và các hệ chuyển đổi giữa thạc

sỹ và bác sỹ chuyên khoa I, giữa tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II

Tính đến tháng 10 năm 2007, nhà trường đã đào tạo và bồi dưỡng19.685 BS y khoa chính quy, 1.515 BS chuyên khoa định hướng, 271 Cửnhân Điều dưỡng, 587 tiến sĩ Y học (luận án đầu tiên bảo vệ thành công vàotháng 11/1984), 2196 thạc sĩ, và trên 10.000 BS nội trú, BS chuyên khoa cấp I

& II Trong đó, công tác đào tạo BS chuyên khoa cấp I hệ tại chức và hệchứng chỉ đào tạo được tổ chức trên 40 tỉnh thành trên cả nước

2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường

Để phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội,nhà trường đã rất chú trọng vào việc trang bị các cơ sở vật chất và các trangthiết bị của nhà trường như: 3 khu KTX cho học viên và sinh viên, khu trungtâm Labo tiền lâm sàng, các phòng thực hành ở các khoa và bộ môn, skill

Trang 35

labs, thư viện, và đặc biệt một nhà thi đấu đa năng được xậy dựng và đi vào

sử dụng từ năm 2008 để phục vụ công tác giảng dạy môn giáo dục thể chấtcho sinh viên bên cạnh 2 sân bóng rổ ngoài trời của nhà trường

2.2 Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Y Hà Nội

2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Tổ bộ môn được thành lập từ đầu những năm 60, khi đó chỉ có 2 thầyphụ trách giảng dạy Đến nay qua nhiều năm tháng tổ bộ môn cũng đã có 11cán bộ giảng dạy, trong đó có 1 trưởng bé m«n, 1 phó và 9 giảng viên

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ

Cùng với sự phát triển của nhà trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn Giáodục thể chất cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của mình Tuynhiên, ở thời kỳ nào cũng vậy, bộ môn GDTC luôn thực hiện tốt nhiệm

vụ được giao và đạt được nhiều thành tích tốt đóng góp cho những thànhtựu chung của nhà trường

Nhiệm vụ chính của bộ môn GDTC là đảm bảo rèn luyện sức khỏe chosinh viên thông qua các buổi thực hành môn GDTC và giảng dạy y học thểthao cho sinh viên Hiện nay, bộ môn đang thực hiện giảng dạy các môn thựchành như bóng rổ, điền kinh, cầu lông, thÈm mü cho sinh viên năm thứ nhất.Giảng dạy Y học chữa bệnh cho sinh viên năm thứ hai và Y học thể dục thểthao cho sinh viên năm thứ tư

Bên cạnh đó, bộ môn cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoạikhóa cho sinh viên trường Y như tổ chức các cuộc thi bóng đá, bóng rổ chosinh viên trong KTX cũng như sinh viên toàn trường Bộ môn cũng là đơn vịchính đăng cai tổ chức các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường nhâncác dịp lễ kỷ niệm thường niên như: giải bóng đá sinh viên toàn trường nhânkỷ niệm ngày thành lập Đoàn (26/3), hội thao trường nhân ngày kỷ niệm

Trang 36

thành lọ̃p trường (15/11) và ngày nhà giỏo Việt Nam (20/11)…giải búng đỏcho sinh viờn Y1-Y2, giải búng rụ̉ cho sinh viờn trong cỏc KTX…

Ngoài ra, bụ̣ mụn còn tụ̉ chức sinh hoạt cỏc cõu lạc bụ̣ thể dục thể thaocho sinh viờn như cõu lạc bụ̣ cờ vua, cõu lạc bụ̣ búng rụ̉ Và tụ̉ chức đưa sinhviờn đi thi đṍu cỏc giải thể dục thể thao trong khuõn khụ̉ của Bụ̣ Giỏo dục-Đào tạo, Sở Văn húa Thể dục thể thao cũng như của cỏc giải thể thao khụngchuyờn trong khu vực do cỏc cõu lạc bụ̣ tự tụ̉ chức Cụ thể như bụ̣ mụn tụ̉chức đưa sinh viờn đi tham gia giải cờ vua sinh viờn cả nước tụ̉ chức ở NhaTrang, tham gia giải búng rụ̉ nam-nữ sinh viờn toàn quốc và sinh viờn khuvực Hà Nụ̣i do Sở Văn húa thể dục thể thao tụ̉ chức, giải cõ̀u lụng giữa cỏctrường Đại học khu vực Hà Nụ̣i, giải búng rụ̉ khụng chuyờn khu vực Hà Nụ̣i(HBL – Hanoi Basketball League) diờ̃n ra thường niờn tại Hà Nụ̣i…

Tại mỗi giải thể thao, bụ̣ mụn đều mang về cỏc bằng khen, cỏc giảithưởng cao, đúng gúp vào thành tớch chung của nhà trường, đụ̀ng thời cũngnõng cao tinh thõ̀n rèn luyện thể thao hăng say cho sinh viờn Cỏc giải cờ vuatham gia đều cú cỏc huy chương vàng, đặc biệt là năm 2011 được giải nhìtoàn đoàn, búng đỏ nam cũng giành được Cỳp Bụ̣ Y Tế, đội búng rụ̉ nam nào

đi tham gia cũng đều cú huy chương mang về trường

Như vọ̃y, chức năng và nhiệm vụ của bụ̣ mụn GDTC khụng chỉ làgiảng dạy thể dục thể thao, y học thể thao cho sinh viờn mà còn cú nhiệm vụđăng cai tụ̉ chức cỏc sự kiện thể dục thể thao cho toàn trường Tụ̉ chức chosinh viờn đi tham gia cỏc giải thể dục thể thao toàn thành và toàn quốc Và tụ̉chức quản lý và khuyến khớch sinh viờn rèn luyện thể thao ngoài cỏc giờ họcmụn GDTC bằng cỏc hoạt đụ̣ng thể thao thiết thực cho sinh viờn trong KTX

và sinh viờn toàn trường (giải búng rụ̉, cõ̀u lụng, búng đỏ,búng bàn)

Trang 37

2.2.3 Đụ̣i ngũ giảng viờn

Từ những ngày đõ̀u thành lọ̃p, số lượng và cơ cṍu cỏn bụ̣ giảng dạy củabụ̣ mụn còn sơ sài Tuy nhiờn, cùng với sự phỏt triển của nhà trường và yờucõ̀u về giảng dạy sinh viờn, số lượng và cơ cṍu cỏn bụ̣ của bụ̣ mụn đó được cảithiện rõ rệt Vào những năm 60 chỉ có 3 giáo viên giảng dạy, trong thời điểm

đó có 1 thầy là BS y học chữa bệnh Nhng do chiến tranh nên giai đoạn dạy yhọc thể thao bị ngắt quãng, đến đầu những năm 80 mới tiếp tục giảng dạy trởlại và duy trì đến tận bây giờ Trải qua nhiều năm tháng có các thầy cao tuổi

đã về hu và cũng có những lớp kế cận tiếp tục phát huy Hiện nay tổ bộ môn

đã có 11 giảng viên 2 phụ trách giảng dạy y học thể thao, còn lại 9 giáo viêngiảng dạy thực hành thể dục

BẢNG 2.1: BẢNG Tễ̉NG HỢP Sễ́ LƯỢNG CÁN Bệ̃ GIẢNG DẠY

CỦA Bệ̃ MễN (TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Trang 38

Về số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy bộ môn GDTC: số lượng CBGDở bộ môn là khá đông Trong đó số lượng các đồng chí CBGD là nam giớichiếm đa số (8/11 đồng chí) Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi trong quátrình giảng dạy bộ môn vì các đồng chí là nam giới có sức khỏe và hăng háihơn trong các hoạt động phong trào, thi đấu trong TDTT, bởi vấn đề sức khỏe

là một yếu tố rất quan trọng trong công tác giảng dạy môn học này

BẢNG 2.2: THỐNG KÊ ĐỘ TUỔI CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY

BỘ MÔN GDTC (TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY)

lý, giúp nguồn lực giảng viên của Tổ không bị hụt hẫng và không tạo khoảngcách giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau

Trang 39

Qua kết quả thống kê về số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên củabộ môn GDTC cho thấy:

Đội ngũ cán bộ giảng dạy bộ môn là những người có kinh nghiệmgiảng dạy tốt (có 2 đồng chí có tuổi nghề là 1 năm, còn lại đều từ 7 năm trởlên) trong đó các trình độ bác sĩ, thạc sĩ có 3 đồng chí

BẢNG 2.3: THỐNG KÊ NĂM CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY

BỘ MÔN GDTC (TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY)

2.2.4 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Bộ môn được nhà trường trang bị cho một nhà thi đấu đa năng và 2sân bóng rổ ngoài trời để phục vụ công tác giảng dạy các môn học (điềnkinh, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, cầu lông…) Tuy nhiên thực tế hiện naycho thấy, cơ sở vật chất của bộ môn (nhà thi đấu đa năng) bị hạn chế sửdụng do một phần của nhà thi đấu bị trung tâm dịch vụ của nhà trường trưng

Trang 40

dụng và phục vụ cho các mục đích khác Đây cũng là một khó khăn đòi hỏicác cán bộ của bộ môn phải tìm ra đối sách mới khả thi hơn, hợp lý hơn đểđảm bảo giờ dạy và chất lượng giảng dạy cũng như học tập của sinh viên.

2.3 Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.3.1 Phương pháp quan sát

Mục đích: Thu thập thông tin định tính về thực trạng dạy học bộ môn

giáo dục thể chất, chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và hiệu quả quản lý

Nội dung:

- Quan sát một số giờ học lý thuyết môn y hoc thÓ thao và giờ học thựchành để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên, mức độ hứng thú củasinh viên và kết quả dạy học

- Quan sát buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để hiểu về công tác quản lýchuyên môn, trong đó có quản lý hoạt động dạy học của bộ môn giáo dục thểchất

Cách thức thực hiện: Với mỗi nội dung, quan sát trong những thời

điểm, điều kiện hoàn cảnh khác nhau và có sự đối chiếu so sánh, ghi chép lạinội dung quan sát theo mẫu (Xem phụ lục 1)

Sử dụng kết quả quan sát để giải thích cho những số liệu khảo sát định lượngthu được từ các phiếu điều tra viết

2.3.2 Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Thu thập thông tin định tính về chương trình giảng dạy, cơ

sở vật chất, tầm quan trọng của môn học và chất lượng công tác quản lý củaTổ bộ môn, nguyên nhân của những thành công cũng như những hạn chế còntồn tại

Nội dung:

- Phỏng vấn 10 giáo viên trong tổ bộ môn giáo dục thể chất (xem câu hỏiphỏng vấn phụ lục 2a)

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[17]. Kharitơnôva L.G (1998), “Nghiên cứu tổng hợp quá trình thích nghi của cơ thể thiếu niên với các lực lợng vận động thể chất”, Thông tin khoa học TDTT, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổng hợp quá trình thích nghi của cơ thể thiếu niên với các lực lợng vận động thể chất
Tác giả: Kharitơnôva L.G
Năm: 1998
[19]. Trần Kiểm (1997), “Giáo trình quản lý giáo dục và trờng học” Viện Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý giáo dục và trờng học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
[36]. Lê Văn Xem (1999), “Đặc điểm tâm lý của loại hình thể thao và phơng pháp nghiên cứu” Thông tin khoa học thể dục thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tâm lý của loại hình thể thao và phơng pháp nghiên cứu
Tác giả: Lê Văn Xem
Năm: 1999
[1]. Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục NXB Đại học S phạm Hà Nội Khác
[2]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Hng (2004), Giáo dục Việt Nam hớng tới tơng lai - vấn đề và giải pháp Khác
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chiến lợc phát triển Việt Nam đến n¨m 2020 Khác
[5]. Lê Thanh Bình (2009), một số vấn đề về quản lý nhà nớc, kinh tế, văn hoá, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, NXB chính trị quốc gia Hà Néi Khác
[6]. Chính phủ nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam (2003), điều lệ trờng đại học Khác
[7]. Chính phủ nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006 – 2020 Khác
[8]. Nguyễn Phúc Châu (2008), tập bài giảng quản lý nhà trờng dành cho học viên cao học chuyên ngành QLGD Hà Nội Khác
[9]. Nguyễn Phúc Châu (2006), Các yếu tố cơ bản tác động đến chất lợng quản lý, Hà Nội Khác
[10]. Nguyễn Thành Vinh (2012), Khoa học quản lý đại cơng. NXB Giáo dôc Khác
[11]. Nguyễn Đức Chính kiểm định chất lợng trong giáo dục đại học NXB Đại học Quốc gia Khác
[12]. Vũ Cao Đàm (1999), phơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội Khác
[13]. Trần Ngọc Giao (2010), tập bài giảng t duy và quản lý Hà Nội Khác
[14]. Phạm Minh Hạc (2001), Giáo dục Việt Nam trớc ngỡng cửa thế kỷ XXI Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Khác
[15]. Vũ Đào Hùng, Nguyễn Mậu Loan (1997), Lý luận và phơng pháp giáo dục thể chất, NXB giáo dục Khác
[16]. Nguyễn Trọng Hậu : Quản lý ngành học, bậc học, giáo trinh giảng dạy dành cho các lớp học viên cao học quản lý giáo dục Khác
[18]. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Khác
[20]. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trêng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w