1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THCS Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội

145 2,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 900,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Ở đó nguồn lực con người – nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đang được các quốc gia quan tâm đặc biệt. Trong bối cảnh đó, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi chính giáo dục và đào tạo sẽ tạo nguồn lực con người, tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người. Với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã chọn giáo dục – đào tạo (GD- ĐT), khoa học công nghệ (KH- CN) là khâu đột phá, phát huy yếu tố con người, coi con người “ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển Nghị quyết TW 2 khóa VIII nêu rõ : “Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước để tạo ra những con người có tài năng phẩm chất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng. Trong nhà trường phổ thông, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, một tế bào hữu cơ của hệ thống nhà trường. Mỗi lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, có lứa tuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiến hành các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí…Các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường diễn ra theo đơn vị lớp học. Vì thế, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên trong lớp học và những thành tích của nhà trường. Ở trường THCS, người GVCNL có vai trò hết sức quan trọng, vì GVCN ở trường phổ thông là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học. GVCNL có vai trò to lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục HS. Người GVCN là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội. Có thể nói, người GVCN là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục. Lứa tuổi HS THCS từ 11 – 15 tuổi đang rất cần có sự giúp đỡ và định hướng của người lớn. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng cho những bước trưởng thành sau này. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng GVCN đối với lớp mà họ phụ trách. Công tác GVCNL là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động của nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà trường, người Hiệu trưởng cần phải quan tâm đến đội ngũ GVCNL, đây là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ GVCNL giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường. Thực tế hiện nay trong các nhà trường phổ thông, bên cạnh những GVCNL nhiệt tình, tâm huyết với nghề, vẫn còn không ít GV coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp. Ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp nên đã chú trọng đến việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động này, tuy nhiên các biện pháp đó mới chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác, do đó hiệu quả đạt được còn hạn chế. Mặt khác giáo dục bậc THCS của Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội chưa có một tác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, khoa học về công tác quản lý bồi dưỡng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cho giáo viên. Dù trong thực tế, lãnh đạo Phòng Giáo dục đã tổ chức nhiều tiết dạy chuyên đề,hội thảo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kì đổi mới là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THCS Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội.

Trang 1

NGUYỄN HUY TẤN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ :

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÌNH

Trang 3

Lời đầu tiên, cho phép tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giảng viên trường Học viện quản lý giáo dục đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường và hoàn thành luận văn của mình.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng giáo dục,Ban giám hiệu, giáo viên các nhà trường , các vị phụ huynh học sinh và các em học sinh

đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, tư liệu cho tác giả trong quá trình điều tra, khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Tình - người đã dành cho tác giả sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cùng những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về mặt ngôn ngữ, cách hành văn và kiến thức khoa học Rất mong các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận văn của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Huy Tấn

Trang 4

Chữ viết tắt Từ và cụm từ được viết tắt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

Trang 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp của luận văn 7

9 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 9

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 10

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS 14

1.2.1 Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp 14

1.2.2 Vai trò và chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS 14

1.2.3 Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 17

1.2.4 Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS 27

1.3 Lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THCS 29

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 59

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội 59

2.1.1 Vị trí địa lý 59

2.1.2 Lịch sử hình thành 59

2.1.3 Về kinh tế-xã hội 60

2.1.4 Về văn hóa - giáo dục và đào tạo 61

2.2 Tổng quan về giáo dục bậc trung học cơ sở quận Hoàn Kiếm 62

Trang 6

2.2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý 66

2.2.4 Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm 67

2.3 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THCS Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội 71

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm 71

2.3.2 Nhận thức về nội dung công việc của chủ nhiệm lớp 75

2.3.3 Thực trạng phẩm chất, năng lực người giáo viên chủ nhiệm lớp 79

2.4 Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp 82

2.4.1 Thực trạng quản lý đội ngũ GVCN lớp 83

2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp 85

2.4.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp .87

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 92

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THCS 92

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 92

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 93

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 93

3.2 Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên trong các trường THCS quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội 93

3.2.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm trong các trường THCS 93

Trang 7

3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác trong

quản lí và giáo dục học sinh 98

3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường nắm bắt thông tin và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc phòng tư vấn tâm lý học đường 100

3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua,khen thưởng 105

3.2.6 Biện pháp 6: Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong trường 108

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 111

3.4 Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 113

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 124

1 KẾT LUẬN 124

2 KHUYẾN NGHỊ 127

Trang 8

Bảng 2.1: Quy mô phát triển giáo dục THCS Quận Hoàn Kiếm 63

Bảng 2.2: Đội ngũ CBQL năm học 2012 – 2013 66

Bảng 2.3: Số lượng ĐNGV chủ nhiệm ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm từ năm học 2008 – 2013 đến nay 68

Bảng 2.4 : Cơ cấu độ tuổi ĐNGV chủ nhiệm ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm năm học 2012 – 2013 68

Bảng 2.5: Cơ cấu giới tính ĐNGV chủ nhiệm ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm năm học 2012 – 2013 69

Bảng 2.6: ĐNGV chủ nhiệm ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm năm học 2012 – 2013 70

Bảng 2.7: Thực trạng nhận thức của CBQL về vai trò của GV CNL ở các trường THCS 72

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về nhận thức của 120 giáo viên ở các trường THCS trong quận về vai trò của chủ nhiệm lớp 73

Bảng 2.9: Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung công việc chủ nhiệm lớp 75

Bảng 2.10 Thực trạng phẩm chất, năng lực của GV CNL 79

Bảng 2.11 Kết quả khảo sát CBQL về yêu cầu phân công GVCN 83

Bảng 2.12 Kết quả khảo sát CBQL về cường độ làm việc của GVCN 84

Bảng 2.13 Kết quả khảo sát GVCN về cường độ làm việc của GVCN 84

Bảng 2.14 Kết quả các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng 87

*Bảng 3.1: Bảng kết quả đánh giá mức độ cần thiết 114

*Bảng 3.2: Bảng kết quả đánh giá tính khả thi: 115

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ trênphạm vi toàn thế giới Ở đó nguồn lực con người – nhân tố hàng đầu của sựphát triển kinh tế - xã hội đang được các quốc gia quan tâm đặc biệt Trongbối cảnh đó, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bởichính giáo dục và đào tạo sẽ tạo nguồn lực con người, tiềm năng và năng lựcsáng tạo của con người Với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản nước ta trở thànhnước công nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã chọn giáo dục – đào tạo (GD-ĐT), khoa học công nghệ (KH- CN) là khâu đột phá, phát huy yếu tố conngười, coi con người “ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển

Nghị quyết TW 2 khóa VIII nêu rõ : “Muốn tiến hành CNH - HĐHthắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực conngười yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” Một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ

sự nghiệp CNH - HĐH đất nước để tạo ra những con người có tài năng phẩmchất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổthông nói riêng

Trong nhà trường phổ thông, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, một

tế bào hữu cơ của hệ thống nhà trường Mỗi lớp học gồm một số lượng họcsinh ổn định, có lứa tuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiếnhành các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí…Các hoạt động giáodục và dạy học của nhà trường diễn ra theo đơn vị lớp học Vì thế, sự trưởngthành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗi thànhviên trong lớp học và những thành tích của nhà trường

Trang 10

Ở trường THCS, người GVCNL có vai trò hết sức quan trọng, vìGVCN ở trường phổ thông là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diệnmột lớp học GVCNL có vai trò to lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớpnhằm giáo dục HS Người GVCN là người chịu trách nhiệm quản lý và giáodục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớpcũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xãhội Có thể nói, người GVCN là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục.

Lứa tuổi HS THCS từ 11 – 15 tuổi đang rất cần có sự giúp đỡ và địnhhướng của người lớn Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ pháttriển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởngthành Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bịquan trọng cho những bước trưởng thành sau này Chất lượng giáo dục toàndiện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục củatừng GVCN đối với lớp mà họ phụ trách Công tác GVCNL là một bộ phậnquan trọng trong tổng thể các hoạt động của nhà trường phổ thông nhằm nângcao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà trường, người Hiệutrưởng cần phải quan tâm đến đội ngũ GVCNL, đây là lực lượng chủ đạotrong công tác giáo dục của nhà trường Xây dựng đội ngũ GVCNL giỏi làmlực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mụctiêu giáo dục ở nhà trường

Thực tế hiện nay trong các nhà trường phổ thông, bên cạnh nhữngGVCNL nhiệt tình, tâm huyết với nghề, vẫn còn không ít GV coi nhẹ côngtác chủ nhiệm lớp Ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộiđội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường nhận thức được tầm quan trọng củacông tác chủ nhiệm lớp nên đã chú trọng đến việc tìm ra các biện pháp quản

lý hoạt động này, tuy nhiên các biện pháp đó mới chỉ dựa trên kinh nghiệm

Trang 11

của bản thân trong quá trình công tác, do đó hiệu quả đạt được còn hạn chế.Mặt khác giáo dục bậc THCS của Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội chưa

có một tác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, khoa học về công tác quản

lý bồi dưỡng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cho giáo viên Dù trong thực

tế, lãnh đạo Phòng Giáo dục đã tổ chức nhiều tiết dạy chuyên đề,hội thảonhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh đốivới đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Chính vì vậy, việc nghiên cứu thựctrạng hoạt động quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ởcác trường THCS Quận Hoàn Kiếm nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng

bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kì đổimới là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài:

"Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THCS Quận

Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với côngtác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS trên địa bàn, luận văn đề xuất các biệnpháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp và góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm –

Thành phố Hà Nội

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trườngTHCS Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội

Trang 12

4 Giả thuyết khoa học

Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm trongnhững năm gần đây đã được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm và đạtđược một số kết quả khả quan Tuy nhiên các biện pháp quản lý của Hiệutrưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu vẫn là các biện pháp hànhchính,kinh nghiệm, ít sáng tạo nên chưa kích thích được tính tích cực, lòngnhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Nếu đề xuất và thựchiện đồng bộ các biện pháp quản lý một cách khoa học và phù hợp với thựctrạng của các nhà trường sẽ nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở cáctrường THCS Quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về biện pháp quản lý công tác chủnhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THCS

+ Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với

công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm –

Thành phố Hà Nội

+ Đề xuất, khảo nghiệm và thử nghiệm một số biện pháp quản lý củaHiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên các trường THCSQuận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu:

Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý của Hiệutrưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp, từ đó bước đầu đề xuất và khảonghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó

Trang 13

6.2 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu:

Đề tài chỉ khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp

ở 07 trường THCS Quận Hoàn Kiếm: THCS Lê Lợi, THCS Thanh Quan, THCSHoàn Kiếm, THCS Nguyễn Du, THCS Chương Dương, THCS Trưng Vương,THCS Ngô Sĩ Liên

6.3 Phạm vi về khách thể điều tra khảo sát:

Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạtđộng chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng được tiến hành đối với giáo viên chủnhiệm, cán bộ quản lý ở các trường THCS

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến công tác chủnhiệm lớp, quản lý trường THCS, quản lý công tác chủ nghiệm lớp của ngườiHiệu trưởng và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đótiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận làmnền tảng cho quá trình nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2 Phương pháp điều tra

Điều tra thực trạng biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệutrưởng các trường THCS Quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội Chúng tôi sửdụng các bảng hỏi sau:

Trang 14

- Bảng hỏi dành cho giáo viên: Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáoviên về lĩnh vực hoạt động chủ nhiệm lớp: Nội dung, hình thức, hiệu quả,thuận lợi, khó khăn của hoạt động chủ nhiệm lớp Tìm hiểu đánh giá của giáoviên về công tác quản lý của Hiệu trưởng.

- Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, phó Hiệutrưởng, chủ tịch công đoàn, tổng phụ trách, bí thư đoàn trường ) Mục đích:Tìm hiểu đánh giá của các nhà quản lý về hoạt động của giáo viên chủ nhiệmlớp Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý về các biện pháp quản lý hoạt độngchủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thôngqua phương pháp điều tra Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lýcông tác chủ nhiệm lớp của GV Những thông tin này có giá trị là căn cứ đểnhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp quản lý công tác chủnhiệm lớp của hiệu trưởng Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnhhưởng tới tới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ Đồng thờinhững thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳngđịnh tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục, cácđồng chí hiệu trưởng, giáo viên lâu năm, các nhà quản lý… để có thêm thôngtin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu Đặc biệt xin ýkiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tácchủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THCS nơi được nghiên cứu

7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Từ kết quả hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh, phân tích làm

rõ hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng

Trang 15

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua các hoạt động : viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệmlớp, báo cáo khoa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp,thi giáo viên chủ nhiệm giỏi…đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp củaHiệu trưởng trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên

7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tínhkhoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp đó

7.2.8 Phương pháp thử nghiệm

Đề tài tiến hành thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất để khẳng địnhthêm một lần nữa tính khả thi của các biện pháp đó trong thực tiễn

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạngquản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THCS QuậnHoàn Kiếm thành phố Hà Nội dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ giúp cho cáckết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy

8 Đóng góp của luận văn

+ Góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận khoa học giáo dục, vềquản lý nhà trường và quản lý công tác chủ nhiệm lớp

+ Lần đầu tiên Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội có được một số liệu đáng tincậy đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp các trường THCS cũng nhưcác nguyên nhân của thực trạng đó Từ đó rút ra được những bài học kinhnghiệm quí báu

+ Xây dựng, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng công tác chủ nhiệm lớp các trường THCS ở Quận Hoàn Kiếm

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,luận văn có 3 chương

Trang 16

Chương 1: Cơ sở lý luận về biện quản lý công tác chủ nhiệm lớp của

Hiệu trưởng trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng

các trường THCS Quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả

công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS Quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được

tổ chức để giảng dạy và giáo dục HS là lớp học Hình thức tổ chức dạy học,

GD theo lớp được hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc JA.Cômenxki đề xướng Mô hình lớp học được duy trì và ngày càng phát triểnmạnh mẽ ở khắp các nước trên thế giới Không những vậy, mô hình lớp họcđược phát triển và mở rộng, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, song bao giờ mộtlớp học vẫn cần người quản lý Để QL lớp học, nhà trường cử ra một trongnhững GV đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp GVCN được hiệu trưởng nhàtrường lựa chọn từ những GV ưu tú có kinh nghiệm GD, có uy tín trong HS,được hội đồng nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học xác định đểthực hiện mục tiêu Như vậy, khi nói đến GVCN lớp là nói đến mặt quản lý

và mặt lãnh đạo học sinh của một lớp

Từ khi xã hội phát triển và từ sự phân công lao động đã hình thành hoạtđộng đặc biệt đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều khiển/ điều hành, kiểm tra, điềuchỉnh giành cho những người đứng đầu của một tổ chức hay một nhóm Hoạtđộng đặc biệt đó chính là hoạt động quản lý Và cũng từ lúc đó mọi người đitìm hiểu bản chất khái niệm QL và đưa ra những định nghĩa khác nhau từnhững góc nhìn riêng Theo quan điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng:

"Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thếnào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất"; hoặc A Fayon lại cho rằng:

"Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân, tài,vật, lực) của nó" Còn ông H.Koontz thì khẳng định: "Quản lý là một hoạt

Trang 18

động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằmđạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và

sự bất mãn ít nhất Với tư cách thực hành thì QL là một nghệ thuật, còn vớikiến thức thì QL là một khoa học"

Trong báo cáo (1996) với nhan đề “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” củaUNESCO đã xem xét vấn đề GD suốt đời như là việc học tập dựa trên bốn trụcột lớn: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để cùng tồntại” Đây chính là định hướng cốt lõi cho GD học sinh trong các trườngTHCS Vấn đề GD để làm gì? GD cái gì? và GD như thế nào?

Trong tác phẩm “Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp” (NXB Giáo

dục Matxcơva,1984), Bôn - đư - rép N.I đã trình bày những phương pháp cơbản về cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PT

Từ định hướng trên, các nước phát triển đã chỉ ra những nội dung GDcho HS trung học mà có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp Những nộidung GD học sinh như: GD kĩ năng sống, GD những giá trị sống, GD hướngnghiệp… Theo quan điểm của UNESCO đã cho rằng GD trung học là giaiđoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình những giá trị cần thiết cho cuộc sốngcũng như con đường chuẩn bị bước vào hoạt động nghề nghiệp và cuộc sốngsau này Đặc biệt, cuốn tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn(Unicef 2005) cũng đưa ra những cách thức tham vấn cho HS lứa tuổi thanhniên Như vậy, người GV cần tổ chức các họat động khác nhau để HS có thểtham gia được dễ dàng và học được rất nhiều thứ từ đó

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề quản lý

và quản lý trong GD Các tác giả cũng đưa ra những quan niệm của mình:

"Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quátrình tiến tới mục tiêu" (PGS.TS Trần Quốc Thành); hay "Quản lý là một quá

Trang 19

trình định hướng, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người QLmong muốn" (TS Đặng Vũ Hoạt) Nhìn chung các quan niệm về QL đều nhấnmạnh đến hoạt động nhằm hướng vào đạt mục tiêu đã hoạch định.

Bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức các hoạt động và giaolưu trong cuộc sống nhằm giúp cho người được giáo dục tự giác, tích cực, độclập chuyển hoá những yêu cầu và những chuẩn mực của xã hội thành hành vi

và thói quen tương ứng Hoạt động chủ nhiệm lớp là một trong những hìnhthức tổ chức của nhà giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện của học sinh

Công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá là một công tác hết sức quan trọng ởcác trường học trong công tác dạy học và giáo dục Giáo viên chủ nhiệm cũng

là cầu nối các mối quan hệ giáo dục trong nhà trường để nâng cao chất lượngđào tạo, chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Đó chính là quan điểmchủ đạo được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệutham khảo trong lĩnh vực giáo dục học trên thế giới cũng như tại Việt Nam

Nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp được tác giả Nguyễn ThanhBình quan tâm sâu sắc với các công trình: “Công tác chủ nhiệm lớp ở trườngTHPT”, đề tài mã số SPHN-09-465NCSP, 2010, cũng như cuốn “Một số vấn

đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay” (NXB Đại học sưphạm, 2011) Ở đây các tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản của công tácchủ nhiệm lớp, những nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPThiện nay từ góc nhìn của chuẩn nghề nghiệp GV trung học Tác giả NguyễnThị Kim Dung cũng thể hiện quan điểm của mình về nội dung quan trọngtrong đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm (kỉ yếu hộithảo khoa học “Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên cáctrường Đại học sư phạm”, 2010)

Trang 20

Ngoài ra còn có nhiều nhà khoa học cũng quan tâm đến công tác chủnhiệm lớp với các công trình như: Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, NguyễnThị Kỷ, “Những tình huống giáo dục HS của người GVCN”, NXB ĐHQG HàNội, 2000; Hà Nhật Thăng (chủ biên), “Phương pháp công tác của ngườiGVCN trường THPT”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001; Hà Nhật Thăng, NguyễnDục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, “Công tác GVCN ở trường phổ thông”, NXBGD,1998; Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trườngphổ thông”, NXBGD, 2010.

Các tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh khác có liênquan đến công tác chủ nhiệm như: Nguyễn Thanh Bình với tác phẩm “Giáodục kĩ năng sống” (NXB Đại học sư phạm, HN 2007); Nguyễn Thị Kim Dung

và cộng sự “Hướng dẫn tổ chức họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (tàiliệu dành cho lớp 11); Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài “Rèn luyện kĩ nănglàm việc nhóm của học sinh tiểu học thông qua họat động giáo dục ngoài giờlên lớp” (2006 -2007), mã số: B 2006 - 17- 01- 2007

Các vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm lớp đã được đềcập ở cả góc độ quản lý vĩ mô và vi mô Nhiều hội thảo khoa học về công tácchủ nhiệm lớp đã được tổ chức: Ngày 24/10/2009 tại trường Đại học Tây Bắc;Ngày 14/10/2010 tại trường Đại học Hải Phòng ngày; Ngày 11- 12/8/2010 tại

Đồ Sơn thành phố Hải Phòng ; Ngày 26-27/8/2010 tại thành phố Hồ ChíMinh; Ngày 23/10/2010 Tại trường THPT Vĩnh Định - Quảng Trị; Tại ThừaThiên Huế, ngày 6/11/2010, một cuộc hội thảo về công tác chủ nhiệm lớptrong các trường trung học phổ thông đã thu hút sự tham gia của hơn 100 hiệutrưởng trung học phổ thông trên địa bàn, Từ ngày 29 đến 31-10- 2013, tại ĐàNẵng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở GD (Bộ GD-ĐT) tổ chức đợttập huấn, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lý và GV tiểu

Trang 21

học Tham dự có gần 150 đại biểu của 34 Sở GD-ĐT các tỉnh, thành từ QuảngTrị đến Cà Mau Các hội thảo phân tích vấn đề trên nhiều phương diện, góc

độ quản lý theo ngành, bậc học Nhiều kết quả, nhiều công trình nghiên cứu

đã và đang được ứng dụng trong các nhà trường, hệ thống giáo dục các cấp Những năm gần đây, nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ đã chọn đề tài nghiêncứu thuộc lĩnh vực quản lý nhân lực trong giáo dục, trong đó có vấn đề quản

lý công tác chủ nhiệm lớp Các tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý công tácchủ nhiệm lớp theo bậc học và ngành học, vùng miền và địa phương khácnhau, như tác giả: Nguyễn Thị Dung với đề tài : “Biện pháp quản lý bồidưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh ở trường trung học cơ sở”, tác giả Nguyễn Khắc Hiền với đề tài : “ Một

số biện pháp tăng cường quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệmlớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh ”, tác giả Vũ Thị Hải với đề tài : “Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở NgôQuyền thành phố Hải Phòng ”

Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận; tìm hiểu và đánhgiá thực trạng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũgiáo viên chủ nhiệm lớp; đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý công tác chủnhiệm lớp phù hợp với tình hình thực tiễn của các nhà trường, của địa phươngnơi các tác giả công tác

Đối với giáo dục cấp THCS của Quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nộihiện nay chưa có một tác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ khoa học vềquản lý công tác chủ nhiệm lớp trong mối quan hệ các trường học trên địa bànQuận Chính vì vậy nghiên cứu về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở cáctrường THCS Quận Hoàn Kiếm trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần đượcquan tâm nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống

Trang 22

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS

1.2.1 Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp

Là những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN lớp phải làm,cần làm và nên làm

Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chứcgiảng dạy và GD học sinh Để QL, GD học sinh trong lớp, nhà trường phâncông một trong những GV đang giảng dạy có năng lực chuyên môn tốt, cókinh nghiệm làm công tác QL, GD học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao vàlòng nhiệt tình trong công tác, có uy tín với HS và đồng nghiệp làm chủnhiệm lớp Đó là giáo viên chủ nhiệm

1.2.2 Vai trò và chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS

a.Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Tại trường THCS, công tác dạy học – giáo dục học sinh được tiến hànhvới nội dung ngày càng toàn diện hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn, hệ thốnghơn và nhiều hình thức hoạt động đa dạng ở trong và ngoài trường Trong đó,các môn học đã được đưa vào quá trình dạy học với sự phân hoá ngày càngsâu Do vậy, toàn bộ công tác dạy học – giáo dục học sinh không thể chỉ domột giáo viên đảm đương; trái lại phải do một tập thể sư phạm bao gồm nhiềugiáo viên phụ trách: các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm

Các giáo viên bộ môn có trách nhiệm tổ chức việc dạy và học các môn

mà mình phụ trách, và qua đó, góp phần tích cực nhất vào việc giáo dục chohọc sinh cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và nhữngphẩm chất đạo đức của con người lao động mới làm chủ tập thể Song do tínhchất của môn học và khối lượng thời gian dành cho việc học từng môn ở từnglớp, một giáo viên bộ môn có thể phải đảm đương công tác giảng dạy ở nhiềulớp khác nhau Như vậy, học sinh ở mỗi lớp đồng thời phải học nhiều giáo

Trang 23

viên khác nhau Vấn đề đặt ra là, ai sẽ là người đứng ra phối hợp hoạt độngcủa tất cả các giáo viên giảng dạy trong cùng một lớp nhằm đảm bảo được sựtác động giáo dục thống nhất? Người đó chính là giáo viên chủ nhiệm.

Hơn nữa, như chúng ta đều biết, mỗi lớp bao gồm một số lượng họcsinh nhất định, ở lứa tuổi nhất định, có trình độ phát triển nhất định…Chúnghợp thành một tập thể có tổ chức chặt chẽ với những hoạt động chung và cùngnhằm mục đích chung: xây dựng nhân cách con người mới phù hợp với mụctiêu giáo dục của từng cấp học Do đó, có thể nói rằng, mỗi lớp được coi nhưmột đơn vị, một tế bào hữu cơ của cả hệ thống nhà trường, một bộ phận hữu

cơ của cả tập thể trường học Sự trưởng thành của nó gắn liền với sự trưởngthành của toàn trường Mỗi thành công hay không thành công của nó đều ảnhhưởng đến sự thành công hay không thành công của cả trường Vì vậy, mộtyêu cầu có tầm quan trọng đặc biệt là phải làm thế nào xây dựng được tập thểlớp thành tập thể tốt, góp phần xây dựng nhà trường tốt Người đứng ra đảmđương vai trò chủ đạo chính trong công tác giáo dục học sinh của từng lớp,trên cơ sở phối hợp các lực lượng giáo dục cũng chính là giáo viên chủnhiệm

Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm là người vừa thay mặt hiệutrưởng, thay mặt nhà trường để quản lý và giáo dục toàn diện học sinh; là cầunối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể họcsinh; đồng thời lại là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể họcsinh

GVCN là người thay mặt hiệu trưởng QL lớp học Vai trò QL đó đượcthể hiện trong việc xây dựng kế hoạch GD; tổ chức các hoạt động GD; đônđốc, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch; kiểm tra,đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của HS trong lớp GVCN chịu trách nhiệm

về kết quả học tập và rèn luyện của HS trong lớp trước hiệu trưởng, hội đồng

Trang 24

nhà trường và cha mẹ HS Do đó, có thể nói trách nhiệm của GVCN lớp rấtnặng nề Đồng thời GVCN là linh hồn của tập thể lớp, là người tập hợp HSthành một khối đoàn kết GVCN là người tổ chức quản lý lớp học và dìu dắtcác em nhỏ như con em mình trưởng thành qua từng năm tháng Vì vậy, HSkính yêu thầy, cô chủ nhiệm như cha mẹ mình Các em HS trong lớp đoànkết, thân ái với nhau như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thểvững mạnh GVCN sẽ để lại trong lòng HS những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹpnhất Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín củaGVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.

Trong quá trình làm việc, GVCN là người tổ chức các hoạt động GDhọc sinh trong lớp Vai trò tổ chức của GVCN được thể hiện trong các việc: i)

- Thành lập bộ máy tự quản của lớp; ii) - Phân công trách nhiệm cho từng cánhân và cho các tổ, nhóm; iii) - Tổ chức các hoạt động của lớp theo mục tiêu

GD đã được xây dựng; iv) - Các hoạt động của lớp thực hiện theo năm mặttoàn diện, GVCN phải quán xuyến tất cả các hoạt động của lớp một cách chặtchẽ Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của HS trong lớp phụ thuộc rấtnhiều vào khả năng tổ chức GD của GVCN

GVCN là người cố vấn đắc lực của Chi đoàn thanh niên, Đội Thiếu niêntiền phong HCM trong việc tổ chức sinh hoạt tập thể Ở đây, GVCN làm cốvấn cho các tổ chức đoàn đội việc lập kế hoạch công tác, thành lập Ban chỉ huychi đội, tổ chức các mặt hoạt động, sinh hoạt và phối hợp với các hoạt động củatập thể lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung

GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD: Giađình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD, trong đó nhà trường là lực lượng

GD có tính chất chuyên nghiệp GVCN là người giữ vai trò chủ động trongviệc phối hợp các lực lượng GD Do vậy, GVCN phải là người đứng ra điều

Trang 25

phối và kết hợp cùng các lực lượng GD để tổ chức các hoạt động GD mộtcách có hiệu quả nhất.

Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác củaGVCN là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành côngcác hoạt động GD học sinh của lớp

b.Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp

GVCN là loại hình công tác giáo dục đã được quy định trong Điều lệnhà trường nhằm thực thi điều phối các hoạt động giáo dục và quản lý họcsinh trong phạm vi một lớp học; như vậy GVCN thực hiện hai chức năng chủyếu là chức năng giáo dục (là nhà giáo dục trực tiếp với tập thể và từng họcsinh trong lớp ) và chức năng quản lý (là nhà quản lý với lớp chủ nhiệm )

Là nhà giáo dục, GVCN đảm bảo phối hợp các hoạt động giáo dục trênlớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp, thực thi các nhiệm vụ giáo dục toàn diện(đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ ) đối với mỗi học sinh ; xây dựng lớp họctrở thành một tập thể học sinh, tức là tạo lập một môi trường giáo dục vàphương tiện tác động đảm bảo được hiệu quả giáo dục toàn diện nhân cáchhọc sinh (về nhận thức, thái độ, hành vi )

Là nhà quản lý, GVCN phải nắm vững tình hình, đặc điểm, hoàn cảnhcủa mỗi học sinh trong lớp ; tổ chức bộ máy quản lý lớp theo cơ cấu hợp lý vàđảm bảo cho bộ máy này hoạt động có hiệu quả, chỉ đạo các hoạt động củalớp theo kế hoạch chung của nhà trường ; đánh giá sự tiến bộ của học sinhtrong học kỳ, năm học

1.2.3 Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

a Tìm hiểu và nắm vững đối tượng GD

U.D Usinxki – nhà GD người Nga cho rằng: “Muốn GD con người vềmọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt” Nếu hiểu rõ HS thì mới thựchiện được chức năng QL để GD toàn diện HS của mình, lựa chọn được những

Trang 26

biện pháp tác động phù hợp, mới biến quá trình GD của GV thành quá trình

tự GD của HS với tư cách HS là chủ thể của quá trình GD, mới đánh giáđúng đắn và chính xác chất lượng và hiệu quả của GD Tìm hiểu và nắmvững đối tượng GD vừa là nội dung, vừa là điều kiện để làm tốt công táccủa GVCN lớp

* Nội dung tìm hiểu:

- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm:

+ Số lượng, tên, tuổi của từng HS trong lớp

+ Đặc điểm tình hình của lớp: phong trào, truyền thống, khó khăn,thuận lợi, chất lượng GD chung, chất lượng học tập, từng mặt GD cụ thể; bầukhông khí, quan hệ XH

+ Đội ngũ GV giảng dạy tại lớp: Uy tín, khả năng, trình độ

+ Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của lớp trong trường (đầu cấp, cuối cấp )+ Đặc điểm tình hình địa phương, hoàn cảnh kinh tế xã hội của địaphương

- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS

+ Sơ yếu lý lịch (họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích năngkhiếu )

+ Hoàn cảnh sống của HS (điều kiện kinh tế của gia đình, trình độ vănhóa của cha mẹ, điều kiện học tập, bầu không khí gia đình, quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình, quan hệ xã hội của gia đình, tình hình kinh tế - xãhội, an ninh trật tự, môi trường GD tại địa phương nơi cư trú )

+ Đặc điểm tâm, sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ, nhu cầu, hứngthú, nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, cách ứng xử của HStrong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội

+ Những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội của HStheo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi

Trang 27

Tóm lại, GVCN cần hiểu rõ toàn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của

HS kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS Đặc biệt, đốivới HS cá biệt cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến cá biệt để có giảipháp tác động phù hợp, kịp thời

* Cách thức tìm hiểu đối tượng GD:

- Nghiên cứu hồ sơ HS: Gồm học bạ, sơ yếu lí lịch, sổ liên lạc, các bảnnhận xét đánh gia HS của các GV cũ, sổ điểm Đây là bước tiếp cận đầu tiênnhằm tìm hiểu sơ bộ những nét cơ bản nhất ở mỗi HS

- Đàm thoại, trò chuyện trực tiếp với HS, GV bộ môn, GVCN cũ, cha

mẹ HS, bạn bè , những người có liên quan khác với HS để tìm hiểu nhữngvấn đề cá nhân HS đó

- Quan sát: Theo dõi trực tiếp, thường xuyên một cách khách quannhững biểu hiện về thái độ, hành vi của trong mọi hoạt động học tập, laođộng, sinh hoạt tập thể, trong cuộc sống ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường,ngoài trường

- Thông qua các sản phẩm do HS làm ra như bài kiểm tra, sáng tác, làm

đồ dùng học tập, các sản phẩm lao động khác

- Thông qua một số phương pháp nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục họcnhư điều tra bằng Ankét, Test

*Thu thập và xử lý thông tin:

- Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghivào Sổ chủ nhiệm hay Nhật ký GVCN

- Phối hợp các cách thức tìm hiểu để có “bức tranh chung” có hệ thống

về đối tượng

- Dùng các PP phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra kết luậnchính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm tínhtrong đánh giá đối tượng GD

Trang 28

Tóm lại, tìm hiểu HS là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòihỏi GVCN phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòngthương yêu HS sâu sắc Ngược lại, GVCN lại phải là người có đạo đức và trithức, một người thầy có nhân cách để HS tôn trọng và nể phục, nhưng cũng làngười dễ chia sẻ và thông cảm với HS, sao cho HS sẵn sàng cởi mở, chia sẻlòng mình với GVCN.

b Lập kế hoạch chủ nhiệm

* Xây dựng kế hoạch (lập kế hoạch) là khởi đầu của chu trình

QL.Trong nhà trường, hiệu trưởng QL công tác chủ nhiệm của GVCN bằng

kế hoạch chủ nhiệm Xây dựng kế hoạch là sự xác lập một cách có căn cứkhoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ

để tiến hành hoạt động trong một quá trình nhằm thực hiện có kết quả nhữngmục tiêu, chỉ tiêu đề ra Nói cách khác, xây dựng kế hoạch là quyết định trướcxem cần phải đạt được điều gì, phải làm gì, làm như thế nào, ai sẽ làm trongthời gian nào

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch ramột cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một nămhọc với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra Bản kếhoạch chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tácchủ nhiệm lớp, là chương trình hành động của lớp trong một thời gian cụ thể

Đó là kết quả sáng tạo của GVCN, phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế củaGVCN Kế hoạch chủ nhiệm thường được xây dựng theo trục thời gian của nămhọc như kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần vàtheo nội dung của các hoạt động GD như kế hoạch luyện tập văn nghệ, kế hoạchlao động…

* Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch

Trang 29

- Mục đích: Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề

ra một cách khoa học và hiệu quả GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mụctiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu trong công tác chủ nhiệm

- Ý nghĩa:

+ Giúp GVCN và HS luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu

+ Tác động đến sự nỗ lực của GVCN và HS có tính phối hợp hướng đếnmục tiêu

+ Làm cho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước

cụ thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áplực cho HS, tăng hiệu quả hoạt động

+ Giúp GVCN chủ động, tự tin trong công việc của mình

+ Là công cụ cho việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quảhọat động của mình

+ Là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn, hướng dẫn của cấptrên và giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và HS mộtcách thân thiện trên tinh thần hợp tác

* Phương pháp xây dựng kế hoạch:

- Phương pháp phân tích: giúp GVCN có cái nhìn theo hệ thống từ baoquát đến cụ thể khi xác lập mục tiêu và các biện pháp thực hiện Phương phápphân tích thường được GVCN sử dụng để phân tích đánh giá tình hình HS,tập thể lớp ở trong và ngoài nhà trường

Trang 30

- Phương pháp cân đối: Cân đối là trạng thái thống nhất tạm thời về sựphát triển của sự vật hiện tượng Cân đối là sự tương xứng giữa nhu cầu vàkhả năng hoặc phương hướng phát triển, nhịp độ phát triển GVCN sẽ căn cứvào các điều kiện, thế mạnh, khả năng của tập thể HS để đưa ra những chỉtiêu hợp lý, từ đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phân phối tiềm lực choloại hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu.

* Qui trình xây dựng kế hoạch:

- Chuẩn bị:

+ Tìm hiểu các văn bản có liên quan

+ Phân tích đánh giá các yếu tố trong nhà trường và nội lực của HS+ Phân tích các yếu tố bên ngoài nhà trường

+ Dự báo chiều hướng phát triển của lớp và của cá nhân HS bằng việcxác định các mục tiêu, chỉ tiêu (định tính hoặc định lượng)

- Soạn thảo kế hoạch

- Thu thập ý kiến và điều chỉnh dự thảo

- Trình duyệt

* Cấu trúc, nội dung của kế hoạch chủ nhiệm:

- Yêu cầu chung:

+ Thể hiện được nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường và phùhợp với hoàn cảnh, đặc điểm của địa phương và hoàn cảnh sống của HS

+ Thể hiện tính toàn diện, cân đối của các nhiệm vụ, nêu rõ nhiệm vụtrọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa nội dung công việc và biệnpháp thực hiện

+ Các biện pháp đưa ra cần cụ thể, hệ thống, có tính khả thi cao

+ Trình bày gọn, rõ

Trang 31

c Xây dựng lớp thành một tập thể HS vững mạnh có ý nghĩa to lớn trong

công tác GD vì tập thể HS vừa là môi trường, vừa là phương tiện GD hữu hiệunhất GVCN cần chú ý đến các biện pháp xây dựng tập thể HS vững mạnh:

- Xây dựng các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể Một tập thể vững

mạnh là một tập thể có các mối quan hệ lành mạnh, đúng đắn Có 3 mối quan

hệ cần xây dựng, đó là:

+ Quan hệ tình cảm: Là quan hệ đoàn kết, thân ái, tương trợ, hợp tác,động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng Nó là động lực thúc đẩy sự

tu dưỡng vươn lên của tập thể, là phương tiện và điều kiện giáo dục học sinh

+ Quan hệ công việc (quan hệ chức năng) là quan hệ trách nhiệm củacác thành viên trong tập thể Để hoàn thành tốt công việc, mỗi người phải liên

hệ, hợp tác với nhau và tuân thủ các yêu cầu, kế hoạch chung

+ Quan hệ tổ chức là quan hệ của cá nhân theo nội qui kỷ luật của tập thể.Quan hệ này tạo nên sức mạnh của tập thể, đảm bảo cho tập thể pháttriển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra

- Tổ chức tốt các loại hình hoạt động và giao lưu trong tập thể HS.

Hoạt động chung là một đặc trưng của tập thể HS và là con đường đểphát triển nhân cách Hoạt động chung có tác dụng lôi cuốn mọi thành viênhòa mình vào tập thể, thông qua đó mà bộc lộ ưu, nhược điểm để nhà GD cóthể uốn nắn, đồng thời thông qua hoạt động mà các mối quan hệ được hìnhthành và phát triển GVCN cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phúhướng vào việc thực hiện các nội dung GD toàn diện trong nhà trường: họctập, lao động, văn nghệ, thể thao, vui chơi

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh

Đội ngũ cán bộ lớp là những thành viên tích cực, là cánh tay đắc lựccủa GVCN trong việc tổ chức và lãnh đạo tập thể Do đó GVCN cần xây

Trang 32

dựng đội ngũ cán bộ lớp theo phương hướng tự quản tích cực phát huy đượctiềm năng, vai trò của HS trong việc xây dựng tập thể qua việc:

Tổ chức hình thành, phát huy những ảnh hưởng tích cực của các dưluận tốt trong tập thể HS về những phẩm chất, những nét tính cách, lối sống của cá nhân, nhóm HS nào đó Bên cạnh đó GVCN cũng cần uốn nắn, điềuchỉnh kịp thời những dư luận xấu trong tập thể

- Quan tâm GD học sinh cá biệt

Học sinh cá biệt là những học sinh có biểu hiện đặc biệt so với học sinhbình thường Những biểu hiện này diễn ra theo 2 hướng:

+ Tích cực: Thể hiện khả năng vượt trội, luôn có sự sáng tạo đòi hỏiGVCN phải nhạy cảm để nắm bắt và hướng dẫn các em phát triển đúnghướng

+ Tiêu cực: Thể hiện thiếu ý thức tổ chức kỷ luật; học tập yếu kém; vô

lễ, thiếu tôn trọng thầy, cô và người lớn tuổi; không vâng lời cha mẹ; châylười trong các hoạt động chung; sinh hoạt bê tha, ăn chơi, đua đòi, quậy phá

Trang 33

GVCN chú ý phát hiện những HS cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân, có kế hoạch

GD có hiệu quả

d Tổ chức các hoạt động GD toàn diện:

- Giáo dục thế giới quan khoa học, tư tưởng đạo đức cho HS GVCN

phải nhận thức được GD thế giới quan khoa học, tư tưởng đạo đức cho HS lànội dung GD hàng đầu, có tác dụng thúc đẩy các mặt GD khác Vì vậy,GVCN cần:

+ Nắm chắc tình hình tư tưởng, đạo đức HS; xây dựng kế hoạch giáodục HS theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học cụ thể, rõ ràng

+ Phối hợp với các GV bộ môn, các lực lượng GD khác để thống nhất

về mục đích, nội dung, biện pháp GD học sinh ở mọi nơi, mọi lúc

- Tổ chức nhiều hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú, chú trọng

những hoạt động chuyên biệt chứa đựng nội dung GD tư tưởng, đạo đức,pháp luật, nhân văn cho HS như báo cáo thời sự, hội thảo về chủ đề đạo đức,

tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức các hoạt động theo chủ đề chính

trị-xã hội (nhớ ơn thầy cô; an toàn giao thông )

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua với các chủ đề khác

nhau để HS rèn luyện những phẩm chất tốt, khắc phục những phẩm chất xấu

- Phối hợp vớp tổ chức Đoàn Đội thường xuyên quan tâm khắc phục

các hiện tượng không lành mạnh, uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệchtrong học tập và rèn luyện của HS (gian dối, ích kỷ, ba hoa, đố kỵ ) Đặcbiệt, GVCN cần quan tâm nhiều hơn đến việc GD học sinh cá biệt về đạo đức

- Nâng cao chất lượng học tập văn hóa cho HS Học tập văn hóa là

nhiệm vụ trọng tâm của HS trong trường THCS Vì vậy, tổ chức hợp lý cáchoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hóa cũng là mộtnhiệm vụ hàng đầu của GVCN qua các biện pháp:

+ GVCN phải dạy tốt các môn học được phân công giảng dạy ở lớp

Trang 34

+ Phối hợp với GV bộ môn để tổ chức và hướng dẫn HS học tốt và đềutất cả các môn học.

+ Tổ chức tốt việc dạy và học trên lớp như xây dựng nền nếp, nội qui,yêu cầu học tập đối với HS, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, GD ý thức,động cơ học tập đúng đắn

+ Xây dựng phong trào thi đua học tập trên lớp (phong trào dành nhiềuđiểm tốt, tuần học tốt, hăng hái xây dựng bài )

+ Tổ chức nhiều phong trào học tập ngoài giờ lên lớp (nhóm học tập,nhóm ngoại khóa, hội thảo về PP học tập )

+ Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS

+ Chú ý phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS khá giỏi

- Tổ chức các hoạt động GD lao động và hướng nghiệp

GD lao động nhằm hình thành cho HS những phẩm chất và năng lựccủa người lao động, chuẩn bị cho các em tâm thế để bước vào cuộc sốnglao động sau này GD hướng nghiệp giúp HS có hiểu biết và lựa chọnđúng đắn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với nhu cầu bản thân vàyêu cầu của xã hội Để nâng cao chất lượng GD lao động, hướng nghiệpcho HS, GVCN cần phải:

+ Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào tình hình cụ thểcủa lớp xây dựng kế hoạch lao động cụ thể

+ Thường xuyên tổ chức toàn diện và có hệ thống các loại hình laođộng như : lao động công ích, lao động sản xuất Quan tâm cả hiệu quả GD

và hiệu quả kinh tế

+ Đối với GD hướng nghiệp cần giúp HS định hướng nghề nghiệp: giớithiệu cho HS các nghề nghiệp khác nhau trong XH, xu hướng phát triển củanghề, nhu cầu của đất nước và địa phương đối với nghề nghiệp đó

+ Phối hợp với gia đình, các đơn vị sản xuất, địa phương để tổ chức HSđược thể nghiệm trong thực tiễn lao động sản xuất của các nghề, tạo điều kiện

Trang 35

giúp HS nắm vững cơ sở khoa học và kỹ năng lao động của các nghề, đặc biệt

là các nghề phổ biến của đất nước, địa phương

+ Hướng dẫn, giúp đỡ HS sắp ra trường lựa chọn nghề thích hợp vớihứng thú, khả năng của HS và đáp ứng được nhu cầu của xã hội

- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí GVCN cần quan tâm tư vấn cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các hoạt động

văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, du lịch, cắm trại, xemtriển lãm, hội thi, tham gia lễ hội truyền thống văn hóa, các hoạt động XH nhằm giúp HS sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất GDthẩm mỹ, phát triển nhân cách cho HS

- Tổ chức đánh giá HS Đánh giá là một nội dung không thể thiếu được

trong công tác của GVCN lớp ở trường THCS Đánh giá kết quả học tập, rènluyện, phát triển nhân cách của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác, côngbằng của người GVCN lớp

+ Mục đích của đánh giá là nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của

HS, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, hình thành niềm tin vàokhả năng của bản thân, vào tập thể và thầy cô giáo

+ Nội dung, qui trình, cách thức đánh giá theo qui chế được ban hànhkèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/10/2006

Tóm lại, ngoài hoạt động dạy học trên lớp, GVCN còn phải tổ chức cáchoạt động GD vừa nhằm xây dựng, phát triển tập thể, vừa GD đạo đức, hình

thành, phát triển nhân cách cho HS qua việc: i)- Phối hợp với các lực lượng

GD trong và ngoài nhà trường để GD học sinh; ii) - Đánh giá kết quả GD học sinh

1.2.4 Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS

a Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay

Về đạo đức nghề nghiệp

Trang 36

Nếu như giáo viên dạy các môn học quan tâm nhiều hơn đến kết quảnắm kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức thì người GVCN thực sự lànhà giáo dục, ảnh hưởng của họ đến nhân cách học sinh đến hiệu quả giáo dụccòn hơn là Hiệu trưởng Vì vậy nhân cách và đạo đức của GVCN là rất quantrọng.

Những yêu cầu về nhân cách, đạo đức người giáo viên, kể cả nhữngđiều cấm giáo viên không được làm đã được đề cập ở nhiều văn bản pháp quy

từ Luật cho đến những văn bản dưới Luật

b Định hướng phát triển năng lực đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh

Nắm vững và quán triệt nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từng họcsinh dựa vào đặc điểm cá nhân và khuyến khích kỉ luật tích cực, tự giáo dục,khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để hoàn thiện bản thân

Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục Biết tổ chức có hiệu quả

kế hoạch giờ sinh hoạt lớp và hoạt động NGLL, các hoạt động giáo dục đadạng khác dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi học sinh Biếtđánh giá, rút kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham giacủa học sinh

Có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm Nhận dạng được tìnhhuống, biết thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề Xác định đượcphương án có thể giải quyết tình huống

Kĩ năng tiếp cận cá nhân và giáo dục học sinh có hanh vi tiêu cực hoặchọc sinh cá biệt Biết làm học sinh thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sailệch dẫn đến hanh vi sai lệch Khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để tựgiáo dục và hoàn thiện bản thân Biết làm cho học sinh trong lớp ứng xử thiệnchí và tôn trọng lẫn nhau

Trang 37

Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh Sử dụng kết quả đánh giá đểhướng dẫn học sinh tự giáo dục, để GV điều chỉnh nội dung, phương pháp giáodục phù hợp và phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lựợng giáo dục khác.

Năng lực giao tiếp

Giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ Giao tiếp với học sinh Thểhiện sự cởi mở, quan tâm, thân thiện và tôn trọng

1.3 Lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THCS

1.3.1 Quản lý

1.3.1.1 Khái niệm quản lý

Ngay từ xã hội nguyên thủy, con người đã sống theo từng đám đông đểchống chọi với thiên nhiên và thú dữ Để tổng hợp một đám đông thành mộtsức mạnh thống nhất thì hoạt động quản lý như là một tất yếu tự nhiên

Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài

người Ngày nay, quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, mộtnghề phức tạp nhất trong xã hội hiện đại

Hiện nay, có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý Người ta có thểtiếp cận khái niệm quản lý bằng nhiều cách khác nhau Theo góc độ tổ chứcthì quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, kiểm tra Dưới góc độ điều khiểnhọc thì quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Tuy nhiên phân tích kỹ thìnội dung đều có nhiều điểm tương đồng và khác biệt được giải thích trên cơ

sở những cách tiếp cận khác nhau

Theo Frederick Winslow Taylor (Mỹ - 1856-1915) : “Quản lý là nghệthuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phươngpháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”[10,tr89]

Trang 38

Hoặc theo nhà lý luận quản lý quốc tế Henri Fayol (1841-1925) ngườiPháp cho rằng: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhấtcác nguồn lực của nó”[13,tr25]

Paul Herscy và Ken Blanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”cho rằng: quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bịquản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồnlực khác để đạt mục tiêu của tổ chức”[4, tr46]

Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được nhữngmục tiêu nhất định”[26,tr28]

Theo Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động đặcbiệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết

bộ máy quản lý, hình thành một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp cáckhâu và các cấp quản lý, làm sao cho hoạt động nhịp nhàng, đưa đến hiệuquả”[14,tr15]

Quan điểm của Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống xã hội khoahọc và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thíchhợp nhằm đạt các mục tiêu đặt ra cho hệ và từng thành tố của hệ” [14,tr 5]

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một số điểm chung:

 Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động,hoạt động khác

 Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý

Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Những tác động quản lýchính là những quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầuđối với đối tượng quản lý Các Mác so sánh một cách hình ảnh: Nhạc trưởngđối với hệ thống nhạc công, trong đó nhạc trưởng là một chủ thể quản lý, nhạc

Trang 39

công là chủ thể bị quản lý (các nhạc công chịu sự tác động của nhạc trưởng)

để đưa đến một sản phẩm “kép” một sản phẩm “siêu sản phẩm” - Đó là cả chủthể quản lý và chủ thể bị quản lý đều phát triển (hoạt động tạo ra các chủ thể

và về sự phát triển của con người)

 Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của một quá trình lao động xãhội Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loàingười tồn tại, vận hành và phát triển

 Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện Điều đó cũng xáclập rằng quản lý phải có một cấu trúc và vận hành trong một môi trườngxác định

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích

của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

Có thể mô tả cấu trúc của một hệ thống quản lý qua sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của một hệ thống quản lý.

Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn, đó là: Quản lý là quátrình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

1.3.1.2 Các chức năng quản lý

- Chức năng kế hoạch hoá

Mục tiêu quản lý

Chủ thể quản lý Khách thể quản lý

Trang 40

Chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu và quyết địnhnhững biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó Như vậy, thực chất của kếhoạch hoá là đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hoá, vớimục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điềukiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu.

Nhiều lý thuyết gia quản lý cho rằng, kế hoạch là cái khởi nguyên củamọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác Họ ví kế hoạch như một chiếcđầu tầu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” Như vậy, ngườiquản lý, nếu không có kế hoạch thì không biết phải tổ chức nhân lực và cácnguồn nhân lực khác như thế nào, thậm chí họ còn không rõ phải tổ chức cái

gì nữa Không có kế hoạch, người quản lý không thể chỉ dẫn, lãnh đạo ngườithuộc quyền hành động một cách chắc chắn với những kỳ vọng đặt vào kếtquả mong đạt tới Cũng vậy, không có kế hoạch thì cũng không xác định được

tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu, không biết khi nào đạt được mụctiêu và sự kiểm tra trở thành vô căn cứ

Trong QLGD, quản lý nhà trường, kế hoạch hoá là một chức năng quantrọng vì trên cơ sở phân tích các thông tin quản lý, căn cứ vào những tiềmnăng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nộidung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn củanhà trường khi kết thúc các hoạt động Kế hoạch hoá có vai trò to lớn như vậybởi bản thân nó có những chức năng cơ bản cụ thể sau:

+ Chức năng chẩn đoán

Bao gồm việc xác định trạng thái xuất phát và những phân tích về trạngthái đó Đối với nhà trường đó là trạng thái về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáoviên, về các kết quả hoạt động sư phạm của các năm học trước đó, những mặttốt và mặt tồn tại, nguyên nhân của chúng…Dựa trên những số liệu của năm

Ngày đăng: 24/07/2015, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16.Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Xuân Mới (2003)", Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học sư phạm
Năm: 2003
18.Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2005), Giáo dục học, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2005), "Giáo dục học
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2005
19.Bùi Văn Quân, 2007, Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Quân, 2007, "Quản lý giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục
20.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), "Luật giáodục
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
23. Trần Quốc Thành, 2009, Khoa học quản lý đại cương, Giáo trình dùng cho học viên cao học QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Quốc Thành, 2009, "Khoa học quản lý đại cương
24. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, 2001, Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, 2001, "Công tácgiáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
25.Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1999), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1999), "Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáodục Hà Nội
Năm: 1999
26.Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Viết Vượng (2001), "Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
27.Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GVTHPT (ban hành kèm theo thông tư số 30/2009/T5- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GVTHPT
17.Phòng GD & ĐT Hoàn Kiếm, Báo cáo tổng kết các năm 2008 – 2009, 2009 – 2010, 2011 – 2012, 2012 - 2013 Khác
21.Tạp chí giáo dục (Số 228, kì 2 tháng 12 năm 2009) Khác
22.Thông tin QLGD và đào tạo (2001), trường cán bộ QLGD Hà Nội Khác
28. Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w