1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

124 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước sang Thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, đất nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Làm thế nào để nắm bắt và tận dụng được thời cơ thuận lợi và vượt qua những khó khăn thách thức, sớm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với mọi ngành nghề trong đó có giáo dục và đào tạo. Trước những yêu cầu bức thiết của thời đại, giáo dục luôn có sự đổi mới và đã đạt được những kết quả nhất định về qui mô và hệ thống, song chất lượng vẫn còn những bất cập và hạn chế. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra phương hướng và giải pháp lớn cho giáo dục và đào tạo đó là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học phấn đấu nâng cao rõ rệt chất lượng hiệu quả của GD. Tích cực triển khai chương trình học, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới...”. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, về mục tiêu trong điều 23, Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”. Như vậy, nền tảng cho dân trí, nhân lực, nhân tài phát triển được bắt đầu từ mầm móng nhân cách được hình thành của quá trình giáo dục ở lứa tuổi Mầm non. Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, để đổi mới đồng bộ với các cấp học khác. Ngày 19/9/2006 Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số: 5205/ QĐ-BGD-ĐT về việc ban hành Chương trình thí điểm GDMN Chương trình này được áp dụng thí điểm với 20 tỉnh thành trong cả nước. Sau 3 năm thực hiện thí điểm đã tạo ra một diện mạo mới về chất lượng ở các địa phương này. Tuy nhiên nó vẫn chưa được triển khai đồng bộ ở các tỉnh thành và còn những hạn chế. Vì thế sau thời gian khảo sát nghiên cứu Bộ GD&ĐT có Thông tư số 17/2009/TTBGD-ĐT ngày 25/7/2009 về Ban hành Chương trình GDMN được áp dụng cho tất cả các cơ sở GDMN. Để chương trình này được triển khai phù hợp với thực tiễn giáo dục Mầm non, bắt kịp với xu thế đổi mới của toàn ngành và cả nước, trong khu vực cũng như các nước trên thế giới thì việc quản lý thực hiện chương trình cần có những biện pháp đồng bộ và hiệu quả hơn, điều đó cần thiết với các cấp quản lý cơ sở đặc biệt là hiệu trưởng các trường mầm non. Bởi lẽ, HT là hạt nhân chủ yếu trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong nhà trường. “Hiệu trưởng là người có trách nhiệm chủ yếu quyết định trong nhà trường làm cho nó tốt hay yếu” theo ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bình".

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài “Biện pháp quản

lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của hiệu trưởng các trườngmầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự động viên,khích lệ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, của các thầy cô giáo, anh chị

em bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:

- Hội đồng khoa học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Học viện Quản

- Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Hiền đã tậntình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũngnhư trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song luận văn cũng không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ để đề tàiluận văn đã đề cập ngày càng được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 11 năm 2010

Tác giả

Trang 2

CNTT Công nghệ thông tin

GV – NV Giáo viên – nhân viên

XHHGD Xã hội hóa giáo dục

GVNT Giáo viên nhà trẻ

GVMG Giáo viên mẫu giáo

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8

1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý 8

1.2.2 Quản lý giáo dục 14

1.2.3 Chương trình giáo dục mần non 21

1.3 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 25

1.3.1 Vai trò của người hiệu trưởng trường mầm non: 25

1.3.2 Nhiệm vụ chủ đạo của người hiệu trưởng 27

1.3.3 Một số yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng của cán bộ quản lý giáo dục mầm non 29

1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 33

Trang 4

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG BÌNH 33

2.1.1 §Æc ®iÓm t×nh h×nh kinh tÕ - x· héi tØnh Qu¶ng B×nh 33

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục tỉnh Quảng Bình 34

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI 39

2.2.1 Số lượng 39

2.2.2 Nhận thức về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 42

2.2.3 Công tác quản lý triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 42

2.2.4 Đánh giá bước đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 44

2.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 50

2.3.1 Nhận thức về chương trình giáo dục mầm non và một số nội dung trong quá trình quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.50 2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình GDMN mới của Hiệu trưởng các trường thực hiện chương trình GDMN mới 53

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI CỦA HT CÁC TRƯỜNG MN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 64

2.4.1 Ưu điểm 65

2.4.2 Tồn tại 65

2.4.3 Nguyên nhân 67

2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 70

Trang 5

3.1 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiển 71

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71

3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 72

3.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương đổi mới giáo dục mầm non 72

3.2.2 Tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục tích hợp theo chủ đề trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 76

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng nội dung chương trình chi tiết phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc biệt tăng cường bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tác CS – ND – GD trẻ 79

3.2.4 Tiếp tục xây dựng bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 83

3.2.5: Thường xuyên kiểm tra điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 87

3.2.6: Tăng cường chỉ đạo việc quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng - đồ chơi, kinh phí thực hiện chương trình 91

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 95

3.4 KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 97

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 97

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 97

Trang 6

3.4.3.Nội dung khảo nghiệm 97

3.4.4 Tiến trình khảo nghiệm 98

3.4.5: Kết quả khảo nghiệm 98

3.5 Kết luận chương 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

1 KẾT LUẬN 101

2 KHUYẾN NGHỊ 102

2.1 §èi víi H§ND vµ UBND tØnh 102

2.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 102

2.3 Đối với Sở GD & ĐT, phòng GD & ĐT các huyện, thị 102

2.4 Đối với đội ngũ hiệu trưởng và giáo viên các trường mầm non 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Loại hình trường MN của tỉnh Quảng Bình 37Bảng 2.2 Số lượng trẻ em tại các cơ sở GDMN 38Bảng 2.3 Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ giáo viên MN 39Bảng 2.4 số lượng trẻ, nhóm, lớp của các trường thực hiện chương trình giáodục mầm non mới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình 39Bảng 2.5 Đội ngũ quản lý, giáo viên các trường thực hiện chương trình 40giáo dục mầm non mới 40Bảng 2.6 Kết quả khảo sát đội ngũ Hiệu trưởng các trường thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non mới 41Bảng 2.7: Mức độ thuận lợi, khó khăn của giáo viên khi thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non mới (Tổng số GV 202) 47Bảng 2.8 Mức độ thuận lợi, khó khăn của Hiệu trưởng khi tổ chức thực hiệnchương trình giáo dục mầm non mới 49Bảng 2.9 Nhận thức của cán bộ và giáo viên về quản lý thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non mới 51

Bảng 2.10 a: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về việc xây dựng, ban

hành triển khai các văn bản và công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng các trườngthực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 54Bảng 2.10 b: Đánh giá của cán bộ quản lý (Sở GD – Phòng GD) và BGH cáctrường thực hiện chương trình GDMN mới về việc quản lý chỉ đạo thực hiệnchương trình, kế hoạch giáo dục của HT các trường MN 56

Bảng 2.10 c: Đánh giá của CBQL, BGH, giáo viên mầm non về quản lý kế

hoạch chăm sóc – giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non 58

Bảng 2.11 Khả năng thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của giáo viên

nhà trẻ và giáo viên mẫu giáo 59

Trang 8

Bảng 2.12 Về đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GD của GV mầm

non 61Bảng 2.13 Đánh giá của cán bộ quản lý (SGD, PGD, BGH), GVMN về QLviệc giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dụccủa HT 63Bảng 2.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá CBQL(91 cán bộ quản lý) 98Bảng 2.1.5 Tổng hợp ý kiến đánh giá của GV (202 giáo viên) 99

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bước sang Thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, đất nước tađứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng phải đối mặt với khánhiều thách thức Làm thế nào để nắm bắt và tận dụng được thời cơ thuận lợi

và vượt qua những khó khăn thách thức, sớm đưa đất nước ta thoát khỏi tìnhtrạng nghèo nàn lạc hậu Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đốivới mọi ngành nghề trong đó có giáo dục và đào tạo

Trước những yêu cầu bức thiết của thời đại, giáo dục luôn có sự đổi mới

và đã đạt được những kết quả nhất định về qui mô và hệ thống, song chấtlượng vẫn còn những bất cập và hạn chế Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra là phảiđổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo Đảng vàNhà nước ta đã chỉ ra phương hướng và giải pháp lớn cho giáo dục và đào tạo

đó là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học,bậc học phấn đấu nâng cao rõ rệt chất lượng hiệu quả của GD Tích cực triểnkhai chương trình học, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới ”

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6tuổi, về mục tiêu trong điều 23, Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định:

“Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm trítuệ, thẩm mỹ hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vàolớp 1” Như vậy, nền tảng cho dân trí, nhân lực, nhân tài phát triển được bắtđầu từ mầm móng nhân cách được hình thành của quá trình giáo dục ở lứatuổi Mầm non

Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, để đổi mới đồng bộ với các cấphọc khác Ngày 19/9/2006 Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số: 5205/ QĐ-BGD-

ĐT về việc ban hành Chương trình thí điểm GDMN Chương trình này được

Trang 10

điểm đã tạo ra một diện mạo mới về chất lượng ở các địa phương này Tuy nhiên

nó vẫn chưa được triển khai đồng bộ ở các tỉnh thành và còn những hạn chế

Vì thế sau thời gian khảo sát nghiên cứu Bộ GD&ĐT có Thông tư số17/2009/TTBGD-ĐT ngày 25/7/2009 về Ban hành Chương trình GDMNđược áp dụng cho tất cả các cơ sở GDMN Để chương trình này được triểnkhai phù hợp với thực tiễn giáo dục Mầm non, bắt kịp với xu thế đổi mới củatoàn ngành và cả nước, trong khu vực cũng như các nước trên thế giới thì việcquản lý thực hiện chương trình cần có những biện pháp đồng bộ và hiệu quảhơn, điều đó cần thiết với các cấp quản lý cơ sở đặc biệt là hiệu trưởng cáctrường mầm non Bởi lẽ, HT là hạt nhân chủ yếu trong việc tổ chức triển khaithực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong nhà trường “Hiệutrưởng là người có trách nhiệm chủ yếu quyết định trong nhà trường làm cho

nó tốt hay yếu” theo ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý thực hiện

chương trình giáo dục mầm non mới của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bình"

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý thực hiệnchương trình GDMN mới hiện nay của HT các trường mầm non tỉnh QuảngBình; đề xuất được các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình GDMNmới của HT các trường mầm non tỉnh Quảng Bình nhằm nâng cao chất lượngthực hiện chương trình GDMN mới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý thực hiện CT GDMN mới của HT các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình GDMN mới của các HTtrường mầm non

Trang 11

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Việc triển khai thực hiện chương trình GDMN mới được tổ chức trongmột số trường MN của tỉnh Quảng Bình Việc triển khai này đã có những kếtquả bước đầu đáng dược ghi nhận; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trongcông tác quản lý

Nếu hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhthực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất trong luận vănnày thì chương trình GDMN mới sẽ đạt kết quả tốt hơn

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trìnhGDMN mới của HT các trường mầm non

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lý thực hiện chương trìnhGDMN mới của HT các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao chấtlượng thực hiện chương trình GDMN mới

6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

6.1 Phạm vi nghiên cứu

Trọng tâm của luận văn là nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiệnchương trình GDMN mới của HT các trường mầm non trên địa bàn tỉnhQuảng Bình

6.2 Giới hạn nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu các trường mầm non thực hiện chương trình GDMNmới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụngphối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các

Trang 12

nguồn tài liệu và quản lý thực hiện chương trỡnh Giỏo dục mầm non mớitrong cỏc văn kiện của Đảng, cỏc chỉ thị, Nghị quyết của Chớnh phủ, của BộGD&ĐT, cỏc tài liệu cú liờn quan đến đề tài.

7.2 Nhúm cỏc phương phỏp nghiờn cứu thực tiễn

7.2.1 Phương phỏp khảo sỏt điều tra bằng phiếu hỏi

Khảo sỏt bằng phiếu đối với lónh đạo và cỏn bộ phũng GDMN sở Giỏodục và Đào tạo, cỏc chuyờn viờn phụ trỏch ngành học mầm non 7 Huyện, Thànhphố và BGH, giỏo viờn của 41 trường thực hiện chương trỡnh GDMN mới

7.2.2 Phương phỏp quan sỏt, dự giờ

Quan sát dự giờ dạy của các đối tợng nhằm phát hiện những u điểm vànhững hạn chế trong việc thực hiện chơng trình GDMN mới để từ đó tìm rabiện pháp phù hợp thực hiện tốt chơng trình giáo dục mầm non mới

7.2.3 Phương phỏp chuyên gia, phỏng vấn

- Xin ý kiến cỏc chuyờn gia về tớnh khả thi của cỏc biện phỏp đề xuấttrong đề tài

- Phỏng vấn một số cỏn bộ, chuyờn viờn phũng GDMN của sở GD &

ĐT và một số cỏn bộ quản lý, chuyờn viờn GDMN của cỏc Huyện, Thành phố,BGH và GV cỏc nhúm lớp ở 41 trường thực hiện chương trỡnh GDMN mới

7.2.4 Phương phỏp phõn tớch và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn

Phõn tớch nguyờn nhõn những thành cụng và hạn chế của cỏc biện phỏp

đó ỏp dụng từ đú rỳt ra kết luận

7.2.5 Phơng pháp toán thống kờ

Phương phỏp toỏn thống kờ giỳp ta xử lý cỏc dữ liệu, cỏc thụng tintrong quỏ trỡnh nghiờn cứu, điều tra thu thập được Nhờ đú ta xỏc định kết quảmột cỏch khỏch quan cỏc biện phỏp quản lý thực hiện chương trỡnh giỏo dụcmầm non mới trờn địa bàn tỉnh Quảng Bỡnh

Cõu hỏi cú một lựa chọn (vấn đề) thỡ trị số đỏnh giỏ được tớnh tỷ lệ %.Cõu hỏi cú nhiều lựa chọn thỡ tớnh hệ số cho từng phương ỏn trả lời, sau

Trang 13

đó tính điểm trung bình Cách cho điểm như sau:

Điểm trung bình:

N

N N 2 N 3

Loại trung bình : 1,5 ≤ X < 2,0 điểm

Loại yếu : X ≤ 1,5 điểm

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC MẦM NON MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG

CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Từ giữa thế kỷ 18 đến nay, cùng với sự phát triển của nền sản xuấtcông nghịêp, khoa học quản lý cũng đã phát triển và xuất hiện các học thuyết,các trường phái quản lý như của Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915);Henry Fyol (1841 - 1925) với thuyết quản lý hành chính; Elton Mayor (1880-1949) thiên về trường phái quản lý theo quan hệ con người; G.B Watson(1878- 1958) với thuyết quản lý theo hành vi; về thuyết quản lý tổ chức phải

kể đến Chester Irving Barnard (1886- 1961).Giáo dục đào tạo là một trongnhững quá trình chủ yếu hình thành và phát triển đặc trưng nội tại của mỗi cánhân trong mối quan hệ tương tác, hài hoà với môi trường kinh tế- xã hội Xãhội càng phát triển về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ thì càng có điềukiện để tổ chức nền giáo dục tiến bộ, toàn diện và đặt những yêu cầu mới thúcđẩy sự phát triển của bản thân giáo dục Do vậy, từ lâu người ta đã nhận thứcrằng chính sách phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chính sách phát triển “Bằng con người và vì con người” Cho nên quan tâm phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao phải bắt đầu từ phát triển giáo dục (Trong đó có GDMN) đã làmột trong những chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Vì vậy cùng với sự phát triển KT - XH, khoa học quản lý giáo dục ViệtNam dần hoàn thiện, tiếp cận với thế giới Trong quá trình đó đã xuất hiệnnhà nghiên cứu quản lý giáo dục như:

- Thái Duy Tuyên “Giáo dục hiện đại” NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001

- Đặng Quốc Bảo “Quản lý giáo dục – Một số khái niệm luận đề”Trường cán bộ quản lý Giáo dục- Đào tạo, 1995

Trang 15

- Trần Kiểm “ Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thựctiễn” NXB Giáo dục; “ Quản lý và lãnh đạo nhà trường”, Hà Nội 2007.

- Phạm Minh Hạc “ Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục”NXB Giáo dục, Hà Nội 1986

- Nguyễn Ngọc Quang “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáodục”, Trường cán bộ quản lý TW1, Hà Nội 1989

Các công trình nghiên cứu trên đã được vận dụng vào quá trình quản lý giáodục từ bậc mầm non đến đại học

1.1.2 Trong quá trình phát triển GDMN Việt Nam, đã có nhiều chươngtrình GDMN ra đời Bộ Giáo dục và đào tạo có quyết định số 136/GD và ĐT,ngày 31/5/1999 ban hành bộ chương trình mẫu giáo cải cách, có tên gọi

“Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện chươngtrình nhà trẻ được ban hành theo quyết định số 1006/GD và ĐT ngày24/3/1995, có tên gọi chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 3- 36 thángtuổi”

Thực hiện Nghị Quyết 40/2000 của Quốc hội khoá X, Thủ tướng Chínhphủ ra chỉ thị số 14/2001/CT- TTg về việc đổi mới nội dung sách giáo khoa,đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ sở vậtchất thiết bị dạy học và công tác quản lý giáo dục Việc đổi mới được thựchiện đồng bộ ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Vì vậy giáo dục mầm non đã có các dự án thử nghiệm “ Đổi mới hìnhthức tổ chức giáo dục (1999) trẻ mẫu giáo 5 tuổi”, các đề tài “Đổi mới hìnhthức tổ chức HĐ học tập và vui chơi trong Trường MN theo hướng thích hợp”chủ đề Tổ chức nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục mẫu giáo năm

2002 và kết quả và kết quả của các chương trình này được sử dụng để biênsoạn chương trình GDMN mới Chương trình được thẩm định và nghiệm thutháng 8/2005

Trang 16

Tháng 6/2006 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình thí điểm tại 20 tỉnhthành trong cả nước Bộ GD& ĐT đã có tổng kết rút kinh nghiệm, chỉnh sửalại chương trình Và ngày 25/7/2009 Bộ GD&ĐT đã có thông tư số17/2009/TTBGD- ĐT về Ban hành CT GDMN được áp dụng cho tất cả các

cơ sở giáo dục Mầm non

Đã có một số công trình nghiên cứu về GDMN và QL GDMN, nhưngchưa có công trình nào nghiên cứu về Quản lý thực hiện chương trình GDMNmới cúa HT Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn lĩnh vực này để nghiên cứuvới mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng QL thực hiệnchương trình GDMN mới của HT các trường MN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý

1) Quản lý

Trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và pháttriển đều phải dựa vào một số tổ chức nhất định Từ cá nhân đến một nhómnhỏ hay phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế đều phải thừa nhận vàchịu một sự quản lý nào đó

Thuật ngữ “ Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả được bản chất hoạtđộng quản lý trong thực tiễn Nó gồm 2 quá trình là “ Quản” và “Lý” đượctích hợp vào nhau Quá trình “quản” bao gốm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ởtrạng thái ổn định; quá trình “lý” là sự sắp xếp, sửa sang, đổi mới đưa vào hệthống phát triển

Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc “quản” tức là chỉ chăm lo đếnviệc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức sẽ trì trệ, không phát triển được Song nếu chỉchăm lo đến việc “ lý” tức là chỉ đến việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới màkhông đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát của tổ chức sẽ không bềnvững Để hoạt động quản lý có hiệu quả thì nên có sự cân bằng động giữa haiquá trình này

Trang 17

Ngày nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một địnhnghĩa thống nhất Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, khái niệm “Quản lý”được các nhà khoa học định nghĩa khác nhau.

- Các nhà điều khiển học như A.I Berg cho rằng “Quản lý là một quátrình chuyển một hệ động lực phức tạp từ trạng thái này sang trạng thái khácnhờ sự tác động vào các phần tử biến thiên của nó

- Nhà lý luận quản lý kinh tế nước Pháp A Fayol, khi áp dụng lý thuyếtvào thực tiễn QL một xí nghiệp hoàn chỉnh cho rằng: “Quản lý là đưa xínghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực của nó”

- Theo Frederick Winslow Taylor (1856- 1915) người sáng lập thuyếtquản lý theo khoa học đã định nghĩa: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng,chính xác cái gì cần làm, làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất

và rẻ nhất

- Theo Henry Fayol (1945- 1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chínhcho rằng: “ Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch , tổ chức điềukhiển, phối hợp và kiểm tra”

Theo thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quá trình làm việc với vàthông qua nhũng người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong mộtmôi trường luôn biến động”

Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin đã lý giải một cách đầy đủ hơn vàphản ánh chính xác những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động QL Theo lýluận của chủ nghĩa Mác- Lênin, quản lý xã hội một cách khoa học “ Là sự tácđộng có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khácnhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xuhướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và pháttriển tối ưu theo mục đích đặt ra”

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: “ Quản lý là

Trang 18

thể QL trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mụcđích đề ra”

Với cách tiếp cận ấy, Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “ Quản lý là tácđộng có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngườilao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu

Ngày nay quản lý được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế – xãhội, đó là vốn; khoa học kỹ thuật; nguồn lực lao động; tài nguyên và quản lý

Trang 19

Chức năng quản lý là nội dung cơ bản của qỳa trỡnh quản lý, là nhiệm vụkhụng thể thiếu được của chủ thể quản lý.

Trong khi nghiờn cứu cỏc hoạt động của quỏ trỡnh quản lý, người ta phõnchia ra làm nhiều chức năng Cho đến nay, đa số cỏc nhà quản lý đều thốngnhất cú 4 chức năng cơ bản là: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức,chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra

Cỏc chức năng của quản lý được thực hiện một cỏch cú hiệu quả haykhụng là nhờ cú thụng tin Thụng tin vừa là điều kiện vừa là phương tiện thựchiện tổng hợp cỏc chức năng QL Cỏc chức năng quản lý vừa mang tớnh độclập tương đối vừa cú mối liờn hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trỡnhquản lý, được biểu thị bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa cỏc chức năng quản lý a) Chức năng lập kế hoạch

Đõy là chức năng hạt nhõn, quan trọng nhất của quỏ trỡnh QL Lập kếhoạch tức là phải đặt ra mục tiờu, bước đi và cỏc biện phỏp cụ thể để đạt tớimục tiờu

Lập kế hoạch đũi hỏi nhà QL phải nắm chắc thụng tin, làm tốt cụng tỏc

dự bỏo cựng với sự tham gia dõn chủ của mọi thành viờn, bởi họ là nhữngngười làm cho kế hoạch được thực hiện

Lập kế hoạch

Chỉ đạo

Trang 20

Lập kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hànhđộng và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất địnhcủa một hệ thống.

Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của lập kế hoạch Mục tiêu là tiêuđích mà mọi hoạt động của hệ thống hướng tới Các mục tiêu tạo thành một

hệ thống phân cấp, từ mục tiêu của hệ thống đến mục tiêu của bộ phận Nhưvậy, lập kế hoạch là quá trình lựa chọn cơ hội, phân tích thực trạng của hệthống, xây dựng phương án hành động và tổ chức các phương tiện đạt tới mụctiêu đã xác định Toàn bộ quá trình trên đây là tổ hợp các bước tiến hành, cácnguồn lực cần sử dụng cũng như phương tiện cần phải có

Xây dựng kế hoạch cần thoả mãn những điều kiện sau: khâu tiền kếhoạch gồm các hoạt động dự báo, khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng của

hệ thống nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch Xâydựng hệ thống mục tiêu trên cơ sở căn cứ khoa học, từ mục tiêu cơ bản đếnmục tiêu cụ thể Nội dung của kế hoạch hoá một mặt tạo thuận lợi và đồng bộcho quá trình thực hiện, mặt có có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môitrường bên ngoài hệ thống

Thực hiện chức năng kế hoạch hoá tạo ra một tầm nhìn chiến lược chocác nhà quản lý, giúp cho việc phát hiện và lựa chọn chính xác các chươngtrình hành động phù hợp với các nguồn lực của hệ thống

b) Chức năng tổ chức:

Đây là một chức năng quan trọng, bảo đảm tạo nên sức mạnh của tổ chức

để thực hiện thành công kế hoạch Đúng như Lênin đã nói: “ Tổ chức là nhân

tố sinh ra hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành hệ thốngnhất, người ta gọi đó là hiệu ứng tổ chức”

Ta cần xem xét tổ chức dưới hai góc độ đó là bộ máy và công việc

Thành lập các bộ máy: phải xác định cơ cấu của bộ máy bao gồm:

- Số lượng các bộ phận:

Trang 21

- Tính chất các bộ phận: Cần phải xác định trong bộ máy gồm bao nhiêu

bộ phận? Tính chất các mối quan hệ là thế nào?

Tổ chức công việc: Tổ đứng ra điều khiển bộ máy, công việc của mình,kèm theo là sắp xếp công việc nên làm cái gì trước, cái gì sau, phân công ailàm việc gì? và liên kết công việc, tức là sau khi phân công công việc cần ràngbuộc nhau bằng tính chất mối quan hệ Để tổ chức tốt công việc phải tìm ra lôgichợp lý Phải xác định rõ mối quan hệ (chính- phụ, chi phối - phụ thuộc)

c) Chức năng chỉ đạo:

Là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tìnhphấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo là sự chỉ dẫn, điềukhiển, ra lệnh và đi trước, kết quả của lãnh đạo là sự tuân thủ và tin tưởng củamọi người Lãnh đạo có tính nghệ thuật, bởi điều khiển bộ máy thực chất làđiều khiển con người, điều khiển phải căn cứ vào kế hoạch Để diều khiểnđược con người thì phải có sự phân công rạch ròi (danh có chính, ngôn mớithuận) Không những vậy phải có các công cụ khác (lợi ích về vật chất và tinhthần) Để chỉ đạo, điều hành có hiệu quả thì chủ thể ngoài việc khuyến khíchvật chất phải biết khuyến khích động viên tinh thần đối tượng

d) Chức năng kiểm tra:

Đây là chức năng quan trọng của nhà QL Có thể chức năng này xuyênsuốt quá trình QLvà là chức năng của mọi cấp quản lý nhằm đánh giá, pháthiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ thống quản lý vận hành tối ưu, đạtđược mục tiêu đề ra Kiểm tra là nhằm xác minh kết qủa thực hiện kế hoạchtrên thực tế, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn, điềuchỉnh kịp thời

Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch, có tiêu chuẩn cụ thể trách nhiệm mỗingười, mỗi bộ phận phải xác định, kiểm tra thông tin cung cấp cho quản lý, làmcho hệ thống vận hành linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi môi trường Bởi

Trang 22

Trong công tác QL cần phân biệt các khái niệm liên quan đến kiểm tra như:

- Kiểm tra là chức năng của mọi cơ quan quản lý

- Thanh tra là chức năng quản lý của Nhà nước

- Giám sát là nhiệm vụ của mọi cơ quan, mọi thành viên trong xã hội.Kiểm tra và giám sát diễn ra một cách thường xuyên trong quá trình thựchiện, còn thanh tra diễn ra khi sự việc đã kết thúc Kiểm tra và thanh tra cóchức năng đánh giá, tư vấn, yêu cầu, còn giám sát có chức năng phát hiện,kiến nghị

Chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tựnhất định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối vừa có mốiquan hệ phụ thuộc với chức năng khác

Tóm lại: Chức năng QL có thể coi là những nhiệm vụ có tính nghềnghiệp mà tất cả các nhà quản lý phải thực hiện trong quá trình QL của mình.Các chức năng QL thể hiện bản chất của quá trình quản lý, việc thực hiện cácchức năng quản lý đảm bảo cho hoạt động quản lý tồn tại và phát triển Cácchức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó là cơ sở, điều kiệncủa nhau, nó tương tác với nhau, đan xen nhau trong một quá trình quản lýđầy năng động, sáng tạo nhằm đưa tổ chức tiếp cận mục tiêu đã xác định mộtcách có hiệu quả

1.2.2 Quản lý giáo dục

1) Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người ta nghiêncứu nó trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung cũng giống như kháiniệm về quản lý Quản lý giáo dục cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên cơ

sở cách tiếp cận khác nhau

Theo nghĩa tổng quan: Quản lý giáo dục là một hoạt động điều hành,phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu phát triển xã hội

Trang 23

Ngày nay công tác giáo dục không chỉ giới hạn thế hệ trẻ mà nó cho tất

cả mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên QLGDđược hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệthống giáo dục quốc dân

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Quản lý giáo dục là quản lý trườnghọc, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm củamình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [15, tr- 34]Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý giáo dục là hệ thống nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằmlàm cho hệ thống vận hành theo đường lối về nguyên lý GD của Đảng, thựchiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ Đưa hệ giáo dục đến mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằmđảm bảo sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống GD, đảm bảo

sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chấtlượng

Những khái niệm về quản lý giáo dục nói trên tuy có những cách diễn đạtkhác nhau song đều toát lên bản chất của hoạt động “ Quản lý giáo dục” làmột hệ thống các tác động có mục đích, có định hướng, có ý thức của bộ máyquản lý giáo dục các cấp tới các đối tượng QL theo những quy luật kháchquan nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu mong muốn

Trong QLGD, chủ thể quản lý giáo dục ở các cấp chính là bộ máyQLGD từ Trung ương đến cơ sở; đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực,

cơ sở vật chất- kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của GD & ĐT

Trang 24

2) Các nội dung quản lý giáo dục

- Xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển giáo dục

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáodục, ban hành điều lệ nhà trường Quy định mục tiêu, chương trình, nội dunggiáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học Tổchức bộ máy QLGD, thực hiện việc GD- ĐT, bồi dưỡng CBQL và giáo viên

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho giáo dục Quản lýgiáo dục được phân công, phân cấp từ Trung ương đến cơ sở

3) Quản lý giáo dục mầm non

Quản lý GDMN nằm trong hệ thống công tác quản lý nhưng khách thểquản lý là các cơ sở giáo dục mầm non, nơi thực hiện nhiệm vụ CS - GD trẻ

từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi Cũng như các bậc học khác trong hệ thống giáodục quốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý chuyên môn của bậc học từtrên xuống: Từ cấp bộ xuống cơ sở, phòng và tới các trường, lớp mầm non.Quá trình QL nhằm tác động vào quá trình giáo dục trẻ tại các trường MN tạo

ra các điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDMN thực hiện tốt mục tiêu, kếhoạch đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng CS - GD trẻ trong cáctrường MN Quản lý giáo dục có thể được hiểu là: “ Quản lý giáo dục mầmnon là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lýđến các cơ sở GDMN nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêugiáo dục đào tạo”

Quản lý giáo dục mầm non cũng như quản lý các cấp học khác đều thểhiện rõ các chức năng của công tác quản lý như: kế hoạch hoá, tổ chức, lãnhđạo, kiểm tra đánh giá các nội dung cụ thể của quá trình quản lý giáo dụcmầm non Cụ thể là:

+ Quản lý về mục tiêu của giáo dục mầm non:

Trang 25

Việc làm đầu tiên của nhà quản lý là xác định rõ mục tiêu phát triển sốlượng, quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh Vì số lượng cũng là yếu tố cầnthiết để duy trì sự phát triển của nhà trường Từ quy mô này đặt ra những yêucầu về các điều kiện thiết yếu khác để phục vụ cho sự phát triển nhà trườngtheo yêu cầu của chuyên môn.

+ Quản lý quá trình chăm sóc nuôi dưỡng

Giáo dục mầm non khác với các bậc học khác là thu hút trẻ từ 3- 72tháng tuổi là độ tuổi đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, nuôi dưỡng khoa học, đòi hỏi

sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình Bác Hồ đã từng dạy rằng: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phảiyêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được cáccháu…” (Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự thật, HN,1960, tập 5trang 263)

+ Quản lý tổ chức thực hiện chương trình dạy trẻ theo các độ tuổi

Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, việc kết hợp GD trẻ với chăm sóc trẻ, dạytrẻ trong khi chơi là một nguyên tắc cơ bản “ Trẻ học mà chơi, chơi mà học”với hình thức dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi; tạo điều kiện thuận lợi về mặt tâm lý

mà như nhiều nhà tâm lý quan tâm gọi là tạo cảm giác cho trẻ an toàn về tâm

lý Tổ chức tốt các hoạt động GD giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trítuệ, tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức…để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, tạonền móng vững chắc cho việc tiếp thu lĩnh hội có hiệu quả ở các bậc học tiếptheo Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định vị trí quan trọng của GDMN trongcuộc đời mỗi con người Nhà tâm lý học Piagiê đã khẳng định: “ Những gìxẩy ra trong lứa tuổi tiền học đường sẽ để lại dấu vết suốt đời trong quá trìnhphát triển nhân cách con người”…Do đó, việc quản lý công tác giáo dục trẻtrong các trường mầm non là hết sức quan trọng

+ Quản lý đội ngũ:

Trong trường MN đội ngũ CB, GV, NV đóng vai trò quan trọng trongviệc CSGD trẻ Công tác quản lý phải thể hiện sự phân công trách nhiệm rõ

Trang 26

ràng cho từng thành viên trong nhà trường, tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm

vụ, tạo thành một mạng lưới tổ chức với các tổ, nhóm chuyên môn, các tổchức đoàn thể và các thành viên tham gia các nội dung hoạt động của nhàtrường Đặc điểm của đội ngũ giáo viên MN chủ yếu là phụ nữ và tỷ lệ giáoviên mới qua đào tạo sơ cấp, trung cấp chiếm tỉ lệ khá cao…Do vậy mà việcquản lý, phân công đội ngũ này tham gia vào công tác CSGD trẻ có chấtlượng thực sự là một điều khó khăn Vì vậy mà các cấp QL cần tiếp tục đàotạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hoá đội ngũ là việc làmthiết thực Bởi: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chấtlượng giáo dục (Điều 15, Luật Giáo dục 2005)

+ Quản lý cơ sở vật chất và tài chính

Quản lý cơ sở vật chất đòi hỏi người quản lý phải hết sức tỉ mỉ thực hiệncác chức năng quản lý từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc kiểm tra đôn đốcbảo quản, tu sửa, sử dụng…Nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch theo hướngphát triển, khả thi và mang tính chiến lược Việc xây dựng một kế hoạch đầu

tư cho phù hợp đòi hỏi trong công tác QL phải nắm bắt được đặc điểm tìnhhình nhà trường, địa phương, hiểu biết được công việc chăm sóc giáo dục trẻ

độ tuổi mầm non…Có như vậy thì việc mua sắm trang thiết bị, xây dựngtrường lớp mới đảm bảo đúng yêu cầu

Vần đề quản lý tài chính trong trường mầm non đòi hỏi phải quản lý chặtchẽ các khoản thu chi phải rõ ràng, các nguồn kinh phí khác nhau với cácnguyên tắc sử dụng khác nhau

+ Quản lý công tác đoàn thể:

Trong trường MN cần tạo ra cơ chế tổ chức đoàn thể có sức mạnh tổnghợp để thực hiện mục tiêu Ngoài tập thể sư phạm trong trường còn có các tổchức đoàn thể khác Do đó cần có sự phối hợp đúng đắn của các tổ chức này

để tạo ra một tiềm lực mạnh mẽ cho việc thực hiện các nhiệm vụ GD- ĐT

Trang 27

Nhà quản lý cần căn cứ vào những vấn đề cơ bản của tổ chức và nhiệm

vụ cụ thể của năm học, xem xét tình hình hoạt động thực tế của tổ chức vànhiệm vụ cụ thể của năm học để có định hướng phù hợp cho các tổ chức.Định hướng phải đảm bảo cơ chế: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhândân lao động làm chủ tập thể” Vừa tạo ra được chất lượng, hiệu quả, năngsuất cao ở các hoạt động và trình độ phẩm chất của người CB, GV, NV sẽkhông ngừng phát triển

+ Công tác tham mưu và công tác xã hội hoá:

Đây là một trong những nội dung mà đòi hỏi người cán bộ quản lý cầnquan tâm Bởi với đặc thù bậc học mang tính xã hội hoá cao, cần sự quan tâmđầu tư chăm lo cho sự nghiệp GDMN, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội vềtài lực, vật lực Do vậy, một yếu tố hết sức quan trọng trong quản lý là việctinh tế trong công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, với cácđoàn thể xã hội, với hội cha mẹ học sinh để có các điều kiện cần thiết nhằmđạt mục tiêu đề ra

4) Quản lý trường mầm non

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của ngành GDMN nên quản lý trườngmầm non là khâu cơ bản của hệ thống QL ngành học Đó là quá trình tác động

có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộgiáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình CS - GD trẻ nhằm thựchiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lý trườngmầm non là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình

đó vận

hành thuận lợi và có hiệu quả

Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như sau:+ Mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 28

+ Phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ

+ Giáo viên (lực lượng giáo dục)

+ Trẻ em từ 0- 6 tuổi (đối tượng giáo dục)

+ Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ

Các nhân tố của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ có quan hệ tương hổ,trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng cho sự vận độngphát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố

Qua đây cũng cho ta thấy rằng trường MN là một tổ chức xã hội đượcxây dựng trên cơ sở tự nguyện, với sự hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân vềvật chất cũng như tinh thần Đây là một môi trường đặc biệt: vừa mang tínhchất của một trường học, vừa mang tính chất của một gia đình, giữa cô và trẻ

có mối quan hệ xã hội (cô - trò) vừa có quan hệ theo kiểu gia đình (mẹ - con).Mọi hoạt động của trẻ hoà quyện vào nhau Hoạt động của trường MN rất đadạng và phức tạp Người HT làm tốt công tác quản lý sẽ góp phần thực hiệntốt các mục tiêu cơ bản của nhà trường

+ Thu hút ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi đến trường trong địa bànhành chính nơi trường đóng

+ Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu đã đề ra.+ Thu hút các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng, quản lý và pháttriển nhà trường, tạo ra sự thống nhất các lực lượng giáo dục trong việc chămsóc giáo dục trẻ

Để thực hiện được các mục tiêu trên, trường mầm non cần thực hiệnnhững nhiệm vụ sau đây:

- Đảm bảo cho trẻ từ dưới 6 tuổi phát triển một cách toàn diện

- Tuyên truyền hướng dẫn các bậc cha mẹ những kiến thức nuôi dạy contheo phương pháp khoa học

- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáodục trẻ

Trang 29

1.2.3 Chương trình giáo dục mần non

1.2.3.1 Chương trình cải cách:

+ Cải cách là gì?

Cải cách giáo dục không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, chủ quan mà làsản phẩm của quy luật kinh tế xã hội biến đổi Đối tượng của giáo dục biếnđổi đòi hỏi phải cải cách giáo dục để phù hợp

Theo từ điển giáo dục (Nhà xuất bản Giang Tô, năm 1989) thì “ Cải cáchgiáo dục là một loại hoạt động căn cứ vào những yêu cầu và mục đích nhấtđịnh, đổi mới những bộ phận cũ, bất hợp lý trong hoạt động GD để có thể đápứng những yêu cầu kinh tế chính trị, xã hội nhất định Cải cách GD bao gồmcải cách các mặt hoạt động đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, ảnh hưởng tớiđối tượng giáo dục, cũng bao gồm những cải cách cả về tư tưởng giáo dục,chế độ giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục, trong đó cải cách giáodục cần thực hiện trước

Vậy ta có thể hiểu, cải cách giáo dục là những nỗ lực có ý thức của conngười nhằm cải tiến thực tiễn giáo dục, làm cho nó đáp ứng với yêu cầu mớicủa sự vận động và phát triển kinh tế- xã hội Cải cách giáo dục cần có lý luậnsoi đường mới thành công Nó bao gồm việc xác định những mục tiêu mới,chính sách mới, cải cách giáo dục là sự phản ánh tương lai

+ Chương trình cải cách:

Chương trình CS – GD trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo: mục tiêu giáo dụcnhằm thực thực hiện giáo dục và phát triển toàn diện trên các mặt các mặt từđức, trí, thể, mỹ Nội dung giáo dục trong chương trình được cấu trúc lạithành hai phần bao gồm nội dung chăm sóc sức khoẻ và nội dung giáo dục -phát triển Trong phần này nội dung GD được cấu trúc theo 3 hoạt động cơbản(hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và hoạt động lao động tự phục vụ).Trong đó hoạt động học tập được cấu trúc thành 6 môn học Chương trình đã

Trang 30

tổ chức theo cách tiếp cạn hoạt động và theo nội dung môn học, đảm bảo tính

hệ thống, liên tục, kế thừa trong nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục trẻ giữa các độ tuổi.Chương trình gồm:

- Chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ nhà trẻ (từ 3 đến 36 tháng)

- Chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi)

Trong thời gian qua các trường MN đa số thường sử dụng chương trìnhchăm sóc giáo dục cải cách nhà trẻ và mẫu giáo 3 độ tuổi đã nêu trên, ngoài ramột số địa phương có điều kiện thì thực hiện chương trình đổi mới hình thứcgiáo dục; còn các trường khó khăn thì sử dụng chương trình 26 tuần, chươngtrình 36 buổi, 50 bài soạn cho trẻ 5 tuổi, chương trình mẫu giáo ghép

1.2.3.2 Chương trình đổi mới hình thức:

+ Đổi mới hình thức là gì?

Đổi mới giáo dục có nội hàm tương tự như cải cách, là quá trình sửa đổicái hiện tại, bổ sung cái mới nhằm biến đổi thực trạng GD theo hướng tiến bộ,phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới giáo dục là hình thứccải cách giáo dục ở tầng, bậc thấp trước và sau cải cách giáo dục do nhu cầuchuẩn bị và hoàn thiện đổi mới giáo dục trải qua một quá trình biến đổi ngắn,tổng thể quá trình đó tạo ra cuộc cải cách giáo dục mức độ biến đổi khá

Quá trình đổi mới giáo dục Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 và theo mộttiến trình có thể chia ra các giai đoạn sau: từ năm 1990 đến 1994 tập trung đổimới hệ thống Giáo dục quốc dân, đa dạng hoá các loại hình nhà trường ( báncông, dân lập, tư thục, hình thành bậc tiểu học và trung học); từ năm 1994 đến

1998 thực hiện về đổi mới tư tưởng giáo dục, với quan điểm giáo dục là quốcsách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; từ năm 1998 đến

2002 đổi mới chế độ giáo dục; từ 2002 đến 2009 đổi mới chương trình giáodục phổ thông và thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trang 31

1.2.3.3 Chương trình thí điểm giáo dục mầm non.

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới nội dung, chương trình GDMN đồng bộ vớiđổi mới giáo dục phổ thông từ năm 2002 trở lại đây Viện chiến lược vàchương trình phối hợp với Vụ GDMN đã tiến hành tổ chức nghiên cứu, biênsoạn chương trình GDMN, sách hướng dẫn thực hiện chương trình dựa trênnhững định hướng của chương trình Dự thảo chương trình GDMN triển khaithực hiện thí điểm trên 20 tỉnh đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam Chươngtrình GDMN được xây dựng theo hướng đổi mới thích hợp góp phần nângcao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ toàn diện trong trường MN hiện nay.Chương trình GDMN này đã tiếp thu những tinh hoa của chương trìnhGDMN trong và ngoài nước Tư tưởng cốt lõi của chương trình được thể hiệnmột cách nhất quán theo các quan điểm quán triệt: mục tiêu GDMN trong giaiđoạn mới; tiếp cận hoạt động nhân cách và phát triển, giáo dục hướng vàotrẻ , lấy trẻ làm trung tâm và quan điểm tích hợp, chương trình thí điểmGDMN được thiết kế đầy đủ 5 thành tố của chương trình từ mục tiêu, nộidung, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức hoạt động, cách thức đánhgiá đến các điều kiện thực hiện chương trình; trong đó đổi mới phương phápgiáo dục, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục là cốt lõi

1.2.3.4 Chương trình giáo dục mầm non mới :

Sau 3 năm thực hiện chương trình thí điểm từ 19/9/2006 đến ngày25/7/2009 Bộ GD&ĐT có thông tư số 17/2009/TTBGD – ĐT về ban hànhgiáo dục mầm non mới được áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non.Cấu trúc chương trình GDMN mới cũng đảm bảo đầy đủ các thành tố: mụctiêu, nội dung, phương pháp, các điều kiện thực hiện chương trình và các hìnhthức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá

Về nội dung: Chương trình được cấu trúc theo các lĩnh vực phát triểncủa trẻ thông qua việc thực hiện các chủ đề giáo dục

Trang 32

Về phương pháp: điểm nhấn là tăng cường hoạt động trải nghiệm cá

nhân, hoạt động theo hứng thú về nhu cầu của trẻ

Về đánh giá: nhấn mạnh mục đích xem xét các hoạt động sư phạm trongkhoảng thời gian nhất định để có điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động tiếp theo

Ưu điểm của chương trình này là có độ mở cao, tạo điều kiện cho giáoviên sáng tạo, đưa vào các nội dung phù hợp với cuộc sống thật diễn ra xungquanh trẻ vừa được cung cấp tri thức, kỹ năng theo hệ thống một cách có chủđịnh của giáo viên vừa được học một cách tự nhiên Nhằm đạt được mục tiêutheo các lính vực phát triển của trẻ theo cuối độ tuổi nhà trẻ và cuối độ tuổimẫu giáo theo các mặt: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triểnngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ nhằm hình thành ởtrẻ những chức năng, năng lực chung của con người, phát triển tối đa tiềmnăng vốn có, hình thành những giá trị, những kỹ năng sống cần thiết cho bảnthân phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng và xã hội chuẩn bị tốt cho trẻvào học các cấp học sau Và để thực hiện chương trình đổi mới chúng ta cần:+ Đổi mới nội dung giáo dục theo chủ đề: nội dung giáo dục theo cáchình thức mang tính tích hợp nội dung giáo dục được cấu trúc theo chủ đề,nội dung các chủ điểm được đặt ra theo lứa tuổi Đối với mẫu giáo 5 – 6 tuổinội dung giáo dục được cấu trúc theo 8 chủ đề; mẫu giáo 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổinội dung giáo dục được cấu trúc theo 5 chủ đề lớn; nhà trẻ 2 – 3 tháng 4 chủđề

+ Đổi mới môi trường giáo dục: Khi đổi mới nội dung hình thức vàphương pháp giáo dục thì phải đổi mới môi trường giáo dục Việc xây dựngmôi trường giáo dục liên quan đến nội dung, hình thức, phương pháp giáo dụctrẻ Vì vậy việc xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề là vấn đề cốtlõi trong đổi mới GDMN

+ Đổi mới phương pháp GD trẻ và hình thức tổ chức các hoạt động giáodục: Đổi mới phương pháp GDMN là quá trình chuyển từ phương pháp giáo

Trang 33

dục coi “người giáo viên là trung tâm” sang phương pháp giáo dục coi “trẻ làtrung tâm” Vì vậy cần tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động, khuyến khíchtrẻ tích cực hoạt động, tích cực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề.

+ Đổi mới cách đánh giá: Việc đánh giá trong đổi mới GDMN được tiếnhành thường xuyên, nhằm phát triển những điểm mạnh và những hạn chế củatừng trẻ, qua đó GV có thể điều chỉnh biện pháp và kế hoạch giáo dục chophù hợp để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

+ Đổi mới các điều kiện thực hiện chương trình: Về tài chính đa dạngcác nguồn kinh phí, cơ sở vật chất đạt chuẩn quy định, tận dụng các điều kiện

tự nhiên sẵn có ở địa phương, tăng cường học tập, đồ dùng cho trẻ hoạt động

cá nhân, hoạt động theo nhóm

Chương trình đưa ra hướng dẫn cơ bản mang tính gợi mở, giúp giáo viênchủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình Những gợi ý hoạt động

cụ thể giúp GV linh động trong việc lựa chọn, bổ sung thay thế HĐ cho phùhợp với chủ đề, phù hợp với trẻ và phù hợp với thực tế địa phương

Trong chương trình GDMN mới này các nội dung giáo dục chủ yếuđược tổ chức “theo hướng tích hợp” và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thôngqua các HĐ đa dạng phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương Nộidung giáo dục và các hoạt động giáo dục được lựa chọn, thiết kế xoay quanhcác chủ đề sẽ tạo thành sự gắn kết, tác động hổ trợ, bổ sung cho nhau mộtcách hợp lý, tự nhiên Đồng thời khi tổ chức hoạt động của một lĩch vực giáodục phát triển nào đó, giáo viên có thể chủ động kết hợp, hợp lý ( khônggượng ép) nội dung giáo dục của lĩnh vực khác để tác động nhiều mặt pháttriển khác nhau ở trẻ

1.3 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON

1.3.1 Vai trò của người hiệu trưởng trường mầm non:

Trang 34

Luật giáo dục khoản 1, điều 54 ghi rõ: “Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩmquyền bổ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm”.

Khoản 1 điều 16, điều lệ trường mầm non quy định: HT nhà trường, nhàtrẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ

Hiệu trưởng của nhà trường là chủ thể QL, có thẩm quyền cao nhất vềhoạt động chuyên môn và hành chính trong nhà trường Trong công tác điềuhành, HT là người chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi côngviệc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học cũng như

kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn mà tập thể đã đặt ra

Là người đứng đầu một đơn vị cơ sở của ngành học MN, người hiệutrưởng chịu trách nhiệm trước đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trênquản lý nhà trường, trực tiếp điều khiển mọi hoạt động của nhà trường, đảmbảo cho trường MN thực hiện đầy đủ mọi nhiệm vụ chính trị ngành học đề ra.Hiệu trưởng còn là người tham mưu tích cực đảm bảo sự lãnh đạo sát sao cụthể của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đồng thời tạo mối liên hệchặt chẽ với các tổ chức hữu quan nhằm tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ của toàn dântrong việc xây dựng nhà trường vững mạnh và phát triển

Tóm lại: trong quản lý trường MN, để thực hiện có hiệu quả các chứcnăng cơ bản của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) thì ngườihiệu trưởng phải thể hiện được các vai trò chủ yếu:

+ Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ,quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chươngtrình, phương pháp, đánh giá chất lượng giáo dục

+ Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhânlực và hỗ trợ sư phạm cho đội ngũ nhân lực GD của nhà trường để mọi hoạt

Trang 35

động của nhà trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dungchương trình, phương pháp giáo dục.

+ Chủ sự tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vậtchất nhằm đáp ứng các hoạt động của nhà trường

+ Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa GD nhà trường với GD gia đình

và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường tromg một môitrường lành mạnh, đồng thời tổ chức vận hành hệ thống thông tin giáo dục, hệthống QLGD và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạtđộng giáo dục và quản lý giáo dục tại nhà trường

Nhưng người hiệu trưởng cũng không thể thiếu được các vai trò lãnh đạo.+ Chỉ đường và hoạch định: Vạch ra tầm nhìn, sứ mạng mục tiêu và cácgiá trị nhà trường (xây dựng chiến lược phát triển nhà trường)

+ Thu hút, dẫn dắt: Tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồnlực để phát triển toàn diện nhà trường

+ Thúc đẩy phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thànhtích Từ đó dẫn đến vai trò: nhà lãnh đạo và nhà quản lý:

- Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững

- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vai trò lãnhđạo của người HT và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường

1.3.2 Nhiệm vụ chủ đạo của người hiệu trưởng

Một là: Tổ chức, chỉ đạo tốt việc nuôi dạy, chăm sóc các cháu nhằm đạtnhững yêu cầu đã quy định của chương trình giáo dục mầm non

Nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ là nhiệm vụ chủ yếu của trường MN Vìvậy đó cũng là nhiệm vụ trung tâm trong công tác chỉ đạo của người hiệutrưởng Trong quá trình quản lý trường MN, người hiệu trưởng phải luôn luônhướng mọi mặt công tác của nhà trường phục vụ cho nhiệm vụ này

Trang 36

Hai là: Tổ chức tốt công tác phát triển để đảm bảo chỉ tiêu số lượng vàchất lượng GDMN Đây là nhiệm vụ chủ yếu đảm bảo cho trường tồn tại vàphát triển Trong đó chất lượng GD là điều kiện quan trọng bậc nhất đểthu hút trẻ đến trường Không có chất lượng tốt thì khó có thể đảm bảo về

số lượng

Ba là: Kiện toàn bộ máy tổ chức, lãnh đạo thống nhất, xây dựng đội ngũcán bộ, công nhân viên, giáo viên có tay nghề vững mạnh, có tinh thần caotrong công việc Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác thi đua và quản

lý lao động nhà trường

Bốn là: Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng có hiệu quảcác trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục, chỉ đạo công tácquản trị hành chính trong trường

Muốn nâng cao chất lượng GD toàn diện thì những điều kiện về cơ sởvật chất của trường MN như: trường lớp, bàn ghế, đồ dùng dạy học, sân chơi,

đồ chơi…là những yếu tố không thể thiếu được Vì vậy người HT phải có kếhoạch xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị của nhàtrường Một mặt cần phải có sự đầu tư của nhà nước một mặt cần vận độngnhân dân đóng góp hỗ trợ để hoàn chỉnh dần cơ sở vật chất trang thiết bị củanhà trường, đồng thời phải chỉ đạo GV, cán bộ công nhân viên bảo quản vàphát huy được tác dụng tích cực của những trang thiết bị đó trong công tácCSGD trẻ

Năm là: Tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, kếthợp, phối hợp với các đoàn thể, các ban ngành, phụ huynh trong việc thựchiện kế hoạch hàng năm của nhà trường

Thực hiện tốt nhiệm vụ này trường mầm non mới có sự lãnh đạo sát saocủa các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương mới có được phương hướngphát triển đúng đắn đồng thời vận động, huy động được các nguồn lực vật

Trang 37

chất tinh thần, sự đóng góp thiết thực của các tổ chức và nhân dân địa phương

để xây dựng và phát triển nhà trường Người HT cần thực hiện tốt nhiệm vụnày với tinh thần chủ động, kiên trì và có kế hoạch

Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, người hiệu trưởng mầm non cầnphấn đấu để đạt tới những yêu cầu phẩm chất năng lực nhất định

1.3.3 Một số yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng của cán bộ quản lý giáo dục mầm non

1) Có tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống tốt

Gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành thực hiện mọi chủ trương chínhsách, quy định của Ngành, của bậc học; có khả năng tư duy sắc sảo và nhữnglập luận xác đáng để bảo vệ đường lối của Đảng, của Ngành Thể hiện thái độluôn nhìn tập thể bằng con mắt của nhà chính trị, luôn đấu tranh cho lợi íchtập thể, có năng lực điều khiển những lệch lạc trong tư tưởng của cán bộ, giáoviên, nhân viên trong tập thể mà mình quản lý chân thành, cởi mở, tôn trọngđồng nghiệp; phấn khởi, yên tâm công tác, tận tụy với công việc quản lý đượcgiao, có ý thức tự học, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn

2) Say mê trong công tác quản lý giáo dục mầm non

Mọi sáng kiến, sự thạo việc quản lý đều bắt đầu từ niềm say mê trongcông việc Người CBQL phải thể hiện lòng yêu nghề, thương yêu và quý trẻbằng cái quan tâm của người mẹ Bên cạnh đó người CBQL phải biết giáodục, thuyết phục các thành viên trong tập thể say mê với công việc chăm sócgiáo dục trẻ - đây là một yêu cầu tương đối khó, bởi lẽ công tác GDMN cònnhiều khó khăn và vất vả

Vì vậy để làm được điều này người CBQL phải hết sức kiên trì, mẫu mực

3) Nắm vững kiến thức khoa học quản lý

- Phải có hiểu biết cơ bản về khoa học quản lý

- Biết tổ chức các hoạt động của đơn vị đạt kết quả cao

Trang 38

- Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.

4) Mềm mỏng, khéo léo và trung thực

- Phải biết tập hợp quần chúng, phát huy tốt nhất những năng lực củamọi thành viên: Chủ động điều hành công việc cũng như ứng xử khéo léo vớicác thành viên trong tập thể (đạt mình vào vị trí của người khác mà suy xét),phải nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm tính cách của từng người, biếtthông cảm, chia sẻ, chăm sóc động viên họ những lúc cần thiết

- Phải thực sự dân chủ, văn minh, lịch sự, gần gũi, chân thành, cởi mở đểtạo sự tin yêu, quý mến của tập thể sư phạm nhà trường

5) Hoạt động quản lý phải có hiệu quả

Chất lượng hoạt động GDMN được xã hội, đồng nghiệp đánh giá cao,muốn đạt được đòi hỏi người quản lý phải:

- Tinh thần trách nhiệm cao trong công tác: tận tụy – siêng năng

- Thực hiện nguyên tắc quản lý – trách nhiệm cá nhân trong quản lý đểhạn chế bớt những sai lầm trong quản lý

6) Phong cách sư phạm

Phải là tấm gương sáng, mẫu mực về phong cách trước tập thể từ việc điđứng, nói năng điềm đạm, ăn mạc giản dị - đúng mực, cách làm việc khoahọc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc thể hiện tính khoa học, gọn gàng, ngănnắp…

7) Khả năng quyết đoán và sáng tạo (dám nghĩ dám làm)

Người CBQL thường phải đối mặt với nhiều tình huống bất thường vàcũng phải ra những quyết định quản lý tức thì, phải có phản ứng nhanh, thôngminh, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí và nghịlực (nhất là trong tham mưu với Lãnh đạo cấp trên với địa phương)

8) Có khả năng làm chủ bản thân.

Trang 39

- Phải có sức khỏe (làm việc khoa học, điều chỉnh ăn – ngủ), có tính kiêntrì, khả năng chịu đựng cao, không nóng vội, không hành động bột phát, khôngdao động, có khả năng chịu đựng sức ép công việc và điều chỉnh thăng bằng.

9) Khả năng thực hiện yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non

- Phải nhạy bén trong việc nắm bắt và áp dụng việc đổi mới chương trìnhGDMN, đi đầu trong việc nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng để cập nhật nhữngkiến thức mới trong chỉ đạo chương trình GDMN

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng CB cấpdưới và GV trong đổi mới CT, tổ chức thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị

10) Một số yêu cầu khác

- Có lòng nhân ái – khoan dung

- Công bằng, khách quan trong công việc và đối xử với mọi người, trongđánh giá nhận xét cán bộ, giáo viên, nhân viên dưới quyền; bố trí công việc,giải quyết công việc có tình có lý Đặc biệt không được thiên vị các nhântrong giải quyết công việc của tập thể;

- Tôn trọng nhân phẩm người khác: Luôn biết quan tâm tới mọi người,

có biện pháp sư phạm tốt để bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn chođồng nghiệp Không thể có hành vi xem thường trình độ và nghiệp vụ của đồngnghiệp khi họ có khuyết điểm, chân tình, gần gũi, giúp đỡ họ cùng tiến bộ

11) Một số kỹ năng chuyên biệt

- Kỹ năng lập kế hoạch;

- Kỹ năng ra quyết định quản lý;

- Kỹ năng tổ chức (công tác tổ chức);

- Kỹ năng kiểm tra;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng tham mưu;

- Kỹ năng tìm hiểu và khai thác thông tin về GDMN trên

Trang 40

1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như chỳng ta đó biết, lý luận là hệ thống những tri thức đó được khỏiquỏt, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về cỏc quy luật và mối quan hệ cơ bảncủa hiện thực Lý luận và thực tiễn luụn luụn nằm trong một thể thống nhấtgắn bú chặt chẽ với nhau, tỏc động tương hỗ lẫn nhau Vỡ vậy, khi đặt vấn đềnghiờn cứu của một số biện phỏp quản lý việc thực hiện chương trỡnh giỏodục mầm non mới, trước hết chỳng tụi cần làm sỏng tỏ một số cơ sở lý luận

cú liờn quan

Trong phần trỡnh bày trờn đó đi sõu phõn tớch và khỏi quỏt hoỏ một cỏchngắn gọn lịch sử vấn đề nghiờn cứu; đó nờu lờn những nội dung cơ bản, cốt lừicủa cỏc khỏi niệm liờn quan đến vấn đề nghiờn cứu như: quản lý, chức năngquản lý, quản lý giỏo dục, quản lý giỏo dục mầm non, cỏc chương trỡnh giỏodục mầm non, quản lý thực hiện chương trỡnh giỏo dục mầm non mới và một

số vấn đề khác có liờn quan

Với phần lý luận như trờn, chỳng tụi đi vào phõn tớch sự đổi mới chươngtrỡnh giỏo dục mầm non và biện phỏp quản lý của Hiệu trưởng cỏc trườngmầm non trờn địa bàn tỉnh Quảng Bỡnh

Ngày đăng: 25/07/2015, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aurapu F.FL, Quản lý là gì, NXB khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý là gì
Nhà XB: NXB khoa học và Kỹ thuật
2. Đặng Quốc Bảo, Khái niệm quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục số 1, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục
3. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn, Trường cán bộ quản lý GD - ĐT, Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn
4. Nguyễn Phúc Châu, Bài giảng về quản lý nhà trường, Học viên QLGD ( Bài giảng Cao hoc, 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng về quản lý nhà trường
5. Phạm Minh Hạc, Văn hoá và giáo dục, NXB Giáo dục 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá và giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục 1998
6. Nguyễn Thị Hiền, Phẩm chất và kỹ năng người cán bộ quản lý giáo dục mầm non, tập bài giảng dành cho lớp nâng cao kỹ năng quản lý GDMN, Học viện QLGD, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phẩm chất và kỹ năng người cán bộ quản lý giáo dục mầm non, tập bài giảng dành cho lớp nâng cao kỹ năng quản lý GDMN
7. Vũ Thị Thu Hằng, Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm giáo dục mầm non của Hiệu trưởng trường mầm non, Học viện Quản lý giáo dục (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm giáo dục mầm non của Hiệu trưởng trường mầm non
8. M.I. Kônđacôp, Cơ sở lý luận khoa học giáo dục, Trường cán bộ quản lý Trung ương I, Hà Nội 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận khoa học giáo dục
9. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non Quận 3 – thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Quản lý giáo dục (Luận văn thạc sĩ giáo dục2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non Quận 3 – thành phố Hồ Chí Minh
10. Tạ Ngọc Thanh, Đánh giá và kích thích sự phát triển của trẻ 3-6 tuổi, NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và kích thích sự phát triển của trẻ 3-6 tuổi
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Dương Văn Vang , Một số vấn đề quản lý trường mầm non , NXB ĐHSP 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: t số vấn đề quản lý trường mầm non
Nhà XB: NXB ĐHSP 1996
13. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2006
14. Bộ giáo dục và đào tạo, “Phát triển giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới”, Kỉ yêu hội thảo,Hà nội 11- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới
15. Bộ giáo dục và đào tạo, “Điều lệ trường mầm non”, NXB giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non”
Nhà XB: NXB giáo dục
16. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
17. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới năm học 2010 – 2011, Hà nội 8-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới năm học 2010 – 2011
18. Bộ Giáo dục và đào tạo (Vụ giáo dục mầm non ) “Hướng dẫn tài liệu thực hiện đổi mới hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo” 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn tài liệu thực hiện đổi mới hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo”
19. Bộ giáo dục và đào tạo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Thông tư....2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc học mầm non, Thông tư 13/ TT-BGD&amp;ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc học mầm non
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009. Hà nội 8-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w