MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực Giáo dục và đào tạo. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên và đi trước. Mục tiêu cốt lõi của GD&ĐT là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý giáo dục; về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính”. Nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhiều chính sách ưu đãi cho giáo dục mầm non đã được Chính phủ ban hành, đặc biệt là chú trọng đến công tác tuyên truyền, phát huy ảnh hưởng của giáo dục mầm non sâu rộng trong cộng đồng, huy động xã hội hóa trong cộng đồng dân cư cùng chăm lo đầu tư cho giáo dục. Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23/6/2006 phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tư thục; thực hiện triệt để công tác xã hội hoá; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non …” hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Đó là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước, là một quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục hướng tới công tác giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với một số hoạt động trong đó có lĩnh vực giáo dục cũng cho thấy, việc thực hiện xã hội hoá nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, và còn là tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, giáo dục mầm non đã có những bước phát triển không ngừng. Trước tiên phải kể đến là sự phát triển về quy mô trường lớp được mở rộng nhanh chóng, bên cạnh các trường công lập là các loại hình trường ngoài công lập - không ngừng gia tăng về số lượng trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và ở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng. Với quy mô và mạng lưới trường không ngừng được mở rộng, mầm non ngoài công lập đã giúp việc tăng tỉ lệ huy động trẻ mầm non đến trường, lớp, phần nào giúp việc giảm tải trong các trường mầm non công lập, đặc biệt tại các thành phố lớn, các khu vực đông dân cư, những nơi chưa được nhà nước đầu tư xây dựng các trường lớp mầm non trên địa bàn. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ em. Giáo dục mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc tạo dựng cho trẻ thơ một nhân cách phát triển toàn diện. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả nhân loại. Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đã đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”, “Bằng chứng cho thấy rằng, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn”. Điều 21, 22, Luật giáo dục năm 2005 (Luật sửa đổi bổ sung năm 2009) đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mầm non “giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”, “mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”. Muốn làm tốt vấn đề đó thì trước hết phải tăng cường công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong các trường mầm non. Bởi trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên phụ trách việc nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ trực tiếp hàng ngày. Đội ngũ giáo viên là lực lượng góp phần vô cùng to lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong mỗi trường mầm non. Để đạt mục đích đó thì việc bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, không ngừng nâng cao trình độ cho giáo viên của ban giám hiệu nói chung mà trước hết của người Hiệu trưởng là hết sức quan trọng, là nhân tố chính góp phần quyết định thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Chất lượng hoạt động chuyên môn nói chung, của từng giáo viên nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. “Hiệu trưởng là người có trách nhiệm quyết định trong nhà trường làm cho nó tốt hay xấu” (Phạm Văn Đồng) Tuy nhiên sự thành công hay thất bại trong nhà trường không chỉ do cán bộ quản lý, mà đội ngũ giáo viên cũng là lực lượng quan trọng làm nên thắng lợi của nhà trường. Trước những yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non trong các trường mầm non tư thục còn những bất cập cả về số lượng, hạn chế về trình độ và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong gia đoạn hiện nay. Việc quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non nói chung và trường mầm non Tư thục nói riêng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Tư thục. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội” để nghiên cứu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên mầm non tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. 3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục. 4.2. Khách thể điều tra: Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của 9 trường mầm non Tư thục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội, cán bộ Phòng Giáo dục mầm non Sở GD&ĐT Hà Nội, cán bộ Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội, một số phụ huynh học sinh. 4.3. Địa bàn nghiên cứu: Gồm 9 trường mầm non Tư thục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội là: MN Chip chip, MN Hương Dung, MN Victoria, MN Nốt nhạc vui, MN Smile Kids, MN Việt Mĩ, MN Vầng Trăng, MN Smart Kids, MN Tiny Bear. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên các trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quản lý còn có những bất cập, do các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chưa thật hợp lý, chưa thật khoa học. Vì vậy, nếu Hiệu trưởng áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với những nét đặc thù của khối trường mầm non Tư thục do tác giả đã đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên đối với việc thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non các trường mầm non Tư thục trên địa bàn quận. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa được một số lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng đối với giáo viên trường mầm non 6.2. Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ 6.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục bao gồm: + Các tài liệu, các văn kiện của Đảng, của nhà nước có liên quan đến nhà trường mầm non Tư thục (Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non Tư thục...). + Các kết quả nghiên cứu, tài liệu về hoạt động quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn, thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục trong thời gian qua. - Phương pháp chuyên gia: Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các cán bộ quản lý giáo dục để khảo sát tình hình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: xin ý kiến từ các Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sung vào quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục. - Phương pháp khảo nghiệm: xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, phỏng vấn và các kết quả nghiên cứu, các biện pháp được đề xuất trong luận văn. 7.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp Toán thống kê (Spearman, tính %, sơ đồ hóa, mô hình hóa) để chứng minh, phân tích, xử lý số liệu điều tra, định lượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ra các kết luận khoa học), sử dụng phần mềm tin học và sử dụng các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phục vụ nghiên cứu và biểu đạt các kết quả nghiên cứu. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên các trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng nói riêng và của Hiệu trưởng các trường mầm non Tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần ký hiệu viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
Trang 1Ban lãnh đạo, Trung tâm ĐT SĐH – BDNG&CBQLGD, tập thể các thầy cô giáo Học viện Quản lý giáo dục đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện, cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn Đặc biệt,
tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hà Thế Truyền đã tận tình trực tiếp hướng dẫn
khoa học, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục mầm non Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng đã nhiệt tình, tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng lực quản lý của bản thân có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn quý báu của quý thầy
cô, các nhà khoa học trong hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Ngọc Anh
Trang 2Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Vũ Ngọc Anh
Trang 3Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Một số lý luận cơ bản của đề tài 10
1.2.1 Quản lý 10
1.2.2 Quản lý giáo dục 16
1.2.3.Nghề nghiệp và chuyên môn nghề nghiệp 19
1.2.4 Giáo viên mầm non và hoạt động chuyên môn 21
1.2.5 Trường mầm non Tư thục và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 23
1.2.6 Biện pháp, biện pháp quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 25
1.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục 27
1.3.1 Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục 27
1.3.2 Những đặc điểm của trường mầm non Tư thục 30
1.3.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục 30
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục 34
1.4.1 Yếu tố khách quan 34
1.4.2 Yếu tố chủ quan 36
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39 2.1.Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưng –
Trang 5của Quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội 40
2.2.1.Tình hình chung về giáo dục mầm non và giáo dục mầm non Tư thụcquận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội trong những năm qua 402.2.2 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của trường mầm non Tư thục sovới trường mầm non Công lập của quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 45
2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 49
2.3.1 Vài nét về mẫu nghiên cứu và cách xử lý số liệu khảo sát 492.3.2 Thực trạng chuyên môn của giáo viên mầm non trường mầm non Tưthục quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội 512.3.3 Nhận thức về vị trí vai trò hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệutrưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục 522.3.4 Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên trườngMNTT 542.3.5 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trường cho giáoviên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 57
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên các trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 68
2.4.1 Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra 682.4.2 Vai trò của Hiệu trưởng và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡngchuyên môn đã được sử dụng 692.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động BDCM của Hiệu trưởng chogiáo viên trường MNTT quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 73
2.5 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 78
2.5.1 Đánh giá mặt thành công của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 782.5.2 Đánh giá mặt hạn chế của hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn 79
2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDCM cho
Trang 6động BDCM cho giáo viên trường MNTT 81
2.6.2 Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên trường MNTT 82
Tiểu kết chương 2 83
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 84
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 84
3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên mầm non Tư thục 86
3.2.1 Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn và dài hạn của nhà trường trên cơ sở cá nhân tự đăng ký 86
3.2.2.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn có trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chăm sóc - giáo dục của trường mầm non trong từng giai đoạn 90
3.2.3 Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một cách khoa học 94
3.2.4 Quản lý đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn 98
3.2.5 Động viên và khuyến khích việc tự bồi dưỡng của giáo viên 103
3.2.6 Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường MNTT 106
3.2.7 Quản lý việc thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn 109
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 111
3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất 112
Tiểu kết chương 3 119
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 7Bảng 2.1: Số lượng trẻ cấp học mầm non quận Hai Bà Trưng 41
Bảng 2.2: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non 42
Bảng 2.3: Số lượng đội ngũ CBQL, GV trường MN quận Hai Bà Trưng 44
Bảng 2.4 Thực trạng trình độ đào tạo của GV trường MN quận Hai Bà Trưng 44
Bảng 2.5: Thực trạng về độ tuổi của GV trường MN quận Hai Bà Trưng 45
Bảng 2.6: Số liệu về 9 trường tiến hành khảo sát 49
Bảng 2.7: Sơ lược về khách thể chọn nghiên cứu 50
Bảng 2.8: Thực trạng nhận thức về vị trí vai trò của BDCM của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục 52
Bảng 2.9: Biểu hiện về vai trò của BDCM của Hiệu trưởng cho 53
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp nhu cầu BDCM của giáo viên trường MNTT 54
Bảng 2.11: Tổng hợp số lượng đánh giá các lĩnh vực chuyên môn cần BDCM cho giáo viên 55
Bảng 2.12: Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn của HT cho 57
Bảng 2.13: Thực trạng về hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 62
Bảng 2.14: Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 64
Bảng 2.15: Thực trạng mức độ phù hợp về thời gian tổ chức BDCM cho GVMN 66
Bảng 2.16: Thực trạng hình thức kiểm tra, đánh giá sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường MNTT 66
Bảng 2.17: Thống kế ý kiến về vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục trong hoạt động BDCM cho giáo viên: 69
Bảng 2.18: Những biện pháp Hiệu trưởng đã sử dụng trong công tác quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên 70
Bảng 2.19: Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BDCM 73
Bảng 2.20: Thực trạng tổ chức hoạt động BDCM cho GV trường MNTT 74
Bảng 2.21: Thực trạng chỉ đạo hoạt động BDCM cho GV trường MNTT 75
Bảng 2.22: Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động BDCM cho GV trường MNTT 77
Bảng 2.23: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc QL hoạt động BDCM cho GV trường MNTT 81 Bảng 2.24: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDCM
Trang 8Bảng 3.1: Thống kê ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 113
Bảng 3.2: Thống kế ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 115
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 117
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ CỦA ĐỀ TÀI Sơ đồ 1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý 12
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý 15
Sơ đồ 1.3: Quản lý Giáo dục Mầm non 18
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 112
Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 114
Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 116
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 118
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực Giáo
dục và đào tạo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định:
“Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và làquốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên và đi trước Mục tiêu cốt lõi củaGD&ĐT là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam Phảiđổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tácquản lý giáo dục; về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương phápđánh giá chất lượng giáo dục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính”
Nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhiều chính sách
ưu đãi cho giáo dục mầm non đã được Chính phủ ban hành, đặc biệt là chú trọng đếncông tác tuyên truyền, phát huy ảnh hưởng của giáo dục mầm non sâu rộng trongcộng đồng, huy động xã hội hóa trong cộng đồng dân cư cùng chăm lo đầu tư chogiáo dục
Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23/6/2006 phêduyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là:
“khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tư thục; thực hiện triệt để côngtác xã hội hoá; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội nghềnghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầmnon …” hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nềngiáo dục quốc dân Đó là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầnglớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhànước, là một quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩađối với sự nghiệp phát triển giáo dục hướng tới công tác giáo dục thực sự là sựnghiệp của dân, do dân và vì dân Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ banhành ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với một số hoạtđộng trong đó có lĩnh vực giáo dục cũng cho thấy, việc thực hiện xã hội hoá nhằm
Trang 10phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo
sự nghiệp giáo dục, và còn là tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quảgiáo dục ở mức độ ngày càng cao
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, giáo dục mầm non đã có nhữngbước phát triển không ngừng Trước tiên phải kể đến là sự phát triển về quy môtrường lớp được mở rộng nhanh chóng, bên cạnh các trường công lập là các loại hìnhtrường ngoài công lập - không ngừng gia tăng về số lượng trường mầm non tư thụctrên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và ở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nóiriêng Với quy mô và mạng lưới trường không ngừng được mở rộng, mầm non ngoàicông lập đã giúp việc tăng tỉ lệ huy động trẻ mầm non đến trường, lớp, phần nào giúpviệc giảm tải trong các trường mầm non công lập, đặc biệt tại các thành phố lớn, cáckhu vực đông dân cư, những nơi chưa được nhà nước đầu tư xây dựng các trường lớpmầm non trên địa bàn
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặtnền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ em Giáo dục mầm non có ảnhhưởng lớn đến việc tạo dựng cho trẻ thơ một nhân cách phát triển toàn diện Chính vì
lẽ đó việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non đang là một trong những mối quan tâmhàng đầu của cả nhân loại
Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005,
UNESCO đã đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”, “Bằng chứng cho thấy rằng, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và
xã hội tốt hơn”.
Điều 21, 22, Luật giáo dục năm 2005 (Luật sửa đổi bổ sung năm 2009) đã xác
định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mầm non “giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”, “mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”
Muốn làm tốt vấn đề đó thì trước hết phải tăng cường công tác quản lý hoạt
Trang 11động bồi dưỡng chuyên môn trong các trường mầm non Bởi trong trường mầm non,đội ngũ giáo viên phụ trách việc nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ trực tiếp hàngngày Đội ngũ giáo viên là lực lượng góp phần vô cùng to lớn trong việc nâng caochất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong mỗi trường mầm non Để đạt mục đích đóthì việc bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, không ngừng nâng cao trình độ chogiáo viên của ban giám hiệu nói chung mà trước hết của người Hiệu trưởng là hết sứcquan trọng, là nhân tố chính góp phần quyết định thực hiện mục tiêu chăm sóc giáodục trẻ mầm non.
Chất lượng hoạt động chuyên môn nói chung, của từng giáo viên nói riêng phụthuộc rất lớn vào vai trò quản lý của Hiệu trưởng Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm trước nhà nước và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giáo dục của nhà trường “Hiệu trưởng là người có trách nhiệm quyết định trong nhà trường làm cho nó tốt hay xấu” (Phạm Văn Đồng)
Tuy nhiên sự thành công hay thất bại trong nhà trường không chỉ do cán bộquản lý, mà đội ngũ giáo viên cũng là lực lượng quan trọng làm nên thắng lợi của nhàtrường Trước những yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non trong các trường mầm non
tư thục còn những bất cập cả về số lượng, hạn chế về trình độ và chưa đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới giáo dục trong gia đoạn hiện nay Việc quản lý tốt hoạt động bồidưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non nói chung vàtrường mầm non Tư thục nói riêng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, nângcao chất lượng giáo dục mầm non Tư thục
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội” để nghiên cứu với mục đích góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng phát triển đápứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên
Trang 12môn nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệutrưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố HàNội, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên mầm non tư thục quậnHai Bà Trưng - thành phố Hà Nội.
3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trường mầm non Tưthục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trườngmầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
- thành phố Hà Nội, một số phụ huynh học sinh.
4.3 Địa bàn nghiên cứu: Gồm 9 trường mầm non Tư thục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội là: MN Chip chip, MN Hương Dung, MN Victoria, MN Nốt nhạc vui, MN Smile Kids, MN Việt Mĩ, MN Vầng Trăng, MN Smart Kids, MN Tiny Bear.
5 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên cáctrường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng trong thời gian qua đã đạt được kếtquả nhất định Tuy nhiên, trong quản lý còn có những bất cập, do các biện phápquản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chưa thật hợp lý, chưa thật khoa học Vìvậy, nếu Hiệu trưởng áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn phù hợp với những nét đặc thù của khối trường mầm non
Tư thục do tác giả đã đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của
Trang 13đội ngũ giáo viên đối với việc thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầmnon các trường mầm non Tư thục trên địa bàn quận.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Hệ thống hóa được một số lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng đối với giáo viên trường mầm non
6.2 Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
6.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ 6.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thựctiễn có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng chogiáo viên trường mầm non Tư thục bao gồm:
+ Các tài liệu, các văn kiện của Đảng, của nhà nước có liên quan đến nhàtrường mầm non Tư thục (Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Quy chế tổ chức
và hoạt động trường mầm non Tư thục )
+ Các kết quả nghiên cứu, tài liệu về hoạt động quản lý giáo dục, quản lý hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tàiluận văn, thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về quản lýhoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tưthục trong thời gian qua
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các cán bộquản lý giáo dục để khảo sát tình hình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn củahiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố
Hà Nội
Trang 14- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: xin ý kiến từ các Hiệu trưởng trường mầmnon Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sungvào quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trườngmầm non Tư thục.
- Phương pháp khảo nghiệm: xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ quản
lý giáo dục, phỏng vấn và các kết quả nghiên cứu, các biện pháp được đề xuất trongluận văn
7.3 Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp Toán thống kê (Spearman, tính
%, sơ đồ hóa, mô hình hóa) để chứng minh, phân tích, xử lý số liệu điều tra, địnhlượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ra các kết luận khoa học), sử dụng phần mềm tinhọc và sử dụng các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phục vụ nghiên cứu và biểu đạt cáckết quả nghiên cứu
8 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môncủa Hiệu trưởng cho giáo viên các trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng nóiriêng và của Hiệu trưởng các trường mầm non Tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nộinói chung
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần ký hiệu viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho
giáo viên trường mầm non
Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thụcquận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng
cho giáo viên trường mầm non Tư thục quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
CỦA HIỆU TRƯỞNG CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học quản lý đã đi vào tất cả các lĩnh vựchoạt động của con người và trở thành hoạt động mang tính phổ biến trong xã hội loàingười
Nếu nói giáo dục là hiện tượng xã hội, vĩnh hằng thì quản lí giáo dục cũng nhưvậy Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội loàingười, của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó mộtcách sáng tạo, làm cho xã hội và bản thân con người phát triển không ngừng
Giáo dục ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ lại cho người học hiểubiết những tri thức, kỹ năng đã có do con người tích lũy được từ ngàn xưa, mà phảidạy cho người học biết vận dụng những điều đã biết, đã hiểu ấy vào các lĩnh vựckhác của đời sống xã hội Không những vậy, giáo dục phải khơi dậy, làm sống lạinhững tiềm năng sẵn có của con người làm cho người học trở nên năng động, sángtạo luôn mong muốn tìm tòi, khám phá và phát hiện thêm những tri thức mới trên nềnnhững tri thức đã biết Để đạt mục đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉđạo việc thực thi cơ chế nêu trên
Từ xưa đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý Ở phương Đông cổ đại, đặcbiệt là ở Trung Hoa đã xuất hiện những nhà tư tưởng về quản lý lỗi lạc như Khổng
Tử (551 - 479 TCN), Mạnh Tử (312 - 289 TCN) chủ trương dùng “Đức trị”, nhấnmạnh vai trò làm chủ của nhân dân và trách nhiệm phục vụ dân của người cầmquyền Trong khi đó, Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN), Thượng Ưởng lại quan tâm đếnquyền lực, chủ trương dùng "Pháp trị" để quản lý xã hội
Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, tư tưởng quản lý cũng đã xuất hiện từ tiền Lêhướng vào “Pháp trị”, thời nhà Lý hướng vào "Đức trị", thời hậu Lê kết hợp “Đức trị
và Pháp trị”
Trang 16Một số công trình của tác giả nước ngoài như: M.I Konđakov - Cơ sở lý luậnkhoa học quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học giáodục 1984; Hard - Koontz - Những vấn đề cốt yếu về quản lý -Nhà xuất bản khoa học
kỹ thuật 1992, các trường phái quản lý của Frederich Winslow Taylor
Nhiều nhà khoa học sư phạm trong nước với các công trình nghiên cứu về quản
lý giáo dục như: Đặng Quốc Bảo Một số khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục Trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Trung ương I, Hà Nội 1997; Trần Kiểm -Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục - NXB Đại học Sư phạm, 2009;Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo - Quản lý giáo dục -Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2009 Phạm Khắc Chương (2004) Lý luận quản lýgiáo dục đại cương ĐHSP Hà Nội, Những công trình nghiên cứu của các tác giả
-đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận, bản chất, quy trình, phương pháp, nghệ thuật quản lý và quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Nhận định được tầm quan trọng của giáo dục trong thời đại ngày nay Đảng ta
đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sựphát triển Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”
Tác giả Hà Sĩ Hồ viết: “Hiệu trưởng là người luôn biết kết hợp một cách hữu cơ
sự quản lý và dạy và học với sự quản lý các quá trình bộ phận Hoạt động dạy và họccác bộ môn và hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy nhằm làm cho tác động giáodục hoàn chỉnh và trọn vẹn”.[26]
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên đểnâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trongcác trường mầm non Tư thục nói riêng là một vấn đề thời sự và được nhiều ngườiquan tâm Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các nhà nghiên cứu đã đứng ở các góc
độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn hiệu,nhưng đều chung một mục đích là mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáodục trong các nhà trường Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tôi thấy rằng, đã cónhiêu công trình nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động chuyên môn như:
+ Luận văn thạc sĩ QLGD Nguyễn Thị Thúy (2002): “Các biện pháp nâng cao
Trang 17năng lực quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mầm non Hà Nội”
+ Luận văn thạc sĩ QLGD Nguyễn Thị Loan (2002): “Một số biện pháp quản
lý của Hiệu trưởng nhằm tăng cường công tác chuyên môn cho đội ngũ giáo viênmầm non tỉnh Thái Nguyên”
+ Luận văn thạc sĩ QLGD Đinh Thị Bích Thủy (2012) “Quản lý hoạt độngbồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên mầm non ngoài công lập tại quận HoàngMai, thành phố Hà Nội”
+ Luận văn thạc sĩ QLGD Nguyễn Thị Bích Thúy (1999): “Các biện phápquản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở tỉnh Quảng Nam”
+ Luận văn thạc sĩ QLGD Nguyên Văn Tiến (2000): “Một số biện pháp nângcao Hiệu quả quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS ngoại thành HảiPhòng”
+ Luận văn thạc sĩ QLGD Phạm Quỳnh Anh (2000): “Hoàn thiện một số biệnpháp quản lí chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPTDL Hà Nội”
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đề cập đến hoạt động quản lý giáodục ở các cấp độ, bình diện khác nhau vô cùng phong phú như quản lý cấp học, quản
lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nội dung, chương trình, quản lý mục tiêu,quản lý bồi dưỡng Chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học quý báu về quản lýhoạt động bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ quản lý cho giáo viên từ những côngtrình nghiên cứu trên Là chuyên viên phụ trách chỉ đạo chuyên môn giáo dục Mầmnon quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội, tôi thấy rõ vị trí, vai trò của việc bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên để đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc - giáodục trẻ trong mỗi cơ sở giáo dục mầm non, vì vậy người Hiệu trưởng phải có nhữngbiện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả và phù hợp với đơn vịmình Song để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp và sáng tạo nâng cao hiệu
quả công tác của mình, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường Mầm non Tư thục quận Hai
Bà Trưng - thành phố Hà Nội”
Đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất
Trang 18lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong các trường mầm non ngoài công lậpquận Hai Bà Trưng Đây là hệ thống nhà trường mầm non đang phát triển rất mạnh
mẽ, có những đóng góp rất to lớn, tích cực, song cũng còn rất nhiều khó khăn tronghoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non đápứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay
1.2 Một số lý luận cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phốihợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung Ngay từ buổi bình minh củalịch sử nhân loại, con người đã sớm biết quy tụ nhau thành bầy, nhóm để tồn tại vàphát triển Sự cộng đồng sinh tồn này dẫn đến sự hình thành các tổ chức Quá trìnhsản xuất ra của cải vật chất đòi hỏi phải có sự phân công và hợp tác Chính từ đâylàm xuất hiện một dạng lao động đặc biệt đó là lao động quản lý Trong bộ “Tư bản”,C.Mác đã nói đến sự cần thiết của quản lý: “Bất cứ một lao động xã hội hay lao độngchung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo đểđiều hòa các hoạt động cá nhân Một nghệ sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưngmột dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [8]
Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả được bản chất hoạt độngquản lý trong thực tiễn Nó gồm 2 quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình “quản” gồm
sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định: quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắpxếp, đổi mới, đưa vào hệ thống phát triển Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc
“quản” tức là chăm lo đến việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức đó sẽ trì trệ, không pháttriển Tuy nhiên, nếu chỉ chăm lo đến việc “lý” tức là chỉ lo đến việc sửa sang sắpxếp, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức
sẽ không bền vững Để hoạt động quản lý có hiệu quả thì nên có sự cân bằng độnggiữa hai quá trình
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng các nhà khoa học đưa rakhái niệm quản lý theo những cách tiếp cận với các góc độ khác nhau
Trang 19Theo Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich: “Quản lý là thiết kế vàduy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm,
có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định” [23]
Theo các nhà xã hội học O.V Kozlova và I.N Kuznetsov: “Quản lý là sự tácđộng có mục đích đến từng tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của
họ trong quá trình sản xuất”
F.w Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm vàsau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất
Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quả trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêunhất định” [39]
Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học
và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương phápthích hợp, nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố hệ” [29]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là kháchthể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [41]
Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng: “Quản lý là những hoạt động có phối hợpnhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu” [45]
Tác giả Phạm Khắc Chương cho rằng: Quản lý là một khái niệm ghép “quản” và
“lý” “Quản” có hàm nghĩa rất phong phú: cai quản, thống trị, giữ gìn, theo dõi Theogóc độ điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển, chỉ huy, kiểm soát [16]
Do đó trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những khái niệm liên quan với
từ “quản” như quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản gia, quản trị “Lý” theo hàmnghĩa khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả hoạt động “quản” [16]
Từ những ý chung của các định nghĩa, theo thực tiễn công tác quản lý,chúng tôi sử dụng định nghĩa của nhóm tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - ĐặngQuốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [25]
- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định
Trang 20- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân hệ) đã là chủ thểquản lý (là cá nhân hay tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản
lý (là bộ phận chịu sự quản lý) đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và
có tính bắt buộc
- Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các thành phần:+ Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu dẫn dắt điềukhiển các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu
+ Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Con người (được tổ chức thành mộttập thể, một xã hội); thế giới vô sinh (trang thiết bị kỹ thuật); thế giới hữu sinh (vậtnuôi, cây trồng)
+ Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý được thực hiện.+ Mục tiêu chung: Cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý, là căn cứ đểchủ thế quản lý tạo ra các tác động quản lý
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luậtkhách quan
- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin
Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm và lợi ích phục vụmọi người
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý
Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý
Đối tượng Quản lý
Mục tiêu
Mục tiêu
Công cụ quản lý
Công cụ quản lý Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý
Trang 21- Phân công gắn liền với hiệp tác Phân công, chuyên môn hoá càng sâu, đòi hỏi
sự hợp tác càng cao, mối liên hệ càng chặt chẽ với trình tự nhất định giữa các chứcnăng quản lý
- Chức năng quản lý xác định khối lượng các công việc cơ bản và trình tự cáccông việc của quá trình quản lý, mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụ thể là quá trìnhliên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về các chức năng quản lý:
- Theo Gulich thì có 5 chức năng quản lý
+ Kế hoạch hóa (Planing)
Trang 22+ Quyết toán ngân sách
Tuy rằng các quan điểm trên không thống nhất về số lượng các chức năngnhưng nhìn chung tương đối trùng khớp về bản chất của các chức năng quản lý màtheo chúng tôi thì quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng lập kế hoạch : Đây là chức năng hạt nhân, quan trọng nhất của quá
trình quản lý Lập kế hoạch tức là phải vạch ra mục tiêu, xác định các bước đi và cácbiện pháp cụ thể để đạt tới mục tiêu Để vạch ra được mục tiêu và xác định được cácbước đi cần có khả năng dự báo
- Chức năng tổ chức: Đây là một chức năng quan trọng, đảm bảo tạo thành sức
mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch Đúng như Lênin đã nói: “Tổchức là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành mộtthể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức” Ta cần xem xét tổ chức dưới haigóc độ đó là: Tổ chức bộ máy và tổ chức công việc:
+ Tổ chức bộ máy: sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và cácnhiệm vụ phải đảm nhận Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơchế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu - phân chia thành các bộ phận sau
đó rõ ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ
+ Tổ chức công việc: Là điều khiển để sắp xếp công việc hợp lý: nên làm cái
gì trước, cái gì sau, phân công phân nhiệm rõ ràng: ai làm việc gì ? Và liên kết côngviệc tức là sau khi phân công công việc cần ràng buộc nhau bằng tính chất mối quan
hệ để mọi người hướng vào mục tiêu chung Phải xác định rõ mối quan hệ (chính,phụ, chi phối, phụ thuộc)
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác động đến con người bằng
Trang 23các mệnh lệnh làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch,đúng với nhiệm vụ được phân công Tạo động lực để con người tích cực hoạt độngbằng các biện pháp động viên, khen thưởng kể cả trách phạt Điều khiển bộ máy thựcchất là điều khiển con người Điều khiển phải căn cứ vào kế hoạch, vào tổ chức.
+ Điều khiển con người: Để điều khiển được con người thì phải có quyền lực,phải có sự phân công rạch ròi (danh có chính, ngôn mới thuận) Không những vậyphải có các công cụ khác (lợi ích về mặt vật chất, tiền )
+ Để chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chủ thể phải biết khuyến khích, động viên
- Chức năng kiểm tra: là thu nhập những thông tin ngược từ phía bộ máy Để
kiểm soát hoạt động của bộ máy nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để bộmáy đạt được mục tiêu
Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tựnhât định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan
hệ phụ thuộc với chức năng khác Quá trình ra quyết định quản lý là quá trình thựchiện các chức năng quản lý theo trình tự nhất định Việc bỏ qua hoăc coi nhẹ bất cứmột chức năng nào trong chuỗi các chức năng đều ảnh hưởng xấu tới kết quả quản lý.Các chức năng tạo thành một chu trình quản lý của một hệ thống
Trang 241.2.2 Quản lý giáo dục
1.2.2.1.Khái niệm quản lý giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động Trong laođộng và cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, tích luỹ kinhnghiệm từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau và phát sinhhiện tượng giáo dục Bản chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
đã được tích luỹ trong quá trình phát triển của xã hội loài người từ thế hệ trước chothế hệ sau
Thế hệ sau có trách nhiệm lĩnh hội, kế thừa, bổ sung và phát triển những kinhnghiệm đó Chính điều này đã giúp cho xã hội bảo tồn được nền văn hoá nhân loại,đồng thời giúp xã hội phát triển Trong thời đại ngày nay, giáo dục đã trở thành nhân
tố quyết định, là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội vì chỉ có giáo dục mới đào tạonguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội Giáo dục đã trở thành mụctiêu phát triển hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng như vậy nên quản lý giáo dục - quản lý mộtlĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu ấy càng quan trọng và phức tạp hơn rấtnhiều Đã có không ít chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tìm hiểu và nghiên cứu
về nó Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm quản lýgiáo dục khác nhau:
- Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợpquy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắcgiáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa ViệtNam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu
dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Khoá VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng đãviết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thểquản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mongmuốn bằng hiệu quả cao nhất”
Trang 25- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thựchiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàođạo đổi với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [21].
- Tác giả Đặng Quốc Bảo lại cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [1]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là những tác động cómục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chấtcủa nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,giáo dục thế hệ trẻ Đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về vậtchất” [41]
Trên bình diện vi mô, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xem làđồng nghĩa với quản lý nhà trường Tác giả Trần Kiểm có viết: “Quản lý trường học
là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức làđưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, đế tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đổi với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [28] Tác giảcũng cho rằng “Quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy học Có tổ chức đượchoạt động dạy học, thực hiện được các tỉnh chất của nhà trường phổ thông Việt Nam
xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giảo dục củaĐảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đấtnước” [28]
Qua các định nghĩa trên ta có thể hiểu về quản lý giáo dục như sau:
- Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có kế hoạch, có mục đích của chủthể quản lý lên đối tượng bị quản lý
- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể GV, học sinh và các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng phối hợp tác động tham giavào các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt được mục tiêu đã đề ra
Trang 26 Tóm lại: Quản lý giáo dục chính là quả trình tác động có định hướng
của nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
1.2.2.2 Quản lý giáo dục mầm non Tư thục
Chuyên môn giáo dục mầm non nói chung được quản lý theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.3: Quản lý Giáo dục Mầm non
Sự phân cấp trong quản lý giáo dục mầm non rõ ràng đã tạo sự chủ động trongviệc phát huy những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục mầm non phát triển.Quản lý giáo dục mầm non nằm trong hệ thống công tác quản lý giáo dục nhưngkhách thể quản lý là các cơ sở giáo dục mầm non, nơi thực hiện nhiệm vụ chăm sócgiáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi Cũng như các bậc học khác trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, giáo dục mầm non cũng có mạng lưới quản lý chuyên môn củabậc học từ trên xuống: Từ cấp Bộ xuống Sở, Phòng và tới các trường lớp mầm non
Vì vậy, quản lý giáo dục mầm non nói chung được hiểu: “Là hệ thống nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục mầmnon nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non
là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thànhnhững yếu tổ đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” [22]
Phòng Giáo dục và đào tạo
Tổ GDMN hoặc CB chuyên trách mầm non
Phòng Giáo dục và đào tạo
Tổ GDMN hoặc CB chuyên trách mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non
(Trường mầm non; trường mẫu giáo; nhà trẻ; nhóm trẻ;
lớp mẫu giáo độc lập)
Cơ sở giáo dục mầm non
(Trường mầm non; trường mẫu giáo; nhà trẻ; nhóm trẻ;
lớp mẫu giáo độc lập)
Trang 27Còn đối với quản lý giáo dục mầm non Tư thục nói riêng: Theo Quyết định
số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non Tư thục.Trong Chương III Điều 12 quy định:
- Nhà trường, nhà trẻ Tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hộiđồng quản trị
- Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của nhà trường,nhà trẻ Tư thục, có quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch,
kế hoạch phát triển, tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêugiáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật
- Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động và thủ tục thành lập hội đồng quản trị Hộiđồng quản trị ít nhất hợp 1 quý 1 lần Phiên hợp Hội đồng quản trị được công nhận
là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng quản trị trở lên
- Khác với trường mầm non công lập - Hiệu trưởng là người đứng đầu tổ chứcnhà trường Trường mầm non Tư thục có chủ tịch Hội đồng quản trị “Chịu tráchnhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo vềtoàn bộ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ Tư thục” (QĐ số 41/2008/QĐ-BGDĐTngày 25 tháng 7 năm 2008 Chương III, Điều 14) “Hiệu trưởng là người trực tiếpquản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ chịu trách nhiệm trướcpháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị về việc tổ chức, điều hànhcác hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sócgiáo dục trẻ và những hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn đượcgia” (QĐ số 41/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 Chương III, Điều 15).Tuy nhiên Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể được đề cử đồng thời là Hiệu trưởng nếu
có đủ tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại Quyết định số BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 Chương III, Điều 15
41/2008/QĐ-1.2.3.Nghề nghiệp và chuyên môn nghề nghiệp
1.2.3.1.Khái niệm nghề nghiệp
- Ta có thể hiểu “Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó,
Trang 28nhờ được đào tạo, con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sảnphẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được nhũng nhu cầu của xã hội”.
- Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì đó cứng nhắc, cố định,nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, có phát triển và có tiêuvong Chẳng hạn do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành cả một nềncông nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm vàcác thiết bị bổ trợ Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hoádầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch nối tiếp ra đời
- Theo E.A.Klimov: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng lao động vật chất vàtinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân cônglao động xã hội mà có), nó tạo cho con người có khả năng sử dụng lao động của mình
đế thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
Như vậy, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như là một dạng lao động vừamang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân).Nghề luôn hàm chứa một hệ thống giá trị: Tri thức lý thuyết về nghề, kỹ năng, kỹxảo, đạo đức, phẩm chất nghề, hiệu quả do nghề mang lại, những giá trị này có thếđược hình thành theo con đường tự phát (tích luỹ kinh nghiệm) hoặc theo con đường
tự giác (Quá trình đào tạo nghề) “Nghề” luôn luôn là cơ sở để con người có
“Nghiệp” và từ đó tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu cá nhân cũng như xã hội Nếumột người nào đó chỉ có một nghề mà không có nghiệp, người đó được coi như thấtnghiệp (người chưa tìm được việc làm thoả mãn nhu cầu cá nhân và xã hội)
1.2.3.2.Khái niệm chuyên môn nghề nghiệp
- Theo từ điển tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội 1994: “Chuyên môn là lĩnhvực riêng, kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học, kỹ thuật” [51]
- Chuyên môn nghề nghiệp của một người gắn với nghề có thể hiểu đó là kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo nghề của người đó, hay nói cách khác là học vấn và nghiệp vụcủa người đó trong lĩnh vực nghề
Như vậy, có thể xem dạy học là một nghề chuyên môn và giáo viên phải xemmình là người có chuyên môn
Trang 291.2.4 Giáo viên mầm non và hoạt động chuyên môn
1.2.4.1 Giáo viên mầm non
a.Giáo viên
- Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1994 định nghĩa:Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương [51]
- Tại điều 70 - Luật Giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 Đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhàgiáo và những tiêu chuẩn của nhà giáo: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
- Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
+ Lý lịch bản thân rõ ràng
b.Giáo viên mầm non
Tại Điều 34, Chương IV - Điều lệ trường mầm non - 2008 Có ghi: Giáo viêntrong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáodục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
c Nhiệm vụ của giáo viên mầm non
Tại Điều 35, Chương IV - Điều lệ trường mầm non - 2008 Có ghi rõ nhiệm vụcủa người giáo viên mầm non như sau:
1 Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhàtrường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
2 Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo chương trìnhgiáo dục mầm non: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáodục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản
lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em;Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớpmẫu giáo độc lập
3 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương
Trang 30mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệcác quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
4 Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ.Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em
5 Rèn luyện sức khoẻ; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đểnâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ em
6 Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành,các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng
Có thể khẳng định rằng, cô giáo trong nhà trường mầm non nói chung, đặcbiệt trong nhà trường mầm non Tư thục có trọng trách rất nặng nề:
- Trước hết họ phải thể hiện tình cảm của một người mẹ yêu thương, chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ từ tuổi ấu nhi mà bố mẹ các cháu đã tin tưởng cô giáo để gửi gắm, tintưởng lựa chọn thương hiệu nhà trường
- Có trọng trách của một nhà sư phạm, có kiến thức, chuyên môn dạy học vàgiáo dục phù hợp với lứa tuổi của các cháu từ 1 đến 6 tuổi
- Có kỹ năng cơ bản như một bác sĩ để chăm lo sức khoẻ, biết phòng bệnh, chữabệnh cho các cháu và tư vấn cho phụ huynh biết cách nuôi dưỡng trẻ bảo đảm dinhdưỡng phát triển thể lực
- Có kỹ năng hát, múa, trang trí như một nghệ sĩ để góp phần giáo dục thẩm mỹđối với con người phát triển toàn diện của trẻ ngày từ tuổi mầm non
- Người kỹ sư tâm hồn biết tổ chức lôi cuốn các cháu vào các trò chơi phù hợpvới lứa tuổi với hứng thú để thực hiện mục tiêu dạy học, giáo dục theo mục tiêu củanhà trường mầm non
1.2.4.2 Hoạt động chuyên môn của giáo viên mầm non
- Trong trường mầm non hoạt động chuyên môn chủ yếu là hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất,chiếm thời gian nhiều nhất trong các hoạt động giáo dục Hoạt động này có vai tròquyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường Hoạt động chuyên môn phải bámsát nội dung chương trình chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo quy định của
Trang 31Bộ Giáo dục và Đào tạo Hai lĩnh vực chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục luôn diễn
ra song song và đồng thời với nhau, gắn kết với nhau và không tách rời nhau Tronghoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng có giáo dục và trong giáo dục có chăm sóc nhằmphát triển toàn diện cho trẻ về mặt thể chất cũng như tinh thần Nếu người Hiệutrưởng quản lý tốt hoạt động chuyên môn thì sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc giáodục trẻ trong nhà trường
- Đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non là “Học bằng chơi - Chơi mà học”, trẻ họcthông qua chơi Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, hoạt động giao lưu cảm xúc là hoạtđộng chủ đạo; đối với trẻ 12 - 36 tháng tuổi, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủđạo; đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo Giáo viên mầm non
và những người làm công tác quản lý ở cơ sở giáo dục mầm non cần nắm vững đặcthù của trẻ ở lứa tuổi mầm non để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ có chất lượng, hiệuquả
1.2.5 Trường mầm non Tư thục và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
1.2.5.1 Trường mầm non Tư thục
- Theo quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non Tư thục (Ban hành kèmtheo Quyết định sổ 41/2008/QĐ-BDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo), Chương 1 Điều 2 ghi rõ:
+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Tư thục là cơ sở giáodục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cánhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư cơ
sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
+ Nhà trường, nhà trẻ Tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tàikhoản riêng
1.2.5.2 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng được giáodục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm chất và phát triểntheo chiều hướng tốt hơn
Trang 32- Theo UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình nàychỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năngchuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”
- Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đàotạo cơ bản từ trước Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật nhữngkiến thức mới tiến bộ, hoặc nâng cao trình độ cho giáo viên để tăng thêm năng lựcphẩm chất theo yêu cầu của ngành học Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thườngxuyên, liên tục cho mỗi người giáo viên, cấp học, ngành học nhằm không ngừngnâng cao trình độ của đội ngũ để thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Khikhẳng định trọng trách của người thầy giáo nói chung, nhà giáo dục vĩ đại Usinxki đãkhẳng định rằng: “Nghề thầy giáo là một nghề rất quang vinh, nhưng họ phải thườngxuyên tự bồi dưỡng để bước tiếp tiến kịp với xã hội” [14] Nội dung bồi dưỡng đượctriển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể theo yêu cầuphát triển của xã hội
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là một hoạt động sư phạm, làquá trình cung cấp những tri thức về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, nhằm vunđắp, bổ sung thêm kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ họ đã
có, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm phát triểntoàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần
Các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên mầm non bao gồm:
- Bồi dưỡng về chương trình Giáo dục mầm non mới
- Bồi dưỡng chuyên môn về chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ mầm non
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non
- Bồi dưỡng về cách đánh giá trẻ mầm non
- Bồi dưỡng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dụctrẻ mầm non ( như một số phần mềm soạn giảng giáo án, xây dựng giáo án điện tử,thiết kế bài giảng E-learning, phần mềm nuôi dưỡng: Power Point, A Presenter, A.PhotoShop, Flash, Movie maker…)
- Bồi dưỡng về những nội dung, phương pháp có tính mới, tiến bộ trong lĩnh
Trang 33vực giáo dục mầm non để nâng cao chất lượng chuyên môn (như bồi dưỡng tiếp cậnphương pháp giáo dục Montessori …)
- Bồi dưỡng nội dung về các nhiệm vụ, các chỉ thị, các cuộc vận động, phongtrào thi đua có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non trong nhàtrường như: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, Xây dựng “Trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tựhọc và sáng tạo”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
- Bồi dưỡng một số môn nghệ thuật và ngoại khóa cho giáo viên liên quan đếnchất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non như: đàn, hát xướng âm, múa,aerobic, dance sport, vẽ, tạo hình, kỹ năng sống …
1.2.6 Biện pháp, biện pháp quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
1.2.6.1 Biện pháp
- Theo từ điển tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề
cụ thể như: Biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật: Có biện pháp đúng” [51]
- Ngoài ra ta có thể hiểu: Biện pháp là cách thức, là con đường, là vật dụng,
là phương tiện mang tính điều kiện, do con người sáng tạo ra, nó có thể được sửdụng để tiến hành một hoạt động hướng đích nào đó nhằm đem lại hiệu quả chongười sử dụng
1.2.6.2 Biện pháp quản lý
- Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể củahoạt động quản lý nhằm đưa hệ thống vận hành đạt được mục tiêu đã xác định
- Biện pháp quản lý chính là cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản
lý Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi các biện pháp quản lý cũng rất đa dạng linhhoạt Thông thường người ta căn cứ vào các nội dung quản lý để đề ra biện phápquản lý Các biện pháp sẽ giúp các nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản
lý của mình nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy
- Biện pháp quản lý giáo dục là một bộ phận năng động nhất, linh hoạt nhấttrong hệ thống quản lý Biện pháp quản lý cũng thể hiện rõ tính năng động sáng
Trang 34tạo của chủ thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định Vì vậyngười quản lý phải biết sử dụng biện pháp quản lý thích hợp để đạt được mục tiêugiáo dục.
1.2.6.3 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chính là cách thức tácđộng vào hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để công tác này hoàn thành có kết quảcác mục tiêu nhiệm vụ của nó Mục tiêu đúng mà biện pháp không tốt cũng khôngthể đảm bảo công tác đạt hiệu quả Cán bộ quản lý một trường học là người tổ chức
và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị củangành Cán bộ quản lý phải cập nhật với tình hình chính trị, với các đường lối chủtrương của Đảng và Nhà nước và phải giỏi về chuyên môn, như vậy mới có uy tín vớiđồng nghiệp Mặt khác họ cũng phải là người am hiểu công tác quản lý và có nghệthuật quản lý, có được các biện pháp hữu hiệu cho việc quản lý và các công tác củanhà trường đặc biệt là các công tác chuyên môn
- Bồi dưỡng chuyên môn trong các trường mầm non hoàn toàn khác với nộidung chuyên môn ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Dođặc điểm lứa tuổi của bậc học mầm non là trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi cho nênnội dung chuyên môn trong chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo có phần nuôidưỡng, chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm an toàn và giáo dục trẻ Trong quá trình giáodục, với trẻ nhà trẻ: hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo; với trẻ mẫu giáo: hoạtđộng vui chơi là hoạt động chủ đạo: “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” Qua chươngtrình giáo dục mầm non, trẻ được phát triển đều các lĩnh vực: Phát triển thể chất, pháttriển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - quan hệ xã hội, phát triểnthẩm mỹ Chương trình học của trẻ gồm các môn học: Làm quen với Toán, Làm quenVăn học, Giáo dục Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Tạo hình (vẽ, cắt dán, xé dán, nặn),Khám phá môi trường xung quanh Trẻ có các hoạt động vui chơi như: hoạt độngngoài trời (hoạt động có mục đích học tập, chơi vận động, chơi tự chọn); hoạt độngchơi góc sáng tạo (corner play) như: chơi phân vai, đóng kịch: bác sĩ, gia đình, bánhàng…, chơi xây dựng lắp ráp, chơi các trò chơi học tập: góc chơi toán, văn học,
Trang 35chơi thiên nhiên, khoa học, góc chơi vận động, góc chơi nghệ thuật: biểu diễn âmnhạc…: Cô giáo gắn bó với trẻ suốt cả ngày Từ vệ sinh - ăn - ngủ - học - vui chơi ;hoạt động chiều … Giáo viên mầm non gắn bó với trẻ cả ngày, từ tổ chức các hoạtđộng học tập và vui chơi đến các hoạt động chăm sóc vệ sinh, tổ chức chăm lo bữa
ăn, giấc ngủ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Đây chính là đặc trưng lao động trí óc và cả lao động chân tay rất vất vả của côgiáo mầm non Vì vậy hoạt động quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầmnon cũng có nhũng nét đặc thù Nhà giáo dục vĩ đại J.A Cômenxki (1592 - 1670) đãkhẳng định “Nếu bạn không như một người mẹ hiền thì cũng không thể là một côgiáo giỏi ” [16]
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trong các trường mầm non Tưthục ngoài những điểm chung với các trường mầm non còn có những điểm riêng Domức học phí của trường mầm non Tư thục cao hơn rất nhiều mức học phí của trườngmầm non công lập nên trường mầm non Tư thục phải tạo ra được những nét riêng màtrường mầm non công lập không có thì mới thu hút được phụ huynh đưa con em tớitrường để gửi Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường MNTT cũng có những đặcthù riêng với từng đơn vị
1.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục
1.3.1 Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục
Theo quy chế tổ chức trường mầm non Tư thục (ban hành kèm theo Quyết định
sổ 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo) Chương III Điều 15 ghi rõ:
1 Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ Tư thục là công dân nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định côngnhận hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Phòng Giáo dục và Đào tạo, khi được đề cửkhông quá 65 tuổi Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm
2 Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà
Trang 36trường, nhà trẻ chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hộiđồng quản trị về tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảmchất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và những hoạt động khác trong phạm
vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao
Như vậy Hiệu trưởng trường mầm non Tư thục, không những chịu tráchnhiệm trước Đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trên quản lý nhà trường mà cònphải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Hiệu trưởng trực tiếp điều khiển mọihoạt động của nhà trường, đảm bảo cho trường mầm non thực hiện đầy đủ mọi nhiệm
vụ chính trị ngành học đề ra Hiệu trưởng còn là người tham mưu tích cực cho hộiđồng quản trị đồng thời tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức hữu quan nhằmtạo sự hỗ trợ mạnh mẽ của hội đồng quản trị và hội phụ huynh học sinh trong việcxây dựng nhà trường vững mạnh
3 Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ Tư thục phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:+ Có bằng Trung cấp Sư phạm mầm non trở lên
+ Chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.+ Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệpvụ,có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao,
có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
4 Hiệu trưởng nhà trường nhà trẻ Tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển, xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch chăm sóc giáo dục trẻ của từng năm học; đánh giá báo cáo kết quả thực hiệnvới Hội đồng quản trị, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, hội đồng thi đua khen thưởng,hội đồng Tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môntheo quy định
+ Tiếp nhận, quản lý trẻ, điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ em; Đề xuất khen thưởng; Phê duyệt kết quả đánh giátrẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bảo đảm trật tự an ninh, môi trườngsạch, đẹp, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ Tư thục
+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; Được
Trang 37hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị; Lập dự toán kinhphí hoạt động hàng năm; Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhàtrường, nhà trẻ theo quy định; Kiến nghị biện pháp huy động quản lý, sử dụng cácnguồn lực trình Hội đồng quản trị phê duyệt; Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằmthực hiện mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và phát triển nhà trường, nhàtrẻ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xãhội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động
+ Là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; Phâncông, quản lý, đánh giá, xếp loại khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viêntheo quy định; Thực hiện các quy định của Nhà nước, quyết định của Hội đồngquản trị về lao động - tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm, trợ cấp xã hội
và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ các ngày lễ theo quy định cho cán bộ, giáo viên
và nhân viên
+ Được tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải làthành viên) nhưng không có quyền biểu quyết Trong trường hợp cần thiết, Hiệutrưởng có quyền bảo lưu ý kiến khi không nhất trí với quyết định của Hội đồngquản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp; Có thể được đề cử đồngthời là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 14quy chế này
5 Hiệu trưởng chỉ được quản lý một nhà trẻ hay một nhà trường Tư thục
Như vậy, người Hiệu trưởng có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sự pháttriển của nhà trường Bản thân người Hiệu trưởng luôn phải suy nghĩ để có đượcnhững quyết định phù hợp với qui định của nhà nước, của ngành và những quyết định
đó cũng phải là những biện pháp quản lý khả thi nhằm đưa nhà trường phát triển đếnmột tầm cao mới Người Hiệu trưởng phải tìm cách nâng cao trình độ nhận thức củagiáo viên về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho họ thamgia quản lý nhà trường Bên cạnh đó phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, làmcho phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội liên quan đến nhà trường hiểu biết về
Trang 38đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục mầm non, hiểu về tìnhhình thực tế của trường Thu hút sự quan tâm của Hội đồng quản trị, các ngành, cáccấp và của phụ huynh đối với nhà trường.
Để làm tốt nhiệm vụ của mình, Hiệu trưởng phải nắm rõ chu trình quản lýtrong hoạt động quản lý Chu trình đó thường thể hiện qua các chức năng cụ thể là:
Kế hoạch hoá và thống kê; Quản lý kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ; Quản lý nhânsự; Quản lý trường, Quản lý tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động BDCM Đặc biệt người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng trong việc tự học, tự bồi dưỡng
để cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường học tập, noi theo
1.3.2 Những đặc điểm của trường mầm non Tư thục
- Trường mầm non công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên
- Trường mầm non Tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổchức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinhphí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
- Trường mầm non Tư thục phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kếhoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũgiáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáodục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêucầu xã hội
- Trường mầm non Tư thục được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất,
hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao
1.3.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non Tư thục
- Trong bất kỳ nhà trường nào giáo viên luôn là lực lượng chủ yếu, giữ vaitrò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục Năng lực, phẩm chất của đội ngũgiáo viên là yếu tố quyết định chất lượng dạy học Vì vậy, muốn nâng cao chấtlượng dạy học, trước hết phải nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên
Trang 39- Mục đích của hoạt động quản lý bồi dưỡng chuyên môn là không ngừngnâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng giáo dục, dạy học Nâng cao chuyên môn cho giáo viên là khâu then chốt đểthực hiện đổi mới giáo dục mầm non.
1.3.3.1 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non Tư thục
- Xây dựng kế hoạch là một mắt xích quan trọng của chu trình quản lý, là mộtchức năng quan trọng của người quản lý Chất lượng của kế hoạch và hiệu quảthực hiện kế hoạch quyết định sự thành công của một tổ chức Có thể nói, xây dựng
kế hoạch trong hoạt động BDCM cho giáo viên trường MTT là khâu quyết địnhchính, đảm bảo sự thành công của các khóa bồi dưỡng
- Xây dựng kế hoạch là đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch,trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tớimục tiêu của tổ chức
- Có thể lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho từng giáo viên hoặc cho toàntrường Có rất nhiều cách lập kế hoạch:
Cách 1: Mỗi giáo viên tự xây dựng lên kế hoạch bồi dưỡng cho mỗi nhómgiáo viên có thể căn cứ vào các bản kế hoạch mà lập ra kế hoạch cho cả nhóm Khốigiáo viên tổng hợp kế hoạch các nhóm thành kế hoạch cho cả khối Căn cứ vào kếhoạch nhóm lớp để lập kế hoạch cho trường Cách lập kế hoạch này có ưu điểm làtránh được sự áp đặt, tận dụng được thế mạnh từ các nhóm nhỏ, tuy nhiên rất khó đểtạo ra một bản kế hoạch tổng hợp từ các bản kế hoạch rời rạc như vậy
Cách 2: Nhà trường lập kế hoạch tổng thể rồi đưa xuống cho cấp dưới tự chitiết dần
Cách 3: Dựa vào một mẫu kế hoạch nào đó rồi điều chỉnh cho phù hợp vớinhà trường, phù hợp với các khối lớp và từng cá nhân
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết địnhđến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ trong trường Để đáp ứng kịp thời với yêu cầungày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục, hiệu trưởng cần phải xây dựng kế
Trang 40hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường xuyên, liên tục, cập nhật vớichương trình giáo dục mầm non mới, phương pháp giáo dục mới, giúp cho giáoviên nắm rõ được mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ trong từng độtuổi, nâng cao khả năng thực hiện chương trình, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện
đủ và thực hiện có sáng tạo, xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với từnghoạt động giáo dục, từng bước nâng cao về chuyên môn, góp phần vào sự thànhcông, phát triển của nhà trường MNTT
1.3.3.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non Tư thục
- Tổ chức hoạt động BDCM là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kếhoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên trong kế hoạch thành hiện thực Nhờ đó mà các bộ phận liên quan trong hoạtđộng BDCM cho giáo viên được liên kết thống nhất, chặt chẽ, đạt được hiệu quả nhấtđịnh
- Quá trình thực hiện có rất nhiều việc phải làm sao cho các khoá bồi dưỡngđược tiến hành theo đúng tiến độ Tổ chức và tiến hành thực hiện là gắn kết, đảm bảo
sự đồng bộ cũng như phân công lao động một cách hợp lý Để quá trình bồi dưỡngchuyên môn được thực hiện hoàn tất và có hiệu quả Hiệu trưởng nên chỉ đạo cụ thểhoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về mục tiêu, nội dung bồi dưỡng,thời gian bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng, phân công tráchnhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt sau bồi dưỡng
- Để quản lý tốt việc tổ chức HĐ BDCM cho giáo viên, người HT trườngMNTT cần quan tâm tới việc tổ chức hoạt động BDCM tập trung theo kế hoạch bồidưỡng của cấp trên; quan tâm tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thườngxuyên ở trường
- Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần lưu ý thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Củng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên + Xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí trong nhà trường
+ Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên