Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trường mầm non Đồng Hướng, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh BÌnh

36 1.4K 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trường mầm non Đồng Hướng, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh BÌnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề, một môn khoa học. Quản lý có mặt và đồng thời giữ vai trò quan trọng, tiên quyết trong sự phát triển của tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực của đời sống. Điều đó không nằm ngoài giáo dục.Đã từ lâu, vai trò quản lý trong giáo dục, cụ thể trong các cơ sở giáo dục đã được khẳng định, đó là một yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục. Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đâu tiên của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để góp phần đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, công tác quản lý trường mầm non phải luôn được đảm bảo và không ngừng đổi mới.Với mục tiêu thực tập tốt nghiệp là giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức, xác định rõ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân Quản lý giáo dục. Đồng thời qua tìm hiểu, em được biết trường Mầm non Đồng Hướng – Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình, trải qua những bước phát triển từ trường mầm non dân lập đến trường mầm non công lập đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong công tác giáo dục cũng như trong nhiều mặt hoạt động khác. Lựa chọn trường mầm non Đồng Hướng là địa điểm thực tập tốt nghiệp, với những hiểu biết nhất định về giáo dục tỉnh nhà, em mong muốn sẽ nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các giáo viên trong trường để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập.

MỤC LỤC 1 DANH MỤC VIẾT TẮT BGH: Ban giám hiệu UBND: Ủy ban nhân dân GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. CSVC: Cơ sở vật chất. GV: Giáo viên HS: Học sinh 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LỜI NÓI ĐẦU Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề, một môn khoa học. Quản lý có mặt và đồng thời giữ vai trò quan trọng, tiên quyết trong sự phát triển của tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực của đời sống. Điều đó không nằm ngoài giáo dục.Đã từ lâu, vai trò quản lý trong giáo dục, cụ thể trong các cơ sở giáo dục đã được khẳng định, đó là một yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục. Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đâu tiên của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để góp phần đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, công tác quản lý trường mầm non phải luôn được đảm bảo và không ngừng đổi mới. Với mục tiêu thực tập tốt nghiệp là giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức, xác định rõ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân Quản lý giáo dục. Đồng thời qua tìm hiểu, em được biết trường Mầm non Đồng Hướng – Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình, trải qua những bước phát triển từ trường mầm non dân lập đến trường mầm non công lập đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong công tác giáo dục cũng như trong nhiều mặt hoạt động khác. Lựa chọn trường mầm non Đồng Hướng là địa điểm thực tập tốt nghiệp, với những hiểu biết nhất định về giáo dục tỉnh nhà, em mong muốn sẽ nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các giáo viên trong trường để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Vũ Thị Nga - Hiệu trưởng nhà trường và các cố giáo trong tập thể sư phạm nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập ở cơ sở. Em xin 3 cảm ơn các thầy cô khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục, đặc biệt là thày Nguyễn Thành Vinh đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Bản báo cáo gồm các phần: A. Phần mở đầu: 1. Lời nói đầu. 2. Tổng quan về địa điểm thực tập. 3. Danh mục các nội dung thực tập. B. Phần nội dung 1. Kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập, bao gồm: cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận. 2. Kết quả thu được trong quá trình thực tập: các hoạt động tác nghiệp trong đợt thực tập. C. Phần kết luận và kiến nghị. Báo cáo thực tập tốt nghiệp là tổng hợp kết quả của sự vận dụng lý thuyết về quản lý giáo dục trong 4 năm học vào các hoạt động tác nghiệp quản lý nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng. Trong quá trình thực tập, bản thân em bằng sự quan sát, nghiên cứu, học hỏi đã cố gắng phân tích, tổng hợp để có được cái nhìn sát thực nhất về công tác quản lý nhà trường. Tuy nhiên khoảng thời gian 7 tuần tiếp xúc với cơ sở không nhiều, tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế, bài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thày, cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 4 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP. Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, đây là một huyện thuần khiết đồng bằng, được thành lập bởi nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ. Vùng đất được biết đến với vai trò trung tâm của xứ đạo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ công giáo. Đồng Hướng là một xã nằm ở trung tâm Huyện Kim Sơn với diện tích: 6,78 km², dân số: 8452 người và mật độ dân số: 1247 người/km². Là một xã đông dân và có những đặc điểm khác nhau về tôn giáo, vấn Trường mầm non Đồng Hướng, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh BÌnh ban đầu là trường mầm non dân lập, được thành lập theo Quyết định Số 51/QĐ-TCCB Ngày 29/10/1997 của Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình về việc thành lập trường mầm non. Sau đó, trường mầm non Đồng Hướng đã chuyển sang hình thức công lập theo Quyết định Số 5363/QĐ-UBND Ngày 30/12/2010 của Ủy ban nhân dân Huyện Kim Sơn về việc chuyển đổi trường dân lập sang trường công lập. Trải qua 14 năm không ngừng phấn đấu và trưởng thành, trường mầm non Đồng Hướng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đóng góp một phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của Huyện Kim Sơn. Năm học 2011 – 2012, trường có tổng số trẻ là 286 cháu, trong đó nhà trẻ: 60 cháu, mẫu giáo: 226 cháu.Trường có 9 lớp với các nhóm tuổi: 1 tuổi – 1 lớp; 2 tuổi – 1 lớp; 3 tuổi – 2 lớp; 4 tuổi – 2 lớp; 5 tuổi – 3 lớp. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 31 người. Trong đó có 3 cán bộ quản lý, 25 giáo viên, 3 nhân viên. 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn. Trình độ trên chuẩn là 9 người. Trình độ cao đẳng: 1; đang học liên thông đại học: 9. Trình độ tin học: 9 giáo viên, trình độ ngoại ngữ: 4 giáo viên. Số giáo viên trong biên chế là 12 giáo viên, còn lại là giáo viên, nhân viên hợp đồng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường không ngừng được bổ sung, mua mới. Hiện tại, trường có 9 phòng học trong đó kiên cố 3 phòng, cấp 4 – 6 phòng. 2 bếp nuôi được xây dựng đảm bảo đúng quy cách, có hệ thống nước sạch. 5 Bàn ghế, trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Khuôn viên trường có tường bao, trồng cây xanh, cây cảnh…Sân trường có nhiều đồ chơi như đu quay, cầu trượt, con giống nhún…được bố trí hợp lý, an toàn. 2.1. Cơ cấu tổ chức trường mầm non Đồng Hướng - Ban giám hiệu: Gồm 1 Hiệu trưởng và 1 Hiệu phó Hiệu trưởng: Cô Vũ Thị Nga Hiệu phó chuyên môn Hiệu phó vệ sinh – chăm sóc - Đội ngũ nhân sự: Gồm 3 cán bộ quản lý. 25 giáo viên, 3 nhân viên. - Các nhóm lớp: Nhóm lớp 1 tuổi Nhóm lớp 2 tuổi Nhóm lớp 3 tuổi Nhóm lớp 4 tuổi Nhóm lớp 5 tuổi 6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Mầm non Đồng Hướng hiệu 7 Hiệu trưởng Vũ Thị Nga Hiệu phó chuyên môn Hiệu phó vệ sinh – chăm sóc Nhóm Lớp 1 Tuổi Nhóm Lớp 2 Tuổi Nhóm Lớp 3 Tuỏi Nhóm Lớp 4 Tuổi Nhóm Lớp 5 Tuổi 2.2. Chức năng nhiệm vụ vủa trường mầm non Đồng Hướng: Trường Mầm non Đồng Hướng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Kim Sơn có chức năng: - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc trẻ. - Nhà trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra,thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT. - Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Nhiệm vụ của nhà trường: - Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi trên địa bàn xã Đồng Hướng theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non trên địa bàn xã Đồng Hướng đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật. - Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn. - Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện 8 hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. - Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 3. DANH MỤC CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP. Với vị trí thực tập là Trợ lý Hiệu trưởng, em đã được giao và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ sau: 3.1. Lập kế hoạch: + Kế hoạch kiểm tra chuyên đề giáo viên. + Kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên. + Kế hoạch tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên. + Kế hoạch xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất. 3.2. Tham gia công tác kiểm tra và đánh giá trường học + Kiểm tra chuyên đề giáo viên + Kiểm tra toàn diện giáo viên + Kiểm tra cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học + Kiểm tra nền nếp lớp học 3.3. Chuẩn bị và tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động khác. + Sinh hoạt chuyên đề + Học tập pháp luật. + Tổng kết học kỳ I 3.4. Giúp Hiệu trưởng giải quyết các công việc hành chính: + Chuẩn bị, tổ chức các sự kiện + Tiếp nhận công văn đến 3.5. Tham gia tổ chức các phong trào thi đua. 3.6. Thực hiện các công việc khác được phân công B. PHẦN NỘI DUNG 1. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THỰC TẬP 1.1. Cơ sở pháp lý 9 1.1.1. Luật giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009. 1.1.2. Điều lệ trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi tại Thông tư số 44/2010 BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010. 1.1.3. Thông tư số 43/2006/TT- BGD&ĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ GD&ĐT v/v Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. 1.1.4. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT Ngày ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 1.1.5. Thông tư Số 11/2009/TT-BGD&ĐT quy định trình tự và thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lâp. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý. Theo James Stoner và Stephen Robbins: “ Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục đích đề ra.” 1.2.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý giao dục, quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục - Quản lý giáo dục: là sự tác động có ý thức, của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. - Quản lý nhà trường: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với nghành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh. Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp, tổ chức các hoạt độngcủa giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng 10 [...]... dưỡng giáo viên mầm non Các kế hoạch bồi dưỡng trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường mầm non Đồng Hướng mà em được xây dựng là: - Kế hoạch tổ chức chuyên đề - Kế hoạch tổ chức học tập pháp luật  Cách tiến hành - Việc lập kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dựa trên kế hoạch của Phòng GD&ĐT và kế hoạch đầu năm học -  - của trường mầm non Đồng Hướng Nghiên... lý nhà trường nói riêng Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thày Nguyễn Thành Vinh-Giảng viên Khoa Quản lý, HV Quản lý Giáo dục, cô Vũ Thị Nga-Hiệu trưởng trường mầm non Đồng Hướng cùng các thày cô giáo khác đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này! Ngày 24 tháng 02 năm 2012 SINH VIÊN THỰC HIỆN Đoàn Thị Hương 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật giáo dục 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2009) 2 Điều lệ trường Mầm non ban... những nhiệm vụ ấy sẽ được tập thể đặt lên hàng đàu và quyết tâm hoàn thành 14 2.1.2 Lập kế hoạch kiểm tra giáo viên Kế hoạch kiểm tra giáo viên trường mầm non Đồng Hướng được xây dựng dựa trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Phòng GD&ĐT Huyện kim Sơn và kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường đầu năm học Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện theo quyết định... Nguyên tắc quản lý nhà trường: + Tính pháp chế + Tính khoa học + Tập trung dân chủ + Kết hợp quản lý theo nghành với quản lý theo lãnh thổ Nội dung quản lý nhà trường Mầm non:  Quản lý Chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện chương trình Giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành; xây dựng kế hoạch... việc thực hiện mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá 13 Khi tiến hành lập kế hoạch cần căn cứ vào các yếu tố: cơ sở pháp lý; cơ sở thực tiến; thực trạng của đơn vị và khả năng đáp ứng nguồn lực 2.1.1 Lập kế hoạch tháng: Kế hoạch tháng là một loại kế hoạch tác nghiệp, định ra các mặt công tác, các hoạt động của nhà trường trong một tháng Việc xây dựng kế hoạch tháng 1, trường mầm non Đồng. .. trang thiết bị cho nhà trường 2.2 Tham gia công tác kiểm tra và đánh giá trong nhà trường Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quả lý của người hiệu trưởng nhằm xem xét thực tế, đánh giá thực trạng hoạt động của nhà trường, so sánh với mục tiêu, kế hoạch, phát hiện các mặt tích cực, sai lệch và vi phạm để đưa ra các quyết định điều chỉnh - Kiểm tra nội bộ trường học thực chất gồm 2 hoạt... quyết định điều chỉnh phù hợp Em đã áp dụng những kiến thức đã được học về kiểm tra và đánh giá trong nhà trường vào các công việc cụ thể được giao như sau: 2.2.1 Tham gia kiểm tra chuyên đề giáo viên: 21 Kiểm tra đột xuất chuyên đề giáo viên Trong quá trình thực tập tại trường Mầm non I Đồng Hướng, em được tham gia vào công tác kiểm tra chuyên đề 2 giáo viên:  Cách tiến hành:  Kiểm tra chuyên đề... chính sách cụ thể trong việc xây dựng mối quan hệ với các trường, cơ quan, tổ chức khác cũng như xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Học viện - Cần có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sinh viên trong quá trình thực tập - Học viện nên mở một kênh thông tin tiếp nhận những ý kiến hồi từ sinh viên trong quá trình thực tập * Đối với trường Mầm non Đồng Hướng - Cô Hiệu trưởng nên linh hoạt hơn nữa trong công... học của nhà trường, kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Huyện Kim Sơn và thực tế nguồn lực cũng như tình hình hoạt động của nhà trường  Cách tiến hành: Trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào tình hình của nhà trường và dưới sự hướng dẫn của cô Vũ Thị Nga – Hiệu trưởng nhà trường, em đã xây dựng kế hoạch tháng 1 gồm những nội dung: thời gian, nhiệm vụ/hoạt động/ người thực hiện,... và đưa ra đánh giá, kết luận Lập báo cáo kiểm tra, đánh giá chất lượng trẻ lần 2 trình Phòng GD&ĐT Huyện Kim Sơn  Kỹ năng cấn có: Khả năng phân tích, tổng hợp báo cáo  Kết quả đạt được: Tiến hành kiểm tra trẻ ở đầy đủ các mặt rèn luyện, hoạt động Đưa ra kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan, phản ánh đầy đủ thực tế chất lượng nhóm trẻ 5 tuổi trong nhà trường 2.2.4 Kiểm tra cơ sở vật chất, . giáo dục. Đồng thời qua tìm hiểu, em được biết trường Mầm non Đồng Hướng – Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình, trải qua những bước phát triển từ trường mầm non dân lập đến trường mầm non công lập. đông dân và có những đặc điểm khác nhau về tôn giáo, vấn Trường mầm non Đồng Hướng, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh BÌnh ban đầu là trường mầm non dân lập, được thành lập theo Quyết định Số 51/QĐ-TCCB. tập, bao gồm: cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận. 2. Kết quả thu được trong quá trình thực tập: các hoạt động tác nghiệp trong đợt thực tập. C. Phần kết luận và kiến nghị. Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngày đăng: 28/01/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan