1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục

112 5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 695,09 KB

Nội dung

Ngữ pháp là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ, nội dung ngữ pháp bao gồm toàn bộ các qui tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, thành câu- đơn vị nhỏ nhất có thể thực

Trang 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo TRường đại học sư phạm hà nôi 2

Trang 2

Phần mở đầu 1- Lí do chọn đề tài

Ngữ pháp là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ, nội dung ngữ pháp bao gồm toàn bộ các qui tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, thành câu- đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện được chức năng giao tiếp - và cả các qui tắc liên kết câu để tạo thành đơn vị lớn hơn là đoạn văn và văn bản Ngữ pháp rất cần thiết trong đời sống xã hội, nó chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp

Trong dạy học tiểu học, ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tạo lập và lĩnh hội ngôn bản, hướng dẫn học sinh nghe, nói, đọc, viết Bên cạnh đó, ngữ pháp là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh tiểu học Vai trò của ngữ pháp trong hệ thống ngôn ngữ đã qui định tầm quan trọng của dạy ngữ pháp ở tiểu học Ngữ pháp trang bị cho học sinh một hệ thống khái niệm, sự hiểu biết

về cấu trúc ngôn ngữ và qui luật hành chức của nó Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu học tiểu học, học sinh đã làm quen với ngữ pháp ở tiểu học, ngữ pháp được dạy trong tất cả các phân môn Tiếng Việt, ở đâu có dạy tiếp nhận và sản sinh lời nói thì ở đó có dạy ngữ pháp Ngoài ra, ngữ pháp còn được dạy trực tiếp, độc lập ở

phân môn Luyện từ và câu

Chương trình ngữ pháp ở tiểu học đã lấy câu làm trung tâm dạy học Học sinh tiểu học được cung cấp những kiến thức ngữ pháp cơ bản, cần thiết, vừa sức với các em như: khái niệm về câu, kiến thức về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu, kỹ năng phân tích thành phần câu, kiến thức và kỹ năng phân loại, viết các kiểu câu theo cấu tạo; kiến thức về dấu câu, kỹ năng dùng dấu câu Trên cơ sở ngữ pháp, học sinh nắm được các qui tắc chính tả, dấu câu, liên kết câu, nắm chuẩn văn hoá lời nói

Trang 3

Như vậy, dạy ngữ pháp ở tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình Tuy nhiên, hiện nay, vì nhiều nguyên nhân, học sinh tiểu học nắm kiến thức ngữ pháp còn chưa chắc nên trong quá trình nói, viết còn mắc nhiều lỗi về ngữ pháp như: các lỗi về dùng từ, các lỗi về câu, các lỗi về liên kết câu và các lỗi về phong cách Nếu không nói đúng, viết đúng thì không thể nói hay viết hay Do vậy, việc phát hiện và chữa các lỗi về ngữ pháp cho học sinh là vô cùng cần thiết

Vậy việc học sinh tiểu học mắc các lỗi ngữ pháp là do đâu ? Do hạn chế của chương trình và sách giáo khoa, do trình độ của giáo viên hay do những khó khăn đặc trưng khi dạy ngữ pháp ? Đây là câu hỏi đặt ra khiến các nhà chuyên môn cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải trăn trở tìm câu trả lời

Qua việc nghiên cứu, điều tra thực tế dạy và học ngữ pháp của giáo viên

và học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập trong kiến thức lý luận cũng như trong thực tế giảng dạy của giáo viên, bất cập trong việc nhận biết, nắm bắt kiến thức ngữ pháp cũng như trong thực hành luyện tập của học sinh Có thể nói trong các bài viết của học sinh, các lỗi ngữ pháp còn xuất hiện rất nhiều và vô cùng đa dạng Chính vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề : Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và cách khắc phục làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình

2- lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Vấn đề ngữ pháp tiếng Việt và các lỗi ngữ pháp đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm Từ đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều quan điểm về nghiên cứu lỗi ngữ pháp ở các bình diện và khía cạnh khác nhau Theo điều tra ban đầu, hiện nay ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu về lỗi ngữ pháp của học sinh tiêu biểu như sau:

- Nguyễn Xuân Khoa ( 1975), “Lỗi ngữ pháp của học sinh - nguyên nhân

và cách chữa”, Ngôn ngữ số 1 - 1975

Trang 4

- Lê Phương Nga, Nguyễn Trí ( 1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

- Lê Phương Nga ( 2001), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội

- Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp ( 2001), Tiếng Việt thực hành,

Nxb Đại học Quốc gia

- Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục,

Nxb Khoa học Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh

Những công trình nói trên tập trung vào 2 vấn đề lớn:

1) Dạy học ngữ pháp ở tiểu học

2) Các loại lỗi ngữ pháp nói chung

Như vậy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu chỉ riêng lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học Đây cũng chính là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài này

3- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mặc dù tên đề tài luận văn là lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học, song

chúng tôi chỉ tập trung vào đối tượng học sinh lớp 4 và 5, bởi ở giai đoạn này học sinh mới được trang bị những kiến thức ngữ pháp cơ bản Do vậy, chúng tôi mới có cơ sở để tìm hiểu, đánh giá lỗi ngữ pháp của học sinh

Công việc điều tra xã hội học sẽ được tiến hành trên cả ba vùng địa lí: thành phố, bán thành phố và nông thôn thuộc tỉnh Lào Cai Việc điều tra trên diện rộng như thế này sẽ cho kết quả toàn diện hơn và cũng giúp chúng ta dễ dàng so sánh tình hình giảng dạy và học tập ở các địa phương khác nhau trong tỉnh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu “Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và cách khắc phục” là một vấn đề tương đối rộng và phức tạp Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ,

Trang 5

chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các loại lỗi về ngữ pháp (không đề cập tới các loại lỗi về ngữ âm, từ vựng hay phong cách)

Việc điều tra tình hình mắc lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học cũng chỉ

được tiến hành ở tỉnh Lào Cai - nơi công tác của chúng tôi, không tiến hành ở các tỉnh thành phố khác

4- mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Phát hiện các loại lỗi về ngữ pháp của học sinh tiểu học

- Đề xuất các biện pháp khắc phục các lỗi ngữ pháp

Trên cơ sở đó, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng Việt nói chung

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt được dạy ở tiểu học, đặc biệt là những phần kiến thức ngữ pháp học sinh hay mắc lỗi

- Hệ thống lại những kiến thức ngữ pháp được dạy và học ở tiểu học trong chương trình, SGK tiếng Việt tiểu học trước và sau năm 2000

- Điều tra thực tế tình hình dạy - học ngữ pháp và việc nắm kiến thức ngữ pháp của giáo viên và học sinh thuộc tỉnh Lào cai để làm cơ sở cho việc nghiên cứu

- Phát hiện và hệ thống hoá các lỗi ngữ pháp mà học sinh tiểu học thường hay mắc hiện nay

- Đề xuất những biện pháp khắc phục lỗi ngữ pháp cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ngữ pháp ở tiểu học

- áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi ngữ pháp vào việc giảng dạy thử nghiệm ở một số trường tiểu học để xem xét tính khả thi của các biện pháp

Trang 6

5- Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề của đề tài một cách có cơ sở, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, tổng hợp lí luận

- Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, công trình nghiên cứu, sách báo về ngữ pháp tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt, chương trình, SGK, sách giáo viên Tiếng Việt tiểu học, lí luận dạy học tiểu học

5.2 Phương pháp phân tích

- Từ những tài liệu đã thu thập được, người viết vận dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ các lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học để đề ra những biện pháp khắc phục hợp lí

5.3 Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê

- Điều tra khảo sát việc nắm kiến thức cũng như kỹ năng thực hành ngữ pháp của giáo viên và học sinh cũng như thực tế dạy học ngữ pháp ở nhà trường tiểu học qua các phiếu điều tra

- Tiếp xúc trao đổi với những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy để tìm hiểu các biện pháp, giải pháp mà họ đã sử dụng trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi ngữ pháp

- Thống kê, phân loại, nhận xét các phiếu điều tra; trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp nhằm khắc phục lỗi ngữ pháp của học sinh

Trang 7

- Phát hiện và hệ thống hoá các lỗi ngữ pháp mà học sinh tiểu học thường hay mắc hiện nay (đã có những tài liệu đề cập đến các loại lỗi ngữ pháp nhưng hoặc là chưa thành hệ thống hoặc là không phải của riêng học sinh tiểu học)

- Đề xuất những biện pháp khắc phục lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học, góp phần cụ thể hoá lý thuyết chung về nội dung, phương pháp dạy học ngữ pháp ở tiểu học

- Nâng cao chất lượng dạy - học ngữ pháp trong phân môn luyện từ và câu

và dấu câu

Chương 2 Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học

Trong chương 2, người viết hệ thống hoá những lỗi ngữ pháp mà học sinh tiểu học hay mắc như:

- Các lỗi thông thường về câu

- Các lỗi về liên kết câu

- Các lỗi về dấu câu

Chương 3 Các biện pháp khắc phục lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học

Trang 8

Chương này sẽ làm rõ khả năng nắm kiến thức ngữ pháp của giáo viên tiểu học, những khó khăn hạn chế của giáo viên khi dạy ngữ pháp ở tiểu học;

điều tra khả năng tiếp thu kiến thức ngữ pháp và kỹ năng thực hành ngữ pháp của học sinh tiểu học; từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục các lỗi ngữ pháp mà học sinh tiểu học hay mắc hiện nay đồng thời tổ chức thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất

Phần kết luận

Khẳng định những kết quả đã đạt được của đề tài

Trang 9

Phần nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luận

1.1 Câu tiếng việt

1.1.1.Khái niệm câu

Từ thế kỷ III trước công nguyên, học phái ngữ pháp Alêcxangđria đã nêu khái niệm “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”[ 29, 45] Vì tính chất đơn giản, dễ hiểu và khá hoàn chỉnh của nó, định nghĩa về câu vừa nêu đã được thử thách qua hàng ngàn năm và đến ngày nay nó vẫn được sử dụng khá phổ biến

Định nghĩa về câu của Diệp Quang Ban ( năm 2006) rất cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính khái quát cao

Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp ( bên trong

và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nó, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.[ 5, 107]

1.1.2 Những đặc trưng của câu

Mặc dù có rất nhiều quan niệm khác nhau về câu nhưng qua những định nghĩa về câu, ta có thể nêu ra một số đặc trưng cơ bản của câu như sau:

- Về mặt bản thể: câu không phải là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ Nó

được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dựa vào các đơn vị có sẵn ( từ, cụm từ cố định) và các qui tắc kết hợp các đơn vị

ấy

- Về nội dung: câu phải diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm của người nói hay người viết

Trang 10

- Về chức năng: Câu có chức năng hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Nó là đơn vị thông báo nhỏ nhất

- Về cấu trúc: Câu có một cấu tạo ngữ pháp nhất định ( gồm hai phần chính C-V) và có ngữ điệu khi nói; khi viết, câu được kết thúc bằng dấu ngắt câu và chữ cái đầu câu phải viết hoa

1.1.3 quan niệm về câu đúng

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định “thế nào là một câu đúng” Nguyễn Khánh Nồng (2006) cho rằng một câu đúng phải thể

hiện cả hai mặt: cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa [ 17, 145]

Tuy nhiên, câu cũng như bất kì một đơn vị ngôn ngữ nào khác, trong quá trình hành chức đều bị chi phối bởi một số qui tắc và yêu cầu nhất định

Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2006) khẳng định một câu đúng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Câu phải viết đúng qui tắc ngữ pháp tiếng Việt: Để thực hiện chức năng giao tiếp, trong mỗi ngôn ngữ tồn tại những qui tắc cấu tạo đặc trưng cho ngôn ngữ đó và để giao tiếp có hiệu quả, mỗi cá nhân của cộng đồng ngôn ngữ phải tuân thủ các qui tắc đó Vì thế, yêu cầu đầu tiên đối với việc đặt câu là phải đặt câu đúng với qui tắc tiếng Việt

Tuy nhiên, các qui tắc ngữ pháp của tiếng Việt, trong quá trình sử dụng, vẫn có sự linh hoạt uyển chuyển

+ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt Nghĩa là trong quá trình đặt câu, người viết ngoài việc phải chú ý đến yêu cầu viết đúng ngữ pháp, còn phải chú ý đến các quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu Yêu cầu về quan hệ ngữ nghĩa được cụ thể hoá ở các nội dung sau:

- Phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan

- Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp logic

- Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại

+ Câu phải có thông tin mới Xét về cấu trúc nội tại của câu, hai yêu cầu

đã nêu là hai yêu cầu cần nhưng chưa đủ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, mà

Trang 11

giao tiếp, về bản chất là quá trình trao đổi thông tin Quá trình trao đổi thông tin thật sự có hiệu quả chỉ khi người nói ( viết) đưa ra những thông tin mới đối với người nghe(đọc)

+ Câu phải được đánh dấu câu phù hợp Nghĩa là khi đặt câu, người viết phải chú ý đến việc đặt dấu câu làm cho các quan hệ về ngữ pháp, ngữ nghĩa

được tách bạch, rõ ràng; tránh cho người đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu

Ngoài những yêu cầu trên, xét theo quan hệ hướng ngoại (quan hệ giữa câu với mọi yếu tố khác ngoài câu), câu là một đơn vị cấu thành văn bản nên nó phải chịu sự chi phối của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung và hình thức của văn bản [ 25, 148- 156]

1.2 Thành phần câu tiếng việt

1.2.2 Hệ thống thành phần câu tiếng Việt

Theo các nhà ngữ pháp học, trong một câu tiếng Việt có thể có các thành phần :

- Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ

- Thành phần phụ của câu: trạng ngữ, đề ngữ

- Thành phần phụ của từ trong câu: định ngữ, bổ ngữ

- Thành phần biệt lập trong câu: tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ

1.2.3 Các thành phần câu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.2.3.1 Chủ ngữ

Trang 12

a Khái niệm

Chủ ngữ là thành phần chính, thành phần quan trọng trong câu nên từ năm 1960 trở lại đây, chủ ngữ được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu Theo Diệp Quang Ban (2000), chủ ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và qui định lẫn nhau với thành phần vị ngữ, chủ ngữ nêu ra vật, hiện tượng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với đặc trưng ( động, tĩnh, tính chất) và quan hệ sẽ được nói đến trong vị ngữ [5, 39- 40] Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) khẳng định chủ ngữ là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hoá [38, 153]

b Những đặc trưng cơ bản của chủ ngữ

*Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ trong câu

Hiện nay, mọi người đều thừa nhận chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, song hành cùng vị ngữ tạo nên nòng cốt câu Chủ ngữ là thành phần nêu lên chủ thể như người, vật, sự vật, sự việc, có đặc trưng được miêu tả hoặc nhận xét ở vị ngữ [13, 131], [28, 24] Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2001) đã trình bày khá đầy đủ và hoàn chỉnh về vai trò, quan

hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ

c Vị trí của chủ ngữ trong câu

Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C-V (“vị trí thuận của chủ ngữ” [32, 187]) Tuy nhiên, chủ ngữ có khả năng đứng sau vị ngữ (“vị trí nghịch của chủ ngữ” [32, 187]) trong một số trường hợp nhất định và gắn với những điều kịên nhất định Đó là những trường hợp người nói muốn nhấn mạnh vị ngữ để người nghe chú ý [22, 26]; là khi câu mang rõ màu sắc biểu cảm [19, 60]; chủ ngữ trong các câu có hệ từ là chuyển theo qui tắc riêng: chỉ ở những câu đồng nhất tuyệt đối, chủ ngữ mới có thể chuyển ra sau vị ngữ, còn trong các câu không có hệ từ, bất cứ một chủ ngữ thể từ nào cũng có thể chuyển ra sau vị ngữ

nhờ có chỉ tố phân đoạn thực từ thực tại “là” [19, 187-188]

Trang 13

d Cấu tạo của chủ ngữ

- Về mặt từ loại: Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ và đại từ nhân xưng Ngoài ra, động từ, tính từ, số từ cũng có thể làm chủ ngữ

- Về cấu tạo: Chủ ngữ thường được cấu tạo từ một từ, một cụm từ chính phụ, một cụm từ đẳng lập hoặc một cụm chủ vị Ngoài ra, nó còn có một số kiểu cấu trúc khác

Ví dụ: Trước mặt là một con đường

Trong ví dụ trên, chủ ngữ được cấu tạo từ QHT + DT Đây là một giới ngữ

Tóm lại, sau khi tổng kết các quan điểm của các nhà ngữ pháp học, theo chúng tôi, chủ ngữ có thể được hiểu như sau:

- Về khái niệm: Chủ ngữ là thành phần chính của câu thể hiện đối tượng

được thông báo trong câu, cùng với vị ngữ tạo thành nòng cốt câu

- Về vị trí: Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C - V nhưng khi

cần nhấn mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc, người ta

có thể đặt vị ngữ trước chủ ngữ

- Về cách xác định chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được xác định bằng cách

xác định nòng cốt câu, xác định thành phần chính của câu( sử dụng phép lược câu, tìm thành phần cấu tạo tối thiểu của câu), cuối cùng tìm những từ, ngữ nêu

đối tượng thông báo của câu

- Về cấu tạo của chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được làm từ một từ, một cụm

từ (cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố định), một cụm C - V hay một giới ngữ

1.2.3.2 Vị ngữ

a Khái niệm

Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) khẳng định vị ngữ là thành phần chính thứ hai của câu, cùng với chủ ngữ tạo thành nòng cốt câu Vị ngữ là phần tường thuật về chủ ngữ [28, 154]; vị ngữ là bộ phận chỉ tình trạng hoặc hành động của chủ thể; vị ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và qui định

Trang 14

lẫn nhau với chủ ngữ, vị ngữ nêu nên đặc trưng hoặc quan hệ ( động, tĩnh) vốn

có của vật nói ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt chúng một cách có lý do cho vật đó;

vị ngữ biểu thị thuộc tính P ( có thể là hành động, quá trình, trạng thái, đặc

điểm, tính chất hoặc quan hệ) của đối tượng nhận thức [31, 69]; vị ngữ là bộ phận nòng cốt của câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thể vào phía trước, và trong trường hợp bộ phận này gồm hơn một từ thì vị ngữ là từ chính của bộ phận

ấy [32, 188]

b Những đặc trưng cơ bản của vị ngữ

* Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị ngữ trong câu

Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt câu Vị ngữ là thành phần câu có mối quan hệ qua lại và qui định lẫn nhau với thành phần chủ ngữ; nó thường báo rõ hành động, trạng thái , tính chất của đối tượng được đề cập tới trong chủ ngữ Vị ngữ thường trả lời câu hỏi Làm gì ? Thế nào ? Là gì ? [22, 27], [24, 150]; vị ngữ có tác dụng đến toàn câu [23, 115]; vị ngữ biểu thị tính vị thể, miêu tả đặc trưng của sự vật được nói đến

ở chủ ngữ [12, 148]; về mặt ngữ pháp, vị ngữ là thành phần chịu sự chi phối của chủ ngữ; về mặt thông báo, vị ngữ là thành phần thông báo về chủ ngữ, tính thông báo thể hiện chủ yếu ở vị ngữ; trong tương quan với chủ ngữ, vị ngữ thường là “cái mới” - cái chưa biết - do đó phần này ít khi bị rút gọn [28, 185];

vị ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với chủ ngữ, kết hợp với chủ ngữ để tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [30, 69];

vị ngữ là thành phần dùng một thứ từ ngữ khác để thuật thuyết cái “ thế nào” của chủ ngữ [17, 178]

Vị ngữ là bộ phận quan trọng nhất trong câu song phần, nó là trung tâm

tổ chức của câu, không thể lược bỏ khi câu tách khỏi ngữ cảnh [29, 181], [23, 115], [31, 69] Vị ngữ đóng vai trò chủ yếu và là hạt nhân của câu [32, 190]

* Vị trí của vị ngữ trong câu

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C - V Tuy nhiên, vị ngữ cũng có thể đứng trước chủ ngữ ( trường hợp ngoại lệ) thuộc mặt dụng pháp [38,

Trang 15

185] Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ sẽ tạo nên một trật tự không bình thường nhằm đạt hiệu quả tu từ, biểu cảm [31, 70]

c Cấu tạo của vị ngữ

Về mặt từ loại: Phần lớn các nhà nghiên cứu ngữ pháp cho rằng động từ, tính từ ( vị từ) thường làm vị ngữ, ngoài ra danh từ, đại từ, số từ cũng có thể làm

vị ngữ

Về mặt cấu trúc: Vị ngữ có thể được tạo nên bởi một từ, một cụm từ, một cụm từ chính phụ, một cụm từ đẳng lập, một giới ngữ, một kết cấu C-V và những đơn vị đặc biệt như :

+ Từ “đang” + danh từ chỉ thời gian Ví dụ: “Nó đang tuổi ăn tuổi ngủ” + Các từ sao, vậy, thế nào Ví dụ: “ Anh sao thế ?” [22, 30]

+ Là sự lặp lại một tổ hợp từ về mặt ý nghĩa vốn là trọng tâm của nội dung thông báo ở câu trước Ví dụ:

- “Vài bữa nữa bố đưa con đi thăm bà nội.”

- “Con không vài bữa nữa.”

+ Là một tổ hợp quan hệ từ + danh từ, ví dụ: “Mẹ tôi ngoài vườn.”

[12,150]

Về mặt nối kết với chủ ngữ: vị ngữ có thể kết hợp trực tiếp với chủ ngữ (không cần đến hệ từ là), có thể kết hợp gián tiếp với chủ ngữ (nhờ hệ từ là)

Tóm lại, theo chúng tôi, vị ngữ có thể được hiểu như sau:

- Về khái niệm: vị ngữ là thành phần chính của câu thể hiện nội dung thông báo ( hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, quan hệ, nhận xét, ) của

đối tượng được nêu ở chủ ngữ, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt câu

- Về vị trí: vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C-V, nhưng vị ngữ cũng có thể đứng trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc mang màu sắc tu từ

- Về cách xác định vị ngữ: Muốn tìm vị ngữ của một câu, phải thực hiện các bước phân tích cấu trúc câu: xác định nòng cốt câu ( tối giản), xác định chủ

Trang 16

ngữ, phần còn lại là vị ngữ của câu ( phần nêu lên thông báo về đối tượng được nói đến ở chủ ngữ)

- Về cấu tạo của vị ngữ: vị ngữ có thể được làm từ một từ (động từ, tính

từ, danh từ, đại từ, số từ), một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố

định, cụm C-V, hoặc một giới ngữ

1.2.3.3 Trạng ngữ

a Khái niệm

Các công trình nghiên cứu Việt ngữ đã dùng nhiều thuật ngữ để gọi tên trạng ngữ như: “bổ ngữ của câu”, “hạn định ngữ” Nhưng có thể nói “trạng ngữ” là thành phần câu có sự thống nhất ý kiến cao của các nhà nghiên cứu

Hiện nay, các nhà ngữ pháp học đã nhất trí với khái niệm: trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa tình huống (như thời gian, nơi chốn, phương tiện, mục đích, cách thức, nguyên nhân, ) cho nòng cốt câu [28, 78], [28, 193], [32, 34]

b Những đặc trưng cơ bản của trạng ngữ

* Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của trạng ngữ trong câu Xét về mặt kết cấu ngữ pháp của câu, trạng ngữ là phần phụ của câu, có thể bỏ đi mà câu không sai ngữ pháp [28, 33], [12, 115]

Xét về mặt ý nghĩa, trạng ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nòng cốt câu, là phần bổ sung ý nghĩa cho câu Trạng ngữ có khi là phần người nghe mong đợi [28, 33] Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung được đầy đủ chính xác; trạng ngữ kết nối các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc [28, 12- 46] Trạng ngữ làm cho hiện thực khách quan được cụ thể hơn, đầy đủ hơn [31, 78] Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin về tình huống, tức nó thuộc vai chu tố của sự tình được biểu thị trong câu Trạng ngữ cũng có thể đảm nhận chức năng liên kết văn bản nhờ vào những đặc điểm nào đó trong nội dung ngữ nghĩa mà chúng biểu thị [32, 348-349]

Trang 17

* Vị trí của trạng ngữ trong câu

Trạng ngữ trong câu tiếng Việt thường đứng trước nòng cốt câu, tuy nhiên vẫn gặp nó sau nòng cốt câu hoặc ở giữa chủ ngữ và vị ngữ Trong hai trường hợp sau, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng ngữ điệu khi nói, dấu phẩy khi viết, và có thể kèm theo một kết từ thích hợp Theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), sự thay đổi vị trí của trạng ngữ trong câu liên quan

đến vai trò của nó trong cấu trúc phân đoạn thực tại câu Khi đứng sau nòng cốt hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ thì trạng ngữ có khả năng tham gia vào phần thuật đề - phần mang nội dung thông tin mới [32, 345]

c Cấu tạo của trạng ngữ

- Về cấu trúc ngữ pháp: Trạng ngữ thường được cấu tạo từ một giới ngữ ( 1 QHT + DT) Ngoài ra, nó có thể được cấu tạo từ một cụm từ chính phụ hay

đẳng lập, rất ít khi nó có cấu tạo bằng một cụm C-V

- Về từ loại : Hoàng Trọng Phiến( 1980) xác định trạng ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, tổ hợp danh từ, tổ hợp danh từ với các từ với các từ có ý nghĩa không gian, thời gian, tổ hợp danh từ với các giới từ; tính từ có ý nghĩa không gian; kết cấu động từ - bổ ngữ [23, 126]

Nhóm Bùi Tất Tươm (1995) nhận định: tất cả các kết cấu ngữ pháp có khả năng làm vị ngữ đều có thể đảm nhiệm thành phần này Ngoài ra một số phụ từ tình thái và các kết cấu ngữ pháp có quan hệ mở đầu cũng có thể làm trạng ngữ [28, 186]

Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào dấu hiệu cấu tạo: trạng ngữ có giới từ đứng trước ( trạng ngữ được đánh dấu) hoặc trạng ngữ không có giới từ đứng trước ( trạng ngữ không được đánh dấu)

Tóm lại, trạng ngữ có thể được hiểu như sau:

Về khái niệm: Trạng ngữ là thành phần câu có tác dụng bổ sung ý nghĩa tình huống cho nòng cốt câu ý nghĩa tình huống có thể là thời gian, nơi chốn mục đích, phương tiện, nguyên nhân, trạng thái,v.v

Trang 18

Về vị trí: Trạng ngữ có vị trí tương đối tự do, ở trong câu, có thể đứng ở

đầu câu, giữa câu hoặc ở cuối câu Nhưng vị trí thường gặp nhất của trạng ngữ là

về sau được gọi là tính liên kết

Hiện nay, khái niệm về “tính liên kết” đó là sự gắn bó về nghĩa và về hình thức của các yếu tố không nhỏ hơn câu trong văn bản [29, 16] được nhiều người

Trang 19

1.3.2 liên kết hình thức và liên kết nội dung

Có thể nói một cách khái quát rằng tính liên kết của văn bản có hai mặt : liên kết hình thức và liên nội dung Hai mặt liên kết này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung [29, 20]

Do liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau, cho nên mỗi văn bản đều phải có đủ hai mặt liên kết này Đây chính là dấu hiệu cho phép phân biệt văn bản với “phi văn bản”, tức là những chuỗi phát ngôn hỗn độn

1.3.2.1 Liên kết hình thức và sự thể hiện của nó

Theo Trần Ngọc Thêm, trong văn bản, liên kết hình thức dùng để gắn các câu lại với nhau bằng cách sử dụng một số cách thức nhất định - các phương thức liên kết Các phương thức liên kết được thể hiện thông qua các phương tiện liên kết - các phương tiện ngôn ngữ có tác dụng liên kết

Liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung qua hệ thống 7 phương thức liên kết: phép lặp, phép thế, phép đối, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép nối, phép tỉnh lược [29, 239]

Phương thức lặp có cả hai yếu tố liên kết và kết tố ở đây được gọi là lặp

tố Tuỳ thuộc vào tính chất của lặp tố mà phương thức lặp có thể chia thành ba dạng thức: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm

Trang 20

Lặp từ vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản Hơn thế nữa, độ phổ biến của lặp từ vựng không chỉ trải dài trên văn bản mà còn thể hiện cả ở sự có mặt nhiều lần của nó trong một cặp phát ngôn, tức là thể hiện cả ở sự lặp phức

Hiện tượng lặp từ vựng phổ biến đến mức giữa nó và tính liên kết của văn bản tồn tại một mối quan hệ hai chiều Trước hết, ở một văn bản liên kết, tất yếu phải có lặp từ vựng Mặt khác, ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu có lặp từ vựng thì

sự liên kết cũng xuất hiện Nếu hai câu có chứa những từ được lặp lại thì chắc hẳn là chúng bàn về cùng một chủ đề Như thế, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản

 Qui tắc sử dụng

Việc sử dụng phép lặp tuy có tác dụng tạo sự liên kết rất mạnh nhưng nếu sử

dụng quá nhiều có thể dẫn đến mắc lỗi

Cần tránh hiện tượng dùng từ lặp lại vì nó gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán Nó chứng tỏ sự diễn đạt quanh quẩn, bí từ của người viết

b Phương thức thế ( phép thế)

* Khái niệm

Phép thế là phương thức liên kết thể hiện ở việc thay thế những từ ngữ đã

được dùng trong câu đi trước bằng những từ ngữ tương đương trong câu đi sau Nhờ vậy, đối tượng vẫn được duy trì để triển khai, phát triển và nhờ đó mà các câu được liên kết với nhau

Ví dụ:

Ngựa con thích lắm Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế

Trang 21

- Cần xác định chính xác rõ ràng quan hệ thay thế để dùng từ thay thế cho phù hợp, tránh dùng từ thay thế không phù hợp sẽ dẫn đến hiểu lầm, ví dụ:

Nó gọi Loan và Mai Nhưng cô ấy không trả lời

Trong ví dụ này, ta không biết cô ấy thay cho Loan hay Mai

- Từ thay thế phải có ngoại diên rộng hơn từ được thay thế, ví dụ:

Khuya rồi nó vẫn làm ồn Đêm nào nó cũng hát như vậy

ở ví dụ này, “hát” có ngoại diên hẹp hơn làm ồn Do vậy, nó không thể

thay thế được cho làm ồn Chúng ta có thể sửa lại cho đúng là:

Khuya rồi nó vẫn hát Đêm nào nó cũng làm ồn như vậy

- Phép thế đồng nghĩa ít khi dùng để liên kết bắc cầu trên khoảng cách xa, vì trong khoảng cách ấy có thể có đối tượng khác, do đó rất dễ gây nên tình trạng nhầm lẫn khi xác định chủ tố Và trong quá trình sử dụng phép thế đồng nghĩa cũng cần tránh một lỗi đặc trưng riêng, đó là lỗi thế ngang hàng, ví dụ:

Người đăng cai cầm một cái rìu tung lên cho đám trai làng cướp Ai cướp

được búa thì vào chém

Rìu và búa là những khái niệm giao nhau, do vậy không thể thay thế cho

nhau Ví dụ này có thể chữa bằng cách: thay các thế tố bằng những từ thích hợp,

chẳng hạn như búa thay bằng dụng cụ, tức là giữ nguyên phép thế đồng nghĩa Hoặc cũng có thể đưa về phép lặp từ vựng ( thay búa bằng rìu)

c Phương thức tỉnh lược ( phép tỉnh lược )

* Khái niệm

Trang 22

Tỉnh lược là phương thức liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố có mặt ở chủ ngôn, và sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của kết ngôn mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó

Yếu tố tỉnh lược gọi là lược tố ( kí hiệu: ứ) [29, 160]

Ví dụ:

Phụ nữ càng cần phải học Đây là lúc ứ phải cố gắng để kịp nam giới

* Các qui tắc khi sử dụng phép tỉnh lược

Khi sử dụng phép tỉnh lược, chúng ta cần chú ý một số qui tắc:

- Kết tố của phép tỉnh lược phải có chủ tố và không sử dụng phép tỉnh lược khi

nó gây ra hiểu lầm, ví dụ:

Con yêu mẹ vô cùng! Cả bố nữa! Cả anh Tuấn nữa

ở ví dụ trên, hai câu đi sau có chứa hiện tượng tỉnh lược, do vậy dẫn đến hai cách hiểu:

+ Con yêu cả bố nữa ! Con yêu cả anh Tuấn nữa

+ Cả bố nữa cũng yêu mẹ Cả anh Tuấn nữa cũng yêu mẹ

Chúng ta không rõ người nói nói theo cách nào Vì thế, người viết không thể sử dụng phép tỉnh lược ở ví dụ trên được

- Phải tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc chủ ngôn đứng trước kết ngôn, chủ tố

đứng trước lược tố Qui tắc này tưởng như đơn giản này trong thực tế vẫn bị vi

phạm, ví dụ:

Sau đấy, Gái khép váy ngồi xuống bậc cửa cạnh chân bà Xuất Trong nhà, ứ vẫn cắm cúi dệt cửi

( T.H Quê nhà TPHCM, 1981, tr.103) Nhờ có trạng ngữ giới hạn không gian Trong nhà ( chi tiết hoá cho thời gian "Sau đấy") mà Gái hoặc bà Xuất không bị xác định nhầm làm chủ tố của ứ,

song việc sử dụng phép tỉnh lược không đúng chỗ này đã gây khó khăn cho

người đọc Phải trở lên một đoạn trước đó, dựa vào câu của Nghĩa bảo Gái: “Bây giờ cô lên nhà chơi đợi mẹ Tôi phải vào dệt” thì mới có thể hiểu được phát

Trang 23

ngôn đang xét Muốn chữa, cần loại bỏ phép tỉnh lược và đổi phát ngôn này

thành: Trong nhà, Nghĩa vẫn cắm cúi dệt cửi

- Chỉ có thể dùng tỉnh lược khi sự tỉnh lược không vi phạm các qui tắc lịch sự trong giao tiếp

Ví dụ:( Mẹ hỏi con) : - Con đã ăn cơm chưa ?

Lê A, Phan Kim Dung, Vũ Kim Thoa ( 2007) cho rằng phương thức nối

là phương thức sử dụng các từ, ngữ nối kết giữa các câu với nhau Mối quan hệ giữa các câu được thể hiện bởi ý nghĩa của các từ ngữ dùng để nối Các từ ngữ

này thường nằm ở các câu sau

Phương thức nối sử dụng các quan hệ từ, các phó từ, trợ từ, các từ chuyển tiếp để nối kết các câu Nó có tác dụng diễn đạt các quan hệ logic phức tạp giữa các sự vật, đối tượng và diễn đạt logic của sự trình bày

* Qui tắc khi sử dụng phương thức nối

- Các từ để nối bao giờ cũng có 2 chức năng chức năng liên kết và chức năng ngữ nghĩa (gọi tên, định loại quan hệ) Vì vậy, phải dùng từ nối sao cho phù hợp với nội dung ngữ nghĩa giữa hai câu, tránh dùng từ nối không phù hợp,

Ví dụ:

Cả lớp hôm nay viết bài rất đẹp Nhưng bạn Dương viết đẹp nhất

Trong ví dụ trên, người viết dùng từ nhưng để nối hai câu là sai vì từ nhưng biểu thị quan hệ tương phản, song quan hệ giữa hai câu trên không phải

là quan hệ tương phản Do vậy không thể dùng từ nhưng mà phải thay bằng từ

nối khác như:

Trang 24

+ Thay nhưng bằng trong đó ( chỉ quan hệ bao hàm)

+ Thay nhưng bằng đặc biệt ( biểu thị sự nhấn mạnh)

- Người viết bắt buộc phải dùng từ nối ở những câu có quan hệ ngược lôgíc hoặc quan hệ không rõ ràng

e. Phương thức tuyến tính ( phép tuyến tính )

* Khái niệm

Phương thức tuyến tính là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung.( Đây là phương thức liên kết không có các yếu tố liên kết) [29,

135]

Giữa hai phát ngôn trên có sự liên kết bằng phương thức tuyến tính - việc

đổi chỗ chúng sẽ làm cho chuỗi phát ngôn trở nên vô nghĩa Việc đổi chỗ này không chấp nhận được vì không đúng trình tự phát triển của sự vật, không đúng trình tự thời gian

Trong tiếng Việt, mọi phát ngôn trong văn bản đều được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính Song không phải mọi phát ngôn trong văn bản đều liên kết với nhau bằng phép tuyến tính Cách nhận diện phép tuyến tính đơn giản nhất là thay đổi trật tự của hai phát ngôn đang xét Nếu sự thay đổi đó không ảnh hưởng gì đến phần văn bản đang xét thì hai phát ngôn này không có sự liên kết bằng phép tuyến tính

* Qui tắc khi sử dụng phép tuyến tính

Khi sử dụng liên kết tuyến tính, mọi phát ngôn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định, đúng trình tự phát triển của sự vật, đúng trình

tự thời gian

Ví dụ:

Cuối đông hoa nở trắng cành Đầu hè quả sai lúc lỉu

( Tiếng Việt 2, tập hai)

Trang 25

1.3.2.2 Liên kết nội dung trong văn bản và sự thể hiện của nó

Đi sâu vào tìm hiểu , có thể thấy rằng liên kết nội dung là một khái niệm không những trừu tượng mà rất phức tạp Rất ít nhà ngữ pháp học nêu định nghĩa liên kết nội dung một cách trực tiếp

Liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ Trong liên kết nội dung lại tách ra hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết logic

1.3.2.1.1 Liên kết chủ đề

a Khái niệm

Trong công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học văn bản từ trước tới nay, tuy khái niệm “ liên kết chủ đề” chưa được đặt ra một cách hoàn chỉnh, song những nét phác thảo của nó đã được đề cập đến

Nói một cách chung nhất thì liên kết chủ đề đòi hỏi toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề Chủ đề của toàn văn bản được phân chia ra thành các chủ đề con và thể hiện qua phần chủ đề và phần nêu của các phát ngôn

Như thế, liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những chủ đề và phần nêu của các phát ngôn [29, 239].

b Cách thể hiện và nguyên tắc thể hiện

Hai phát ngôn có thể coi là có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những

đối tượng chung hoặc những đối tượng có liên quan mật thiết với nhau Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là các đối tượng của hiện thực, trong đó chủ yếu

là các sự vật, khái niệm được thể hiện bằng các tên gọi ( danh từ, đại từ)

Theo đó, có thể thấy có các phương thức sau đây chuyên được dùng để liên kết những tên gọi chỉ cùng một đối tượng hoặc những đối tượng có liên quan mật thiết với nhau, đó là: lặp từ vựng, đối, thế đồng nghĩa, liên tưởng, thế

đại từ, tỉnh lược Ta sẽ gọi các phương thức này là những phương thức thể hiện liên kết chủ đề

Trang 26

Trong các phương thức thể hiện liên kết chủ đề thì phương thức lặp, thế,

tỉnh lược có tác dụng duy trì chủ đề; còn phương thức liên tưởng, đối là những phương thức liên kết phát triển chủ đề

Liên kết chủ đề giữa các phát ngôn được tổ chức chủ yếu theo hai kiểu: liên kết song song và liên kết móc xích Liên kết song song là khi những yếu tố

được liên kết với nhau bằng những phương thức duy trì hoặc phát triển chủ đề thuộc những phần cùng loại của phát ngôn ( cùng là phần nêu hoặc cùng là phần báo) Liên kết móc xích là khi những yếu tố được liên kết với nhau bằng các phương thức duy trì hoặc phát triển chủ đề thuộc những phần khác loại của các phát ngôn ( phần báo của phát ngôn trước và phần nêu của phát ngôn sau)

Với những cơ sở trình bày ở trên, ta thấy rằng các phương thức liên kết chủ đề đều phải tuân theo nguyên tắc nhất định đó là: Việc sử dụng các phương thức liên kết duy trì chủ đề khác nhau có tác dụng làm tăng độ liên kết và tính

đa dạng của văn bản, các câu trong văn bản phải vừa duy trì, vừa phát triển chủ

đề,nhưng không được vì thế mà làm ảnh hưởng đến tính chính xác trong việc xác định chủ tố, cũng như không được gây khó khăn trong việc tiếp thu

b Cách thể hiện của liên kết logic

Trần Ngọc Thêm cho rằng liên kết chủ đề chủ yếu là sự tổ chức những phần nêu của các phát ngôn thì liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức của các phần báo và trong liên kết logic thì đơn vị liên kết chủ yếu là các hành động, sự việc Các sự vật, khái niệm cũng có thể là đơn vị liên kết logic, song chỉ ở cấp độ thấp Về mặt ngôn ngữ, các đơn vị liên kết logic được thể hiện bằng các từ, cụm

từ, phát ngôn, chuỗi phát ngôn[29, 266]

Trang 27

Sự kết hợp của hai đơn vị sẽ được coi là có liên kết logic khi chúng phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định

Nói cụ thể hơn, trong một văn bản, liên kết lôgic thể hiện ở trình tự sắp xếp các câu (logic trong việc trình bày), sự phù hợp ngữ nghĩa giữa các câu với thực tế khách quan và sự phù hợp ngữ nghĩa giữa các câu với nhau Việc vi phạm nguyên tắc này dẫn đến hai loại lỗi liên kết chủ yếu

Loại lỗi thứ nhất là mâu thuẫn giữa các đơn vị tham gia liên kết logic Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nhớ lại và (chuyện) sắp tới ở cấp độ trong phát

ngôn qua ví dụ sau:

Chỉ có trong giây phút mà tôi nhớ lại không biết bao nhiêu chuyện sắp

Giữa phát ngôn thứ nhất với phát ngôn sau có quan hệ nghịch logic (chồng chết - hầu chồng, chồng yêu) Để chữa lỗi này, cần chọn phương tiện nối phản ánh đúng quan hệ ngữ nghĩa và đặt vào vị trí thích hợp ( thêm phương

tiện nối chỉ thời gian đảo “trước đó” vào đầu phát ngôn thứ hai) Hoặc có thể

dùng biện pháp biến đổi cấu trúc để hiển ngôn hoá qua hệ ngữ nghĩa

+ Kiểu lỗi dùng sai phương tiện nối ( phương tiện nối thể hiện không

đúng quan hệ ngữ nghĩa);

Ví dụ:

Bốn quả đạn pháo lao thẳng vào tàu địch Một quầng lửa bùng lên Nhưng khẩu pháo 20 li trên tàu địch đột nhiên câm tịt

Trang 28

Nhưng là phương tiện nối chỉ quan hệ đối lập, trong khi đó giữa phát ngôn thứ hai và thứ ba trong ví dụ hoàn toàn không có sự đối lập nào mà chỉ có quan hệ thời gian đồng thời Để chữa cần thay nhưng bằng và hoặc thay phép

nối bằng phép tuyến tính

Tóm lại, trong liên kết nội dung, hai bình diện liên kết chủ đề và liên kết logic đan quyện chặt chẽ vào nhau Nếu coi nội dung của văn bản có cấu tạo từ hai phần chủ đề và - thuật đề và nêu - báo thì liên kết chủ đề là một sợi dây xuyên suốt, xâu chuỗi các chủ đề và phần nêu bộ phận lại với nhau, còn liên kết logic là một sợi dây khác xâu chuỗi các thuật đề và phần báo bộ phận lại với nhau Những “sợi dây” ấy làm nên sự thống nhất chặt chẽ và trọn vẹn của nội dung

1.4 dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong tiếng việt 1.4.1 khái niệm dấu câu

Từ trước tới nay, trong công trình nghiên cứu của mình, các nhà ngữ pháp quan niệm: Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau [28, 176], [19, 125]

Các văn bản tiếng Việt sử dụng 10 dấu câu, là: chấm, chấm than, chấm hỏi, chấm lửng, hai chấm, phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn và ngoặc kép Thường thường, qui tắc dấu câu được giải thích đồng thời bằng cả tiêu chí ý nghĩa, ngữ pháp và ngữ điệu

1.4.2 chức năng của dấu câu và Qui tắc của mỗi loại dấu câu tiếng việt

Dấu câu có các chức năng thể hiện mối quan hệ ngữ pháp và các ý nghĩa tình thái chủ quan hay khách quan Có thể kể đến nhưng chức năng cơ bản sau

đây của dấu câu:

+ Chức năng phân cách các bộ phận trong câu ( các thành phần câu, các vế câu .);

Trang 29

+ Chức năng phân cách các câu;

+ Chức năng thể hiện mục đích nói ( trực tiếp hoặc gián tiếp );

+ Chức năng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói với người nghe hoặc hiện thực được nói tới

ở bậc tiểu học, dấu câu bắt đầu được giới thiệu từ lớp 3, học sinh được học một cách khá kỹ lưỡng và có hệ thống về các dấu câu

1.4.2.1 Dấu chấm

Dấu chấm (.) là dấu dùng để kết thúc câu trần thuật, ví dụ:

Minh học giỏi

Dấu chấm được đặt ở cuối câu, khi câu được viết ra đầy đủ, trọn vẹn toàn

bộ kết cấu ngữ pháp và nội dung thông báo của nó

Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc một đoạn văn, lúc này dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng Sau dấu chấm, bắt đầu một câu khác phải viết hoa chữ cái đầu tiên

1.4.2.2 Dấu chấm hỏi

Dấu chấm hỏi ( ? ) thường được dùng để kết thúc một câu nghi vấn, ví dụ:

Hôm nay ai trực nhật ?

Dấu chấm hỏi tương ứng với ngữ điệu câu nghi vấn hoặc tương ứng với một số tình thái từ nghi vấn, ví dụ:

- Sao bố chưa ngủ, bố ngồi làm gì thế ?

- Con thức dậy đấy ư ?

- Bố nói chuyện với ai thế ?

Dấu chấm hỏi còn có những cách dùng đặc biệt sau đây:

Đặt ở cuối câu có cấu trúc tường thuật, nhưng có nội dung và ngữ điệu nghi vấn, ví dụ:

Nó không đi học ?

Dấu chấm hỏi (có thể lặp lại hai ba lần liền nhau) dùng thay cho một lời

đối thoại để biểu lộ sự ngạc nhiên quá đỗi khiến người ta không nói được, ví dụ:

- Chị ạ, San mất rồi !

Trang 30

- ???

Đặt trong một dấu ngoặc đơn ( ? ) ở ngay sau những từ trong hoặc cuối câu

có nội dung mà người viết chưa thật tin tưởng hoặc có điều hoài nghi cần xem xét thêm, ví dụ:

Trong tất cả cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?), thì phải kể đến việc bán rượu

A Phủ hấp tấp bảo vợ:

- Nó là cán bộ !

Người lạ mặt vẫn điềm tĩnh cầm bát bột ngô, A Phủ trợn mắt:

- Tao thù mày!

Dấu chấm cảm còn có những cách dùng đặc biệt sau đây:

+ Dùng dấu chấm cảm trong một dấu ngoặc đơn (!) và đặt sau từ, ngữ trong câu hay đặt cuối câu, để biểu thị một thái độ mỉa mai, châm biếm về nội dung được nêu ra trong từ, ngữ hoặc câu đó, ví dụ:

Bọn địch đưa tin: chúng đã bình định được vùng này(!)

+ Dấu chấm cảm dùng kèm với câu hỏi vừa có ý nghĩa nghi vấn, vừa có ý nghĩa cảm thán để nói lên thái độ hoài nghi, châm biếm, mỉa mai, ví dụ:

Nó làm như vậy mà ông cũng chịu được à ?!

1.4.2.4 Dấu chấm lửng

Trang 31

Dấu chấm lửng ( ) còn gọi là dấu ba chấm, dùng để kết thúc một câu chưa trọn vẹn về nội dung, chưa nói hết ý hoặc người nói không định nói hết và

có thể có chỗ chưa được hoàn chỉnh về mặt cấu tạo

Dấu chấm lửng còn có cách dùng đặc biệt sau:

Biểu thị lời nói bị dứt quãng vì xúc động, uất ức, nghẹn ngào, ví dụ:

- Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thì thì thưa cụ (Nam cao)

Dấu chấm lửng đặt ở cuối câu ( hay giữa câu, hoặc đầu câu) để biểu thị ý

bỏ lửng trong câu, ví dụ:

Chúng tôi chăm chú nghe Thưởng kể như nuốt lấy từng lời: “ khoảng 3 giờ 10 phút ba chúng tôi đẩy khối thuốc nổ vào cách trụ cầu 20 mét thì ngoi lên mặt nước để quan sát điểm áp lượng thuốc nổ ( ) Rồi tôi mê man đến khi tỉnh dậy mới biết mình đang gối đầu trên mép sông” (HN)

Dấu chấm lửng dùng để ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh, ví dụ:

- Má về rồi ồi ồi !

1.4.2.5 Dấu phẩy ( , )

Dấu phẩy dùng rất phổ biến trong câu Nó có tác dụng phân lập các từ, các ngữ làm thành phần câu trong những trường hợp sau:

+ Đánh dấu chỗ ngắt giữa các thành phần câu, ví dụ:

Thành phố Huế, quê tôi, rất đẹp

+ Ngăn cách các thành phần câu có quan hệ đẳng lập, các thành phần có chức năng ngữ pháp như nhau ( đồng chức), khi không dùng kết từ có liên kết và phân lập chúng, ví dụ:

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ dồng lúa chín

+ Ngăn cách thành phần phụ trong câu với nòng cốt câu, ví dụ:

ở ngoại thành, nông dân trồng rất nhiều hoa

+ Ngăn cách các vế của câu ghép, ví dụ:

Tôi tin anh ấy là người tốt, nó cũng tin như vậy

1.4.2.6 Dấu chấm phẩy ( ; )

Trang 32

Dấu chấm phẩy là dấu dùng để ngăn cách các bộ phận của câu, các bộ phận này về mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc lập như một câu, nhưng về mặt ý nghĩa lại có quan hệ với nhau mà người viết không muốn tách thành các câu riêng

Ví dụ: Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn

Dấu chấm phẩy cũng thường xuất hiện trong các câu dài, giữa các vế của câu ghép, hoặc giữa các bộ phận câu liệt kê những nội dung có khác nhau nhưng gắn bó thống nhất trong nội dung chung của câu, ví dụ:

Hồi ấy, Bá Kiến mới ra làm lí trưởng, nó hình như kình nhau với hắn ra mặt; Lí Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp

1.4.2.7 Dấu hai chấm ( : )

Dấu hai chấm dùng để báo hiệu một chuỗi liệt kê, một vế giải thích, giới thiệu hay thuyết minh

Dấu hai chấm thường dùng trong các trường hợp ;

+ Đặt trước một chuỗi liệt kê, hoặc đặt giữa hai vế giải thích, giới thiệu hay thuyết minh trong một câu, ví dụ:

Dẫy núi Hoàng Liên bừng sáng hẳn ra: mặt trời đã lên

+ Đặt cuối câu để báo trước một lời đối thoại trực tiếp, hay một nội dung thuyết minh, giải thích, Ví dụ:

Mặt hồ sáng hẳn ra: trăng đã lên

+ Báo hiệu dùng dấu ngoặc kép : “ ” dẫn ra một lời đối thoại hoặc một

đoạn trích nguyên văn đóng khung bằng dấu ngoặc kép., ví dụ:

Cô giáo hỏi chúng tôi: “ Các em có làm được bài không ? ”

1.4.2.8 Dấu gạch ngang ( - )

Dấu gạch ngang là dấu dùng để:

+ Đặt ở đầu một lời đối thoại trực tiếp do nhân vật tự nói ra để phân lập với lời đối thoại trực tiếp của nhân vật khác hay những câu không phải lời đối thoại trực tiếp, ví dụ:

Trang 33

A Phủ chạy ra Người lạ mặt đứng lại:

- Seo Mẩy đấy à ?

- Không Pá Chính đây !

+ Đặt ở đầu những đoạn liệt kê trình bày những nội dung ngang hàng nhau trong một bố cục chung ( dấu gạch ngang có ý nghĩa trình tự sắp xếp bố cục, tương đương giá trị của dãy số sắp theo thứ tự, hoặc thứ tự bảng chữ cái, hoặc các dấu +, * v.v )

+ Đặt trước một thành phần phụ biệt lập trong câu( chú ngữ) Nếu chú ngữ ở vị trí giữa câu thì ở trước và sau chú ngữ đó đều dùng dấu gạch ngang để phân lập, ví dụ:

Hồng - bạn học từ hồi lớp 1 của tôi - vừa gửi thư cho tôi

1.4.2.9 Dấu ngoặc đơn ( )

Dấu ngoặc đơn dùng để phân lập chú ngữ trong câu ( tương đương với hai dấu gạch ngang và hai dấu phẩy dùng trong trường hợp này, ví dụ:

Ông ấy đi được như thế - bà rơm rớm nước mắt - là may cho ông ấy

Dấu ngoặc đơn còn dùng để ghi chú những nội dung riêng biệt và cần thiết trong một văn bản ( xuất xứ tác phẩm, tác giả, địa danh và những chỉ dẫn trong các mẫu văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau), ví dụ:

Không có gì quí hơn độc lập, tự do

( Hồ Chí Minh ) 1.4.2.10 Dấu ngoặc kép ( “ ” )

Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp sau đây:

+ Phân lập những từ, ngữ, câu, đoạn văn, trích dẫn nguyên văn của người khác và được dùng trong câu, ví dụ:

Đó là thứ “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”

+ Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của một nhân vật, ví dụ:

Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”

Trang 34

+ Biểu thị một thái độ, cảm xúc, đối với sự vật, sự việc được biểu hiện trong bộ phận đượcđặt vào trong dấu ngoặc kép (từ, ngữ, hay câu), ví dụ:

Một thế kỷ “ văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt

Kết quả nghiên cứu về những kiến thức ngữ pháp tiếng Việt nói trên cho thấy có khá nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số các nhà ngữ pháp học và người sử dụng tiếng Việt đều thống nhất quan niệm:

1.5.1 Bản chất của câu là diễn đạt một ý trọn vẹn Về hình thức, câu ứng với một kiểu cấu tạo nhất định và trên chữ viết câu được mở đầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm câu

1.5.2 Quan niệm về câu đúng

Một câu đúng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Câu phải viết đúng qui tắc ngữ pháp tiếng Việt

+ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt

+ Câu phải có thông tin mới

+ Câu phải được đánh dấu câu phù hợp

+ Câu phải phù hợp với câu đi trước và câu đi sau

Trang 35

1.5.3 Thành phần câu là những thành tố tham gia nòng cốt câu hoặc phụ thuộc trực tiếp vào toàn bộ nòng cốt câu Một câu nói (viết) bình thường là một

tổ chức gồm nhiều bộ phận cấu thành gọi là các thành phần câu

Trong câu, nội dung thông báo phải được biểu thị trên cơ sở kết hợp các thành phần câu

1.5.4 Tính liên kết của văn bản

Tính liên kết của văn bản là sự gắn bó về nghĩa và về hình thức của các yếu

tố không nhỏ hơn câu trong văn bản.Tính liên kết được biểu hiện trên hai phương diện: liên kết hình thức và liên kết nội dung; liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung Cần phải sử dụng đúng các phương thức liên kết hình thức cũng như kiên kết nội dung thì mới có một văn bản trọn vẹn

1.5.5 Dấu câu trong tiếng Việt là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp Nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn nên nó đồng thời còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về tình cảm, thái độ của người viết

Hiện nay, tiếng Việt dùng mười dấu câu là: dấu chấm, dấu hỏi, dấu cảm, dấu lửng, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc

đơn, dấu ngoặc kép

Chúng ta cần giúp học sinh thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn

đạt nội dung và nắm được cách dùng dấu câu sao cho phù hợp với chức năng của nó

Trang 36

Chương 2

Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học

2.1 Khảo sát tình hình mắc lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học

2.1.1 Mục đích khảo sát

Việc điều tra khảo sát tình hình mắc lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học là nhằm tìm hiểu, đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào việc đặt câu, viết văn Việc điều tra được tiến hành trên lớp 4 và lớp 5 thuộc các trường tiểu học ở ba vùng địa lý khác nhau ( nông thôn , thành thị và bán thành thị) của tỉnh Lào Cai

2.1.2 Nội dung khảo sát

Công việc khảo sát được tiến hành trực tiếp bằng phiếu câu hỏi và trên các bài kiểm tra giữa học kỳ II phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4 và lớp

5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai, trường tiểu học Thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc Hà, trường tiểu học Bảo Nhai A - xã Bảo Nhai, huyện Bắc

Việc chọn đối tượng để khảo sát là học sinh lớp 4 và lớp 5 vì:

- Là học sinh cuối cấp tiểu học, các em đã được trang bị những kiến thức ngữ pháp cơ bản nên việc tìm hiểu, đánh giá lỗi ngữ pháp của học sinh mới khách quan

- Qua đây có thể đánh giá khá chính xác kiến thức ngữ pháp tiếng Việt

mà các em nắm được trước khi kết thúc chương trình tiểu học

+ Phiếu khảo sát học sinh lớp 4:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 4 đến 5 câu) kể về buổi chào cờ ngày thứ 2 đầu tuần của trường em, trong đó có một câu dùng trạng ngữ chỉ thời gian, một câu dùng trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Phiếu khảo sát học sinh lớp 5:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 4 đến 5 câu) kể về công việc của bố em trong đó có một câu ghép và một câu dùng trạng ngữ

Trang 37

+ Bài kiểm tra giữa học kỳ II phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4 và lớp 5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai, trường tiểu học Thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc, trường tiểu học Bảo Nhai A - xã Bảo Nhai, huyện Bắc

2.1.3 Kết quả khảo sát

* Những căn cứ xác định lỗi và cách ghi nhận lỗi

Để phân biệt câu đúng với câu sai, chúng tôi dựa vào kiến thức về ngữ pháp được trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học và căn cứ vào

định nghĩa câu sau đây làm chuẩn để đối chiếu, xác định xem câu như thế nào

bị xem là mắc lỗi:

Câu là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập, có cấu trúc ngữ pháp nhất định Dạng câu bình thường và đơn giản nhất có cấu tạo nòng cốt là một cụm chủ - vị, thể hiện một nội dung thông báo trọn vẹn hoặc tương đối trọn vẹn, khi nói có ngữ điệu, khi viết có dấu câu

Xác định câu đúng, sai cần dựa vào tình huống câu đó xuất hiện Trường hợp câu sai ngữ pháp nhưng có nguyên nhân từ việc diễn đạt lủng củng thì chúng tôi không ghi lỗi này

* Kết quả thống kê và phân loại lỗi

- Số học sinh lớp 4 được khảo sát: 112

- Số học sinh lớp 5 được khảo sát: 126

- Địa điểm điều tra: trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai, trường tiểu học Thị trấn Bắc Hà, trường tiểu học Bảo Nhai A - xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai

Kết quả khảo sát tình hình mắc lỗi ngữ pháp và phân loại lỗi:

Trang 38

Bảng 1- Kết quả khảo sát lỗi ngữ pháp của học sinh lớp 4, 5

pháp học sinh mắc

Phân loại lỗi ngữ pháp học sinh

Lỗi thông thường về câu

Lỗi liên kết câu Lỗi về dấu câu

SL TL% SL TL % SL TL % Lớp

4 112 248 114 45,9 78 31,4 56 22,5 Lớp

5 126 192 80 41,6 68 35,4 43 22,3

2.1.4 Nhận xét

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy có khá đông học sinh mắc lỗi viết câu sai ngữ pháp Những học sinh lớp 4 vùng nông thôn mắc lỗi nhiều nhất, có

em mắc từ 5 đến 7 lỗi trong một bài viết

Từ việc phân loại và xác định tỷ lệ mắc từng loại lỗi, chúng tôi thấy số học sinh mắc các lỗi về cấu tạo ngữ pháp khi viết câu như: câu không đủ thành phần, câu thừa thành phần, câu không phân định rõ thành phần ( lỗi thông thường về câu) là nhiều nhất, tiếp đó là các lỗi về sử dụng dấu câu và liên kết câu

Trên cơ sở kết quả điều tra tình hình viết câu sai ngữ pháp của học sinh tiểu học, chúng tôi thấy khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào

Trang 39

việc đặt câu, viết văn của học sinh còn rất hạn chế Những lỗi sai khi viết câu của học sinh là do các em không được cung cấp các kiến thức ngữ pháp một cách đầy đủ và có hệ thống

2.2. Mô tả, phân tích các lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học

ở bậc tiểu học, những kiến thức và kỹ năng ngữ pháp cần trang bị cho học sinh bao gồm khái niệm từ, câu, thành phần câu, kiến thức về dấu câu, kiến thức

về cấu tạo ngữ pháp của câu; kỹ năng phân tích các thành phần câu, kiến thức và

kỹ năng phân loại các kiểu câu theo cấu tạo và các kiểu câu theo mục đích nói,

kỹ năng liên kết câu và sử dụng từ theo đúng khả năng kết hợp từ loại

Rà soát theo những kiến thức và kỹ năng này, chúng tôi cố gắng phát hiện, phân loại và mô tả chi tiết các lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học một cách đầy

đủ nhất

Các lỗi ngữ pháp mà chúng tôi đưa ra đều căn cứ trên những lỗi lấy từ các bài kiểm tra phân môn luyện từ và câu (phần ngữ pháp), phiếu điều tra và bài kiểm tra phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4 và 5

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy hiện nay học sinh tiểu học thường mắc các loại lỗi ngữ pháp cơ bản sau:

- Lỗi thông thường về câu (lỗi về cấu tạo ngữ pháp)

- Lỗi về liên kết câu (lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết lôgíc, lỗi liên kết hình thức)

- Lỗi về dấu câu (lỗi không dùng dấu câu, lỗi ngắt câu sai qui tắc, lỗi sử dụng lẫn lộn chức năng của các dấu câu)

2.2.1 Các lỗi thông thường về câu

2.2.1.1 Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu

Đây là những lỗi thuộc về cấu trúc câu như: thiếu hoặc thừa thành phần câu, không phân định các thành phần câu hoặc sắp xếp sai các thành phần câu

Trang 40

a Lỗi thiếu các thành phần nòng cốt câu

Các thành phần nòng cốt của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức Một câu độc lập về nội dung nghĩa là một câu có thể hiểu được mà không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung quanh nó) hay dựa vào hoàn cảnh giao tiếp Còn một câu hoàn chỉnh về hình thức là một câu có đủ các thành tố cần thiết theo qui tắc ngữ pháp

CN và VN là hai thành phần chính của câu, làm nên nòng cốt câu, không thể vắng mặt Trong những điều kiện bình thường, nếu thiếu CN hoặc VN, câu

sẽ bị coi là câu sai ngữ pháp Dưới đây là những lỗi thiếu thành phần nòng cốt của câu mà học sinh hay mắc:

a1 Câu thiếu thành phần chủ ngữ

chưa hiện thực hoá ở lời (câu) với chủ ngữ Đây là loại lỗi xuất hiện nhiều trong

các bài tập làm văn tả người, tả con vật của học sinh

Nguyên nhân mắc lỗi này là do học sinh xem trạng ngữ như một chủ ngữ Trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ (qua, với, trong, ở, vì, do, bởi ) với một cụm danh từ và lại hay đặt ở đầu câu Còn chủ ngữ rất ít khi có

cấu tạo như vậy nhưng cũng thường xuất hiện ở đầu câu Do đó, học sinh đã nhầm trạng ngữ là chủ ngữ, nhất là các em học sinh lớp 4

Một nguyên nhân khác khiến học sinh mắc loại lỗi này là bởi trong tư duy của các em, đối tượng cần nói đến đã hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w