Tăng cường bồi dưỡng kiến thức ngữ pháp, nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 68)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức ngữ pháp, nghiệp vụ sư phạm

vụ sư phạm và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng dạy học ngữ pháp. Nhưng hiện nay, trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn của giáo viên tiểu học không đồng đều nhau cho nên tri thức tiếng Việt và kỹ năng sử dụng tiếng Việt của giáo viên cũng chênh lệch nhau. Những giáo viên trẻ được đào tạo bài bản đã đạt chuẩn nghề nghiệp, họ được trang bị đầy đủ kiến thức tiếng Việt hiện đại và có sự hiểu biết khá sâu sắc về ngữ pháp tiếng Việt. Do vậy, đối với họ, việc dạy học ngữ pháp cho học sinh đối với họ có phần thuận lợi. Bên cạnh đó, ở các trường tiểu học của chúng ta hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn nghề nghiệp (nhất là những người được đào tạo trước đây hệ 12+2, 9 +3, 5 +3). Họ chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản của tiếng Việt hiện đại, hơn nữa, do tuổi cao lại không được thường xuyên bổ sung kiến thức nên thiếu kỹ năng thực hành tiếng Việt. Thậm chí, bản thân họ khi viết câu vẫn còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp.

Theo thống kê đầu năm học 2007 - 2008, đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Lào Cai có 3956 người, trong đó:

+ Trình độ trên chuẩn (Đại học, Cao đẳng): 852 người, đạt:21,5 % + Trình độ trung học sư phạm : 3064 người, tỷ lệ: 77,4 %

+ Trình độ dưới chuẩn : 40 người, tỷ lệ:1,0%

( Số liệu thống kê do Phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT Lào Cai cung cấp) Theo khảo sát của chúng tôi, ở hầu hết các trường tiểu học vẫn còn tình trạng phân công giáo viên dạy các khối lớp không hợp lý. Một số giáo viên được phân công giảng dạy cố định ở khối lớp 1, 2, 3 trong nhiều năm nên họ không có dịp nghiên cứu, bổ sung kiến thức, bởi, những kiến thức ngữ pháp tiếng Việt

chỉ tập trung ở khối lớp 4, 5. Điều này khiến họ bị thiếu hụt kiến thức ngữ pháp cơ bản được dạy ở cuối bậc tiểu học.

Như đã nói, những kiến thức tiếng Việt của giáo viên đã thiếu lại không chắc chắn, nên kiến thức họ truyền đạt cho học sinh là kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt nói chung và dạy ngữ pháp nói riêng, chúng ta cần tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo các hướng sau:

- Tổ chức đào tạo - bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, trình độ tối thiểu của giáo viên tiểu học phải từ cao đẳng trở lên.

- Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt nói chung và kiến thức ngữ pháp nói riêng cho giáo viên ở các nhà trường tiểu học bằng nhiều hình thức như:

+ Tổ chức cho giáo viên học tập các chuyên đề về ngữ pháp tiếng Việt, ví dụ: chuyên đề về câu và thành phần câu, chuyên đề các kiểu câu và kiên kết câu trong văn bản..., có thể mời các giảng viên chuyên ngành báo cáo các chuyên đề đã định.

+ Xây dựng tủ sách tham khảo để giáo viên luôn được cập nhật với những kiến thức ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.

+ Thường xuyên tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học trong việc phân tích thành phần câu, kỹ năng sử dụng dấu câu, các phương thức liên kết câu liên quan đến ngữ pháp ở tiểu học.

- Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng phương pháp dạy các khái niệm ngữ pháp; phương pháp dạy thực hành luyện tập kỹ năng; cung cấp hệ thống bài tập ngữ pháp phù hợp với đặc điểm học sinh để luôn đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp, luôn gắn các ý nghĩa ngữ pháp với các dấu hiệu hình thức để học sinh dễ nhận diện và vận dụng trong khi viết câu, viết đoạn. Và một nguyên tắc cốt lõi mà chúng ta cần lưu ý giáo viên trong dạy học ngữ pháp ở tiểu học là trình

bày theo quan điểm của chương trình, sách giáo khoa tiểu học đồng thời có một cái nhìn có hệ thống, nhất quán, thống nhất, ít ra là trong cả cấp học.

- Giúp giáo viên hiểu rằng môn Tiếng Việt ở tiểu học có tính tích hợp rất cao. Dạy học phân môn này đồng thời tạo điều kiện để dạy các phân môn khác tốt hơn. Nếu giáo viên chỉ quan tâm dạy các kiến thức ngữ pháp trong phân môn luyện từ và câu mà quên đi kiến thức của phân môn khác thì sẽ không thành công. Muốn học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp và có kỹ năng thực hành tốt, giáo viên phải luôn quan tâm rèn thói quen nói, viết câu đúng ngữ pháp ở tất cả các môn học khác, đặc biệt là trong tiết Tập làm văn.

Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức ngữ pháp, chúng ta cần xác định cho giáo viên một thái độ nhận thức đúng đắn. Người giáo viên tiểu học cần có ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề, có tư tưởng cầu thị vươn lên. Nếu không có ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề mến trẻ thì giáo viên lên lớp chỉ giảng dạy qua loa theo nội dung sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập theo sách giáo viên một cách đơn điệu và tẻ nhạt đồng thời cũng không tìm biện pháp chữa và khắc phục lỗi ngữ pháp cho học sinh, không kiên trì giúp học sinh viết câu đúng ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)