Thực trạng dạy học ngữ pháp ở tiểu học

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 61)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Thực trạng dạy học ngữ pháp ở tiểu học

3.1.2.1. Khảo sát việc nắm kiến thức ngữ pháp tiếng Việt của giáo viên tiểu học

a. Mục đích khảo sát

Như chúng ta đã biết, giáo viên là một trong ba nhân tố của của quá trình dạy học ngữ pháp và là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình này. Hiện nay, qua thực tế dự giờ dạy của giáo viên tiểu học, chúng tôi nhận thấy năng lực về tiếng Việt của họ còn có những hạn chế. Điều này dẫn đến việc họ bị phụ thuộc vào sách giáo viên, vào thiết kế bài giảng, giảng dạy thụ động theo thiết kế bài giảng, thiếu sự năng động sáng tạo trong dạy học. Như thế chất lượng giảng dạy sẽ không cao.

Để thấy được thực trạng nắm kiến thức ngữ pháp và thực tế giảng dạy những kiến thức ngữ pháp của giáo viên tiểu học như thế nào, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở tỉnh Lào Cai.

b. Nội dung điều tra

Phiếu điều tra của chúng tôi được thiết kế theo 3 hướng: 1) Kiểm tra việc nắm kiến thức ngữ pháp của giáo viên tiểu học.

2) Điều tra những khó khăn của giáo viên khi dạy ngữ pháp ở tiểu học. 3) Điều tra phương pháp dạy các nội dung ngữ pháp của giáo viên tiểu học. * Các phiếu khảo sát dành cho giáo viên có ở phần phụ lục.

c. Kết quả điều tra

- Số giáo viên được điều tra khảo sát: 119 người. - Địa điểm điều tra: Giáo viên tiểu học tỉnh Lào Cai.

- Dưới đây là kết quả thông kê những giáo viên trả lời đạt yêu cầu: Bảng 3- Thống kê số giáo viên trả lời đạt yêu cầu

Số GV 119 77 85 62 40 65 102 108 98 TL% 64,7 71,4 52,1 33,6 54,6 85,7 90,7 82,3 * Nhận xét

Kết quả điều tra cho thấy:

- Vẫn còn nhiều giáo viên tiểu học chưa nắm chắc và đầy đủ những kiến thức tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức về ngữ pháp, nên trong thực tế dạy học họ đã có những nhầm lẫn đối với những nội dung ngữ pháp như: xác định từ loại, nắm khái niệm câu, phân tích các thành phần câu, chức năng của các dấu câu trong tiếng Việt, phân loại câu theo cấu tạo...

- Hầu hết giáo viên được khảo sát đều nêu khó khăn trong việc dạy học các kiến thức ngữ pháp ở tiểu học. Bởi những kiến thức ngữ pháp đã có của họ đã không chắc chắn lại thiếu tính hệ thống. Trong khi đó, nội dung luôn quyết định phương pháp dạy học nên họ không thể dạy tốt khi không nắm chắc nội dung.

- Về biện pháp khắc phục lỗi ngữ pháp của học sinh, đa số giáo viên chưa nêu được biện pháp có hiệu quả. Một số ít giáo viên nêu được nhưng đó mới chỉ là những kinh nghiệm cá nhân tích luỹ được qua quá trình dạy học mà chưa phải là những biện pháp có cơ sở khoa học.

3.1.2.2. Khảo sát tình hình học ngữ pháp của học sinh tiểu học * Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát là nhằm đánh giá khả năng tiếp thu những kiến thức ngữ pháp mà các em đã học và kỹ năng thực hành ngữ pháp (kỹ năng nhận diện các thành phần câu, phân tích thành phần câu, phân loại và viết các kiểu câu, kỹ năng xác định từ loại, kỹ năng sử dụng dấu câu và kỹ năng liên kết các câu để tạo lập văn bản).

Đối tượng điều tra là các học sinh lớp 4 ( học sinh lớp này vừa học xong lý thuyết về các kiểu câu, thành phần câu, các dấu câu) và học sinh lớp 5 (những học sinh đã được ôn tập củng cố, khắc sâu những kiến thức ngữ pháp trước khi

kết thúc chương trình tiểu học). Việc chọn học sinh ở ba vùng địa lý khác nhau là để người điều tra có cái nhìn tổng thể, khách quan trên cơ sở so sánh năng lực tiếp thu những kiến thức ngữ pháp cơ bản ở bậc tiểu học của học sinh thuộc những vùng, miền có điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục phát triển khác nhau và điều kiện học tập khác nhau.

a. Khảo sát việc nắm kiến thức ngữ pháp tiếng Việt của học sinh tiểu học

* Nội dung khảo sát

Việc khảo sát được thực hiện bằng các câu hỏi nhằm kiểm tra sự hiểu biết của học sinh lớp 4 và lớp 5 về những kiến thức ngữ pháp mà các em đã học. * Các phiếu khảo sát việc nắm kiến thức ngữ pháp tiếng Việt dành cho học sinh có ở phần phụ lục.

* Kết quả điều tra Lớp 4:

- Số học sinh được khảo sát: 198 học sinh.

- Dưới đây là kết quả thống kê số HS trả lời đạt yêu cầu:

Bảng 4- Thống kê số HS lớp 4 trả lời đạt yêu cầu phiếu khảo sát kiến thức ngữ pháp Trường Tổng số

HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH Hoàng Văn Thụ ( thành phố) 71 40 56,3 29 40,8 25 35,2 31 43,6 TH Thị trấn Bắc Hà ( bán nông thôn) 67 31 46,2 23 34,3 19 28,3 24 35,8 TH Bảo Nhai A ( nông thôn) 60 25 41,6 16 26,6 15 25,0 18 30,0 Lớp 5:

- Số học sinh được điều tra khảo sát: 236 học sinh

Bảng 5- Thống kê số HS lớp 5 trả lời đạt yêu cầu phiếu khảo sát kiến thức ngữ pháp

Trường tiểu học

TS HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH Hoàng Văn Thụ ( thành phố) 77 68 88,3 54 70,1 48 62,3 45 58,4 40 60,0 58 75,0 TH Thị trấn Bắc Hà ( bán nông thôn) 71 42 59,1 35 49,2 29 40,8 24 33,8 23 32,3 28 39,4 TH Bảo Nhai A ( nông thôn) 88 22 25,0 18 20,4 16 18,1 20 22,7 16 18,1 25 28,4 * Nhận xét

Đúng như dự đoán của chúng tôi, kết quả khảo sát cho thấy khả năng tiếp thu kiến thức ngữ pháp của học sinh ở các trường thuộc ba vùng có sự khác nhau. ở vùng thành phố, học sinh nắm kiến thức ngữ pháp tốt nhất và vùng nông thôn là yếu nhất.

Học sinh lớp 4 vừa mới học xong các kiến thức về từ, câu, các kiểu câu, thành phần câu, các dấu câu nhưng từ kết quả khảo sát, rõ ràng các em chưa nắm vững những kiến thức ngữ pháp đã được học. Các em biết chủ ngữ là bộ phận thứ nhất và vị ngữ là bộ phận thứ hai của câu nhưng chưa khái quát được chúng là bộ phận chính, bộ phận quan trọng, không thể thiếu được trong câu. Với trạng ngữ, các em biết đây là bộ phận xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, phương tiện trong câu nhưng đa số không khái quát được nó là bộ phận phụ của câu.

Riêng việc nắm ý nghĩa của chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu thì có rất ít học sinh nắm được nội dung này. Học sinh tiếp thu kiến thức về các thành

phần của câu một cách cụ thể, máy móc. Từ ba mẫu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?, các em mới có thể đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ, vị ngữ của

câu và mới nhận diện được hai bộ phận chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.

Ngoài ra, câu hỏi Thế nào ? thường làm cho các em nhầm xác định vị ngữ với việc xác định bổ ngữ của động từ, tính từ (trả lời câu hỏi như thế nào ?) đã học ở

lớp 2, 3.

Với phần kiến thức về dấu câu, đa số các em kể được tên các loại dấu câu nhưng rất nhiều em không nêu được tác dụng của dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than.

Đối với học sinh lớp 5, các em được học về câu ghép, một số cách liên kết câu trong bài, được ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp đã học nhưng các em vẫn chưa nắm vững kiến thức về thành phần câu, liên kết câu và dấu câu. Các em vẫn quan niệm câu đơn có hai bộ phận là chủ ngữ, vị ngữ . Một số ít học sinh biết chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chính của câu và trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Về dấu câu, mặc dù học sinh đã được ôn tập rất kỹ trong chương trình lớp 5 nhưng các em vẫn không nhớ tác dụng của nhiều dấu câu.

Mặc dù sách giáo khoa Tiếng Việt và giáo viên đã hình thành lý thuyết phải đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để xác định các thành phần câu (chủ ngữ đặt

câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ?, vị ngữ đặt câu hỏi Làm gì, thế nào ?, Là gì ?, trạng ngữ đặt câu hỏi Khi nào ?, ở đâu ?, Vì sao ?, Để làm gì ?,...) nhưng học sinh

hầu như không nhớ.

Kết quả điều tra cũng cho thấy khả năng tiếp thu các kiến thức ngữ pháp tiếng Việt được dạy ở chương trình tiểu học của học sinh còn thấp so với yêu cầu. Học sinh còn lúng túng khi trả lời các câu hỏi ở phiếu điều tra. Nhiều học sinh lớp 4 và lớp 5 trả lời sai, chứng tỏ các em không nắm vững các kiến thức ngữ pháp cơ bản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức ngữ pháp để xây dựng câu, xây dựng văn bản của học sinh.

b. Điều tra kỹ năng thực hành ngữ pháp tiếng Việt của học sinh tiểu học *Nội dung điều tra

Nội dung điều tra gồm 10 phiếu câu hỏi để khảo sát kỹ năng thực hành ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 và lớp 5.

* Các phiếu điều tra kỹ năng thực hành ngữ pháp dành cho học sinh có ở phần phụ lục (trang 118).

* Kết quả điều tra

Lớp 4: Số học sinh được điều tra khảo sát: 198 em. - Dưới đây là kết quả thống kê số HS trả lời đạt yêu cầu:

Bảng 6 - Khảo sát kỹ năng thực hành NP của HS lớp 4 (Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho những HS trả lời đúng)

Trường tiểu học TS

HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH Hoàng Văn Thụ( thành phố) 71 42 59,1 55 77,4 54 70,1 46 64,7 40 56,3 42 59,1 TH Thị trấn Bắc Hà( bán thôn) 67 36 53,7 32 47,7 30 44,7 28 41,7 25 37,3 29 43,2 TH Bảo Nhai A ( nông thôn) 60 30 50,0 27 45,0 24 40,0 21 31,3 19 28,3 24 40,0

Lớp 5: Số học sinh được điều tra khảo sát: 236 em. - Dưới đây là kết quả thống kê số HS trả lời đạt yêu cầu:

Bảng 7- Khảo sát kỹ năng thực hành NP của HS lớp 5 (Số lượng và tỷ lệ % được ghi cho những HS trả lời đúng)

Trường tiểu học TS

HS

Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Phiếu 5 Phiếu 6

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% TH Hoàng Văn Thụ ( thành phố) 77 60 85,7 68 88,3 59 76,6 45 58,4 55 71,4 58 76,0 TH Thị trấn Bắc Hà ( bán nông thôn) 71 39 54,9 46 64,7 38 53,5 36 50,7 45 64,0 50 70,4 TH Bảo Nhai A ( nông thôn) 88 34 38,6 42 47,7 32 36,3 31 35,8 40 45,4 43 48,8 * Nhận xét

Việc xác định từ loại, các thành phần câu, các kiểu câu cùng với dấu câu và các cách liên kết câu là những kỹ năng mà học sinh cuối bậc tiểu học phải có được. Nhưng qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu như học sinh chưa đạt được những kỹ năng này.

Đa số học sinh chưa có kỹ năng xác định chính xác từ loại, các dấu câu, các cách liên kết câu. Đối với kỹ năng xác định thành phần câu, phần lớn học sinh lúng túng khi xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của những câu có trúc phức tạp. Việc xác định và phân loại trạng ngữ của câu cũng không tốt. Do không phân định chính xác thành phần câu và chức năng của dấu câu nên học sinh chưa phân biệt được các câu sai ngữ pháp, các câu đúng ngữ pháp.

Kỹ năng thực hành ngữ pháp của học sinh thành phố tốt hơn vùng bán thành thị và vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)