Các lỗi thông thường về câu

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Các lỗi thông thường về câu

2.2.1.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu

Đây là những lỗi thuộc về cấu trúc câu như: thiếu hoặc thừa thành phần câu, không phân định các thành phần câu hoặc sắp xếp sai các thành phần câu.

a. Lỗi thiếu các thành phần nòng cốt câu

Các thành phần nòng cốt của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Một câu độc lập về nội dung nghĩa là một câu có thể hiểu được mà không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung quanh nó) hay dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. Còn một câu hoàn chỉnh về hình thức là một câu có đủ các thành tố cần thiết theo qui tắc ngữ pháp.

CN và VN là hai thành phần chính của câu, làm nên nòng cốt câu, không thể vắng mặt. Trong những điều kiện bình thường, nếu thiếu CN hoặc VN, câu sẽ bị coi là câu sai ngữ pháp. Dưới đây là những lỗi thiếu thành phần nòng cốt của câu mà học sinh hay mắc:

a1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ Ví dụ 1:

Trong buổi chào cờ đã tuyên dương nhiều gương học sinh chăm ngoan của trường.

Ví dụ 2:

Trên sân trường ngồi yên lặng nghe thầy hiệu trưởng nhận xét từng khối lớp.

Trong các ví dụ trên, học sinh viết câu chỉ có trạng ngữ và vị ngữ, các em nhầm trạng ngữ là chủ ngữ hoặc nhầm đối tượng chỉ mới ở trong tư duy chứ

chưa hiện thực hoá ở lời (câu) với chủ ngữ. Đây là loại lỗi xuất hiện nhiều trong

các bài tập làm văn tả người, tả con vật của học sinh.

Nguyên nhân mắc lỗi này là do học sinh xem trạng ngữ như một chủ ngữ. Trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ (qua, với, trong, ở, vì, do, bởi ...) với một cụm danh từ và lại hay đặt ở đầu câu. Còn chủ ngữ rất ít khi có

cấu tạo như vậy nhưng cũng thường xuất hiện ở đầu câu. Do đó, học sinh đã nhầm trạng ngữ là chủ ngữ, nhất là các em học sinh lớp 4.

Một nguyên nhân khác khiến học sinh mắc loại lỗi này là bởi trong tư duy của các em, đối tượng cần nói đến đã hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến

việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy, các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và nghĩ rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ khiến cho nghĩa của câu không trọn vẹn, hoặc làm cho người đọc hiểu sai nghĩa.

a2. Câu thiếu thành phần vị ngữ Ví dụ 1:

Những bạn học sinh đội nghi thức quần áo trắng toát, khăn quàng đỏ thắm.

Ví dụ 2:

Sa Pa, điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.

Học sinh viết những câu thiếu vị ngữ trong các ví dụ trên do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Nguyên nhân thứ nhất: với những cụm danh từ được phát triển dài, học sinh nhầm tưởng đã có giá trị thông báo như ở ví dụ 1, mặc dầu nó mới chỉ nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo.

- Nguyên nhân thứ hai: trường hợp như ở ví dụ 1, học sinh rất dễ nhầm là

câu vì dường như chúng đã có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng những bạn học sinh

trong ví dụ đó là danh từ không xác định, vì thế nó chưa thể làm chủ ngữ. Học

sinh không hiểu rằng phần lớn các danh từ có cái, những, một mở đầu là không

xác định, muốn xác định, chúng phải được thêm định ngữ ở sau. Do đó, những tính từ, động từ sau danh từ trong các cụm danh từ ở trên chỉ có khả năng làm định ngữ, không thể làm vị ngữ.

- Nguyên nhân thứ ba: Học sinh viết câu chỉ có chủ ngữ và thành phần giải thích. Học sinh đã nhầm cụm danh từ làm thành phần giải thích là vị ngữ.

a3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Khi thống kê và phân tích nguyên nhân mắc lỗi, chúng tôi thấy những câu mắc lỗi thiếu cả hai thành phần nòng cốt chủ ngữ, vị ngữ là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối được với câu tiếp sau để tạo thành một câu mới có trạng ngữ.

Ví dụ 1:

Khi chúng em đã xếp hàng ngay ngắn. Ví dụ 2:

Để giúp các bạn học sinh nghèo có đủ áo ấm và sách vở. Ví dụ 3:

Bằng sức khoẻ phi thường và lòng say mê công việc.

Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không nắm được cấu trúc câu. Các em không biết dùng quan hệ từ, không hiểu rằng chủ ngữ không thể

đứng sau quan hệ từ và các danh từ chỉ thời gian như: "khi", "lúc"...cần phải có

định ngữ. Một nguyên nhân khác khiến học sinh mắc lỗi viết câu thiếu hẳn thành phần nòng cốt (ví dụ 3) là do bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài làm cho học sinh lầm tưởng nó đã có nội dung thông báo.

a4. Lỗi thiếu một vế của câu ghép

Câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương đương với một câu đơn, nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến có liên quan mật thiết với nhau.

Bình thường việc bỏ sót một vế của câu ghép rất dễ nhận ra, nếu đó là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng hư từ, đặc biệt là bằng các cặp kết

từ ( mặc dù...nhưng..., nếu....thì..., vì....nên...).

Ví dụ 1:

Mặc dù thầy hiệu trưởng đã đưa ra kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm viện bảo tàng của tỉnh và thăm khu nghỉ mát Sa Pa .

Ví dụ 2:

Tuy công việc của bố ở nhà máy rất vất vả lại không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Đây là một câu què cụt, vì chỉ có vế A, thiếu hẳn vế B. Kiểu mắc lỗi này là do khi viết, học sinh không nắm được mô hình cấu trúc câu ghép, ham phát

triển các ý phụ mà quên ý chính, các em lầm tưởng câu đã đủ ý nên không viết tiếp vế còn lại mà chuyển sang viết câu khác ngay.

Ngoài ra, một số học sinh lớp 5 còn mắc một loại lỗi đáng chú ý về câu ghép là tách những ý liên quan mật thiết với nhau thành các câu đơn trong khi

văn cảnh đòi hỏi phải trình bày ý đó trong một câu ghép.

b. Câu không phân định rõ thành phần ( gọi là các câu có kết cấu rối nát)

Qua phân tích lỗi ngữ pháp trong các bài viết của học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng những học sinh mà hay mắc lỗi viết câu thiếu thành phần thì thường cũng hay mắc lỗi viết câu không phân định được thành phần. Các em viết những câu văn, xét về cấu tạo, rất khó xác định các bộ phận kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó khó xác định được các thành phần câu. Câu không thể phân định thành phần có thể ngắn, có thể rất dài, càng dài càng rối và lủng củng. Về nghĩa, mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu cũng không rõ ràng, không logic. Do đó, câu thường tối nghĩa hoặc vô nghĩa.

Có thể liệt kê các lỗi câu không phân định thành phần như sau: b1. Các câu không xác định được thành phần

Ví dụ 1: Chúng em phải giữ gìn sách giáo khoa vào trong cặp.

Ví dụ 2: Chúng em cũng biết rằng với sức nhỏ bé của mình muốn giúp đỡ các bạn khuyết tật.

b2. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Ví dụ 1: Em sẽ mong thầy hiệu trưởng đến nói chuyện với lớp em nữa. Ví dụ 2: Đi tham quan em rất vui mừng.

Ví dụ 3: Em nhìn mái tóc của bố đã bắt đầu điểm bạc.

b3. Các câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau

Ví dụ 1: Chú mướp có vẻ say sưa, thích thú được thể hiện trên khuôn mặt. Ví dụ 2: Em rất kính yêu bố hết mực thương con và dạy dỗ con trở thành người.

ở ví dụ 1: vẻ say sưa, thích thú đồng thời vừa làm chức năng bổ ngữ vừa

là chủ thể của được thể hiện trên khuôn mặt; còn bố ở ví dụ 2 phải vừa làm bổ ngữ vừa làm chủ ngữ.

Nguyên nhân của các kiểu lỗi này khá phức tạp, trước hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói nên không phân cắt được trong tư duy từng ý rạch ròi. Các em viết trong tình trạng gần như vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài, không tìm cách tổ chức, sắp xếp các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung.

Có thể nói, đây là loại lỗi nặng, rất khó chữa, cần phải có thời gian để giáo viên trao đổi hướng dẫn cho học sinh diễn đạt ý mình muốn viết.

c. Câu thừa thành phần Ví dụ 1:

Bố em đó là người rất say mê công việc.

Ví dụ 2:

Buổi chào cờ đầu tuần đối với rất hay và bổ ích thật nhiều.

Trong hai ví dụ trên, học sinh đã viết những câu có thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết. Nguyên nhân mắc lỗi là do học sinh không nắm chắc mô hình cấu tạo của câu, vốn từ vựng nghèo nàn, kỹ năng diễn đạt yếu.

2.2.1.2. Lỗi thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu Ví dụ:

Hôm ấy, cô giáo đã khuyến khích chúng em hăng hái tham gia đợt quyên góp “ Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn” thành công tốt đẹp.

Quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu tuy đa dạng nhưng có thể được qui về ba kiểu chính là: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị.

Trong câu văn ở ví dụ trên, hai bộ phận đợt quyên góp “ Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn” và thành công tốt đẹp không thể có bất kỳ

+ Chúng không thể có quan hệ đẳng lập, vì "đợt quyên góp" là cụm danh từ, còn "thành công tốt đẹp" là cụm động từ.

+ Chúng không thể có quan hệ chính - phụ, vì nếu đợt quyên góp... đã

được coi là tốt đẹp rồi thì không cần ai tham gia nữa.

+ Chúng cũng không thể có quan hệ chủ - vị, vì cụm danh từ đợt quyên góp...đã là bổ ngữ của động từ tham gia thì không thể đồng thời làm chủ ngữ cho động từ thành công nữa.

Nguyên nhân mắc lỗi ở đây là do học sinh khi viết câu đã thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu, nghĩa là thiết lập quan hệ ngữ pháp giữa những bộ phận không thể có kiểu quan hệ ấy, khiến cho câu lủng củng, tối nghĩa.

2.2.1.3. Lỗi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu Loại lỗi này chiếm số lượng rất lớn và đa dạng trong các bài viết của cả học sinh lớp 4 và lớp 5 . Căn cứ vào thực tế kết quả khảo sát, chúng tôi chia loại lỗi này thành các kiểu nhỏ:

a. Câu có chủ ngữ - vị ngữ không tương hợp

Ví dụ 1: Bố rất thương tình em và mẹ.

Ví dụ 2: Điều đó là nhiệm vụ của chúng em.

Câu trong ví dụ 1 không có sự tương hợp chủ - vị, vì không thể nói

“thương tình với em và mẹ”. Câu ở ví dụ 2 không tương hợp chủ - vị vì điều đó không thể là chủ ngữ của vị ngữ là nhiệm vụ.

b. Câu có trạng ngữ và nòng cốt câu không tương hợp Ví dụ 1:

Với thân hình vạm vỡ, bố luôn tươi cười với mọi người.

Ví dụ 2:

Trên sân trường tràn ngập ánh sáng, thầy hiệu trưởng căn dặn chúng em không viết, vẽ bậy lên tường lớp học.

Hai câu ở ví dụ trên không có sự tương hợp giữa trạng ngữ và nòng cốt câu. Học sinh viết theo thói quen nghĩ sao viết vậy mà không cần quan tâm đến sự tương hợp về ý nghĩa giữa thành phần trạng ngữ và nòng cốt câu.

c. Câu có các vế không tương hợp

Qua các bài viết của học sinh, chúng tôi thấy các em rất hay mắc lỗi khi cần phải diễn đạt các nội dung phức tạp bằng các câu ghép. Lỗi không tương hợp giữa các vế câu thường xuất hiện ở các câu ghép có quan hệ từ. ở những câu đúng, các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ luôn có sự tương hợp với mối quan hệ ngữ nghĩa trong các vế câu. Khi sự tương hợp này bị phá vỡ sẽ tạo ra các câu sai.

Ví dụ 1:

Tuy nhà xa nơi làm việc nhưng bố luôn dậy sớm trước mọi người.

Ví dụ 2:

Tuy tất cả học sinh trường em rất nhiệt tình tham gia giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhưng thầy hiệu trưởng rất buồn vì chuyện đó.

Các câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa nội dung của các vế câu và các cặp quan hệ từ .

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)