7. Bố cục của luận văn
3.2.3. Biện pháp chung giúp học sinh tiểu học viết câu đúng ngữ pháp
đúng ngữ pháp
Để học sinh tiểu học viết câu đúng ngữ pháp, trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững những kiến thức về câu, cấu trúc cú pháp của câu, qui tắc sử dụng dấu câu và kiến thức về liên kết câu.
ở tiểu học, câu kể được chọn là đơn vị cơ bản để dạy cấu trúc ngữ pháp của câu và các thành phần câu đồng thời thực hành luyện tập viết câu đúng cấu trúc cú pháp. Vì vậy, theo chúng tôi những biện pháp giúp học sinh viết câu đúng ngữ pháp trong quá trình dạy học ngữ pháp đó là:
a. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về câu
Trước tiên cần giúp các em nắm vững khái niệm câu kể: Câu kể dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật sự việc, dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể có dấu chấm. Mục đích của việc dạy khái niệm
về câu kể là làm cho học sinh nắm được dấu hiệu hình thức và nội dung của câu. Từ đó giáo viên khái quát, nhẹ nhàng giúp học sinh hiểu câu là đơn vị lời nói nêu lên một ý trọn vẹn làm cho người nghe, người đọc hiểu được; nói - viết phải thành câu, nói - viết không thành câu thì người khác không hiểu được; đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm câu.
b. Giúp học sinh nắm vững cấu trúc cú pháp của câu
Để viết được câu đúng thì học sinh cần phải nắm được cấu trúc cú pháp của câu. Không nắm được cấu trúc cú pháp của câu học sinh sẽ nói - viết câu
sai. ở lớp 4, SGK Tiếng Việt đã trình bày cấu tạo của câu kể Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ? trong ba bài dạy riêng lẻ cho nên học sinh phải bám vào một
loại câu kể nhất định, cụ thể mới xác định được cấu trúc câu, yêu cầu học sinh tìm CN, VN không gắn với một mẫu câu cụ thể, các em không làm được. Vì thế,
sau khi dạy các câu kể Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?và các bộ phận CN,
VN của từng loại câu kể, giáo viên cần khái quát hóa một cách đơn giản về cấu trúc câu kể để học sinh hiểu chủ ngữ, vị ngữ của các loại câu kể được gọi bằng cái tên chung là thành phần chính của câu. Thành phần chính của câu rất quan trọng, thiếu nó không tạo thành câu.
c. Giúp học sinh có hiểu biết nhất định về thành phần câu
Trong dạy học ngữ pháp ở tiểu học, giáo viên cần quan tâm giúp học sinh có hiểu biết nhất định về thành phần câu. Nói đến chủ ngữ, học sinh phải nắm được đây là bộ phận chính thứ nhất của câu. Về ý nghĩa, chủ ngữ chỉ sự vật (có hoạt động được nói đến ở vị ngữ hoặc được giới thiệu nhận định ở vị ngữ hoặc có đặc điểm, tính chất, trạng thái nêu ở vị ngữ). Với ý nghĩa chỉ sự vật cho nên, về từ loại, chủ ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
Nói đến vị ngữ, học sinh phải nắm được đây là bộ phận chính thứ hai của câu, không thể thiếu được trong câu. Vị ngữ có ý nghĩa nêu lên hoạt động của người (vật) được nói đến ở chủ ngữ, do cụm từ hoặc cụm động từ tạo thành cho
nên vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì ? Còn vị ngữ chỉ trạng thái, tính chất, đặc
điểm của sự vật được nói đến ở chủ ngữ có thể do động từ, cụm động từ, tính từ,
cụm tính từ tạo thành, cho nên vị ngữ trả lời câu hỏi Thế nào?
Nói đến trạng ngữ, học sinh phải hiểu được trạng ngữ là thành phần phụ của câu, trạng ngữ dùng để bổ sung ý nghĩa cho thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với chủ ngữ bằng dấu phẩy.
Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh thấy trong một số trường hợp, việc chỉ lấy từ loại làm cơ sở để xác định chủ ngữ và vị ngữ sẽ là một sai lầm, dẫn đến việc nhận diện sai các thành phần chính của câu.
3.2.4. biện pháp giúp học sinh chữa những lỗi ngữ pháp cụ thể
Để giúp học sinh chữa các lỗi ngữ pháp, trước hết người giáo viên cần phải có những kiến thức ngữ pháp cơ bản. Đó là những kiến thức về từ loại, về cụm từ, về thành phần câu, các kiểu câu và cấu tạo ngữ pháp của câu, về liên kết câu trong văn bản. Đồng thời cần nắm vững những yêu cầu chung về đặt câu như: qui tắc cấu tạo câu, nội dung ý nghĩa của câu, qui tắc sử dụng dấu câu và liên kết câu, đồng thời phải thấy được nguyên nhân mắc từng loại lỗi ngữ pháp của học sinh.
Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh chữa các lỗi pháp, giáo viên cần thực hiện theo nguyên tắc:
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý giúp cho học sinh:
+ Tự phát hiện và xác định lỗi sai của mình, tự tìm nguyên nhân mắc lỗi và tự tìm ra cách chữa lỗi.
+ Học sinh phát hiện, nhận xét về lỗi sai của bạn, giúp bạn xác định lỗi và thảo luận tìm cách chữa lỗi.
- Giáo viên không làm thay cho học sinh hoặc thực hiện việc chữa lỗi một cách qua loa.
- Sau khi giúp học sinh phát hiện lỗi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách tỷ mỷ để các em tìm ra cách chữa lỗi.
- Khi chữa câu sai, giáo viên cần phải đặt câu trong văn bản để xem xét và dựa vào yêu cầu về câu trong văn bản làm chuẩn để xác định câu sai và xét câu mắc lỗi gì.
3.2.3.1. Đối với lỗi thiếu các thành phần nòng cốt của câu
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thấy rõ các thành phần nòng cốt của câu (CN và VN) là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Câu thiếu đi một trong hai thành phần này (hoặc thiếu cả hai thành phần) sẽ là câu sai ngữ pháp. Đây chính là những căn cứ để chúng tôi đưa ra cách khắc phục lỗi thiếu các thành phần nòng cốt của câu. Việc khắc phục lỗi sẽ được tiến hành theo những loại lỗi cụ thể.
a. Đối với loại câu sai do thiếu chủ ngữ Ví dụ :
Qua truyện dân gian Việt Nam cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
Câu trên chỉ có trạng ngữ và vị ngữ. Học sinh nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Với kiểu câu sai này, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt các thành phần câu và chức vụ của từng thành phần câu, đồng thời phân tích cho học sinh thấy các ý:
+ Qua truyện dân gian Việt Nam: là trạng ngữ ( vì nó bắt đầu bằng một quan hệ
từ “ qua”.)
+ cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác: là vị ngữ ( vì nó trình bày nội dung sự việc và bắt đầu bằng một động từ “cho”).
Vậy câu này không có chủ ngữ ( không rõ ai đã cho em thấy)
Cách chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi bằng hai cách.
Ví dụ:
Truyện dân gian Việt Nam cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
Cách 2: vẫn giữ nguyên trạng ngữ nhưng ta thêm chủ ngữ cho câu.
Ví dụ:
Qua truyện dân gian Việt Nam, các tác giả dân gian đã cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
Với loại lỗi này, giáo viên cần lưu ý học sinh nên sửa theo cách thứ nhất vì nó đơn giản, đồng thời nên viết những câu chuẩn mực tiếng Việt trước khi viết những câu cầu kỳ, phức tạp, và tùy vào trình độ học sinh mà đưa ra những lưu ý cụ thể để các em nhớ:
+ Đối với học sinh lớp 4: giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ
thành phần đứng đầu câu, bắt đầu bằng các từ trên, dưới, trong, ngoài, vì, do, bởi, tại, bằng, với, qua... (theo kiểu câu trên) là thành phần trạng ngữ chứ không
phải chủ ngữ.
+ Đối với học sinh lớp 5 (học sinh đã học khái niệm quan hệ từ), giáo viên cần nhấn mạnh thành phần trạng ngữ thường bắt đầu bằng các quan hệ từ.
b. Đối với lỗi thiếu thành phần vị ngữ
Những câu được xem là sai do thiếu vị ngữ thường là những câu chỉ có cụm danh từ. Cụm danh từ này không có quan hệ về nghĩa rõ ràng với các câu trước và sau nó nên không xếp nó vào loại câu đặc biệt.
Ví dụ 1: Những bạn học sinh chăm chỉ.
Đôi lúc, học sinh nhầm lẫn vị ngữ với thành phần chú thích của danh từ
trước đó nên các em thường triển khai thành phần này mà tưởng đó là vị ngữ. Ví dụ 2: Sa Pa, điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.
Cách chữa: Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy rõ lỗi viết câu thiếu vị
ngữ trong các ví dụ trên là do :
ở ví dụ 1, các em nhầm tưởng cụm danh từ đó đã có đủ CV và VN. Thực chất nó mới chỉ nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo. Các danh
từ có: cái, những, một mở đầu là không xác định, muốn xác định, chúng phải
được thêm định ngữ ở sau. Và những động từ, tính từ đứng sau danh từ trong các ngữ danh từ đó chỉ có khả năng làm định ngữ, không thể làm vị ngữ. Vì vậy, để
chữa câu sai trong ví dụ 1, chúng ta cần thêm các từ ấy, kia, đó, này... sau các
danh từ không xác định để các danh từ đó thành xác định.
Ví dụ: Những bạn học sinh ấy // chăm chỉ.
ở ví dụ 2, câu này sai vì chỉ có chủ ngữ và thành phần giải thích, thiếu vị ngữ. Học sinh đã nhầm cụm danh từ làm thành phần giải thích là vị ngữ, để sửa câu này, ta cần biến thành phần giải thích thành vị ngữ với điều kiện thêm từ là trước thành phần giải thích:
Sa Pa // là điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc. c. Đối với lỗi thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Những câu mắc lỗi thiếu thành phần nòng cốt thường là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối được với câu tiếp sau để tạo thành một câu mới có trạng ngữ như:
Ví dụ 1:
Khi chúng em đã xếp hàng ngay ngắn. Ví dụ 2:
Để giúp các bạn học sinh nghèo có đủ áo ấm và sách vở. Ví dụ 3:
Bằng sức khoẻ phi thường và lòng say mê công việc của bố.
Để chữa loại lỗi này, giáo viên cần giải thích cho học sinh thấy, chủ ngữ trong câu không đứng sau quan hệ từ và bộ phận đứng sau quan hệ từ thường được phát triển dài khiến các em nhầm tưởng nó đã có nội dung thông báo.
Nếu xét riêng những câu ở ví dụ 1 và 2, ta có hai cách chữa: + Cách thứ nhất: bỏ quan hệ từ để cho phần còn lại trở thành câu.
Ví dụ 1: Chúng em đã xếp hàng ngay ngắn.
+ Cách thứ hai: xem phần đã có là trạng ngữ rồi thêm hoàn toàn cả thành phần chủ ngữ, vị ngữ để tạo câu mới.
Ví dụ 2:
Để giúp các bạn học sinh nghèo có đủ áo ấm và sách vở, em đã dành tiền mua đồ chơi để giúp các bạn.
Lỗi như ở ví dụ 3 ta có thể chữa bằng cách đảo lại toàn bộ cấu tạo câu hoặc thêm toàn bộ thành phần nòng cốt cho câu:
Ví dụ:
Bằng sức khoẻ dẻo dai và lòng say mê công việc, bố em thường hoàn thành công việc xong trước mọi người.
Để giúp học sinh tránh mắc lỗi này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết câu ngắn gọn, đầy đủ thành phần và phải trả lời được câu hỏi: câu này nói
về Ai (Cái gì ?, Con gì ?) ? và người đó, cái đó, con vật đó Làm gì ( Thế nào ?, Là gì) ?
3.2.3.2. Chữa lỗi câu không phân định rõ thành phần ( gọi là các câu có kết cấu rối nát)
Có thể nói, đây là loại lỗi nặng, rất khó chữa, cần phải có thời gian để giáo viên trao đổi hướng dẫn cho học sinh diễn đạt ý mình muốn viết.
a. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần
Ví dụ 1: Em sẽ mong bố mua thêm một vài cuốn truyện dân gian Việt Nam nữa.
Câu này cần được sắp xếp lại vị trí thành phần câu cho đúng trật tự ngữ pháp.
Ví dụ: Em mong bố sẽ mua thêm một vài cuốn truyện dân gian Việt Nam nữa.
b. Đối với loại lỗi câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau
Ví dụ :
Cu Bi có vẻ vui mừng, thích thú được thể hiện trên khuôn mặt.
Để chữa lỗi câu này, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh tách ra thành hai câu và thêm bộ phận còn thiếu hoặc chuyển cụm động từ phần cuối câu thành định ngữ, tuỳ theo dụng ý của người viết, ví dụ:
- Cu Bi có vẻ rất say sưa với trò đá bóng, sự thích thú được thể hiện trên khuôn mặt.
3.2.3.3. Chữa lỗi thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu
Ví dụ:
Cuối cùng, cô giáo khuyến khích chúng em hăng hái tham gia đợt quyên góp “ Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn” thành công tốt đẹp.
Trong ví dụ trên, nếu chúng ta xét theo các quan hệ ngữ pháp thì hai bộ
phận đợt quyên góp“Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn” và thành công tốt đẹp trong câu không thể có bất kỳ quan hệ ngữ pháp nào với
nhau, khiến cho câu lủng củng, tối nghĩa. Vì vậy, đây là một câu mắc lỗi thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa câu trên theo hai cách:
- Cách một: cắt bỏ hoàn toàn cụm động từ thành công tốt đẹp.
- Cách hai: thêm vào câu một bộ phận thích hợp vừa có quan hệ ngữ pháp với cụm động từ nói trên, vừa có quan hệ ngữ pháp với bộ phận đứng trước; chẳng hạn:
Cuối cùng, cô giáo khuyến khích chúng em hăng hái tham gia đợt quyên góp “ Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn”, để làm cho đợt quyên góp này thành công tốt đẹp.
3.2.3.4. Chữa lỗi câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, các vế trong câu
Học sinh mắc loại lỗi này có nguyên nhân từ việc không hiểu nghĩa của từ và khả năng kết hợp của các từ. Các em viết câu gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào viết từ đấy mà không cần tổ chức, sắp xếp các từ để biểu đạt nội dung. Vì vậy, khi chữa kiểu lỗi này, giáo viên cần bắt đầu từ việc hướng dẫn
học sinh nắm nghĩa của từ và khả năng kết hợp của chúng để từ đó nêu cách chữa lỗi cụ thể cho học sinh.
a. Câu có chủ ngữ - vị ngữ không tương hợp
Ví dụ:
Trong đám mây mù, em thấy hiện ra tiếng cười của các bạn.
Đối với kiểu lỗi này, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy sự không
tương hợp về nghĩa giữa CN và VN, vì không thể nói “ tiếng cười hiện ra”. Cần
chữa câu này bằng cách thay các từ ngữ ở VN có nghĩa phù hợp với đối tượng
được nêu ở CN.
b. Câu có trạng ngữ và nòng cốt câu không tương hợp Ví dụ :
Với thân hình vạm vỡ, bố luôn tươi cười với mọi người.
Câu ở ví dụ trên không có sự tương hợp giữa trạng ngữ và nòng cốt câu
"thân hình vạm vỡ" không có liên quan gì với "bố luôn tươi cười với mọi người" Có thể sửa "Với tính tình vui vẻ, bố luôn tươi cười với mọi người" hoặc tách
trạng ngữ ra thành một nội dung thông báo riêng để mỗi câu trên thành hai câu mới.
c. Câu có các vế không tương hợp Ví dụ 1:
Tuy nhà xa nơi làm việc nhưng bố luôn dậy sớm trước mọi người.
Ví dụ 2:
Tuy tất cả học sinh trường em chưa nhiệt tình tham gia giúp các bạn có