7. Bố cục của luận văn
2.1. Khảo sát tình hình mắc lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học
2.1.1. Mục đích khảo sát
Việc điều tra khảo sát tình hình mắc lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học là nhằm tìm hiểu, đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào việc đặt câu, viết văn. Việc điều tra được tiến hành trên lớp 4 và lớp 5 thuộc các trường tiểu học ở ba vùng địa lý khác nhau ( nông thôn , thành thị và bán thành thị) của tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Công việc khảo sát được tiến hành trực tiếp bằng phiếu câu hỏi và trên các bài kiểm tra giữa học kỳ II phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4 và lớp 5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai, trường tiểu học Thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc Hà, trường tiểu học Bảo Nhai A - xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà.
Việc chọn đối tượng để khảo sát là học sinh lớp 4 và lớp 5 vì:
- Là học sinh cuối cấp tiểu học, các em đã được trang bị những kiến thức ngữ pháp cơ bản nên việc tìm hiểu, đánh giá lỗi ngữ pháp của học sinh mới khách quan.
- Qua đây có thể đánh giá khá chính xác kiến thức ngữ pháp tiếng Việt mà các em nắm được trước khi kết thúc chương trình tiểu học.
+ Phiếu khảo sát học sinh lớp 4:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 4 đến 5 câu) kể về buổi chào cờ ngày thứ 2 đầu tuần của trường em, trong đó có một câu dùng trạng ngữ chỉ thời gian, một câu dùng trạng ngữ chỉ nơi chốn.
+ Phiếu khảo sát học sinh lớp 5:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 4 đến 5 câu) kể về công việc của bố em. trong đó có một câu ghép và một câu dùng trạng ngữ.
+ Bài kiểm tra giữa học kỳ II phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4 và lớp 5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai, trường tiểu học Thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc, trường tiểu học Bảo Nhai A - xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà.
2.1.3. Kết quả khảo sát
* Những căn cứ xác định lỗi và cách ghi nhận lỗi.
Để phân biệt câu đúng với câu sai, chúng tôi dựa vào kiến thức về ngữ pháp được trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học và căn cứ vào định nghĩa câu sau đây làm chuẩn để đối chiếu, xác định xem câu như thế nào bị xem là mắc lỗi:
Câu là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập, có cấu trúc ngữ pháp nhất định. Dạng câu bình thường và đơn giản nhất có cấu tạo nòng cốt là một cụm chủ - vị, thể hiện một nội dung thông báo trọn vẹn hoặc tương đối trọn vẹn, khi nói có ngữ điệu, khi viết có dấu câu.
Xác định câu đúng, sai cần dựa vào tình huống câu đó xuất hiện. Trường hợp câu sai ngữ pháp nhưng có nguyên nhân từ việc diễn đạt lủng củng thì chúng tôi không ghi lỗi này.
* Kết quả thống kê và phân loại lỗi
- Số học sinh lớp 4 được khảo sát: 112. - Số học sinh lớp 5 được khảo sát: 126
- Địa điểm điều tra: trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai, trường tiểu học Thị trấn Bắc Hà, trường tiểu học Bảo Nhai A - xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.
Bảng 1- Kết quả khảo sát lỗi ngữ pháp của học sinh lớp 4, 5
Học sinh Số bài được khảo sát
Số học sinh mắc lỗi ngữ pháp
Số lượng Tỷ lệ %
Lớp 4 112 82 73,2
Lớp 5 126 71 56,3
Bảng 2- Kết quả phân loại lỗi ngữ pháp của học sinh lớp 4, 5 Học sinh Số bài được khảo sát Tổng số lỗi ngữ pháp học sinh mắc
Phân loại lỗi ngữ pháp học sinh Lỗi thông
thường về câu
Lỗi liên kết
câu Lỗi về dấu câu SL TL% SL TL % SL TL % Lớp 4 112 248 114 45,9 78 31,4 56 22,5 Lớp 5 126 192 80 41,6 68 35,4 43 22,3 2.1.4. Nhận xét
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy có khá đông học sinh mắc lỗi viết câu sai ngữ pháp. Những học sinh lớp 4 vùng nông thôn mắc lỗi nhiều nhất, có em mắc từ 5 đến 7 lỗi trong một bài viết.
Từ việc phân loại và xác định tỷ lệ mắc từng loại lỗi, chúng tôi thấy số học sinh mắc các lỗi về cấu tạo ngữ pháp khi viết câu như: câu không đủ thành phần, câu thừa thành phần, câu không phân định rõ thành phần ... ( lỗi thông thường về câu) là nhiều nhất, tiếp đó là các lỗi về sử dụng dấu câu và liên kết câu.
Trên cơ sở kết quả điều tra tình hình viết câu sai ngữ pháp của học sinh tiểu học, chúng tôi thấy khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào