Tổ chức dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học có hiệu quả

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 70)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tổ chức dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học có hiệu quả

học, các nhà quản lý giáo dục phải tạo điều kiện để giáo viên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tiếp cận với thành tựu của ngành ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại, tiếp cận với các kênh thông tin của khoa học hiện đại. Đồng thời khơi gợi ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và lòng yêu nghề mến trẻ của người thầy giáo. Có như vậy, chúng ta mới có thể nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học ngữ pháp nói riêng của giáo viên tiểu học.

3.2.2. tổ chức dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học có hiệu quả hiệu quả

Dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị

này trong hoạt động giao tiếp của mình. Nhưng dạy học ngữ pháp là một công việc khá phức tạp và khó khăn. Kiến thức ngữ pháp được dạy ở tiểu học rất trừu tượng và có tính khái quát cao trong khi tư duy của trẻ ở tuổi tiểu học lại là tư duy cụ thể nên trẻ khó tiếp thu bài học. Điều đó làm cho giờ học ngữ pháp thường căng thẳng, hiệu quả tiếp thu không cao, học sinh mệt mỏi, chán nản. Vậy chúng ta phải tổ chức dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học như thế nào để khắc phục những khó khăn đó? Muốn nâng cao hiệu quả dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học, theo chúng tôi, người giáo viên cần phải chú ý một số vấn đề sau:

3.2.2.1. Thực hiện tốt các nguyên tắc đặc trưng của dạy học ngữ pháp Theo các nhà xây dựng chương trình, SGK tiếng Việt tiểu học, muốn tổ chức dạy hoc ngữ pháp có hiệu quả, người giáo viên cần dựa trên cơ sở giáo dục học, tâm lý học, ngôn ngữ học; và xuất phát từ cơ chế của quá trình nắm khái niệm ngữ pháp, từ những đặc điểm của chính khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của học sinh khi hình thành khái niệm ngữ pháp. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các nguyên tắc đặc trưng của dạy học ngữ pháp; bởi những nguyên tắc này là chỗ dựa cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình dạy học ngữ pháp ở tiểu học. Chúng tôi nhất trí với những nguyên tắc đặc trưng trong dạy học NP của tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm 2006 của tác giả Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh. Đó là:

a) Nguyên tắc giao tiếp

Đây là nguyên tắc gắn liền lý thuyết với thực hành. Nguyên tắc này có cơ sở từ chức năng xã hội của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, để trao đổi tư tưởng tình cảm thì việc học nó trước hết phải được học như học sử dụng một công cụ giao tiếp , tức là nghiên cứu ngôn ngữ trong thế vận hành giao tiếp để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện nghe nói đọc viết.

Cơ sở của nguyên tắc trực quan xuất phát từ luận điểm của Lênin về quá trình nhận thức cũng như trong sự phân tích các đặc điểm tâm lý của trẻ em. Thêm nữa, ngữ pháp có sự thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể và đó là cơ sở để đề ra nguyên tắc trực quan trong dạy học ngữ pháp. Thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ học ngữ pháp không chỉ là sử dụng các đồ dùng trực quan , sơ đồ, bảng biểu, phim ảnh...mà còn là trực quan lời nói. Nó bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống động đến việc lựa chọn ngữ liệu cho từng câu, từng từ để dạy ngữ pháp.

c) Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp trong khi dạy ngữ pháp

Đây là nguyên tắc có tính chất ngôn ngữ học. Nó được xây dựng dựa vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của học sinh tiểu học trong việc lĩnh hội chúng. Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao. Dạy học phải chỉ ra được nội dung của khái niệm - ý nghĩa, chức năng, lý do tồn tại của khái niệm - bởi đó là bản chất của khái niệm.

Trong dạy học ngữ pháp, người giáo viên phải luôn xác lập mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, phải luôn giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu. Khái niệm được lĩnh hội trong sự thống nhất của nội dung và hình thức mới chắc chắn.

3.2.2.2. Tổ chức dạy học ngữ pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Đểphát huy tính chủ động học tập của học sinh trong giờ ngữ pháp, chúng ta cần sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học của học sinh, thông qua hoạt động mà tìm hiểu và giải quyết vấn đề với sự chỉ đạo của giáo viên.

Dạy ngữ pháp ở tiểu học có thể chia thành hai phần, ứng với hai nhiệm vụ của phân môn này - dạy kiến thức ngữ pháp (bao gồm các khái niệm và qui tắc

ngữ pháp) và dạy thực hành ngữ pháp, mỗi phần lại có qui trình và phương pháp dạy khác nhau.

a. Dạy qui tắc ngữ pháp và các khái niệm ngữ pháp

* Dạy các qui tắc ngữ pháp.

Như trên đã nói, ở lớp 2, 3, những kiến thức ngữ pháp mới chỉ được đưa ra cho học sinh ở mức sơ giản, nhiều khi chỉ để các em làm quen với thuật ngữ, nêu lên một nhận xét chứ chưa hình thành khái niệm ngữ pháp. Các khái niệm lí thuyết cũng thường được trình bày dưới dạng qui tắc ngữ pháp.

Chúng ta làm rõ cách dạy qui tắc ngữ pháp bằng ví dụ các bài dạy những qui tắc về câu - đơn vị trung tâm xuyên suốt chương trình ngữ pháp lớp 2, 3 như sau:

Câu có những đặc điểm, cũng là những dấu hiệu sau: về nội dung, thông báo được một ý trọn vẹn làm người nghe hiểu được. Về hình thức, trên lời nói biểu hiện bằng sự ngắt hơi, trên chữ viết biểu thị bằng dấu chấm câu.

Đặc điểm “là một đoạn lời, thông báo một ý trọn vẹn, làm người nghe hiểu được” của câu được chuyển thành một qui tắc cho hành động “ nói viết phải thành câu. Nói viết không thành câu thì người khác không hiểu được”. Nếu cái đích của dạy học là đặc điểm câu thì phương pháp có thể sử dụng là qui nạp, nghĩa là đưa ra nhiều ví dụ câu đích thực rồi rút ra điểm chung. Để làm rõ thế nào là thành câu, thế nào là không thành câu, cần dùng phương pháp đối chiếu: đưa ra một đoạn lời là câu và một đoạn lời không là câu. Để học sinh dễ nhận ra sự khác biệt, người ta thường đưa ra một câu và một nửa của chính câu đó đã bị bỏ đi một thành phần chính. Cách làm này gọi là đưa ra các phản ví dụ. Khi không là câu thì người khác không hiểu được, khi là câu thì người khác hiểu được. Tuy nhiên việc xem xét “người khác hiểu được” hay “không hiểu được” phải gắn với ngữ cảnh. Khi tình huống cho phép thì mỗi từ đều có khả năng hiện thực hoá thành một thông báo. Vì vậy, khi xem xét một đoạn lời với dụng ý làm rõ “ không là câu”, giáo viên cần tách khỏi ngữ cảnh có khả năng khôi phục thành câu, ví dụ cần đặt vấn đề với học sinh: “ Nếu tự nhiên thầy

( cô) nói “ đóng cửa lại” thì các em có hiểu được không ?”. Bài học (qui tắc) tất yếu rút ra là nói viết phải thành câu, nghĩa là nói viết tối thiểu cũng phải để người khác hiểu được.

Cách tiến hành các bước lên lớp lúc này sẽ là: đối chiếu phân tích để thấy cơ sở của qui tắc -> rút ra bài học, cũng là kết luận tự nhiên của việc phân tích, đối chiếu ở trên.

Chắc chắn phương pháp giảng dạy này sẽ giúp học sinh nhận biết các lỗi sai về cấu tạo câu.

* Dạy các khái niệm ngữ pháp

Các khái niệm ngữ pháp ngữ pháp bắt đầu được hình thành ở lớp 4, 5. Việc nắm các khái niệm ngữ pháp là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể nói là khó đối với học sinh tiểu học.

Để dạy một khái niệm ngữ pháp, giáo viên cần đặt khái niệm được dạy trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm vững nội dung khái niệm, nghĩa là nắm vững dấu hiệu bản chất của nó theo tinh thần sách giáo khoa và có cách diễn đạt phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Đây cũng chính là nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh.

Sau khi đã xác định vị trí nội dung khái niệm, giáo viên cần nắm các bước lên lớp như sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu mẫu trong sách giáo khoa, từng bước nhận ra những dấu hiệu của khái niệm.

Bước này gồm hai việc chính:

+ Hướng dẫn học sinh đọc, nghe ngữ liệu mẫu trong sách giáo khoa

Việc học sinh đọc, nghe ngữ liệu nhằm hướng các em chú ý vào các hiện tượng ngữ pháp cần nghiên cứu, đồng thời giúp các em bước đầu nhận biết được một số đặc điểm của hiện tượng được khảo sát.

+ Hướng dẫn học sinh đọc thầm, trả lời câu hỏi ( bài tập) tìm hiểu bài

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi này một cách thích hợp , theo đúng yêu cầu đặt ra.

Ví dụ trong bài “ Thêm trạng ngữ cho câu” - sách Tiếng Việt 4, tập 2,

tr.126 đưa ra ba câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài như sau:

Câu hỏi (1): Đọc cặp câu sau cho biết chúng có gì khác nhau ? a. I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b. Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi

tiếng.

ở câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu và dùng thao tác lược bỏ các thành phần câu giúp học sinh phát hiện ra tính chất phụ của trạng ngữ, đồng thời dùng thao tác so sánh, đối chiếu giữa hai câu để học sinh phát hiện chức năng bổ sung ý nghĩa nguyên nhân và thời gian cho câu. Mục đích nhằm giúp học sinh hiểu ý nghĩa, chức năng ( tác dụng ) của bộ phận mới trong câu.

Câu hỏi (2) Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng ở câu văn b ( nêu trên). Giáo viên gợi ý để học sinh dùng các từ Vì sao ? Nhờ đâu ? hỏi bộ phận trạng ngữ Nhờ tinh thần ham học hỏi và Khi nào ? Bao giờ ? để hỏi bộ phận trạng ngữ sau này.

Câu hỏi (3) Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì ?

Giáo viên gợi ý để học sinh rút ra nhận xét: phần in nghiêng bổ sung ý nghĩa nguyên nhân, thời gian cho câu.

Bước 2: Khái quát hoá các dấu hiệu, thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm và gọi tên khái niệm bằng thuật ngữ phù hợp.

Giáo viên gọi tên phần in nghiêng đó là trạng ngữ của câu và trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Tiếp đó, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra đặc điểm ngữ pháp của trạng ngữ: thành phần phụ của câu, có chức năng bổ sung ý nghĩa thời gian , nơi chốn (hoặc nguyên nhân, mục đích, phương tiện).

Bước 3: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận và nội dung cần ghi nhớ

Cách hợp lý nhất là giáo viên dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận có tính lý thuyết và khái quát cao theo phương châm tự phát hiện tri thức.

Giáo viên đưa ra một số bài tập giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức lý thuyết và vận dụng vào hoạt động nói viết. Có hai loại bài tập được thường được sử dụng ở phần này là bài tập nhận biết và bài tập vận dụng (nhận biết khái niệm và sử dụng khái niệm).

b. Tăng cường dạy thực hành ngữ pháp nhằm giúp học sinh khắc phục và phòng ngừa các lỗi ngữ pháp

b1.Tầm quan trọng của việc dạy thực hành ngữ pháp

Như chúng ta đều biết, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học là chương trình thực hành. Vì thế trong tất cả các tiết học, các bài học đều có phần luyện tập thực hành. Dạy thực hành ngữ pháp nhằm:

- Làm sáng tỏ thêm, củng cố thêm các khái niệm và các qui tắc ngữ pháp. Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc, vừa khái quát, vừa cụ thể các khái niệm và qui tắc ngữ pháp.

- Rèn luyện năng lực phân tích, lĩnh hội có cơ sở khoa học các hiện tượng ngữ pháp từ đó mà hiểu và cảm các sản phẩm giao tiếp ngôn ngữ một cách chính xác, tinh tế.

- Nâng cao năng lực viết và nói đúng qui tắc ngữ pháp, thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đạt được mức độ trong sáng và chuẩn mực.

b2. Những biện pháp dạy thực hành

Thực hành ngữ pháp nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập ngữ pháp. Các bài tập thực hành ngữ pháp ở tiểu học thường gắn với các kiến thức ngữ pháp mà các em có 2 loại: bài tập phân tích nhận diện và bài tập xây dựng tổng hợp.

* Dạy bài tập nhận diện, phân tích

Những bài tập nhận diện, phân tích có mục đích cụ thể hoá khái niệm ngữ pháp trong những ngữ liệu mới. Chúng luyện cho học sinh khả năng nhận ra các hiện tượng, các đơn vị đã được học. Kiểu bài tập này bao gồm các dạng bài tập phân định ranh giới, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ (ranh giới tiếng, từ, câu, nhận diện các kiểu câu, từ loại, tiểu loại của từ, cấu tạo từ, thành phần câu).

Các dạng bài tập nhận diện, phân tích ngữ pháp ở tiểu học có thể phân ra như sau:

- Kiểu bài cho trước một đoạn lời, yêu cầu các em xác định đó là câu hay không phải là câu. Để làm bài tập này, giáo viên hướng dẫn các em nhận diện

dựa vào dấu hiệu nội dung và hình thức. Học sinh lần lượt đọc và xem xét nó đã nói một ý, làm cho người khác hiểu hay chưa, nếu hiểu được thì đó là một câu. Đồng thời các em có có thể dựa vào hình thức: có chữ cái đầu viết hoa, có kết thúc bằng dấu chấm thì dòng đó là câu.

- Kiểu bài giúp học sinh phát hiện nhận diện các thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ). Khi làm kiểu bài tập này giáo viên cần yêu cầu học sinh

nhớ qui tắc tìm các bộ phận câu. Học sinh cần đặt những câu hỏi đối với thành phần câu để nhận diện ra chúng. Để tìm bộ phận chính thứ nhất (chủ ngữ), các em đặt câu hỏi: “Trong câu nói đến ai ?” (hoặc cái gì ? con gì ?). Để tìm bộ phận chính thứ hai (vị ngữ) các em đặt câu hỏi “...làm gì ? ”, “...thế nào ?)...

- Kiểu bài yêu cầu tìm ra các danh từ, tính từ, động từ trong đoạn, bài cho trước. Hướng dẫn học sinh làm kiểu bài này, giáo viên yêu cầu các em đọc

lại đoạn, bài đã cho xem có từ nào chỉ người, chỉ vật, chỉ đồ vật, cây cối... thì đó là danh từ. Những từ chỉ hoạt động của con người, vật, sự vật, chỉ cảm xúc là động từ. Từ nào chỉ màu sắc, hình dạng, kích thước, tính chất của sự vật, trả lời cho câu hỏi “ như thế nào” là tính từ.

* Dạy bài tập cấu trúc, sửa chữa

Bài tập cấu trúc được xây dựng từ dễ đến khó. Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố khái niệm và qui tắc ngữ pháp vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới.

Bài tập cấu trúc, sửa chữa gồm:

+ Bài tập biến dạng các kiểu câu có mục đích luyện nắm cấu trúc câu. Ví dụ: Thêm các từ “phải”, “nên”, “cần” vào câu kể “Em học bài” để biến đổi nó thành câu cầu khiến; thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau :

- ..., bạn Hoa chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến.

Một phần của tài liệu Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp khắc phục (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)