1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013

132 703 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn Thànhphố Hà Nội; - Số liệu cần được phản ánh một cách trung thực, khách quan; - Lấy kết quả đã qua

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -NGUYỄN THỊ BÍCH

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN – 2014

Trang 2

ĐẠIHỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -NGUYỄN THỊ BÍCH

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS ĐẶNG VĂN MINH

Thái Nguyên - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp cao học là kết quả nghiên cứu củatôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu những kết quả kếthừa và phân tích đánh giá từ kết quả điều tra khảo sát thực tiễn dưới sự hướng dẫnkhoa học của thầy giáo PGS TS Đặng Văn Minh

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bầy trongluận văn này là hoàn toàn trung thực không chỉnh sửa và phần trích dẫn tài liệu đượcghi rõ nguồn gốc

Học viên

Nguy ễn Thị Bích

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyênngành Khoa học môi trường với đề tài: “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013”, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Bangiám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường - Trường Đạihọc Nông lâm Thái Nguyên, cũng như các thầy giáo, cô giáo ở các trường Đại họcKhoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Mỏ Địa chất

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Đặng Văn Minh –

Giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực hiện luận văn

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển,

Ứng dụng Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường – Liên Hiệp các hội Khoa học và

Kỹ thuật Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia theo học và làmtốt nghiệp khóa học này

Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Quan trắc Môi trường – Tổng cục Môi trường

đã giúp đỡ tôi về việc cập nhật số liệu cũng như tài liệu để hoàn thiện luận văn này.Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tới gia đình, người thân, bạn bè vàđồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Tôi xin chân thành c ảm ơn!

Học viên

Nguy ễn Thị Bích

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Yêu cầu của đề tài 2

4 Ý nghĩa của đề tài 3

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài 4

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

1.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 9

1.2 Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới và trong nước 10

1.2.1 Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam 12

1.3 Sông Nhuệ - Đáy và một số kết quả nghiên cứu về ô nhiễm trên dòng sông này 15

1.3.1 Hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy 15

1.3.2 Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy 19

1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu tổng quan về ô nhiễm trên sông Nhuệ - Đáy 25

CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 27

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

Trang 6

2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 28

2.2.2 Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 28

2.2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy trong khoảng thời gian 2000 đến 2013 28

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn Hà Nội 29

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 29

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 29

2.3.2 Phương pháp kế thừa 30

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá 30

2.3.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 31

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 32

3.1.1 Tổng quan về sông Nhuệ - Đáy 32

3.1.2 Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Nhuệ - Đáy 33

3.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội lưu vực sông Nhuệ - Đáy 42

3.2 Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 44

3.2.1 Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2005 45

3.2.2 Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2006 - 2010 49

3.2.3 Hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy năm 2013 56

3.2.4 Nhận xét chung về diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 - 2013 63

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội trong khoảng thời gian 2000 – 2013 67

3.3.1 Các yếu tố xã hội 67

3.3.2 Các yếu tố do sự phát triển kinh tế 73

3.3.3 Các yếu tố do đổ thải 76

3.3.4 Yếu tố dòng chảy 83

Trang 7

3.3.5 Yếu tố tác động do biến đổi khí hậu 84

3.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn Hà Nội 85

3.4.1 Giải pháp quản lý 85

3.4.2 Giải pháp kỹ thuật 86

3.4.3 Giải pháp kinh tế, xã hội 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 Kết luận 90

2 Kiến nghị 91

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

BOD5 : Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học)

CCN : Cụm công nghiệp

COD : Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

CTNH : Chất thải nguy hại

CTR : Chất thải rắn

HTMT : Hiện trạng môi trường

KCN : Khu công nghiệp

QLMT : Quản lý môi trường

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng

UNEP : United Nation Environment Programme (Chương trình Môi trường

Liên hợp quốc)UNESCO : United Nation Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ

chức Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Nguồn gây ô nhiễm chính tác động đến môi trường sông Nhuệ - Đáy 19

Bảng 1.2 Các cơ sở công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy 20

Bảng 1.3 Tỷ lệ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường LVS Nhuệ - Đáy 21

Bảng 3.1 Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt theo 50

TCVN 5942-1995 và QCVN 08:2008/BTNMT 50

Bảng 3.2 Các điểm quan trắc năm 2006, 2010 trên sông Nhuệ, Đáy và các sông nội thành Hà Nội 51

Bảng 3.3 Giá trị trung bình kết quả quan trắc DO (mg/l) qua các năm 64

Bảng 3.4 Bảng giá trị trung bình chỉ số Coliform qua các năm quan trắc 66

Bảng 3.5 Diện tích các loại đất nông nghiệp liên quan đến lưu vực Nhuệ - Đáy 75

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Bản đồ phân đoạn ô nhiễm nước mặt lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 16

Hình 3.1 Sơ đồ lưu vực Sông Nhuệ - Đáy 34

Hình 3.2 Sơ đồ lưu vực Sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội 35

Hình 3.3 Biểu đồ kết quả quan trắc DO trên sông Nhuệ - Đáy năm 2005 46

Hình 3.4 Biểu đồ kết quả quan trắc BOD5trên các sông năm 2005 46

Hình 3.5 Kết quả quan trắc TSS trên các sông năm 2005 47

Hình 3.6 Biểu đồ giá trị trung bình DO trên các sông năm 2006, 2010 53

Hình 3.7 Biểu đồ giá trị trung bình BOD5trên các sông năm 2006, 2010 54

Hình 3.8 Biểu đồ giá trị trung bình NH4+trên các sông năm 2006, 2010 55

Hình 3.9 Biểu đồ kết quả quan trắc nhiệt độ năm 2013 trên các sông 57

Hình 3.10 Biểu đồ kết quả quan trắc pH năm 2013 trên các sông 57

Hình 3.11 Biểu đồ kết quả quan trắc DO năm 2013 trên các sông 58

Hình 3.12 Biểu đồ kết quả quan trắc COD năm 2013 trên các sông 59

Hình 3.13 Biểu đồ kết quả quan trắc BOD5năm 2013 trên các sông 59

Hình 3.14 Biểu đồ kết quả quan trắc Amoni (NH+4) năm 2103 trên các sông 60

Hình 3.15 Biểu đồ kết quả quan trắc Fe năm 2013 trên các sông 61

Hình 3.16 Biểu đồ kết quả quan trắc TSS năm 2013 trên các sông 62

Hình 3.17 Biểu đồ kết quả quan trắc Coliform năm 2013 trên các sông 62

Hình 3.18 Biểu đồ giá trị trung bình BOD5qua các năm 65

Hình 3.19 Biểu đồ giá trị trung bình TSS qua các năm 65

Hình 3.20 Biểu đồ thể hiện dân số năm 2000 – 2013 68

Hình 3.21 Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước qua các năm 71

Hình 3.22 Biểu đồ thể hiện các hình thức đổ rác thải của hộ gia đình 72

Hình 3.23 Biểu đồ áp dụng các biện pháp xử lý môi trường ở cơ sở sản xuất 72

Hình 3.24 Biểu đồ thể hiện thời gian thành lập các cơ sở sản xuất 74

Hình 3.25 Biểu đồ thể hiện chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy 77

Hình 3.26 Biểu đồ thể hiện sự tác động của việc ô nhiễm nước sông 78

Hình 3.27 Biểu đồ nguồn nước cấp cho các hoạt động của cơ sở sản xuất 79

Trang 11

Hình 3.28 Biểu đồ thể hiện lượng nước thải mỗi ngày của doanh nghiệp 79

Hình 3.29 Biểu đồ thể hiện việc chấp hành nộp thuế môi trường ở các doanh nghiệp 80 Hình 3.30 Biểu đồ thể hiện việc áp dụng công nghệ sản xuất mới 81

Hình 3.31 Biểu đồ mục đích sử dụng nước của hộ gia đình 81

Hình 3.32 Biểu đồ thể hiện lượng nước thải của các hộ dân 82

Hình 3.33 Biểu đồ thể hiện nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt 83

Hình 3.34 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 87

Hình 3.35 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp đĩa quay 88

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy trải dài từ 18015'00'' đến 20010'30'' vĩ độ Bắc;

103045'20'' đến 105015'2 0'' kinh độ Đông Sông Nhuệ và sông Đáy là hai con sôngrất quan trọng trong việc tưới tiêu và điều hoà nước cho một số tỉnh phía Bắc Lưuvực của hai con sông này đi qua các tỉnh và thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam,Nam Định và Ninh Bình

Trong những năm gần đây, tài nguyên nước trên sông Nhuệ - sông Đáy thayđổi rất rõ rệt cả về chất và lưu lượng nước, điều này ảnh hưởng xấu đến tình hìnhkinh tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà hai con sông này đi qua Bêncạnh đó, sông Nhuệ và sông Đáy lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với cáctỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi chấtlượng nước sông Nhuệ - Đáy như: sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội, đôthị hóa, công nghiệp hóa, hoạt động sản xuất nông nghiệp Tất cả các các yếu tốtrên theo thời gian đã làm tăng thêm sự ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước haicon sông này

Hà Nội, sau khi đã sát nhập tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình đã trởthành Thành phố lớn cả về diện tích lẫn dân số và cùng là thành phố có lưu vực lớn

mà sông Nhuệ - Đáy chảy qua Chính các yếu tố cấu thành trên đã làm cho lưu vựcchảy qua Hà Nội của sông Nhuệ - Đáy ngày càng trở nên ô nhiễm

Việc điều tra, đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường nước và các yếu tố ảnhhưởng đến sự ô nhiễm góp phần vào quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Nhuệ

- Đáycũng như các sông khác của lãnh thổ Việt Nam Do đặc tính riêng biệt của lưuvực này về tài nguyên nước và các ngành nghề công nghiệp, nông, lâm nghiệp v.v.,cũng như dân số và cuộc sống định cư, nền kinh tế và hoạt động kinh doanh, luậnvăn sẽ phần nào làm rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến chấtlượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướngdẫn tận tình của PGS.TS Đặng Văn Minh tôi chọn đề tài“Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn

2000 - 2013 ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

Trang 13

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 M ục tiêu tổng quát

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và diễn biến của chất lượng nước sông Nhuệ

- Đáy từ giai đoạn 2000 đến 2013 Đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chấtlượng nước sông Nhuệ - Đáy nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu sự ảnh hưởngtiêu cực đến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội

3 Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn Thànhphố Hà Nội;

- Số liệu cần được phản ánh một cách trung thực, khách quan;

- Lấy kết quả đã quan trắc định kỳ theo từng mốc thời gian trong giai đoạnnghiên cứu để phân tích thông số và so sánh với TCVN 5942-1995 và QCVN08:2008/BTNMT từ đo đánh giá tình trạng, hiện trạng ô nhiễm của con sông này;

- Điều tra, thu thập số liệu sau đó xác định các yếu tố gây ô nhiễm sông Nhuệ Đáy giai đoạn 2000 – 2013 về mặt vĩ mô;

Kiến nghị (giải pháp) đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực

tế tại địa bàn nghiên cứu

Trang 14

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý ngh ĩa trong nghiên cứu khoa học

Đề tài là bước tiếp theo trong việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây tácđộng ảnh hưởng đến môi trường nước sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn thành phố HàNội nói riêng và trên toàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy nói chung gồm các tỉnh, thành:

Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

 Ô nhiễm môi trường nước?

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nướckhông đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép

và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở cácsông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nótồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống cácsinh vật trong tự nhiên Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từđầu

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay conngười vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy,

xí nghiệp Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, saukhi ngừng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫnvào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệpvào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vàotrong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổinói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguyhiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loàihoang dã" [28]

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưavào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếudưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thôngvào môi trường nước

Trang 16

- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:

ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vậtlý

- Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển

 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Xét về nguyên nhân ô nhiễm nước có thể do tự nhiên hay nhân tạo Ô nhiễmnước từ nguyên nhân tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sảnphẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Cây cối, sinh vật chết

đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất,sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vàodòng lớn Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơtrong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốntheo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoáchất dùng trong nông nghiệp hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải Ônhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêmtrọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suythoái chất lượng nước toàn cầu

Ô nhiễm nhân tạo là ô nhiễm gây ra bởi chính những hoạt động của conngười trong như sinh hoạt, hoạt động công nghiệp nhất là đối với những con sôngchảy qua các thành phố, các khu đô thi lớn đông dân cư

Trong cuộc sống phát sinh nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện,khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinhcủa con người đổ thải vào các dòng sông mà chưa hề qua bất cứ một phương pháp

xử lý nào Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phânhủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chấtrắn và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tảilượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Ởcác thành phố lớn và các khu đô thị đông dân cư do mức sống cao nên lượng nướcthải và tải lượng thải càng cao hơn so với các vùng khác, khiến cho những con sông

có lưu vực chảy qua thành phố lớn luôn có mức ô nhiễm cao hơn

Đối với các thành phố lớn, nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, giao thông vận tải, bệnh viện nên lượng nước thải công nghiệp đổ

Trang 17

vào các con sông luôn có lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm lớn Khác với nướcthải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơbản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể Ví dụ: nướcthải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ;nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loạinặng, sulfua, Người ta thường sử dụng đại lượng PE để so sánh một cách tươngđối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị Đại lượngnày được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đốivới một tác nhân gây ô nhiễm xác định Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được

sử dụng để so sánh là COD, BOD5, SS Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trênthì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người [28]

 Các thông số chính để đánh giá chất lượng nước sông

Để đánh giá chất lượng nước trên bất cứ một con sông nào cũng phải căn cứvào các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của nó các yếu tố đó bao gồm: Nhiệt độ,

độ pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ ô xy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học(COD), nhu cầu ô xy sinh học (BOD), các hợp chất của ni tơ (NH4+, NO2-, NO3-),Clorua, hàm lượng kim loại nặng, Coliform Các giá trị của những chỉ tiêu này được

so sánh với tiêu chuẩn cho phép về giá trị giới hạn của nước mặt được quy định tại

bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 08:2008/BTNMT)

pH là đơn vị đặc trưng cho nồng độ [H3O+] có trong nước và có thang đơn vị

từ 0 đến 14 pH là một trong những thông số quan trọng được sử dụng thường xuyên

Trang 18

nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượngnước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn…và trong nhiềutính toán về cân bằng axit – bazơ.

Giá trị pH chỉ ra mức độ axit (khi pH < 7) hay bazơ (khi pH > 7) thể hiện ảnhhưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước Sự thay đổi giá trị pH trongnước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trìnhhòa tan hoặc kết tủa hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh họcxảy ra trong nước

 Hàm lượng chất rắn

Chất rắn tồn tại trong nước có thể do:

 Các chất vô cơ ở dạng hòa tan (các muối) hoặc các chất không tan như đất đá

ở dạng huyền phù

 Các chất hữu cơ như các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh…)

và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công nghiệp…

- Chất rắn tổng (TS - Total Solid)

Hàm lượng chất rắn tổng là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lạisau khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở nhiệt độ 1030C –

1050C cho đến khi trọng lượng không đổi và có đơn vị là mg/l

- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspended Solid)

Hàm lượng chất rắn lơ lửng là trọng lượng khô của phần rắn còn lại trên giấylọc sợi thủy tinh khi lọc một lít mẫu nước qua phễu rồi sấy khô ở 1030C – 1050C tờikhi có trọng lượng không đổi và có đơn vị là mg/l

Tổng chất rắn hay chất rắn lơ lửng đều ảnh hưởng đến chất lượng nước trênnhiều phương diện Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinhhoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn nhiều hóa chất trong quá trình xử lý Hàmlượng chất rắn trong nước thấp sẽ hạn chế sinh trưởng hoặc cản trở sự sống của thủysinh Ở hàm lượng cao các chất rắn làm ức chế quá trình trao đổi chất của vi sinh vật

do hiện tượng “khô cạn sinh lý”

 Oxy hòa tan (DO)

DO là hàm lượng oxy hoà tan có trong một lít nước (đơn vị mg/l hay ppm) ởđiều kiện nhiệt độ và áp suất xác định Hàm lượng oxy hoà tan là một trong nhữngchỉ tiêu quan trọng nhất của nước mặt Oxy có mặt trong nước do được hoà tan từ

Trang 19

oxy không khí, đồng thời oxy còn sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá củatảo và các thuỷ thực vật trong nước Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố:nhiệt độ, áp suất khí quyển, đặc tính của nước, chế độ thuỷ động, đặc điểm địahình Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước do các chất hữu cơ dễphân huỷ sinh học và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thuỷsinh Khi DO trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷsinh thậm chí làm biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số loài nếu DOgiảm đột ngột Nguyên nhân làm giảm DO là do nước thải công nghiệp, nước mưachảy tràn kéo theo các chất thải công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rông

Vi sinh vật sử dụng oxy đó tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng oxy hoà tantrong nước giảm

 Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn cáchợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước bằng chất oxy hoá mạnh, COD có đơn vị làmg/l Thông thường hàm lượng các chất hữu cơ (bị oxi hoá hoá học) lớn hơn nhiềulần so với các chất vô cơ, nên COD được xem là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ônhiễm do các hợp chất hữu cơ (kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinhhọc) của nước và nước thải

 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật để oxyhoá các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước ở điều kiện xác định, BOD có đơn vị làmg/l BOD gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinhhọc mà đặc biệt là các chất hữu cơ BOD là một trong những chỉ tiêu quan trọng củanước mặt và nước thải

BOD5 là thông số được sử dụng phổ biến nhất, đó chính là lượng oxy cầnthiết để oxy hoá sinh học trong 5 ngày ở nhiệt độ 200C

 Kim loại nặng

Kim loại nặng trong nước thường được hấp thụ bởi các hạt sét, phù xa lơlửng Các chất lơ lửng này dần dần lắng đọng làm cho nồng độ kim loại nặng trongtrầm tích thường cao hơn rất nhiều so với nước Các loài động vật thủy sinh đặc biệt

là động vật đáy sẽ tích lũy lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể Thông qua dây

Trang 20

chuyền thực phẩm kim loại nặng được tích lũy trong cơ thể con người và gây độcvới tính chất bệnh lý rất phức tạp.

 Hợp chất Ni tơ

Hợp chất của Ni tơ xuất hiện do sự biến dưỡng của động vật trong nước và từ

sự phân huỷ các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn Trong nước tồn tại ba dạng

hợp chất của ni tơ đó là: Amoni (NH 4 + ), nitrite (NO 2 - ) và Nitrate (NO 3 - )

 Coliform

Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóacủa người Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm.Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E Coliform bằng 0.Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn/100 ml

1.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

- Luật Tài nguyên nước năm 1998;

- Luật Đất đai năm 2003;

- Luật xây dựng năm 2003;

- Luật Hóa chất năm 2007;

- Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo

vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc: “Quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc “Sửađổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chínhphủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệMôi trường”;

- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 28/4/2011 của Chính phủ quy định đánh giámôi trường chiến lước, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thảirắn;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Trang 21

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình;

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thuphí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định số16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:+ 08:2008/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt;

+ 09:2008/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm;

+ 14:2008/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt;

1.2 Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới và trong nước

1.2.1.Tình hình ô nhi ễm nước sông trên thế giới

Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây các dòng sông trên toàn thế giớiđang gặp phải vấn đề đáng báo động khiến cho các nhà khoa học, các chuyên giamôi trường và ngay cả những người làm công tác quản lý phải quan tâm đó là sựsuy giảm chất lượng các con sông do hậu quả của sự phát triển kinh tế, xã hội Sauđây là tình trạng của một số dòng sông lớn;

 Sông Hằng (ở Ấn Độ)

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãyHymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal;rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thếgiới; được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là trung tâm của những truyềnthống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ [16]

Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và làmột trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông Đây cũng là nơisinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài cá heo sông Hằng.Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế

Trang 22

giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp,rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý; phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôisông, rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt Chất lượng nước đang trởnên xấu đi nghiêm trọng Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do nhữngđập nước đang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất Cácnghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như Hg(nồng độ từ 65-520ppb), Pb (10-800ppm), Cr (10-200ppm) và Ni (10-130ppm).Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ con sông này[26].

 Sông Mississipi (ở Mỹ)

Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồItasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana Mực nước sông Mississippi giảmtới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004 Sự sụt giảm này liên quan tớitình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trênthế giới Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nêncạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở nhữngvùng lưu vực con sông Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu người sẽ mất đinhững nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt

sẽ thiếu trầm trọng và đe dọa tới an ninh lương thực

Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến hành xâyhàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước

để hỗ trợ giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt [26]

 Sông Hoàng Hà (ở Trung Quốc)

Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọngđối với người dân nước này Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàngtriệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi

sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công

ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác vàmột phụ lưu của sông Hoàng Hà [26]

 Sông Tùng Hoa (ở Trung Quốc)

Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp NhĩTân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê

mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này Sông Tùng Hoa đã bị

Trang 23

ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầuhỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn

100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông Benzene vànitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ Khối chất độc ấy sẽtiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang [26]

 Sông Sarno (ở Italy)

Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples Con sôngnày nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt vàrác thải công nghiệp Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảyqua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples [26]

 Sông King (ở Australia)

Sông King nằm ở Tây Australia Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác độngcủa hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗinăm Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho consông này[26]

1.2.2 Tình hình ô nhi ễm nước sông ở Việt Nam

Hiện nay nước ta có 03 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ): vùng KTTĐ phía

Bắc (gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng

Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) nằm trên lưu vực Sông Nhuệ, sông Đáy và lưu vực sông

Cầu; vùng KTTĐ miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); vùng KTTĐ phía Nam (gồm 7 tỉnh, thành phố:Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tầu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước

và Long An) nằm trên hệ thống sông Đồng Nai.

Kết quả quan trắc một số năm tại các lưu vực cho thấy, chất lượng nước sôngtại các khu vực hệ thống sông bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất hữu cơ, chấtdinh dưỡng, kim loại, mùi hôi, độ màu và vi sinh vật gây bệnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành các cuộc quan trắc, khảo sát nhằmđánh giá hiện trạng môi trường tại các hệ thống sông kết quả như sau[16]:

 Vùng lưu vực hệ thống sông phía Bắc

Trong số các con sông đã khảo sát (gồm sông Đuống, sông Cà Lồ, Sông Cầu,sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Bạch Đằng, sông Trới, sông Sinh, sông Cầu, sôngNgũ Huyện Khê, sông Thái Bình, sông Sặt, sông Bần, sông Đáy, sông Nhuệ) không

Trang 24

có sông nào đạt quy chuẩn nước mặt loại A1 (nguồn cấp nước sinh hoạt), một sốsông (sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh, sông Cà Lồ tại Hương Canh– Vĩnh Phúc, sông Sặt tại Hải Dương, sông Bắc Hưng Hải và sông Bần tại HưngYên) không đạt quy chuẩn nước mặt loại B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi)

do có các thông số BOD5 và COD vượt quy chuẩn đối nước mặt QCVN08:2008/BTNMT

 Lưu vực sông Cầu: Dân số sống trong khu vực này độ khoảng 7 triệu

người trên diện tích khoảng 10 ngàn m2 Trong lưu vực này có khu sản xuất côngnghiệp chuyên khai thác quặng, mỏ và hóa chất lớn nhất là Thái Nguyên, ngoài ra còn

có gần 1000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và uy mô công nghiệp nhỏ như cáclàng nghề tập trung Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông Cầu ước tínhkhoảng 24 triệu m3 trong đó có nhiều kim loại nặng như Selenium, Mangan, Chì,Thiếc, Thủy Ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệthực vật, thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu, diệt nấm Đây không phải là lưu vực sông cónguy cơ bị ô nhiễm nữa mà là một lưu vực đã bị ô nhiễm hoàn toàn

 Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Dân số trong lưu vực này vào khoảng

11000 người trên diện tích 7.700km2, đây là lưu vực có mật độ dân số cao trên 1000người/1km2, đồng thời đây cũng là vùng kinh tế quan trọng Do đó, ngoài nước thải

do hoạt động công nghiệp còn có nước thải từ hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của conngười tất cả các loại nước thải này đều đổ vào sông mà hầu như không qua mộtcông đoạn xử lý sơ bộ nào Đặc biệt là nước thải sinh hoạt của vùng dân cư đôngsống quanh lưu vực sông này với lưu lượng nước thải khoảng 120 triệu m3/năm.Thành phố Hà Nội tính đến năm 2010 (sau khi đã sát nhập cả tỉnh Hà Tây) cókhoảng gần 1000 doanh nghiệp và 12 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thảihồi vào sông khoảng 25 triệu m3nước thải công nghiệp mỗi năm

 Vùng lưu vực hệ thống sông miền Trung

Các con sông lớn trong vùng chảy qua khu công nghiệp và khu đô thị có hàmlượng các chất ô nhiễm tập trung cao ở phía hạ lưu: Hàm lượng COD và BOD5đạtQCVN 08:2008/BTNMT loại B1 Hàm lượng Coliform từ 40 - 6.400 MPN/100ml,vượt QCVN là 2,5%, phần lớn các kim loại nặng và các muối dinh dưỡng đạtQCVN 08:2008/BTNMT loại B1

Trang 25

Nước thải tại các khu công nghiệp được quan trắc có hàm lượng chất rắn lơlửng, chất hữu cơ, Coliform, N-NH4+, Ni tơ tổng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP).Nước thải tại các khu đô thị: Độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng chấthữu cơ, hàm lượng N-NH4+, Nitơ tổng vượt tiêu chuẩn cho phép.

 Vùng lưu vực, hệ thống sông phía Nam

 Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: là lưu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của

nước thải công nghiệp trên toàn vùng lưu vực và hệ thống sông phía Nam, tuy nhiênchất lượng nước tại đây cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm Ở một vài điểm, COD và hàmlượng chất dinh dưỡng đã vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B

 Lưu vực sông Sài Gòn:Chất lượng nước mặt trên sông Sài Gòn năm

2010, 2011 giảm so với các năm 2006, 2007, 2008, 2009, đặc biệt về hàm lượngchất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh trong nước mặt, giá trị của các chỉ tiêu này vẫncòn nằm ở mức cao Đáng chú ý, thay vì tồn tại chủ yếu trong nước ở dạng hợp chất

NH3như năm 2007, các chất dinh dưỡng đã được ghi nhận nhiều ở dạng NO2trongnăm 2010 So với các lưu vực còn lại, lưu vực sông Sài Gòn đang là lưu vực có mức

ô nhiễm cao nhất, bao gồm các mặt ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh Đây cũng làlưu vực tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải công nghiệp và nước thải đô thị

 Lưu vực sông Đồng Nai và Thị Vải: là nơi tập trung của nhiều khu

công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy đã hình thành khá lâuđời Tuy nhiên, mức độ tập trung các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng như sảnxuất phân bón, hóa chất,… chủ yếu tập trung ở phía hạ lưu và nhánh sông Thị Vảitrong đó đáng chú ý là khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Công ty cổ phần hữu hạnVedan Việt Nam (Công ty Vedan) là hai đơn vị xả thải các chất gây ô nhiễm caonhất Các thông số ô nhiễm như hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vượt tiêu chuẩncho phép hàng chục thậm chí hàng trăm lần

Do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng môi trườngnhất là chất lượng môi trường nước ở các lưu vực sông và vùng KTTĐ đang bị ônhiễm ở mức báo động, đặc biệt gay gắt vào mùa khô

 Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang: Đây là một vùng hết sức đặc

biệt và cũng là lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39 ngàn km2 và gần

30 triệu cư dân Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông nghiệp và chăn nuôithuỷ sản Vì đây không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn

Trang 26

môi trường không giống như tình trạng của 3 lưu vực kể trên Nhưng việc khai thácnông nghiệp và thuỷ sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại.Việc ô nhiễm hoá chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả củaviệc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy cáchoá chất độc hại như DDT, Nitrat, hoá chất BVTV thuộc nhóm organo-phosphate,nguyên nhân của những mầm bệnh ung thư đã hiện diện trong nước Thêm nữa, viễncảnh nguồn nước ở lưu vực này bị ô nhiễm Asen do việc đào trên 300 ngàn giếng đểdùng cho sinh hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một quốc nạn trong tương lai không xa.Việc khai thác chăn nuôi thuỷ sản trên sông, ngoài việc làm cản trở dòng chảy củasông, việc di chuyển trên sông sẽ khó khăn, mà còn là một vấn nạn môi trườngkhông thể tránh khỏi.

Kết quả quan trắc cho thấy, phần lớn nước sông ở hệ thống sông thuộc ĐồngBằng Sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn có chất lượng nước tốt ởthượng nguồn nhưng nước ở hạ nguồn càng ngày bị ô nhiễm bởi nước thải từ cáckhu đô thị và các khu công nghiệp Đặc biệt, mức ô nhiễm rất cao vào mùa khô, khilưu lượng nước tại các vùng này giảm trong khi đó các nguồn thải gây ô nhiễm thìngày càng tăng cao

1.3 Sông Nhuệ-Đáy và một số kết quả nghiên cứu về ô nhiễm trên dòng sông này

1.3.1 Hi ện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy

Lưu vực sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội với chiều dài 114 km Các chi lưucủa sông Đáy: sông Tích, sông Bùi, sông Thanh Hà Nói chung 85% lượng dòngchảy trên lưu vực sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội có nguồn gốc từ sôngHồng chuyển sang, chỉ 15% còn lại bắt nguồn từ lưu vực Trong mùa mưa, mựcnước và lưu lượng các sông suối lớn thay đổi nhanh, tốc độ dòng chảy đạt từ 2- 3m/s, biên độ mực nước trong từng con lũ thường 4- 5 m Mực nước và lưu lượng lớnnhất năm có có khả năng xuất hiện trong tháng VII, VIII, hoặc IX, nhưng phổ biếnvào tháng VIII [15]

Sông Nhuệ là một con sông nhỏ dài 74 km, nhận nước từ sông Hồng và lượng mưatrên toàn lưu vực khống chế của sông Nhuệ cuối cùng đổ vào sông Đáy qua cốngLương Cổ ở khu vực thành phố Phủ Lý Về mùa kiệt cống Liên Mạc luôn mở để lấynước sông Hồng vào sông Nhuệ, còn về mùa lũ chỉ mở khi mực nước sông Hồngdưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước Cống Lương Cổ về mùa lũ

Trang 27

luôn luôn mở để tiêu nước và chỉ đóng lại khi có phân lũ qua đập Đáy Nước sông

Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11-17m3/s, lưulượng cực đại đạt 30m3/s.

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra rất mạnhđem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, ngoài những lợiích mang lại, thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây rađang ở mức báo động Môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trongkhu vực đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao độngcũng như người dân sống quanh vùng

Hình 1.1 Bản đồ phân đoạn ô nhiễm nước mặt lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy

Trang 28

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, hầu hết là do việc xảthải vào môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình gây nên tình trạng mấtcân bằng, dẫn đến ô nhiễm.

Theo thống kê của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục môi trường), mỗingày sông Nhuệ - Đáy phải gánh trên 2,5 triệu m3 nước thải từ sản xuất nôngnghiệp Sản xuất Công nghiệp 610.000 m3/ngày, nước thải sinh hoạt 630 m3/ngày,nước thải bệnh viện 15.500m3/ ngày chưa kể đến nước thải của hoạt động dulịch, hoạt động sản xuất của làng nghề

Hiện nay, chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đang bị ô nhiễm, nhiều đoạn bị ônhiễm tới mức báo động Theo một số kết quả phân tích nước sông Nhuệ - Đáygần đây, chất lượng nước sông đang bị ô nhiễm nặng, vượt tiêu chuẩn cho phéphàng chục lần Mẫu nước sông Nhuệ lấy tại Cầu Hà Đông cho thấy, hàm lượng ôxyhòa tan có trong nước thấp hơn quy chuẩn tới 7 lần, hàm lượng chất hữu cơ vượttiêu chuẩn 10 lần, NH4vượt quy chuẩn 35.6 lần

Ở sông Đáy, mức độ ô nhiễm mang tính cục bộ, trong đó nặng nề nhất là đoạn cầuHồng (Phủ Lý, Hà Nam- hợp lưu sông Nhuệ, Đáy và sông Châu Giang) Tại đây,nước sông bị ô nhiễm hữu cơ cao Các thông số như BOD5, COD, các hợp chấtNitơ và Coliform đều không đạt tiêu chuẩn cho phép Tình trạng này diễn ra tương

tự như tại đoạn hợp lưu của sông Hoàng Long đổ vào sông Đáy (cầu Gián Gia Viễn – Ninh Bình) [21]

Khẩu Về mùa cạn, nước sông Đáy tại đập Đáy ít chịu ảnh hưởng của nước thảisinh hoạt, công nghiệp nên nước ô nhiễm nhẹ Đầu mùa mưa, nước bị ô nhiễm bởicác chất rửa trôi bề mặt lưu vực, hàm lượng các chất hữu cơ cao hơn Chất lượngnước đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B

- Tại Ba Thá-Chương Mỹ: nước sông Đáy bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nướctiêu nông nghiệp và một phần nước thải sinh hoạt của thị trấn Thanh Oai Mùa kiệt,nước sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như COD =18-27 mg/l, vượt quágiới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 1.8-2.7 lần, BOD=9-15 mg/l, vượt quá giớihạn cho phép nuớc mặt loại A từ 2.2-4.0 lần, hàm lượng DO thấp khoảng 5.5 mg/l,không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A[21]

- Tại cầu Tế Tiêu - Mỹ Đức: Nguồn nước sông tại đây do nước từ thượngnguồn sông Tích đổ về, chảy qua Vân Đình đến Mỹ Đức Qua quá trình lắng

Trang 29

đọng và tự làm sạch nên chất lượng nước được cải thiện chút ít, tuy nhiênhàm lượng DO vẫn còn thấp < 5.0 mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A Theo

dự đoán, lượng chất ô nhiễm đổ vào sông sẽ tiếp tục tăng cao[8] Vì vậy cần phảiđưa ra các phương án để hạn chế và kiểm soát tình trạng ô nhiễm nước sông hiện tạicũng như trong tương lai

Sông Nhuệ: Nước sông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nước thải sinh hoạt,côngnghiệp, nông nghiệp của thành phố Hà Nội Mùa kiệt chất lượng nước phụthuộc vào chế độ vận hành cống Liên Mạc, chế độ xả nước đập Thanh Liệt vàchế độ lấy nước tưới của hệ thống thuỷ nông Nếu cống Liên Mạc mở to,lưu lượng nước sông Hồng chảy vào lớn thì chất lượng nước ở phía hạ du được cảithiện đáng kể do được pha loãng [7] Ngược lại, nếu cống Liên Mạc đóng hoặc mởvới khẩu độ nhỏ, phía Thanh Trì vẫn nhận nước thải sông Tô Lịch xả vào, dưới

hạ lưu sẽ bị sự cố về môi trường nước Về mùa lũ cống Liên Mạc thường đóng,nước sông Nhuệ chủ yếu là nước thải thành phố, nước mưa, nước tiêu nôngnghiệp, nhưng được bơm thoát nhanh ra sông Đáy Diễn biến chất lượng nước dọcsông Nhuệ có thể nhận định sơ bộ như sau:

- Tại cống Liên Mạc: khi cống mở, nước không bị ô nhiễm hoặc ô nhiễmnhẹ, chất lượng nước giống như nước sông Hồng, khi cống đóng mức độ ô nhiễmcao hơn nhưng không đáng kể do nước chảy chậm, giảm sự khuyếch tán của ôxytrong nước

- Tại Cầu Diễn, cầu Hà Đông nhận nước tiêu nông nghiệp của huyện TừLiêm và nước thải làng nghề, sinh hoạt ở hai bên sông, nước bị ô nhiễm bởi chấthữu cơ, cặn lơ lửng và vi khuẩn

- Tại cầu Mai Lĩnh - Hà Đông nhận toàn bộ nước thải của thị xã Hà Đông,hàm lượng chất hữu cơ cao, nồng độ COD trong nước sông vượt quá giới hạncho phép chất lượng nước mặt loại A từ 2-3 lần trong khi nồng độ BOD5vượt quágiới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 4-6 lần, hàm lượng DO rất thấpchỉ đạt 2.89 mg/l (tháng IV/2003) Chất lượng nước tại đây đạt tiêu chuẩn nước mặtloại B

- Tại Cầu Tó huyện Thanh Trì nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt của thànhphố Hà Nội xấp xỉ 500 000 m3/ngày đêm, ngoài ra lượng nước thải sản xuất côngnghiệp và các dịch vụ khác khoảng 250.000-300.000 m3/ngày mang theo nhiều

Trang 30

chất cặn bã lơ lửng, chất hữu cơ, hoá chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh làm cho nướcsông Nhuệ tại Cầu Tó bị ô nhiễm nặng, nhất là vàomùa kiệt (khi cống Liên Mạcđóng và nước thải thành phố Hà Nội xả vào, đôi khi xảy ra sự cố môi trường nước ởđoạn sông này Hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá giới hạn cho phépđối với nước mặt loại B) [7].

1.3.2 Nguyên nhân chính gây ô nhi ễm nước sông Nhuệ - Đáy

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và đánh giá tác động tổng thể môitrường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đề tài đã xác định được các nguồn gây ônhiễm chính cũng như các tác động của chúng đối với môi trường nước, đó là:

Bảng 1.1 Nguồn gây ô nhiễm chính tác động đến môi trường sông Nhuệ - Đáy Các nguồn ô nhiễm chính Tác động đến môi trường

Nước thải công nghiệp

- Cơ khí, nhiệt điện và luyện kim

- Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục, chất rắn

lơ lửng, mùi, màu, ô nhiễm môi trường,không khí

Chất thải sinh hoạt và bệnh viện

Trang 31

Có nhiều áp lực môi trường nảy sinh do hoạt động phát triển KT - XH gâynên Hiện nay tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang chịu những áp lực sau:

- Nguồn thải lớn và đa dạng

- Tạo ra nhiều lượng chất thải

Sau đây là một số nội dung cụ thể về các nguồn thải lớn gây ô nhiễm môitrường lưu vực trên toàn bộ các tỉnh thành mà sông Nhuệ - Đáy chảy qua

 Ngu ồn thải công nghiệp

Theo thống kê toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có 128.063 cơ sở côngnghiệp (bảng 1.2) và có giá trị sản xuất công nghiệp là 20.893.900 triệu đồng

Bảng 1.2 Các cơ sở công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy

(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]

Các hoạt động của các cơ sở công nghiệp trên đã tạo ra nhiều nguồn thải (rắn,lỏng, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Nhuệ -sông Đáy Sau đây đề tài chỉ thống kê một số cơ sở chính có nguồn thải gây ô nhiễmmôi trường sông Nhuệ - sông Đáy và được sắp xếp theo tỷ lệ như sau:

Ngành công nghiệp cơ khí: Có 70 nguồn thải chính đổ ra lưu vực sông

Nhuệ - sông Đáy, chiếm tới 27,24% so với tổng lượng các nguồn thải (bảng 1.3)

Có thể sắp xếp thứ tự nguồn thải trong ngành giữa các tỉnh thuộc lưu vực như bảng1.3

- Tại Hà Nội: Có 56 cơ sở, chiếm 81,43% tổng số nguồn thải của ngành

- Nam Định: Có 9 cơ sở, chiếm 12,86% tổng số nguồn thải của ngành

- Ninh Bình: Có 3 cơ sở, chiếm 4,28% tổng số nguồn thải của ngành

- Hà Nam và Hòa Bình, mỗi tỉnh có 1 cơ sở, chiếm 1,43% đối với mỗi tỉnh sovới tổng số nguồn thải của ngành

Trang 32

Chất thải của ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và gây độđục Ngoài ra còn có chất thải rắn và khí gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 1.3 Tỷ lệ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường LVS Nhuệ - Đáy

(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]

Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm: Có 33 nguồn thải

chính đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chiếm 12,84% so với tổng lượng cácnguồn thải chính (bảng 1.3) Các nguồn thải ngành công nghiệp chế biến lương thựcthực phẩm giữa các tỉnh thuộc lưu vực sắp xếp như sau:

- Tại Hà Nội: Nguồn thải công nghiệp chế biến thực phẩm nhiều nhất có 10

cơ sở, chiếm 57,58% tổng số nguồn thải của ngành

- Tại Hà Nam: Có 5 nguồn, chiếm 15,15% tổng số nguồn thải của ngành

- Tại Ninh Bình: Có 4 nguồn, chiếm 12,12% tổng số nguồn thải của ngành

- Tại Hoà Bình và Nam Định, với số cơ sở tương ứng là 3 và 2, chiếm 9,09%

và 6,06% so với tổng số nguồn thải của ngành

Ngành công nghiệp dệt nhuộm :

Có 29 nguồn thải chính đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, chiếm 11,28%

so với tổng lượng các nguồn thải chính (bảng 1.3) Đặc điểm nước thải sản xuất dệtnhuộm là thải ra nhiều nước thải và có tính chất nguy hại, trong nước thải có chứanhiều loại hoá chất như: sút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu, gây ảnhhưởng xấu cho môi trường và sức khoẻ con người

Ngành công nghiệp giấy và hoá chất:

Hàng năm ngành này thải ra hàng chục triệu m3 nước thải có chứa chất tẩyrửa (detergents) và nhiều vi khuẩn gây bệnh làm cá và các thuỷ sinh vật khác bị

Trang 33

chết Nước sông còn bị ô nhiễm thêm bởi phải nhận nước thải của các nhà máy vàcác cơ sở vật liệu xây dựng, đồ sứ, thực phẩm, gạch men, gỗ diêm… làm biến đổimàu nước, tăng chất hữu cơ Có tới hàng trăm chất tẩy thuộc 3 nhóm chính: nhómanion hữu cơ tích điện âm, nhóm cation natri tích điện dương và nhóm không tíchđiện trong nước, poliphophat natri góp phần làm nở hoa trong các thuỷ vực.

Nước thải giấy có màu đen rất đặc trưng và chứa một lượng thải chất hữu cơrất lớn và là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động và nếu nước thải chưaqua quá trình xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường rất mạnh do màu, mùi và các sảnphẩm độc hại có sẵn hoặc được hình thành trong quá trình phân huỷ Trong nướcthải của công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đáng chú ý nhất là lignin,hemicenluloze, nhựa và các axit béo

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và khai thác đá: Có 28 nguồn thải chính

đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chiếm 10,89% so với tổng lượng các nguồn thảichính (bảng 1.3) Nước thải của ngành này có nhiều chất rắn lơ lửng, màu

 Ngu ồn thải làng nghề

Những năm gần đây cùng với công cuộc đổi mới và phát triển của cả nước,các làng nghề ở lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy không ngừng phát triển

Trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng

300 làng nghề với các qui mô khác nhau và hàng chục ngàn cơ sở sản xuất hộ cáthể Các làng nghề này một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ănviệc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải các chất độc hại vào vào hệ thống sôngtrong lưu vực làm suy thoái và ô nhiễm môi trường trầm trọng

Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều chưa được qui hoạch tổng thể vàxây dựng hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoàn chỉnh Nguồn thải làng nghềchủ yếu do nước thải và chất thải rắn từ làng nhuộm, dệt vải, nghề mạ kim loại, táichế phế thải, sản xuất đồ gốm… chảy tự do ra kênh mương rồi đổ xuống sông làm ônhiễm môi trường Hơn nữa tại các làng nghề lại chính là nơi có mật độ dân cư cao,

do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân Nguồn thải của làngnghề có lưu lượng lớn, nồng độ nhiễm bẩn chất hữu cơ khó phân huỷ và đặc biệt là

độ pH và các hoá chất độc hại không được xử lý đã góp phần làm cho nguồn nướcnói riêng và môi trường nói chung bị ô nhiễm nghiêm trọng

Trang 34

Hầu như tất cả các nguồn thải trên tập trung đổ vào các sông Nhuệ - sôngĐáy, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nói chung và môi trường nước nóiriêng Các nguồn thải do làng nghề thuộc các tỉnh được sắp xếp như sau:

- Tại Nam Định: chiếm 22 % tổng số nguồn thải làng nghề

- Hà Nam: chiếm 14 % tổng số nguồn thải làng nghề

- Tại Hà Nội: chiếm 52 % tổng số nguồn thải làng nghề

- Tại Ninh Bình: chiếm 8 % tổng số nguồn thải làng nghề

- Tại Hoà Bình: chiếm 4% tổng số nguồn thải làng nghề

 Ngu ồn thải bệnh viện

Chất thải y sinh là loại chất thải đặc biệt được sản sinh ra trong quá trìnhkhám và chữa bệnh, nó thuộc loại đặc biệt nguy hiểm cần được xử lý triệt để trướckhi thải vào nguồn tiếp nhận nước thải của môi trường

Trong lưu vực có hàng trăm bệnh viện và hàng trăm trung tâm y tế lớn, vớitrên 10.000 số giường bệnh Ở vùng ngoại thành mỗi huyện, thị trấn đều có mộtbệnh viện, không kể các trung tâm nhỏ, phòng khám và trạm xá tại các phường, xã.Theo thống kê nguồn thải của 39 bệnh viện lớn nhất nằm trong lưu vực chiếm tới15,17% so với tổng lượng các nguồn thải Hiện nay trong tất cả các bệnh viện trênchỉ một số bệnh viện có hệ thống thiêu huỷ chất thải rắn đạt tiêu chuẩn quốc gia,một số bệnh viện còn lại chất thải rắn và rác mới chỉ dừng lại ở khâu thu gom vàchôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên Các chất thải bệnh viện

có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng nếu như công tác quản lý không đượcthực hiện đúng yêu cầu vệ sinh Các bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải,nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B, HIV… khi rác thải không được xử lý để

tự do chảy theo nước mưa, theo cống rãnh vào mương tiếp nhận và cuối cùng được

xả ra sông

Nguồn thải do bệnh viện theo từng tỉnh trong lưu vực như sau:

- Tại Hà Nội: Có 40 cơ sở lớn, chiếm 87,18% chiếm tổng số

- Tại Ninh Bình có 3 cơ sở, chiếm 2,56% tổng số nguồn thải của bệnh viện

- Tại các tỉnh Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định mỗi tỉnh có 1 đễn 3 cơ sở,chiếm 2,56% tổng số nguồn thải của bệnh viện tại mỗi tỉnh

 Ngu ồn thải sinh hoạt và đô thị

Trang 35

Một trong những vấn đề bức xúc về nguồn thải gây ô nhiễm cho môi trường làvấn đề chất thải sinh hoạt Vấn đề cần quan tâm ở đây là không chỉ còn bó hẹp trongnguồn thải của dân cư đô thị mà còn chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi nguồn thải củanhiều người từ các tỉnh khác đến làm ăn, đặc biệt là những người lao động ra làm ăntheo thời vụ không có chỗ ở sinh hoạt Vấn đề cơ sở hạ tầng của thành phố, trong đó

có các công trình liên quan tới vệ sinh môi trường đô thị không đáp ứng kịp với tốc độphát triển nhanh về dân số trong thành phố dẫn tới hậu quả gây ô nhiễm nghiêm trọngmôi trường xung quanh và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người

Chất thải sinh hoạt là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất thường tồntại dưới dạng không hoà tan, keo, hoà tan Thành phần và độ nhiễm bẩn phục thuộcnhiều vào loại chất thải Chất thải sinh hoạt được tạo ra ở các khu dân cư công cộng

do hoạt động sinh lý của con người, gia súc và tồn tại dưới dạng chất thải rắn vànước thải… Nước thải từ khu chăn nuôi thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh,trong khi đó nước thải từ khu dân cư lại chứa nhiều chất tẩy rửa Chất thải rắn vànước thải từ các khu đông dân cư, các trung tâm công nghiệp và các thành phố hoặccác khu chăn nuôi gia súc gây ô nhiễm môi trường không những bởi các chất hữu cơ

mà còn mang theo rất nhiều các vi sinh vật có khả năng gây bệnh Tại các tỉnh củalưu vực, công nghiệp hoá, đô thị hoá, tăng dân số và mức sống của người dân đượccải thiện là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày cànglớn

Hiện nay trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 10 triệu dân, trong

đó có khoảng 3,5 triệu dân sống trên các triền sông và gần 2,5 triệu dân sống trongthành thị Giai đoạn năm 1990 - 2003 các tỉnh trong vùng nghiên cứu tăng khoảng1,7%, do đó lượng nuớc thải và rác thải ra ngày càng nhiều và đa dạng Nếu nhưtính bình quân mỗi người ở đô thị thải ra môi trường 150 lít nước thải/ngày và ởvùng ngoại thành là 100 lít/ngày.người thì chỉ tính riêng ở Hà Nội cũng thải ra302.400 m3/ngày Năm 2000 - 2010 bình quân mỗi người một ngày xả ra từ 0,4 - 0,6

kg rác thải, các vùng thị xã, thị trấn trong lưu vực xả trung bình từ 0,3 - 0,5kg/người.ngày Dự báo đến năm 2015, trong vùng có mức xả trung bình từ 0,6 – 1,0kg/người.ngày Mặc dù hiện nay các phương tiện thu gom rác thải cũng như số laođộng hoạt động trong lĩnh vực này đã tăng lên nhưng tỷ lệ thu gom rác thải ở cáckhu đô thị không nơi nào vượt đến 80%

Trang 36

1.3.3 M ột số kết quả nghiên cứu tổng quan về ô nhiễm trên sông Nhuệ - Đáy

Năm 2005 tại báo cáo tổng kết “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vựcsông Nhuệ và sông Đáy” nhóm tác giả đã đưa ra đánh giá: Chất lượng nước củađoạn sông Nhuệ có sự biến đổi mạnh mẽ theo chiều dài dòng sông Ngay từ đoạnsông đầu tiên, đoạn sông này phải tiếp nhận nguồn nước thải tương đối lớn trongsinh hoạt cũng như sản xuất của thị xã Hà Đông nên các thông sốđều vượt quá tiêuchuẩn cho phép không đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt Tuy nhiên, bắtđầu từ đập Thanh Liệt, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm môi trường trong nướcđột ngột tăng rất cao do phải tiếp nhận nguồn thải từ các con sông trên địa bàn thànhphố Hà Nội, hầu như nồng độ các chất ô nhiễm ở đây đều đạt đến mức ô nhiễm caonhất trên cả sông Nhuệ, và vượt trên tiêu chuẩn cho phép B từ 1,8 - 3 lần, đặc biệthàm lượng NO2- cao,vượt tiêu chuẩn B hàng chục lần, NO3- cũng không đạt tiêuchuẩn B Hàm lượng BOD, NH4+, … cũng rất cao trên mức TCCP B (thậm chí gấp

từ vài lần cho đến hàng chục lần) Mỗi khi cửa xả nước thải tại cống Thanh Liệtđược mở thì sự lan truyền các chất ô nhiễm trong nước diễn ra trên một đoạn sôngrất dài Dân cư sống xung quanh các vùng ven sông cho biết nước sông Nhuệ ở đâybốc lên mùi rất hôi thối, rất khó chịu, đồng thời cũng đã xảy ra những hiện tượng cáchết hàng loạt như ở tỉnh Hà Nam tháng X/2003 vừa qua Từ mô hình tính toán lantruyền chất lượng nước trên sông Nhuệ có thể thấy rằng trên 70 km chiều dài dòngsông Nhuệ chất lượng nước không thể phục vụ được cho sinh hoạt cũng như sảnxuất, nuôi trồng thuỷ sản, thậm chí cả tưới cho hoa màu [10]

Qua đồ thị tương quan giữa tổng N và tổng P, ta thấy tỷ lệ N : P cũng thayđổi theo chiều dài sông, từ đoạn sông đầu tiên Liên Mạc đến đập Thanh Liệt có tỷ lệ

N : P < 7, điều này chứng tỏ nước ở các đoạn sông này chưa bị bị phú dưỡng, còn lạihầu hết trên đoạn sông trên sông Nhuệ từ đập Thanh Liệt đến cống Lương Cổ có N :

P > 7, do đó trên đoạn sông này có thể bị hiện tượng phú dưỡng ở đây N đang lànhân tố giới hạn vì vậy cần phải có sự kiểm soát với N để không gây phú dưỡng

Chất lượng nước sông Nhuệ đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, không đápứng được tiêu chuẩn cho sản xuất nông nghiệp Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để

Trang 37

giải quyết vấn đề này Giải pháp này bao gồm về quản lý lưu vực, quản lý việc xử lýnước thải trước khi thải ra sông, ý thức của người dân Theo Luật Tài nguyên nước,việc xả nước thải vào nguồn nước phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền và phải bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước Tuy nhiên trên thực tế, việc

xả nước thải của các cơ sở sản xuất hiện nay vẫn diễn ra tuỳ tiện mà chưa hề có mộtđơn vị nào bị xử lý Và hầu hết các con sông của chúng ta đang phải gánh chịu hậuquả ô nhiễm nặng, đặc biệt là sông Nhuệ [10]

Đối với lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tình trạng ô nhiễm nguồn nước càng phổbiến hơn khi môi trường nước mặt đang chịu tác động mạnh của nước thải sinh hoạt

và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trong toàn khu vực Báo cáohiện trạng môi trường cũng cho thấy, hiện nay, chất lượng nước của nhiều đoạn lưuvực sông Nhuệ - Đáy đã bị ô nhiễm tới mức báo động và gia tăng vào mùa khô.Trên địa phận Hà Nội các chỉ tiêu về chất lượng nước cho phép loại B đối với nướcmặt, thậm chí còn vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt (mức IV).Vào mùa khô, mức ô nhiễm càng trở nên trầm trọng Kết quả quan trắc cuối năm

2005 cho thấy, giá trị DO đạt rất thấp, giá trị COD và BOD vượt 7-8 lần tiêu chuẩncho phép, giá trị Coliform cao hơn TCVN loại B [18]

Tổng cục Môi trường khẳng định, sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nghiêm trọng saukhi nhận nước thải từ sông Tô Lịch Mặc dù tại đầu nguồn sau khi nhận nước từsông Hồng không ô nhiễm nhưng từ đoạn chảy qua khu vực Phúc La - Hà Đông chotới trước khi nhận nước sông Tô Lịch, nước đã bắt đầu bị ô nhiễm, các giá trị COD,BOD5 vượt tiêu chuẩn 3-4 lần Nước đã có màu đen, váng, cặn lắng và mùi hôitanh Sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễmnghiêm trọng hơn đặc biệt là vào mùa khô Mặc dù mấy năm gần đây, Hà Nội đã ápdụng giải pháp đưa nước sông Tô Lịch qua hệ thống hồ điều hoà Yên Sở bơm rasông Hồng nhưng xu hướng ô nhiễm sông Nhuệ vẫn ngày một tăng Cùng với sôngNhuệ, sông Đáy đang bị ô nhiễm cục bộ với mức độ cũng ngày càng tăng do ảnhhưởng ô nhiễm của sông Nhuệ[18]

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Nhuệ

- Đáy đoạn chảy qua Hà Nội bao gồm: Sự gia tăng dân số; tốc độ phát triển kinh tế

xã hội; quá trình đô thị hóa; hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; ý thứccủa người dân khu vực nghiên cứu (thói quen sinh hoạt, ý thức bảo vệ môi trường);các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sông như: nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD, kimloại nặng, Coliform…

2.1.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Thực hiện việc đánh giá chất lượngnước trong giới hạn sông Nhuệ - Đáy thuộc địa bàn Hà Nội mà không gồm các khuvực khác

- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu diễn biến chất lượng nước và các yếu tốgây ảnh hưởng đến sông Nhuệ - Đáy trong khoảng thời gian 2000 - 2013

- Phạm vi nội dung: Xác định các yêu tố gây ảnh hưởng chất lượng nướcsông; đánh giá chất lượng nước tại các điểm quan trắc cố định trên các sông Nhuệ,sông Đáy và các sông chính trong nội thành Hà Nội có nhánh đổ về sông Nhuệ -Đáy qua các lần quan trắc khác nhau trong các năm Từ đó đưa ra kết luận về chấtlượng nước đã thay đổi như thế nào qua thời gian

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

- Sông Nhuệ - Đáy chảy qua các quận huyện của thành phố Hà Nội gồm có:huyện Lương Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì, Đan phượng, Hoài Đức, Thường Tín, PhúXuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, quận Hà Đông, Hoàng Mai,Đống Đa,Cầu Giấy

- Vị trí lấy mẫu, phân tích đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáyđoạn qua địa bàn Hà Nội: Cống Liên Mạc, Phúc La, Cự Đà, Cầu Chiêc, Cầu MaiLĩnh, Ba Thá, Nghĩa Đô, Cầu Mới, Tựu Liệt, Định Công, Cầu Sét

- Điều tra, thu thập số liệu về quá trình phát triển của dân cư quanh khu vực

mà hai con sông này chảy qua

Trang 39

- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014.

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

 Tổng quan về sông Nhuệ - Đáy

 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Địa hình, địa chất khoáng sản

- Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Đất đai

 Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân số

- Đô thị hóa

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội

2.2.2 Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà

N ội giai đoạn 2000 - 2013

- Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2005

- Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2006 - 2010

- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy năm 2013 thông quacác chỉ tiêu chất lượng

- Nhận xét chung về chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy gia đoạn 2000 - 2013

2.2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy trong

kho ảng thời gian 2000 đến 2013

- Các yếu tố về xã hội:

+ Quy mô dân số;

+ Quá trình đô thị hóa;

+ Ý thức của người dân về vấn đề môi trường

- Các yếu tố về phát triển kinh tế:

+ Phát triển công nghiệp gồm: quy mô và số lượng các cơ sở công nghiệptrong lưu vực sông Nhuệ - Đáy nói chung và đoạn chảy qua Hà Nội nói riêngtrong khoảng thời gian 2000 –2013;

+ Phát triển tiểu thủ công và làng nghề;

Trang 40

+ Sản xuất nông nghiệp: kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, sử dụng hóa chất trongsản xuất nông nghiệp.

- Vấn đề đổ thải:

+ Chất thải, nước thải do hoạt động công nghiệp chưa qua xử lý;

+ Chất thải và nước thải từ vùng đô thị dân cư: nước thải sinh hoạt, bệnhviện, trường học

+ Chất thải và nước thải từ hoạt đông tiểu thủ công và làng nghề;

+ Chất thải và nước thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Yếu tố địa chất: Dòng chảy(ngăn dòng chảy phía hạ lưu); sự xói mòn, sạt lở

và rửa trôi; sự bồi tụ lòng sông

- Yếu tố tác động do biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đếnlưu lượng và chất lượng nước sông

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước

sông Nhu ệ - Đáy trên địa bàn Hà Nội.

2.3 Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (Số liệu thứ cấp)

Thu thập số liệu và kế thừa tài liệu nghiên cứu đã có từ:

- Các phòng ban, internet, văn bản quy phạm, báo cáo về điều kiện tự nhiên,tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Các số liệu, tài liệu quan trắc, giám sát, đề tài, dự án liên quan đến hiện trạngmôi trường của Tổng Cục môi trường, Chi cục môi trường Hà Nội;

- Các số liệu, tài liệu quan trắc, giám sát định kỳ hàng năm của Trung tâmQuan trắc môi trường Hà Nội; Trung tâm Quan trắc môi trường Bộ Tài nguyên vàMôi trường; Tổng cục môi trường;

- Tài liệu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu củacác Sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tài liệu, báo cáo, tham luận tại các kỳ hợp thường niên của Ủy ban Bảo vệmôi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Phương pháp này giúp cho việc so sánh, chọn lọc các số liệu liên quan đếnviệc đánh giá diễn biến chất lượng nước sông qua thời gian Các thông số đó là chỉ

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w