4. Ý nghĩa của đề tài
1.3.2. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sông Nhuệ-Đáy
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và đánh giá tác động tổng thể môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đề tài đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm chính cũng như các tác động của chúng đối với môi trường nước, đó là:
Bảng 1.1. Nguồn gây ô nhiễm chính tác động đến môi trường sông Nhuệ - Đáy Các nguồn ô nhiễm chính Tác động đến môi trường
Nước thải công nghiệp
-Cơ khí, nhiệt điện và luyện kim (đen + mầu)
- Hóa chất
- Công nghiệp giấy - Chế biến thực phầm - Khai thác chế biến
- Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục, chất rắn, màu, axit, kim loại nặng;
- Ô nhiễm do chất hữu cơ, phenol, lignin, gây đục, chất rắn, màu, kim loại nặng’
- Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục vi khuẩn, chất rắn lơ lửng, mùi, màu;
- Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục, chất rắn lơ lửng, mùi, màu, ô nhiễm môi trường, không khí.
Chất thải sinh hoạt và bệnh viện
- Nước thải - Chất thải rắn
Ô nhiễm chất hữu cơ, màu, mùi, phú dưỡng, vi khuẩn gây bệnh
Chất thải làng nghề và tiều thủ công nghiệp
Ô nhiễm chất hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm đặc biệt. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí
Nông nghiệp:
- Sử dụng phân bón - Thuốc trừ sâu, diệt cỏ - Khai hoang
Phú dưỡng, ô nhiễm chất bảo vệ thực vật. Chua hóa do axit
Có nhiều áp lực môi trường nảy sinh do hoạt động phát triển KT - XH gây nên. Hiện nay tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang chịu những áp lực sau:
- Nguồn thải lớn và đa dạng - Tạo ra nhiều lượng chất thải
Sau đây là một số nội dung cụ thể về các nguồn thải lớn gây ô nhiễm môi trường lưu vực trên toàn bộ các tỉnh thành mà sông Nhuệ - Đáy chảy qua.
Nguồn thải công nghiệp
Theo thống kê toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có 128.063 cơ sở công nghiệp (bảng 1.2) và có giá trị sản xuất công nghiệp là 20.893.900 triệu đồng.
Bảng 1.2. Các cơ sở công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy
STT Tỉnh, Thành phố Cơ sở 1 Hà Nội 70.904 2 Hà Nam 12.813 3 Nam Định 27.212 4 Ninh Bình 16.337 5 Hoà Bình 797 Tổng 128.063
(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]
Các hoạt động của các cơ sở công nghiệp trên đã tạo ra nhiều nguồn thải (rắn, lỏng, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Nhuệ - sông Đáy. Sau đây đề tài chỉ thống kê một số cơ sở chính có nguồn thải gây ô nhiễm môi trường sông Nhuệ - sông Đáy và được sắp xếp theo tỷ lệ như sau:
Ngành công nghiệp cơ khí: Có 70 nguồn thải chính đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, chiếm tới 27,24% so với tổng lượng các nguồn thải (bảng 1.3).
Có thể sắp xếp thứ tự nguồn thải trong ngành giữa các tỉnh thuộc lưu vực như bảng 1.3.
- Tại Hà Nội: Có 56 cơ sở, chiếm 81,43% tổng số nguồn thải của ngành. - Nam Định: Có 9 cơ sở, chiếm 12,86% tổng số nguồn thải của ngành. - Ninh Bình: Có 3 cơ sở, chiếm 4,28% tổng số nguồn thải của ngành.
- Hà Nam và Hòa Bình, mỗi tỉnh có 1 cơ sở, chiếm 1,43% đối với mỗi tỉnh so với tổng số nguồn thải của ngành.
Chất thải của ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và gây độ đục. Ngoài ra còn có chất thải rắn và khí gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 1.3. Tỷ lệ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường LVS Nhuệ - Đáy
STT Ngành sản xuất Số nguồn Tỷ lệ (%)
1 Ngành công nghiệp - cơ khí 70 27,24
2 Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 33 12,84
3 Ngành công nghiệp dệt nhuộm 29 11,28
4 Công nghiệp hoá chất và giấy 18 7
5 Nguồn vật liệu xây dựng 28 10,89
5 Nguồn thuộc các ngành sản xuất khác 40 15,56
6 Nguồn thải bệnh viện 39 15,17
Tổng số 257 100
(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]
Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm: Có 33 nguồn thải chính đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chiếm 12,84% so với tổng lượng các nguồn thải chính (bảng 1.3). Các nguồn thải ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm giữa các tỉnh thuộc lưu vực sắp xếp như sau:
- Tại Hà Nội: Nguồn thải công nghiệp chế biến thực phẩm nhiều nhất có 10 cơ sở, chiếm 57,58% tổng số nguồn thải của ngành.
- Tại Hà Nam: Có 5 nguồn, chiếm 15,15% tổng số nguồn thải của ngành - Tại Ninh Bình: Có 4 nguồn, chiếm 12,12% tổng số nguồn thải của ngành - Tại Hoà Bình và Nam Định, với số cơ sở tương ứng là 3 và 2, chiếm 9,09% và 6,06% so với tổng số nguồn thải của ngành.
Ngành công nghiệp dệt nhuộm:
Có 29 nguồn thải chính đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, chiếm 11,28% so với tổng lượng các nguồn thải chính (bảng 1.3). Đặc điểm nước thải sản xuất dệt nhuộm là thải ra nhiều nước thải và có tính chất nguy hại, trong nước thải có chứa nhiều loại hoá chất như: sút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu,... gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khoẻ con người.
Ngành công nghiệp giấy và hoá chất:
Hàng năm ngành này thải ra hàng chục triệu m3 nước thải có chứa chất tẩy rửa (detergents) và nhiều vi khuẩn gây bệnh làm cá và các thuỷ sinh vật khác bị
chết. Nước sông còn bị ô nhiễm thêm bởi phải nhận nước thải của các nhà máy và các cơ sở vật liệu xây dựng, đồ sứ, thực phẩm, gạch men, gỗ diêm… làm biến đổi màu nước, tăng chất hữu cơ. Có tới hàng trăm chất tẩy thuộc 3 nhóm chính: nhóm anion hữu cơ tích điện âm, nhóm cation natri tích điện dương và nhóm không tích điện trong nước, poliphophat natri góp phần làm nở hoa trong các thuỷ vực.
Nước thải giấy có màu đen rất đặc trưng và chứa một lượng thải chất hữu cơ rất lớn và là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động và nếu nước thải chưa qua quá trình xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường rất mạnh do màu, mùi và các sản phẩm độc hại có sẵn hoặc được hình thành trong quá trình phân huỷ. Trong nước thải của công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đáng chú ý nhất là lignin, hemicenluloze, nhựa và các axit béo.
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và khai thác đá:Có 28 nguồn thải chính đổ ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chiếm 10,89% so với tổng lượng các nguồn thải chính (bảng 1.3). Nước thải của ngành này có nhiều chất rắn lơ lửng, màu.
Nguồn thải làng nghề
Những năm gần đây cùng với công cuộc đổi mới và phát triển của cả nước, các làng nghề ở lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy không ngừng phát triển.
Trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 300 làng nghề với các qui mô khác nhau và hàng chục ngàn cơ sở sản xuất hộ cá thể. Các làng nghề này một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải các chất độc hại vào vào hệ thống sông trong lưu vực làm suy thoái và ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều chưa được qui hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoàn chỉnh. Nguồn thải làng nghề chủ yếu do nước thải và chất thải rắn từ làng nhuộm, dệt vải, nghề mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm… chảy tự do ra kênh mương rồi đổ xuống sông làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa tại các làng nghề lại chính là nơi có mật độ dân cư cao, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân. Nguồn thải của làng nghề có lưu lượng lớn, nồng độ nhiễm bẩn chất hữu cơ khó phân huỷ và đặc biệt là độ pH và các hoá chất độc hại không được xử lý đã góp phần làm cho nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hầu như tất cả các nguồn thải trên tập trung đổ vào các sông Nhuệ - sông Đáy, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Các nguồn thải do làng nghề thuộc các tỉnh được sắp xếp như sau:
- Tại Nam Định: chiếm 22 % tổng số nguồn thải làng nghề - Hà Nam: chiếm 14 % tổng số nguồn thải làng nghề - Tại Hà Nội: chiếm 52 % tổng số nguồn thải làng nghề - Tại Ninh Bình: chiếm 8 % tổng số nguồn thải làng nghề - Tại Hoà Bình: chiếm 4% tổng số nguồn thải làng nghề
Nguồn thải bệnh viện
Chất thải y sinh là loại chất thải đặc biệt được sản sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh, nó thuộc loại đặc biệt nguy hiểm cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận nước thải của môi trường.
Trong lưu vực có hàng trăm bệnh viện và hàng trăm trung tâm y tế lớn, với trên 10.000 số giường bệnh. Ở vùng ngoại thành mỗi huyện, thị trấn đều có một bệnh viện, không kể các trung tâm nhỏ, phòng khám và trạm xá tại các phường, xã. Theo thống kê nguồn thải của 39 bệnh viện lớn nhất nằm trong lưu vực chiếm tới 15,17% so với tổng lượng các nguồn thải . Hiện nay trong tất cả các bệnh viện trên chỉ một số bệnh viện có hệ thống thiêu huỷ chất thải rắn đạt tiêu chuẩn quốc gia, một số bệnh viện còn lại chất thải rắn và rác mới chỉ dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên. Các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng nếu như công tác quản lý không được thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải, nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B, HIV… khi rác thải không được xử lý để tự do chảy theo nước mưa, theo cống rãnh vào mương tiếp nhận và cuối cùng được xả ra sông.
Nguồn thải do bệnh viện theo từng tỉnh trong lưu vực như sau: - Tại Hà Nội: Có 40 cơ sở lớn, chiếm 87,18% chiếm tổng số.
- Tại Ninh Bình có 3 cơ sở, chiếm 2,56% tổng số nguồn thải của bệnh viện. - Tại các tỉnh Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định mỗi tỉnh có 1 đễn 3 cơ sở, chiếm 2,56% tổng số nguồn thải của bệnh viện tại mỗi tỉnh.
Một trong những vấn đề bức xúc về nguồn thải gây ô nhiễm cho môi trường là vấn đề chất thải sinh hoạt. Vấn đề cần quan tâm ở đây là không chỉ còn bó hẹp trong nguồn thải của dân cư đô thị mà còn chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi nguồn thải của nhiều người từ các tỉnh khác đến làm ăn, đặc biệt là những người lao động ra làm ăn theo thời vụ không có chỗ ở sinh hoạt. Vấn đề cơ sở hạ tầng của thành phố, trong đó có các công trình liên quan tới vệ sinh môi trường đô thị không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển nhanh về dân số trong thành phố dẫn tới hậu quả gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
Chất thải sinh hoạt là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, keo, hoà tan. Thành phần và độ nhiễm bẩn phục thuộc nhiều vào loại chất thải. Chất thải sinh hoạt được tạo ra ở các khu dân cư công cộng do hoạt động sinh lý của con người, gia súc và tồn tại dưới dạng chất thải rắn và nước thải… Nước thải từ khu chăn nuôi thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong khi đó nước thải từ khu dân cư lại chứa nhiều chất tẩy rửa. Chất thải rắn và nước thải từ các khu đông dân cư, các trung tâm công nghiệp và các thành phố hoặc các khu chăn nuôi gia súc gây ô nhiễm môi trường không những bởi các chất hữu cơ mà còn mang theo rất nhiều các vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Tại các tỉnh của lưu vực, công nghiệp hoá, đô thị hoá, tăng dân số và mức sống của người dân được cải thiện là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn.
Hiện nay trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 10 triệu dân, trong đó có khoảng 3,5 triệu dân sống trên các triền sông và gần 2,5 triệu dân sống trong thành thị. Giai đoạn năm 1990 - 2003 các tỉnh trong vùng nghiên cứu tăng khoảng 1,7%, do đó lượng nuớc thải và rác thải ra ngày càng nhiều và đa dạng. Nếu như tính bình quân mỗi người ở đô thị thải ra môi trường 150 lít nước thải/ngày và ở vùng ngoại thành là 100 lít/ngày.người thì chỉ tính riêng ở Hà Nội cũng thải ra 302.400 m3/ngày. Năm 2000 - 2010 bình quân mỗi người một ngày xả ra từ 0,4 - 0,6 kg rác thải, các vùng thị xã, thị trấn trong lưu vực xả trung bình từ 0,3 - 0,5 kg/người.ngày. Dự báo đến năm 2015, trong vùng có mức xả trung bình từ 0,6 – 1,0 kg/người.ngày. Mặc dù hiện nay các phương tiện thu gom rác thải cũng như số lao động hoạt động trong lĩnh vực này đã tăng lên nhưng tỷ lệ thu gom rác thải ở các khu đô thị không nơi nào vượt đến 80%.