4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ-Đáy giai đoạn 2006 2010
Để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước sông thay đổi như thế nào trong giai đoạn 2006 đến 2010 chúng ta cùng đánh giá các chỉ tiêu giống nhau trên cùng
các điểm quan trắc lấy mẫu theo các mốc thời gian khác nhau và đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn nước mặt cho phép theo TCVN 5945-1995 cột A và cột B đối với năn 2006 và QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 loại B1 đối với năm 2010.
Bảng 3.1. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt theo TCVN 5942-1995 và QCVN 08:2008/BTNMT TT Thông số Đơn vị TCVN 5942-1995 QCVN 08:2008 Cột A Cột B Cột A2 Cột B1 1 pH 6-8,5 5,5-9 6-8,5 5,5 – 9,0 2 Nhiệt độ 0C 3 Tổng chất rắn (TSS) Mg/l 20 50 30 50
4 Ô xy hòa tan (DO) Mg/l 6 2 5 4
5 COD Mg/l 10 35 15 30 6 BOD5 Mg/l 4 25 6 15 7 Amoni (NH4+) (tính theo N) Mg/l 0,05 1 0,2 0,5 8 Nitrit (NO2-) (tính theo N) Mg/l 0,01 0,02 0,02 0,04 9 Nitrat (NO3-) (tính theo N) Mg/l 10 15 5 10 10 PO43-(tính theo P) Mg/l - - 0,2 0,3 11 Clorua (Cl-) Mg/l - - 400 600 12 Sắt (Fe) Mg/l 1 2 1 1,5 13 Dầu, mỡ Mg/l không 0,3 0,02 0,1 14 Coliform MPN/ 100ml 5000 10000 5000 7500
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường)
Theo báo cáo kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường thuộc tổng cục môi trường thì chất lượng nước trên sông Nhuệ - Đáy diễn biến không ổn định theo các đợt quan trắc khác nhau trong năm 2006 và 2010.
Trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội xét ngẫu nhiên một số điểm quan trắc và so với các sông nội thành có cửa sông chảy về lưu vực sông Nhuệ - Đáy theo bảng sau.
Bảng 3.2. Các điểm quan trắc năm 2006, 2010 trên sông Nhuệ, Đáy và các sông nội thành Hà Nội
TT Điểm quan trắc Trên sông Địa chỉ
1 Cống Liên Mạc Sông Nhuệ Từ Liêm
2 Phúc La Nhuệ Hà Đông
3 Cự Đà Nhuệ Thanh Trì
4 Cầu Chiếc Nhuệ Thường Tín
5 Cầu Mai Lĩnh Đáy Thanh Oai
6 Cầu Ba Thá Đáy Ứng Hòa
7 Nghĩa Đô Sông Tô Lịch Cấu Giấy
8 Cầu Mới Tô Lịch Thanh Xuân
9 Phương Liệt Sông Lừ Đống Đa
10 Cầu Sét Sông Sét Hoàng Mai
11 Tựu Liệt Sông Lừ Thanh Trì
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường)
Dựa vào phụ lục 2 và phụ lục 3 xét giá trị trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước trên các điểm quan trắc tương ứng với các sông có thể đưa ra nhận xét như sau:
3.2.2.1Chỉtiêu nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 2006 trên các điểm quan trắc dao động từ 25,30C đến 27,30C, trong đó điểm trung bình thấp nhất là tại Cống Liên Mạc (sông Nhuệ: có nhiệt độ thấp nhất là 20,90C và nhiệt độ cao nhất là 28,50C) và nhiệt độ trung bình cao nhất là tại Cầu Mới (sông Tô Lịch: có nhiệt độ thấp nhất là 21,20C và nhiệt độ cao nhất là 30,80C).
Nhiệt độ trung bình năm 2010 so với 2006 có tăng lên khoảng 1 độ. Cụ thể nhiệt độ trung bình tại các điểm quan trắc năm 2010 dao động từ 26,20C đến 27,90C. Cống Liên Mạc trên sông Nhuệ vẫn là nơi có nhiệt độ trung bình thấp nhất (nhiệt độ tại cống Liên Mạc dao động từ 21 đến 28,80C), còn tại Ba Thá trên sông Đáy là nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất (tại Ba Thá nhiệt đọ trong năm dao động từ 22,30C đến 31,80C) [8]. Như vậy có thể thấy nhiệt độ chênh lệch khá nhiều giữa các đợt quan trắc với nhau cụ thể là chênh lệch 9,50C, đồng thời nhiệt độ cũng tăng lên trong những năm gần đây.
3.2.2.2 Chỉtiêu pH
Theo phụ lục 2, phụ lục 3 ta thấy rằng chỉ số pH trên các sông ở cả năm 2006 và 2010 đều nằm trong giới hạn cho phép của cột A, cột B TCVN 5942-1995 và QCVN 08:2008 cột A2 và cột B1.
Cụ thể năm 2006 chỉ số pH trung bình của các đợt quan trắc trên các sông dao động từ 7,0 (ở cầu Mai Lĩnh) đến 7,8 (ở Tựu Liệt), còn năm 2010 chỉ số pH trung bình trên các sông dao động từ 6,7 (Cầu Mai Lĩnh trên sông Đáy) đến 7,8 (Cự Đà trên Sông Nhuệ và Nghĩa Đô trên Sông Tô Lịch) [8].
Như vậy có thể thấy giá trị pH thay đổi không đáng kể từ năm 2006 đến năm 2010 ở tất cả các điểm quan trắc trên các sông.
3.2.2.3. Chỉtiêu DO
Nhìn vào hình 3.6 ta thấy năm 2006 giá trị DO trung bình tại các điểm quan trắc dao động từ 1,1mg/l (trên sông Tô Lịch tại Cầu Mới) đến 8,1mg/l (trên sông Nhuệ tại cống Liên Mạc). Nếu so với TCVN 5942-1995 tại năm 2006 ở giới hạn dưới là cột B (2mg/l) thì có tới 5 điểm quan trắc không đạt tiêu chuẩn về chỉ số DO đó là Cầu Mới (sông Tô Lịch) 1,1mg/l, Cầu Phương Liệt trên sông Lừ DO = 1,2mg/l, Cầu Sét trên sông Sét DO = 1,4mg/l, Nghĩa Đô trên sông Tô Lịch DO = 1,5mg/l và Cầu Chiếc trên sông Nhuệ DO = 1,8mg/l, còn so với giới hạn trên cột A (DO = 6mg/l) TCVN 5942-1995 thì chỉ duy nhất tại Cống Liên Mạc đạt giá trị cho phép là DO = 8,1mg/l.
Năm 2010 giá trị DO trung bình có tăng hơn và đồng đều hơn so với năm 2006 nhưng khi so với QCVN 08:2008/BTNMT thì không có điểm quan trắc nào đạt giới hạn cột A2 (DO = 5mg/l), có 3 điểm quan trắc đạt giá trị giới hạn cột B1 (DO = 4mg/l) đó là tại Cống Liên Mạc trên sông Nhuệ DO = 4,9mg/l; tại Cầu Mai Lĩnh trên sông Đáy DO = 4,3mg/l và Ba Thá trên sông Đáy DO = 4,2mg/l. Còn lại 8/11 điểm quan trắc năm 2010 đều có giá trị DO nằm dưới mức yêu cầu.
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường)[8]
Hình 3.6. Biểu đồ giá trị trung bình DO trên các sông năm 2006, 2010
DO là chỉ số ôxi hòa tan thể hiện mức độ sạch của nước, nhưng hầu như tất cả các điểm quan trắc đều không có chỉ số DO đạt mức độ yêu cầu như vậy có thể thấy nồng độ chất bẩn trong nước ngày càng tăng nên mới hấp thụ ôxi càng nhiều.
3.2.2.4. Chỉtiêu TSS
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trung bình trên các sông có sự chênh lệch rõ rệt giữa các điểm quan trắc khác nhau.
Năm 2006 chỉ số TSS trung bình dao động từ 6,0mg/l (tại cầu Mai Lĩnh sông Đáy) đến 253,7mg/l (tại Cống Liên Mạc trên sông Nhuệ). So với TCVN 5942-1995 thì có 4/11 điểm quan trắc đạt giá trị cho phép so với cột A (TSS=20mg/l) còn có 4/11 điểm quan trắc có giá trị vượt giới hạn so với cột B (TSS = 50mg/l).
Năm 2010 chỉ số TSS đã giảm xuống thấp hơn và đồng đều hơn với mức dao động từ 20,7mg/l đến 74,3mg/l. Cụ thể năm 2010 có 8/11 điểm quan trắc có chỉ số TSS thấp hơn 30mg/l (so với cột A2) và chỉ duy nhất có 1 điểm có chỉ số TSS =74,3mg/l lớn hơn so với cột B1. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nhuệ Nhuệ Nhuệ Nhuệ Đáy Đáy Tô Lịch
Tô Lịch
Lừ Sét Lừ
Cống Liên MạcPhúc LaCự ĐàCầu ChiếcCầu Mai LĩnhBa TháNghĩa ĐôCầu MớiPhương LiệtCầu SétTựu Liệt
mg/l DO - 2006 DO - 2010 TCVN cột A TCVN Cột B QCVN Cột A2 QCVN cột B1
3.2.2.5. Chỉtiêu BOD5
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường)[8]
Hình 3.7. Biểu đồ giá trị trung bình BOD5trên các sông năm 2006, 2010
Theo hình 3.7, năm 2006 giá trị BOD5 trung bình dao động từ 4,9mg/l (Cống Liên Mạc) đến 95,8mg/l (tại Tựu Liệt). So với TCVN 5942-1995 thì không có điểm quan trắc nào đạt giới hạn cột A (4mg/l), có 6/11 điểm quan trác có giá trị BOD5đạt giới hạn cột B (25mg/l), còn lại đều vượt mức cho phép.
Năm 2010, giá trị BOD5 trung bình dao động từ 3,3mg/l (tại Cống Liên Mạc) đến 68,2mg/l (tại Tựu Liệt). So với QCVN 08:2008 cột A2 thì có 3//11 điểm có chỉ số BOD5đạt yêu cầu và có 7/11 điểm đạt yêu cầu so với cột B1.
Như vậy, chỉ số BOD5 giảm dần và Cống Liên Mạc luôn có giá trị BOD5 thấp nhất, còn Cống Tựu Liệt luôn có chỉ số BOD5cao nhất.
3.2.2.6.Chỉtiêu COD
Tương tự như BOD5hàm lượng COD tại Cống Liên Mạc (Sông Nhuệ) là thấp nhất sau đó tăng dần theo hướng chảy của dòng sông đến Tựu Liệt giá trị COD lên mức cao nhất.
Năm 2006 giá trị COD trung bình dao động từ 16,6mg/l (Cống Liên Mạc) đến 178,5mg/l (ở Tựu Liệt). Năm 2006 không có điểm quan trắc nào có chỉ số COD đạt cột A TCVN 5942-1995, có 5/11 điểm quan trắc có chỉ số COD đạt cột B TCVN 5942-1995. 0 20 40 60 80 100 120
Nhuệ Nhuệ Nhuệ Nhuệ Đáy Đáy Tô Lịch
Tô Lịch
Lừ Sét Lừ
Cống Liên MạcPhúc LaCự ĐàCầu ChiếcCầu Mai LĩnhBa TháNghĩa ĐôCầu MớiPhương LiệtCầu SétTựu Liệt
mg/l BOD5 2006 BOD5 2010 TCVN cột A TCVN Cột B QCVN Cột A2 QCVN cột B1
Năm 2010 giá trị COD trung bình dao động từ 13,7mg/l (ở Cống Liên Mạc) đến 136,3mg/l (ở Tựu Liệt). So với QCVN 08:2008 thì năm 2010 có duy nhất một vị trí quan trắc có chỉ số COD đạt cột A2 còn lại tất cả đều vượt giới hạn cho phép so với cột B1.
3.2.2.7. Chỉtiêu N-NH4
Theo phụ lục 2, phụ lục 3 giá trị amoni (NH4+) ở tất cả các điểm quan trắc trong năm 2006 và 2010 đều không có điểm nào đạt giới hạn cho phép so với cột B TCVN 5942-1995 và cột B1 QCVN 08:2008.
Như hình 3.8 ta thấy năm 2006 giá trị amoni trung bình thấp nhất là ở Cống Liên Mạc với NH4+ = 0,4mg/l, giá trị amoni trung bình cao nhất là ở Cầu Sét với NH4+=30,04mg/l.
Năm 2010 trị số amoni tại các điểm quan trắc trên các sông dao động từ 0,55mg/l (tại Ba Thá) đến 31,92mg/l (tại Cầu Sét).
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường)[8]
Hình 3.8. Biểu đồ giá trị trung bình NH4+trên các sông năm 2006, 2010
3.2.2.8.Chỉtiêu Fe
Vì là nước mặt nên chỉ số Fe trên các sông không lớn. Năm 2006 có 100% các điểm quan trắc có chỉ số Fe trung bình đạt cột A TCVN 5942-1995. Năm 2010 có 7/11 điểm quan trắc có chỉ số Fe trung bình đạt cột B1 QCVN 08:2008. Tuy nhiên có thể
0 5 10 15 20 25 30 35
Nhuệ Nhuệ Nhuệ Nhuệ Đáy Đáy Tô Lịch
Tô Lịch
Lừ Sét Lừ
Cống Liên MạcPhúc LaCự ĐàCầu ChiếcCầu Mai LĩnhBa TháNghĩa ĐôCầu MớiPhương LiệtCầu SétTựu Liệt
mg/l NH4 - 2006 NH4 - 2010 TCVN cột A TCVN Cột B QCVN Cột A2 QCVN cột B1
thấy rằng hàm lượng sắt có trong nước sông Nhuệ và sông Đáy cũng tăng dần theo thời gian.
3.2.2.9Chỉtiêu Coliform
Năm 2006 trị số trung bình Coliform thấp nhất là 55 MPN/100ml (tại Ba Thá trên sông Đáy) và cao nhất là 120.105 MPN/100ml (tại Cầu Sét), trên 11 điểm quan trắc năm 2006 thì có 5 điểm có trị số Coliform đạt giới hạn cho phép theo cột A và 2 điểm đạt cột B của TCVN 5942-1995.
Năm 2010 tất cả các điểm quan trắc trong các đợt chỉ số Coliform đều vượt ngưỡng rất cao so với QCVN cột A2 và B1 và không có điểm nào đạt yêu cầu. Chỉ số Coliform dao động từ 36.750 MPN/100ml đến 171.833 MPN/100ml.
Như vậy có thể thấy rằng nước sông ngày càng bị ô nhiễm nặng về vi khuẩn.