Tổng quan về sông Nhuệ Đáy

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 (Trang 43)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Tổng quan về sông Nhuệ Đáy

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có địa hình phức tạp, vùng núi cao và đồi chiếm diện tích khá lớn (60-70% diện tích vùng hữu ngạn lưu vực) nhưng cũng có nhiều vùng thấp trũng ở đồng bằng. Tổng lưu lượng nước hàng năm vào khoảng 28,8 tỷ m3. Trong đó sông Hồng cung cấp 85-90% tổng lượng nước cho lưu vực sông, sông Tích và sông Đáy đóng góp khoảng 1,35 tỷ m3(4,7%).

Sông Đáy có chiều dài 240 km, lưu vực 7.500 km2. Thượng nguồn sông Đáy bắt đầu từ Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Nội, cửa sông có cửa Đáy, Kim Sơn. Các chi lưu của sông Đáy gồm sông Hồng, sông Nhuệ, sông Bôi và sông Đào[28].

Sông Nhuệ có chiều dài 76 km, lưu vực 1.075 km2. Thượng nguồn sông Nhuệ từ cống Liên Mạc (Bắc từ Liêm, Hà Nội), Sông Nhuệ đổ vào sông Đáy tại Phủ Lý[28].

Dòng chảy của sông Nhuệ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ đóng mở các cống điều tiết: Liên Mạc (lấy nước sông Hồng), Thanh Liệt (lấy nước sông Tô Lịch) và các cống khác trên trục chính: Hà Đông, Đồng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ - Điệp Sơn.

Có 5 tỉnh có liên quan trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Dân số 5 tỉnh lên đến 10,77 triệu người, mật độ dân số trung bình vào khoảng 955 người/ km2, cao hơn gần 4 lần mật độ dân số trung bình toàn quốc. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2008, 5 tỉnh thuộc lưu vực sông có trên 45.500 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với giá trị sản xuất lên đến gần 210 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay sông Nhuệ - Đáy đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá quá nhanh, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến... sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong gần 400 làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ... làm

cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Trong tương lai chuỗi đô thị dọc bờ hữu sông tích phát triển lên cũng đòi hỏi thêm nhu cầu nước cho khu vực này không những để đáp ứng mục đích sử dụng cho các hộ dùng nước mà còn đòi hỏi nguồn nước để duy trì hệ sinh thái, pha loãng để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cho các khu vực này trước khi tập trung đổ vào sông đáy. Điều này đòi hỏi cần sớm kiểm kê các nguồn thải, đánh giá diễn biến môi trường để sớm có các giải pháp tổng thể và hữu hiệu nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Cho đến nay, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy mạng lưới trạm đo đạc, kiểm soát tài nguyên - môi trường còn thưa thớt, thiếu đồng bộ. Đặc biệt các trạm đo chất lượng môi trường bố trí chưa được hợp lý, trang thiết bị còn hạn chế, chưa đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Mặc dù, đã có một số cơ quan và một số công trình nghiên cứu về môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy, song các tài liệu còn rời rạc, thiếu đồng bộ, thiếu sự thống nhất cần thiết cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đánh giá đầy đủ về diễn biến môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy. Do đó, để có được cơ sở dữ liệu đủ tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trên lưu vực, cần thiết phải xây dựng một hệ thống trạm quan trắc hợp lý, hiện đại (bao gồm cả trạm cố định và trạm di động…) đồng thời nâng cao năng lực quan trắc cùng với việc sử dụng các mô hình tính toán cảnh báo, dự báo hiện đại, thích hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)