4. Ý nghĩa của đề tài
3.4.3. Giải pháp kinh tế, xã hội
- Thực hiện nghiêm khắc chế tài phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm. - Chấp hành việc thu phí môi trường thường xuyên đúng thời điểm. - Tăng cường nguồn vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo nguồn chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và ứng cứu sự cố môi trường kịp thời (không dưới 1% chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường).
- Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn vốn của Trung ương.
- Huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cho lĩnh vực xử lý môi trường, các nguồn vốn trong nhân dân theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho các dự án. Các dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định rõ các yếu tố có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường và các phương án xử lý ô nhiễm để làm cơ sở chấp thuận đầu tư. Dự án chỉ được
duyệt và chấp thuận đầu tư khi báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu vực dân cư gây ô nhiễm môi trường phải có biện pháp cải tiến công nghệ và xử lý ô nhiễm hoặc di dời đến các khu vực sản xuất tập trung hoặc các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ