Yếu tố tác động do biến đổi khíhậu

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 (Trang 95)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.5. Yếu tố tác động do biến đổi khíhậu

Theo các kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy các yếu tố của khíhậu tại Việt Nam những năm trước đây có những đặc điểm dưới đây.

Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 – 2007), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng lên khoảng 0.50C đến 0.700C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đểu cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,600C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,300C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,500C.

Dựa vào các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, dân số và mức độ quan tâm đến môi trường của khu vực ta có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước theo: sự phát thải trung bình và sự phát thải cao.

Theo sự phát thải trung bình:Dòng chảy năm trên toàn hệ thống sông Nhuệ - Đáy có xu hướng tăng. Tuy nhiên sự biến đổi dòng chảy trên các lưu vực sông có sự khác biệt khá nhỏ.

Theo sự phát thải cao: dòng chảy năm trên toàn hệ thống sông Nhuệ - Đáy ở kịch bản phát thải này có xu hướng tăng lên so với hiện trạng. Tuy nhiên sự biến đổi dòng chảy trên các lưu vực sông có sự khác biệt.

Tình hình xâm nhập mặn: Xâm nhập mặn không xảy ra trên lưu vực sông Nhuệ. Đối với sông Đáy tình trạng xâm nhập mặn xảy ra lớn nhất vào cuối thế kỷ 21 với độ mặn 1% xấp xỉ 29km không ảnh hưởng tới tài nguyên nước mặt vùng nghiên cứu.

Tình trạng ô nhiễm hữu cơ: Tại vị trí Đập Thanh Liệt đến Cầu Tó: hàm lượng BOD đạt giá trị cực đại, do nguồn thải từ Hà Nội vào sông Nhuệ qua Đập Thanh Liệt trong tương lai vẫn là rất lớn. Trong năm 2015 hàm lượng BOD biến đổi trong khoảng 151,2 - 158,5 mg/l, tăng so với hiện nay khoảng 38,2% và vượt tiêu chuẩn hạng B là 5,1 lần. Đến năm 2020 mức độ ô nhiễm tiếp tục tăng, và nếu không có biện pháp khắc phục thì đến năm 2020 hàm lượng BOD tăng lên cực đại 219,5 mg/l, trong khi đo sông Nhuệ chỉ còn nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn bộ lưu vực, không có đáp ứng bất kỳ nhu cầu dùng nước nào phục vụ đời sống. Đoạn từ Cầu Tó – Đồng Quan hàm lượng BOD có chiều hướng giảm dần từ 128mg/l xuống 108mg/l năm 2015 và 181 xuống 148mg/l năm 2020 có cải thiện nhưng vẫn vượt qua các tiểu chuẩn.

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)