4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ-Đáy giai đoạn 2000 – 2005
Vào những năm trước năm 2000 chưa có một nghiên cứu cụ thể nào hay một dự án nào quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy. Tuy nhiên do chất lượng nước sông ngày càng có những biều hiện suy giảm như: mầu nước không còn trong, có những đoạn sông có mầu xám đen, phát sinh mùi...trước những tình trạng đó các nhà khoa học, nhà môi trường đã có một số dự án nghiên cứu về chất lượng nước của con sông này. Trong những dự án nghiên cứu về sông Nhuệ - Đáy điển hình phải kể đến Đề án tổng thể bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy của PGS. TSKH Nguyễn Văn Cư thuộc viện Địa lý – Viện khoa học Công nghệ nay là viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam.
Căn cứ vào các bản đồ hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy của từng tháng thấy rằng: một số yếu tố có nồng độ tương đối nhỏ, ít dao động theo thời gian và đều nằm trong TCCP, đó là các yếu tố pH, độ dẫn điện, NO3-. NO3 - N, PO43-, PO43-- P, SO42-, Cl-, Cr, Cu, Pb, Cd, Zn, Hg, As. Vì vậy sau đây chỉ xem xét các yếu tố có nồng độ lớn vượt quá TCCP A và TCCP B gây ô nhiễm môi trường nước tại các trạm đo trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng nước tại các điểm quan trắc thể hiện ở các hình dưới đây.
(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả quan trắc DO trên sông Nhuệ - Đáy năm 2005
(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả quan trắc BOD5trên các sông năm 2005
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Nhuệ Nhuệ Nhuệ Đáy Cống Liên Mạc Phúc La Cự Đà Ba Thá mg/l DO (mg/l) TCVN Cột A TCVN Cột B 0 5 10 15 20 25 30 35
Nhuệ Nhuệ Nhuệ Nhuệ Đáy Đáy Tô Lịch
Tô Lịch
Lừ Sét Lừ
Cống Liên MạcPhúc LaCự ĐàCầu ChiếcCầu Mai LĩnhBa TháNghĩa ĐôCầu MớiPhương LiệtCầu SétTựu Liệt
mg/l
BOD5 (mg/l) TCVN cột A TCVN Cột B
(Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 2005)[10]
Hình 3.5. Kết quả quan trắc TSS trên các sông năm 2005
Nhìn vào hình 3.3, 3.4 và 3.5 ta có thể nhận xét như sau:
Trạm cầu sắt Nghĩa Đô- sông Tô Lịch
Nước sông có giá trị BOD biến động mạnh, hầu hết có giá trị xấp xỉ gần mức V, có một số tháng quan trắc vượt mức V. Độ cặn lơ lửng phần lớn vẫn đạt TCCP, cũng có vài tháng vượt và xấp xỉ mức V. Nồng độ coliform ở đây khá cao, phần lớn vượt mức V. Nồng độ dầu đo tại một số tháng quan trắc đều đạt TCCP.
Trạm cầu Phương Liệt, trạm Tựu Liệt- sông Lừ
Nước sông có hàm lượng BOD rất cao, hầu hết các tháng quan trắc đều có giá trị gần mức V. Độ cặn lơ lửng biến động mạnh qua các tháng, nhiều tháng cũng có giá trị gần mức V. Nồng độ coliform ở đây rất cao, hầu hết đều vượt mức V, có tháng quan trắc (XI/03, X/04) còn vượt mức V 16 lần. Nồng độ dầu đo tại một số tháng quan trắc đều đạt TCCP.
Vì vậy nước sông Lừ tại trạm cầu Phương Liệt và Tựu Liệt đã ô nhiễm nặng coliform, chất hữu cơ và cặn lơ lửng.
Trạm cống Liên Mạc- sông Nhuệ
Vì vị trí lấy mẫu nằm ở đầu nguồn sông Nhuệ nhận nước từ sông Hồng nên nước sông ở đây hầu như chưa ô nhiễm. Hàm lượng ôxy hoà tan DO tương đối cao,
0 10 20 30 40 50 60
Nhuệ Nhuệ Nhuệ Đáy Tô Lịch
Tô Lịch
Lừ Sét Lừ
Cống Liên MạcPhúc LaCự Đà Ba TháNghĩa ĐôCầu MớiPhương LiệtCầu SétTựu Liệt
mg/l
TSS (mg/l) TCVN Cột A TCVN Cột B
phần lớn đều đạt TCCP A. Các giá trị BOD, COD vượt TCCP A nhưng vẫn đạt TCCP B. Nồng độ NO2-hầu hết các mẫu đều đạt TCCP A. Nồng độ NH4+cao, đều vượt TCCP A, đặc biệt vào tháng I/05 nồng độ NH4+còn vượt cả TCCP B. Nồng độ sắt tổng của các mẫu thấp, ít biến động, tất cả các mẫu đều đạt TCCP A. Hàm lượng lơ lửng nhìn chung thấp, hầu hết đều vượt TCCP A nhưng vẫn đạt TCCP B. Nồng độ coliform ở đây rất thấp và ít biến động, tất cả các mẫu đạt TCCP A.
Trạm Phúc La- sông Nhuệ
Điểm đo Phúc La sau khi sông Nhuệ chảy qua thị xã Hà Đông nên chịu ảnh hưởng của nước thải thị xã Hà Đông
Qua các biểu đồ đó nhận thấy rằng: Nước sông có hàm lượng ôxy hoà tan tương đối thấp và ít biến đổi trong thời gian nghiên cứu, phần lớn các giá trị đo được đều đạt TCCP B nhưng không đạt TCCP A. Các giá trị BOD5 và COD cũng biến đổi không nhiều qua các tháng, đều có giá trị không đạt TCCP A nhưng dưới mức TCCP B. Nồng độ NO2-biến động nhiều trong thời gian nghiên cứu, phần lớn các mẫu đo được đều không đạt TCCP B, có một số tháng quan trắc vượt TCCP B rất nhiều lần (từ 10 - 30 lần). Nồng độ NH4+cũng biến đổi rất mạnh, phần lớn đều không đạt TCCP B, những lần quan trắc gần đây nhất nồng độ NH4+ rất cao, cao gấp hơn 200 lần TCCP A và gấp 10 lần TCCP B . Nồng độ sắt tổng phần lớn đạt TCCP A, nhưng cũng có một số tháng có giá trị vượt TCCP B. Hàm lượng lơ lửng biến đổi không nhiều, có nhiều tháng đạt TCCP A, nhưng cũng có tháng vượt TCCP B (IV/03), Nồng độ coliform ở đây nhìn chung thấp, phần lớn các mẫu đạt TCCP A, nhưng cũng có tháng không đạt TCCP B. Đo hàm lượng dầu trong nước 6 lần thấy đều có dầu (không đạt TCCP A), 4 mẫu đạt TCCP B, 2 mẫu không đạt TCCP B.
Trạm Cầu Cự Đà - sông Nhuệ
Qua các biểu đồ đó nhận thấy rằng: Nước sông ở đây có hàm lượng ôxy hoà tan tương đối thấp và ít biến đổi trong thời gian nghiên cứu, các giá trị đo được đều không đạt TCCP A, một số lần không đạt cả TCCP B. Các giá trị BOD và COD cũng biến đổi không nhiều qua các tháng, phần lớn có giá trị đạt TCCP B nhưng tất cả các mẫu đều không đạt TCCP A. Nồng độ NO2-biến động rất lớn trong thời gian nghiên cứu, hầu như các mẫu đo được đều không đạt TCCP B, có một số tháng quan trắc vượt TCCP B rất nhiều lần (từ 30 - 50 lần). Nồng độ NH4+ cũng biến đổi rất mạnh, tất cả các mẫu đều không đạt TCCP A và phần lớn cũng không đạt TCCP B,
những lần quan trắc gần đây nhất nồng độ NH4+rất cao, cao gấp hơn 240 lần TCCP A và gấp 13 lần TCCP B . Nồng độ sắt tổng cũng biến động rất mạnh, có nhiều tháng nồng độ rất thấp đạt TCCP A, nhưng cũng có một số tháng có giá trị không đạt cả TCCP B. Hàm lượng lơ lửng biến đổi không nhiều, có nhiều tháng đạt TCCP A, nhưng cũng có những tháng không đạt cả TCCP B. Nồng độ coliform ở đây nhìn chung thấp, phần lớn các mẫu đạt TCCP A, nhưng cũng có tháng không đạt TCCP B. Hàm lượng dầu trong nước biến động mạnh, tất cả các mẫu nước đều có dầu (không đạt TCCP A), một số mẫu đạt TCCP B, một số không đạt TCCP B trong đó vài mẫu có hàm lượng khá cao (1,8 mg/l) vượt TCCP B 6 lần.
Như vậy, nước sông Nhuệ tại trạm cầu Cự Đà đã bị ô nhiễm nặng bởi chất hữu cơ và bị ô nhiễm dầu sau khi tiếp nhận nước thải của thành phố Hà Nội, hàm lượng các chất gây ô nhiễm ở điểm đo này đều lớn hơn ở điểm đo Phúc La.
Trạm Ba Thá-sông Đáy
Nước sông tại trạm Ba Thá có hàm lượng ôxy hoà tan tương đối thấp và biến đổi không nhiều trong thời gian nghiên cứu, vài mẫu đạt TCCP A còn hầu hết các giá trị đo được đạt TCCP B. Các giá trị BOD5 và COD cũng biến đổi không nhiều qua các tháng, đều có giá trị không đạt TCCP A nhưng đạt TCCP B. Nồng độ NO2- biến động mạnh, tất cả các mẫu đo được đều vượt TCCP A, một số mẫu đạt TCCP B và cũng có nhiều mẫu quan trắc vượt TCCP B rất nhiều lần. Nồng độ NH4+ cũng biến đổi khá lớn, tất cả các mẫu đều không đạt TCCP A, phần lớn đạt TCCP B nhưng trong lần quan trắc gần đây nhất (I/05) nồng độ NH4+ rấtcao (4,76 mg/l), cao gấp 95 lần TCCP A và gấp 5 lần TCCP B. Nồng độ sắt tổng phần lớn các mẫu đạt TCCP A, một số mẫu đạt TCCP B và cũng có vài mẫu không đạt TCCP B. Độ cặn lơ lửng không lớn lắm, phần lớn đạt TCCP A, một số mẫu đạt TCCP B. Nồng độ coliform ở đây nhìn chung thấp, phần lớn đạt TCCP A, còn lại vượt TCCP B. Đo hàm lượng dầu 2 mẫu thấy đều có dầu (không đạt TCCP A), một mẫu đạt TCCP B, một mẫu không đạt TCCPB.
Như vậy nước sông Đáy tại trạm Ba Thá đã bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và đã bị ô nhiễm dầu.