Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 (Trang 40)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập sliu, tài liu (Sliu thcp)

Thu thập số liệu và kế thừa tài liệu nghiên cứu đã có từ:

- Các phòng ban, internet, văn bản quy phạm, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội.

- Các số liệu, tài liệu quan trắc, giám sát, đề tài, dự án liên quan đến hiện trạng môi trường của Tổng Cục môi trường, Chi cục môi trường Hà Nội;

- Các số liệu, tài liệu quan trắc, giám sát định kỳ hàng năm của Trung tâm Quan trắc môi trường Hà Nội; Trung tâm Quan trắc môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục môi trường;

- Tài liệu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của các Sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tài liệu, báo cáo, tham luận tại các kỳ hợp thường niên của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Phương pháp này giúp cho việc so sánh, chọn lọc các số liệu liên quan đến việc đánh giá diễn biến chất lượng nước sông qua thời gian. Các thông số đó là chỉ

tiêu chất lượng nước như: pH, Nhiệt độ, DO, COD, BOD, kim loại nặng, chỉ số vi sinh vật.

Phương pháp thu thập thông tin (sliệu sơ cấp)

Tiếp xúc, phỏng vấn

Thu thập số liệu thông qua tiếp xúc và phát phiếu điều tra và làm việc trực tiếp các cơ quan liên quan và nhân dân trong khu vực sông Nhuệ - Đáy.

+ Đối với hộ gia đình cá nhân: Tiếp xúc phỏng vấn, phát phiếu điều tra ngẫu nhiên người dân địa phương sống quanh khu vực lấy mẫu trong địa bàn nghiên cứu. Dự kiến phát 100 phiếu điều tra.

+ Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Gặp gỡ trực tiếp người đại diện của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiều thủ công nghiệp ở các địa bàn lấy mẫu quan trắc. Phát phiếu điều tra, thu thập các thông tin liên quan. Dự kiến điều tra ngẫu nhiên khoảng 50 cơ sở sản xuất tại các KCN, CCN và các cơ sở sản xuất ở Từ Liêm, Thanh Trì (gần cầu Tó, Cầu Chiếc, cầu Sét…)

Lập phiếu điều tra

+ Phiếu điều tra về môi trường và kinh tế xã hội của người dân thể hiện các thông tin: Số thành viên trong hộ gia đình, kinh tế gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, cảm nhận về chất lượng môi trường nước sông nơi sinh sống.

(Mẫu phiếu điều tra–mẫu số1 có 100 phiếu)

+ Phiếu điều tra về môi trường với các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề thể hiện: thời gian phát triển; ngành nghề; quy mô sản xuất; trách nhiệm về môi trường(Mẫu phiếu điều tra–mẫu số2 có 50 phiếu)

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)