1.Nêu tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu Ngành hàng không Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, là nhịp cầu nối liền Việt Nam và thế giới, là một trong những nhân tố đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các nước trên thế giới nói chung và trong khu vực Châu Á nói riêng. Trong những năm vừa qua ngành hàng không đã có những bước tiến vượt bậc, thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association viết tắt IATA), ngành hàng không đóng góp 6 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam và tạo ra hơn 230.000 việc làm cho người dân trong giai đoạn 2009-2014. Trong 5 năm qua, lượng khách đi lại bằng đường hàng không của Việt Nam đã tăng thêm 96%. Theo dự báo của IATA về ngành hàng không trong giai đoạn từ 2014 - 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Cùng sự tự do hóa vận tải hàng không trong ASEAN, nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng từ năm 2015. Theo đó, đến năm 2015, hàng không Việt Nam sẽ vận chuyển 34 -36 triệu lượt khách đi và từ 850.000 - 930.000 tấn hàng, trong đó lượt khách đi các đường bay nội địa sẽ tăng 15%, gấp 3 lần so với năm 2012. Đến năm 2019 sẽ vận chuyển 52-59 triệu lượt khách và 1,4 – 1,6 triệu tấn hàng. Trước nhu cầu thị trường đặt ra đòi hỏi Vietnam Airlines (VNA) cần có một hệ thống đại lý bán vé sâu rộng. Trong những năm qua, hệ thống đại lý bán vé của VNA đã không ngừng mở rộng thêm nhiều đại lý mới, đồng thời cũng nâng cao hơn về chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Tính đến thời điểm tháng 4/2015, VNA đã có hơn 400 đại lý phân phối bán vé máy bay trên toàn quốc. Các đại lý chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Đà Nẵng… Nhìn chung khắp các tỉnh thành trong cả nước đều có đại lý của VNA. Về mặt chất lượng, theo kết luận của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (năm 2014), hệ thống kênh bán, mạng bán (trực tiếp, gián tiếp) của VNA đa dạng, cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu bán vé tàu bay của VNA ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước lượng nhu cầu lớn về dịch vụ hàng không trong tương lai và sự cạnh tranh từ các hãng hàng không Vietjet Air, Jestar, … đòi hỏi Vietnam Airlines cần phát triển hệ thống mạng lưới đại lý của hãng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời với những yêu cầu khách quan đã nêu trên thì trong quá trình phát triển hệ thống đại lý của hãng cũng gặp nhiều bất cập như: tình trạng vi phạm trong đặt chỗ, bán vé; quy định về điều kiện lựa chọn đại lý, cấp bổ sung tài khoản truy cập hệ thống để đặt chỗ, bán vé (tài khoản EPR) có một số điểm không còn phù hợp, nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung. Do đó, việc lựa chọn đại lý, cấp bổ sung EPR để triển khai mạng bán còn hạn chế, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNA. Để đáp ứng được như cầu đặt ra của ngành hàng không như đã nói ở trên thì trong tương lai Tổng công ty hàng không Việt Nam nói chung và Chi nhánh miền Bắc của VNA nói riêng cần có chiến lược dài hạn để phát triển vững chắc hệ thống phân phối hơn và cụ thể là hệ thống đại lý bán vé máy bay. Sau một thời gian tìm hiểu, thực tập và nghiên cứu tại công ty em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Việt Nam Airline - Chi nhánh miền Bắc”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ BÁN VÉ MÁY BAY CỦA VIETNAM AIRLINES – CHI NHÁNH MIỀN BẮC Hà Nội, tháng 5/2015 1 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Tố Uyên Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hương Mã sinh viên : CQ531843 Chuyên ngành : QTKD Thương mại Lớp : QTKD Thương mại 53B Hệ : Chính quy LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập với đề tài: “Phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines - Chi nhánh miền Bắc” hoàn toàn là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Tố Uyên và sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines ) - Chi nhánh miền Bắc. Các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn, các bảng kết quả tính toán… trình bày trong bài viết này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Những tài liệu, bài viết mà em sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo. Em xin cam đoan bài viết này hoàn toàn không sao chép từ nội dung của các đề án, chuyên đề khác. Nếu vi phạm, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hương 2 LỜI CÁM ƠN Trải qua 4 năm học tập dưới mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của Nhà trường nói chung và các thầy cô giáo viện Thương mại và Kinh tế quốc tế nói riêng, để ngày hôm nay em đã có đầy đủ các kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của mình. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Chi nhánh miền Bắc (Vietnam Airlines), nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị cán bộ trong công ty, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Bằng tất cả tấm lòng, em xin được trân trọng gửi lời cám ơn đến: Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Chi nhánh miền Bắc và đặc biệt là các anh chị phòng Thương mại hành khách đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, cung cấp những tài liệu cần thiết, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Tuy có nhiều cố gắng nhưng thời gian thực tập có hạn nên nội dung phát triển của chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của cơ quan thực tập để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hương 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 VNA Vietnam Airlines Tổng công ty Hàng không Việt Nam 2 IATA International Air Transport Association Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế 3 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4 EPR Tài khoản truy cập hệ thống để đặt chỗ 5 CLMV Cambodia – Laos – Myanmar - Vietnam Hợp tác bốn nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 IPO Initial Public Offering Phát hành lần đầu cổ phiếu ra công chúng 8 JPA Jestar Pacific Airlines Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines 9 BCTC Báo cáo tài chính 10 VASCO Vietnam Air Services Company Công ty bay dịch vụ hàng không 11 SPA Sale Promotion Agent Tổng đại lý bán vé máy bay 12 BSP Board Support Package Hệ thống quản lý hóa đơn và thanh toán 13 VINAPCO Công ty cung cấp nhiên liệu 7 hàng không Jet A-1 tại Việt Nam 14 VN Việt Nam 15 PTB-1 Khu vực thành phố Hà Nội do Phòng phát triển bán quản lý 16 PTB-2 Khu vực địa bàn tỉnh do Phòng phát triển bán quản lý 17 HPH-1 Khu vực nội thành thành phố Hải Phòng, Hải Dương do Cảng Hải Phòng quản lý 18 HPH-2 Khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng, Hải Dương do Cảng Hải Phòng quản lý 19 HPH-3 Khu vực các tỉnh còn lại do Cảng Hải Phòng quản lý 20 VNTHD Khu vực các tỉnh do Cảng Thanh Hóa quản lý 21 VNDIN Khu vực các tỉnh do Cảng Điện Biên Phủ quản lý 22 VII-1 Khu vực thành phố Vinh do Cảng Vinh quản lý 23 VII-2 Khu vực các tỉnh còn lại do Cảng Vinh quản lý 24 HAN-2 Khu vực thành phố Hà Nội 2 25 VN Post Việt Nam Post Tổng công ty bưu điện Việt Nam 26 CNMB Chi nhánh miền Bắc 27 T/O Tour Operator Công ty du lịch 28 SCIC State capital investment corporation Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Nêu tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu Ngành hàng không Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, là nhịp cầu nối liền Việt Nam và thế giới, là một trong những nhân tố đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các nước trên thế giới nói chung và trong khu vực Châu Á nói riêng. Trong những năm vừa qua ngành hàng không đã có những bước tiến vượt bậc, thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association viết tắt IATA), ngành hàng không đóng góp 6 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam và tạo ra hơn 230.000 việc làm cho người dân trong giai đoạn 2009 - 2014. Trong 5 năm qua, lượng khách đi lại bằng đường hàng không của Việt Nam đã tăng thêm 96%. Theo dự báo của IATA về ngành hàng không trong giai đoạn từ 2014 - 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Cùng sự tự do hóa vận tải hàng không trong ASEAN, nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng từ năm 2015. Theo đó, đến năm 2015, hàng không Việt Nam sẽ vận chuyển 34 -36 triệu lượt khách đi và từ 850.000 - 930.000 tấn hàng, trong đó lượt khách đi các đường bay nội địa sẽ tăng 15%, gấp 3 lần so với năm 2012. Đến năm 2019 sẽ vận chuyển 52-59 triệu lượt khách và 1,4 – 1,6 triệu tấn hàng. Trước nhu cầu thị trường đặt ra đòi hỏi Vietnam Airlines (VNA) cần có một hệ thống đại lý bán vé sâu rộng. Trong những năm qua, hệ thống đại lý bán vé của VNA đã không ngừng mở rộng thêm nhiều đại lý mới, đồng thời cũng nâng cao hơn về chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Tính đến thời điểm tháng 4/2015, VNA đã có hơn 400 đại lý phân phối bán vé máy bay trên toàn quốc. Các đại lý chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Đà Nẵng… Nhìn chung khắp các tỉnh thành 9 trong cả nước đều có đại lý của VNA. Về mặt chất lượng, theo kết luận của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (năm 2014), hệ thống kênh bán, mạng bán (trực tiếp, gián tiếp) của VNA đa dạng, cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu bán vé tàu bay của VNA ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước lượng nhu cầu lớn về dịch vụ hàng không trong tương lai và sự cạnh tranh từ các hãng hàng không Vietjet Air, Jestar, … đòi hỏi Vietnam Airlines cần phát triển hệ thống mạng lưới đại lý của hãng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời với những yêu cầu khách quan đã nêu trên thì trong quá trình phát triển hệ thống đại lý của hãng cũng gặp nhiều bất cập như: tình trạng vi phạm trong đặt chỗ, bán vé; quy định về điều kiện lựa chọn đại lý, cấp bổ sung tài khoản truy cập hệ thống để đặt chỗ, bán vé (tài khoản EPR) có một số điểm không còn phù hợp, nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung. Do đó, việc lựa chọn đại lý, cấp bổ sung EPR để triển khai mạng bán còn hạn chế, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNA. Để đáp ứng được như cầu đặt ra của ngành hàng không như đã nói ở trên thì trong tương lai Tổng công ty hàng không Việt Nam nói chung và Chi nhánh miền Bắc của VNA nói riêng cần có chiến lược dài hạn để phát triển vững chắc hệ thống phân phối hơn và cụ thể là hệ thống đại lý bán vé máy bay. Sau một thời gian tìm hiểu, thực tập và nghiên cứu tại công ty em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Việt Nam Airline - Chi nhánh miền Bắc”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn về quá trình phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam – Chi nhánh miền Bắc để đánh giá thực trạng, những ưu và nhược điểm của quá trình phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của hãng, phân tích sự cần thiết khách quan trong quá trình phát triển của VNA. Từ đó đề xuất các phương hướng và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống đại lý bán vé tại VNA – Chi nhánh miền Bắc đến năm 2020. 10 [...]... cấu của đề tài: Chương 1: Khái quát chung về Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines ) - Chi nhánh miền Bắc và sự cần thiết của việc phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietam Airlines - Chi nhánh miền Bắc 11 Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines – Chi nhánh miền Bắc Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hệ thống. .. CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ BÁN VÉ MÁY BAY CỦA VIETNAM AIRLINES – CHI NHÁNH MIỀN BẮC 31 1.3.1 Vai trò của phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Việt Nam Airlines - Chi nhánh miền Bắc Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu về sử dụng dịch vụ hàng không trong đời sống ngày càng cao Trong năm 2014, lượng khách hàng đi máy bay tăng... cứu: Nghiên cứu số liệu về quá trình phát triển đại lý bán vé của VNA từ năm 2009 – 2014 Đánh giá quá trình phát triển và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống 3 đại lý bán vé của VNA – Chi nhánh miền Bắc Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là quá trình phát triển hệ thống đại lý của VNA - Chi nhánh miền Bắc, quá trình phát triển, thực trạng và đề ra phương hướng... triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines – Chi nhánh miền Bắc 12 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES) – CHI NHÁNH MIỀN BẮC 1.1 TỔNG QUAN VỀ VIETNAM AIRLINES – CHI NHÁNH MIỀN BẮC 1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Tên công ty: TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Tên Tiếng Anh: VIETNAM AIRLINES COMPANY... của VNA Ngược lại đối với Chi nhánh miền Bắc của VNA, sử dụng và khai thác tốt lợi thế của đại lý sẽ tạo ra thế mạnh của Hãng so với các Hãng hàng không khác trên thị trường nội địa 1.3.2 Những khó khăn trong phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines - Chi nhánh miền Bắc 1.3.2.1 Những khó khăn từ phía Tổng công ty Hàng không Việt Nam Bộ máy tổ chức quản lý cồng kềnh, phức tạp, phân... định và kéo theo việc phát triển hệ thống đại lý cũng là một tất yếu Thứ nhất, đại lý là kênh bán vé chính và quan trọng nhất của VNA Việc phát triển hệ thống đại lý bán vé có vai trò góp phần mở rộng thị trường của VNA khu vực miền Bắc Với kênh bán hàng cho các đại lý có khả năng bao phủ rộng và giúp cho Hãng có khả năng phục vụ cho nhiều đối tượng 32 khách hàng đang là một kênh bán hàng quan trọng... tăng tần suất bay hoặc mở các tuyến bay mới 1.2.2.2 Mạng lưới kinh doanh và hệ thống phân phối có tầm bao phủ rộng Hệ thống kênh bán của Vietnam Airlines hiện nay bao gồm các kênh: Kênh trực tiếp tại các phòng vé thuộc các chi nhánh VNA ở trong và ngoài nước, và trên trang web của VNA; Kênh gián tiếp qua các đại lý, tổng đại lý được Vietnam Airlines chỉ định (bao gồm tổng đại lý bán vé máy bay, viết tắt... vé máy bay của Hãng so với các Hãng hàng không khác Những lợi thế có thể kể đến là vé máy bay giá rẻ, giá vé ưu đãi các dịp lễ tết, và các chương trình hậu mãi cho các khách hàng trung thành của Hãng … 33 Tóm lại, trong cơ chế thị trường hàng không ở Việt Nam hiện nay, đại lý bán vé của VNA có một tầm quan trọng to lớn góp phần vào quá trình phát triển Chi nhánh miền Bắc của VNA Ngược lại đối với Chi. .. dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam và số liệu trích từ - các báo cáo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả so sánh với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và đồng thời so sánh với số liệu qua các năm để từ đó đưa ra những định hướng cụ thể cho việc phát triển hệ thống - đại lý bán vé máy bay VNA - Chi nhánh miền Bắc Phương... giải pháp Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Quá trình phát triển của hệ thống địa lý bán vé máy bay của VNA - Chi nhánh khu vực miền Bắc trong giai đoạn 2009 - 2014 và nêu giải pháp đề xuất đến năm 2020 4 Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu mà chuyên đề đã đề ra, chuyên đề đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp thống kê: Các số liệu sử dụng . hệ thống đại lý bán vé của VNA – Chi nhánh miền Bắc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là quá trình phát triển hệ thống đại lý của VNA - Chi nhánh miền Bắc, . phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam – Chi nhánh miền Bắc để đánh giá thực trạng, những ưu và nhược điểm của quá trình phát triển hệ thống đại lý bán. vé máy bay của Vietam Airlines - Chi nhánh miền Bắc 11 Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines – Chi nhánh miền Bắc Chương 3: Phương hướng