Thực trạng phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay củaVietnam Airlines – Chi nhánh miền Bắc theo chiều rộng

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines - Chi nhánh miền Bắc (Trang 41 - 50)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ BÁN VÉ MÁY BAY CỦA VIETNAM AIRLINES – CHI NHÁNH

2.2.1.Thực trạng phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay củaVietnam Airlines – Chi nhánh miền Bắc theo chiều rộng

Đối với hệ thống kênh bán trong nước, Vietnam Airlines có 03 chi nhánh trong nước miền Bắc, Trung và Nam đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các chi nhánh trong nước có nhiệm vụ xúc tiến thương mại, phân phối vé đến 422 đại lý do các chi nhánh này quản lý tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Trên khu vực miền Bắc tính đến hết năm 2014, VNA có tất cả 172 đại lý đặt tại 21 tỉnh; trong đó; các đại lý tập trung nhiều nhất tại thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, Nghệ An.

Để phù hợp với xu hướng mua bán vé máy bay chung của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong các năm gần đây, VNA đã đầu tư để triển khai hình thức bán vé trực tuyến nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng trực tiếp và giảm chi phí bán. Doanh thu từ kênh trực tuyến chiếm khoảng 6,3% tổng doanh thu bán vé của VNA hiện nay. Vé điện tử được triển khai từ năm 2008 trên toàn mạng lưới phân phối của VNA và cho tất cả các chuyến bay VNA khai thác. VNA cũng đã ký hợp đồng bán vé điện tử Interlines (Internet Airlines) với gần 90 hãng hàng không đối tác, trong đó có hợp tác với 80 hãng hàng không.

Hệ thống đại lý bán vé của VNA với đặc điểm bao phủ rộng về địa lý và lớn về số lượng trên khắp các tỉnh trên khu vực miền Bắc đang ngày càng tăng về mặt số lượng từ giai đoạn 2009 - 2014.

(i) Đại lý truyền thống:

a. Số lượng đại lý:

Các đại lý tại các tỉnh thành miền Bắc có xu hướng tăng qua các năm:

Bảng 2.1. Số lượng đại lý truyền thống của Vietnam Airlines - Chi nhánh miền Bắc giai đoạn 2009 - 2014

STT Khu vực Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 PTB-1 46 55 70 78 80 83 2 PTB-2 1 1 1 2 3 4 3 HPH-1 1 3 5 8 11 13 4 HPH-2 0 0 0 0 0 0 5 HPH-3 1 3 4 7 8 8 6 VNTHD 0 1 1 2 3 4 7 VNDIN 0 1 1 2 3 3

8 VII-1 1 3 4 5 6 7

9 VII-2 0 1 1 1 1 1

Nguồn: Phòng phát triển bán Chi nhánh miền Bắc của Vietnam Airlines 2009 – 2014

Từ bảng 2.1 ta thấy:

- Năm 2014, kênh đại lý chiếm tới 92 % doanh thu hành khách của toàn chi nhánh. Trong đó, đại lý truyền thống đóng góp tới 98% doanh thu hành khách kênh đại lý.

- Số lượng đại lý tập trung nhiều nhất là tại khu vực thành phố Hà Nội (PTB-1) với 83 đại lý vào năm 2014. Đồng thời đây cũng là địa bàn có tốc độ tăng về mặt số lượng đại lý nhanh nhất, trung bình tăng 3,4%/năm. Điều này có thể được giải thích là do mật độ dân cư hay phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không tập trung cao tại Hà Nội. Họ đều là tầng lớp khá giả và khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng lên. Mặt khác, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, giá vé máy bay cũng giảm dần qua các năm gần đây nên di chuyển bằng đường hàng không đã không còn quá xa xỉ.

- Khu vực thành phố Hải Phòng (HPH-1) đứng thứ hai về số lượng đại lý với 13 đại lý vào năm 2014. Tốc độ tăng trưởng về số đại lý ở đây cũng tương đối ổn định trung bình 1,8%/năm.

- Các đại lý chỉ tập trung trong khu vực nội thành các thành phố lớn. Các khu vực ngoại thành hầu như không có đại lý nào của VNA: Khu vực ngoại thành Hải Phòng (HPH-2) không có đại lý nào. Ngoại thành thành phố Vinh (VII-2) chỉ có 1 đại lý. Nguyên nhân là do nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của dân cư chưa phát triển, chỉ có một bộ phận dân cư có thu nhập cao có nhu cầu nên chưa đủ điều kiện để thành lập hay mở rộng đại lý.

Bảng 2.2. Doanh thu các đại lý theo địa bàn giai đoạn 2009- 2014

Đơn vị: VNĐ

ST

T Địa bàn Doanh thu năm 2009

Doanh thu năm 2010

Doanh thu năm 2011

Doanh thu năm 2012

Doanh thu năm 2013

Doanh thu năm 2014 1 PTB-1 4.567.034.18 5.000.911.346 5.488.104.223.987 5.967.361.956.100 6.458.276.073.527 6.911.769.298.078 2 PTB-2 31.926.518 35.912.427.666 38.456.129.243 42.567.244.985 44.659.909.595 41.691.354.595 3 HPH-1 309.097.5688.22 5 349.612.514.10 7 380.102.734.559 395.987.259.103 396.455.756.670 440.563.433.472 4 HPH-2 5 HPH-3 62.945.267.378 67.392.065.113 72.490.417.002 77.890.004.554 78.910.978.022 84.758.820.080 6 VNTHD 83.552.736.900 88.472.893.103 94.093.167.541 97.110.456.218 98.146.093.905 99.814.723.880 7 VNDIN 39.998.631.047 45.240.719.930 49.980.264.928 55.196.778.440 56.166.698.015 51.450.229.829 8 VII-1 98.134.672.952 111.903.561.288 121.096.510.444 134.560.332.115 135.721.518.130 148.333.254.257 9 VII-2 4.025.672.772 4.988.063.071 6.904.821.077 7.009.176.809 9.424.354.705 17.804.702.615

Đánh giá:

- Doanh thu các đại lý nhìn chung đều tăng qua các năm (trừ VNDIN – 2014). Nhìn chung doanh thu tăng trưởng đều đặn, có xu hướng tăng trưởng bền vững qua các năm.

- Cùng với sự tăng lên về mặt số lượng các đại lý thì doanh thu của khu vực nội thành thành phố Hà Nội cũng đạt doanh thu cao nhất Chi nhánh miền Bắc,đạt hơn 6,9 nghìn tỷ VNĐ năm 2014. Trong khi đó doanh thu ngoại thành thành phố Vinh đạt doanh thu thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ đạt 17 tỷ VNĐ với 1 đại lý duy nhất.

(ii) Đại lý web:

a. Số lượng đại lý được chỉ định:

Bảng 2.3. Số lượng đại lý chỉ định của Vietnam Airlines - Chi nhánh miền Bắc năm 2013 - 2014

STT Địa bàn 2009Năm 2010Năm Năm 2011 2012Năm Năm 2013 Năm 2014 1 PTB-1 10 11 13 15 16 17 2 PTB-2 01 02 04 05 05 05 3 HPH 01 02 04 05 06 07 4 VNTHD 00 01 02 03 04 04 5 VNDIN 00 00 00 01 02 02 6 VII-1 02 04 05 07 08 09 7 VII-2 01 01 01 02 02 02

Nguồn: Phòng Thương mại hành khách của Vietnam Airlines 2009 – 2014

Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy:

- Số lượng đại lý web ở các khu vực tăng trưởng đều qua các năm. Tốc độ tăng số lượng đại lý ở khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội (PTB-2) và ngoại thành thành phố Vinh (VII-2) không tăng thêm từ năm 2012. Nhưng nhìn chung các khu vực ngoài thành phố, các tỉnh như VNDIN, PTB-2, VII-2 có

điểm chung là hệ thống mạng internet chưa phổ thông và số lượng khách hàng biết đến cũng như sử dụng dịch vụ đặt vé qua mạng chưa nhiều.

- Năm 2014, đại lý Web đạt 122% so cùng kỳ năm 2013. Kênh bán vẫn tiếp tục chủ yếu tập trung ở Hà Nội và các thành phố lớn, riêng Hà Nội chiếm 50 %. Ngược lại, khu vực các tỉnh do Cảng Điện Biên và thành phố Vinh quản lý có số lượng đại lý web thấp nhất với 2 đại lý vào năm 2014. Độ bao phủ các đại lý VNA tại các thị trường còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh.

Bảng 7. Doanh thu các đại lý web theo địa bàn của VNA - Chi nhánh miền Bắc giai đoạn 2013 - 2014

Đơn vị: VNĐ

S T T

Địa bàn Doanh thu năm 2009

Doanh thu năm 2010

Doanh thu năm 2011

Doanh thu năm 2012

Doanh thu năm 2013

Doanh thu năm 2014 1 HAN-1 76.270.268.195 82.152.058.285 86.294.257.029 89.134.426.807 91.127.011.830 119.444.796.23 5 2 HAN-2 13.251.736.782 15.295.325.782 17.003.567.914 18.386.052.168 19.008.791.055 18.125.791.411 3 HPH 19.263.783.273 21.378.489.901 23.925.601.313 25.679.269.003 26.130.141.500 26.665.028.347 4 VNTH D 3.920.152.578 5.135.289.927 5.780.356.259 6.167.289.410 7.616.863.285 10.857.938.265 5 VNDIN 1.263.029.235 1.462.038.825 1.615.038.157 1.867.025.157 2.030.742.525 1.601.455.000 6 VII-1 7.295.230.195 9.369.265.782 11.356.256.960 12.567.025.456 14.459.083.430 17.368.844.774 7 VII-2 956.293.191 1.146.379.201 1.349.529.185 1.562.103.991 1.863.528.050 3.767.027.635

Đánh giá:

- Thành phố Hà Nội chiếm là địa bàn đạt doanh thu web cao nhất miền Bắc đạt hơn 119 tỷ VNĐ chiếm 70% doanh số của kênh đại lý Web.

- Doanh thu và doanh thu trung bình/đại lý ở phần lớn các khu vực tăng so với năm 2013 (trừ VNDIN, HAN-2).

- Phòng thương mại hành khách đã tìm hiểu về tình hình bán online tại thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, qua đánh giá, hình thức này chỉ phát triển được với các đại lý có định hướng rõ ràng về kênh bán onlines, có tiềm lực về tài chính, đội ngũ IT, nhân viên trực điện thoại tổng đài tốt, theo đuổi mục tiêu onlines lâu dài, xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Hiện tại, nhiều đại lý tại Hà Nội cũng có website riêng, nhưng phương thức vẫn khá thủ công (khách hàng để lại thông tin và tạo code ảo trên website, sau đó đại lý sẽ gọi lại để tiến hành xác nhận thông tin, đặt chỗ và thanh toán như bình thường)

- Nhận định được xu hướng về việc phát triển kênh bán online, VNA đã cho phép các đại lý đăng ký sử phần mềm Sabre API (phần mềm đặt vé máy bay) để đặt giữ chỗ trên hệ thống VNA thông qua website của đại lý, từ đó khách đặt chỗ trên website sẽ ra code giữ chỗ trên Sabre.

- Tuy nhiên, kênh bán này hiện nay chưa có phương thức quản lý hay chính sách tác động để khuyến khích bán.

c. Kênh hợp tác liên kết

- Năm 2014, VNA có làm việc với đối tác Viettel – tập đoàn có nhiều chi nhánh tại khắp các tỉnh thành trong cả nước và đưa vào kênh đại lý truyền thống.Với việc trở thành đại lý vé máy bay phân phối vé máy bay cấp 1 của Vietnam Airlines kể từ tháng 7/2014, ViettelPost (điểm giao dịch của Viettel) có thể cung cấp cho các khách hàng mua vé máy bay Vietnam Airlines qua mạng lưới của đơn vị mình thêm nhiều ưu đãi. Tính đến nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ của ViettelPost đã “phủ” tới hầu hết các quận, huyện (trừ 9 huyện đảo) và khoảng 95% các xã trên toàn quốc. Đây là một lợi thế rất lớn của Viettel. Do đó, khi hợp tác với Viettel, VNA có thể mở rộng được mạng lưới phân phối vé máy bay của mình mà không cần tốn nhiều chi phí và nguồn lực để thiết lập hệ thống đại lý truyển thống. Cùng với việc đảm bảo bán đúng giá

vé của hãng hàng không VietnamAirlines cho các đoàn khách, ViettelPost cũng cam kết sẽ giảm 50% phí xuất vé, đồng thời tổ chức giao vé tận nơi cho các khách hàng ở xa.

- Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VN Post) đã hợp tác với Vietnam Airlines chi nhánh miền Nam và Vietjet để triển khai trên toàn hệ thống VN Post.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines - Chi nhánh miền Bắc (Trang 41 - 50)