0
Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, BAN NGÀNH LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ BÁN VÉ MÁY BAY CỦA VIETNAM AIRLINES - CHI NHÁNH MIỀN BẮC (Trang 67 -68 )

AIRLINES – CHI NHÁNH MIỀN BẮC

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, BAN NGÀNH LIÊN QUAN

Vietnam Airlines là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan phải có các chính sách nhằm đảm bảo cho các hoạt động của Hãng đi theo đúng quỹ đạo đặt ra. Qua đó, tác động đến phương hướng phát triển của VNA và tác động cả đến sự phát triển của hệ thống đại lý bán vé.

Biện pháp hàng đầu để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước là kiện toàn các văn bản pháp luật đối với hoạt động vận tải hàng không và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động này. Việt Nam đã có luật hàng không dân dụng được sửa đổi, được bổ sung nhưng còn thiếu các văn bản pháp lý quy định chính thức các điều kiện về tổ chức, kỹ thuật, tài chính để hãng hàng không được khai thác một đường bay nào đó hay thuê mua máy bay. Chính vì thế, hoạt động phân phối của các hãng hàng không cũng chưa có ăn bản pháp quy nào điều chỉnh.

Hiện tại, các hoạt động phân phối của các hãng hàng không tại Việt Nam chỉ được điều chỉnh bằng một số quy định của ngành. Đây là kẻ hở cho các hãng hàng không hoạt động gian trá như hoạt động bán vé nhưng không đăng kí chính thức nhằm tốn thuế, sử dụng hình ảnh bông sen và thương hiệu VNA đã đăng kí bản quyền để giả mạo đại lý cảu VNA trục lợi.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay cần có chính sách bảo hộ đối với các hãng hàng không của Việt Nam. Đó là chính sách kiểm soát thương quyền, kiểm soát tần suất bay, số lượng ghế cung ứng. Đối với thị trường hàng không năng động như hiện nay cần có cơ chế kiểm soát giá của Nhà nước. Nhà nước kiểm soát giá cước nên căn cứ vào quan hệ cung cầu trên thị trường và có xem xét đến các yếu tố khác có liên quan như chi phí, khả năng chấp nhận của người dân. Có như thế mới chấm dứt được tình trạng cùng một loại vé lại bán với nhiều mức giá khác nhau ở mỗi đại lý, tạo ra sự nhất quán của hệ thống đại lý.

KẾT LUẬN

Sự phát triển hệ thống đại lý của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines đã và đang có những bước phát triển đáng tự hào, bên cạnh

đó vẫn tồn tại không ít các hạn chế. Tổng công ty hàng không Việt Nam đang nỗ lực đổi mới hệ thống quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con của mình, duy trì và phấn đấu tăng trưởng bền vững, chủ động khai thác các hiệu quả nâng cao cạnh tranh nhằm phát triển quy mô, số lượng cũng như chất lượng của hệ thống đại lý. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể mà ngành hàng không nói chung, và hãng hàng không quốc gia Việt Nam nói riêng vào sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đất nước.

Hệ thống đại lý bán vé của VNA với ưu thế độ bao phủ rộng, đã có đại lý tại 21 tỉnh miền Bắc với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm đã xây dựng hình ảnh tốt đẹp, nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của hãng hàng không VNA trên thị trường hàng không. Đây cũng là ưu thế riêng của VNA so với các hãng hàng không khác. Tuy nhiên đứng trước sự thay đổi của thị trường và tình hính doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính giảm mạnh năm 2014 và những hạn chế mà các đại lý còn tồn tại thì VNA cần có những giải pháp kịp thời để nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng của đội ngũ nhân viên cũng như nâng cấp cơ sở vật chất – hạ tầng các đại lý…

Qua những phân tích thực tế tình hình phát triển hệ thống đại lý của VNA trong giai đoạn 2009 – 2014, tác giả mong rằng các giải pháp đề xuất có thể góp phần phát triển hệ thống đại lý cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để đạt được mục tiêu đã đề ra; góp phần đưa Hãng hàng không quốc gia đến được khắp các tỉnh miền Bắc như là một hãng hàng không uy tín, đẳng cấp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ BÁN VÉ MÁY BAY CỦA VIETNAM AIRLINES - CHI NHÁNH MIỀN BẮC (Trang 67 -68 )

×