1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án mầm non lớp chồi chủ đề mùa xuân

40 3,7K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Tại sao ? Thực hiện đo các băng giấy xanh , đỏ , vàng- Cô cho trẻ chia nhóm Đo xong nói kết quả và gắn chữ số tương ứng với số đo đặt lên băng giấy Trẻ so sánh băng giấy dài nhất n

Trang 1

Đề tài : BÉ HÃY KỂ VỀ MÙA XUÂN

I/ Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân và quang cảnh , thời tiết , sinh hoạt của mọi người

- Biết hợp tác và thực hiện theo nhóm

- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên , biết bảo vệ môi trường thiên nhiên

Đâm chồi nảy lộc

Là mùa gì ? ( Mùa xuân )

- Cô cho trẻ xem tranh về mùa xuân và hỏi trẻ :

@ Tranh vẽ cảnh gì ?

@ Tại sao con biết đây là cảnh về mùa xuân ?

@ Có những ai trong tranh ?

@ Mọi người đang làm gì ?

@ vào mùa xuân con thấy thời tiết như thế nào ?

@ Cây cối mọc ra sao ?

@ Hoa gì hay nở vào mùa xuân ?

@ Quả gì thường hay có nhiều vào mùa này ?

@ Trong mùa xuân có ngày lễ hội gì mà mọi nhà , mọi người đều biết vàđều háo hức mong đợi

@ Con thích nhất mùa gì trong năm ? Tại sao ?

* Hoạt động 2: TRÒ CHƠI " BÉ THÍCH MÙA NÀO ?"

Cô tổ chức cho chơi các trò chơi :- Cô cho mỗi trẻ chọn và lấy một thẻ hình trên tay về các mùa : Xuân , hạ , thu , đông

@ Lần 1 : Khi có hiệu lệnh của cô , trẻ sẽ chạy nhanh về đúng nơi có ghi

ký hiệu các mùa đúng với thẻ hình câm trên tay

@ Lần 2 : Trẻ đổi thẻ hình và chơi như lần một, nhưng số trẻ chạy về phảiđúng với số lượng quy định ở mọi nơi

@ Lần 3 : Cô quy định chữ Â là mùa xuân , chữ H là mùa hè , chữ U là mùa thu , chữ Ô là mùa đông

giữ que gỗ , tay phải cầm phấn đánh dấu khi đo hết một lần que , chuyển que đo bắt đầu từ vạch đã đánh dấu và cứ thế đo hết chiều dài của băng giấy

Sau đó thông báo kết quả đã đo được

- Tương tự cô đo 2 băng giấy màu còn lại và cũng ghi kết quả

Cô cho trẻ so sánh chiều dài của 3 băng giấy với các kết quả đã đo

Trang 2

được

Trẻ nhận xét băng giấy nào dài nhất ( ngắn nhất) ? Tại sao ?

Thực hiện đo các băng giấy ( xanh , đỏ , vàng)- Cô cho trẻ chia nhóm

Đo xong nói kết quả và gắn chữ số tương ứng với số đo đặt lên băng giấy

Trẻ so sánh băng giấy dài nhất ( ngắn nhất)

Trẻ nhận xét băng giấy dài nhất đo được nhiề lần nhất và băng giấy ngắn nhất đo dược ít lần nhất

* Hoạt động 3: CON THÍCH VẼ GÌ ?

Cho các nhóm nói nội dung tranh vẽ của nhóm Lấy giấy vẽ theo ý thích

có nội dung về mùa xuân ( Cô bao quát các nhóm để gợi và giúp đỡ thêm cho trẻ ) - Cô cho trẻ chia nhóm

Đề tài : SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG- BÁNH GIẦY

I/ Mục đích yêu cầu:

- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tưởng tượng , xúc cảm

và ngôn ngữ cho trẻ và biết kể lại chuyện theo nội dung tranh vẽ

- Thông qua chuyện , trẻ biết được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

II/ Chuẩn bị:

- Tranh ngày tết

- Bánh chưng - bánh giầy

III/ Tiến hành:

* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU

- Cô và trẻ cùng hát bài " Bánh chưng xanh"

- Cô cho trẻ xem tranh về ngày tết, cô đàm thoại về nội dung tranh vẽ

Cả nhà đang làm gì để chuẩn bị đón tết

Ai là người đầu tiên nghĩ ra loại bánh này

* Hoạt động 2: CÔ KỂ CHUYỆN VÀ ĐÀM THOẠI

- Cô kể chuyện cho trẻ nghe" chuyện sự tích bánh chưng - bánh giầy "

@ Lần 1: Cô kể diễn cảm + Cho trẻ xem tranh

@ Lần 2: Kể + Đàm thoại với trẻ

+ Trong chuyện gồm có những ai ?

+ Bánh chưng , bánh giầy có dạng hình gì? Tượng trưng cho ai?

+ Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?

+ Vua cha có ý định nhân ngày hội gì ?

+ Phong tục của nhân dân ta vào những ngày tết thường gói bánh gì để cúng ông bà?

Giáo dục: Để tưởng nhớ đến tổ tiên , ông bà xa xưa đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt để cúng vào những ngày tết và được lưu truyền cho đến ngày nay

Cô cho trẻ đọc Và cô viết tất cả các tên mà trẻ tự đặt trên bảng bằng các kiểu chữ khác nhau + Cô cho trẻ tự đặt tên chuyện ?

* Hoạt động 3: KỂ CHUYỆN THEO TRANH

Trang 3

- Cô đưa ra những bức tranh và cho trẻ chọn để kể lại từng đoạn ứng với nội dung chuyện

Cho trẻ kể kết hợp lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh- Mỗi trẻ kể mộtđoạn

Trang 4

Đề tài: MÙA XUÂN ƠI!

I/ Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết hát và gõ theo nhịp bài hát và biết vận động ( múa ) sáng tạo theo

nhịp bài hát " Mùa xuân ơi"

- Thích nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu bài hát: " Ngày tết quê em"

- Thích chơi , và chơi đúng luật TCAN: " Hát theo hình vẽ "

Hỏi trẻ tên vận động- Cô cho trẻ hát và gõ theo nhịp bài hát

- Cô tổ chức cho trẻ hát theo lớp , tổ , bạn trai , bạn gái ( cô quan sát trẻ thực

hiện và sửa sai cho trẻ )

- Tiếp tục cô cho trẻ hát và vận động ( múa ) theo sáng tạo của trẻ

* Hoạt động 2 : TRẺ NGHE CÔ HÁT BÀI " NGÀY TẾT QUÊ EM" Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát Hỏi trẻ tên bài hát - Cô hát cho trẻ nghe bài:" Ngày tết quê em"

- Lần 2 cô hát và trẻ minh họa cùng cô

* Hoạt động 3 : TCAN : " HÁT THEO HÌNH VẼ"

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi , cách chơi: Khi cô đưa tranh vẽ lên con nhìn sẽ đoán tên bài hát và sẽ hát theo nội dung tranh vẽ Nhóm nào hát đúng và nhiều bài hát nhất thì nhóm đó sẽ thắng cuộc

Trẻ sẽ hát bài " cô giáo" hay " cô giáo em"VD: Cô đưa tranh cô giáo

- Cô cho trẻ chia nhóm và tổ chức cho trẻ chơi khoảng 4-5 lần

Trang 5

Đề tài : VẼ HOA MÙA XUÂN

I/ Mục đích yêu cầu:

- Củng cố kỹ năng đã học như: Vẽ nét tròn , nét cong , nét nhọn để vẽ hoa mùa xuân

- Trẻ biết vẽ thêm các chi tiết phụ như: Con người , bướm , chim bay ,

- Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh vẽ , biết phối màu , và tô màu không lem

Các hoa này thường nở vào mùa nào ? Tại sao ? Hỏi trẻ tranh vẽ gì ? -

Cô cho trẻ xem các tranh vẽ

* Hoạt động 2: HOA NHƯ THẾ NÀO ?

- Trẻ biết mô tả về các loại hoa

@ Hoa như thế nào ? Cánh hoa ra sao ? màu sắc của hoa ?

@ Hoa mọc thành chum hay mọc từng hoa

- Cô cho trẻ nêu ý tưởng của mình sẽ vẽ hoa gì và vẽ như thế nào ?

- Cô gợi ý để trẻ vẽ thêm các chi tiết phụ : Người , bướm ong và cách sắp xếp bố cục , phối màu sao cho bức tranh thêm phong phú và sinh động

* Hoạt động 3: THỰC HIỆN

thực hiện ( Cô theo dõi , gợi ý , giúp đỡ trẻ)- Trẻ chia nhóm

- Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài : Mùa xuân đến rồi

Trang 6

Đề tài: VƯỜN TRÁI CÂY

- Giới thiệu bài hát "Vườn cây của ba" , cô mở nhạc và hát theo nhạc

- Khuyến khích trẻ hát theo nhạc cùng với cô

- Trò chuyện với trẻ:

+ Vườn cây của má trồng những cây ăn quả nào?

+ Còn vườn cây của ba thì có những loại cây nào?

+ Các bạn thích vườn cây của ai trồng? Vì sao ?

+ Những vườn cây ấy gọi là vườn cây gì nhỉ ?

+ Có những vườn cây ăn quả nào?

- Khai thác kinh nghiệm của trẻ về một số vườn cây ăn quả ở địa phương :vườn dừa, vườn chuối, vườn cam, vườn ổi, vườn xồi, vườn chôm chôm

+ Những cây ở xa thì sao? Có nhìn thấy trái trên cây không?

- Có thể cho trẻ quan sát thêm vườn cây dừa hay vườn chuối :

+ Thân cây dừa thế nào? Lá dừa có hình dạng ra sao?

+ Những quả dừa trên cây như thế nào? ( kế tlại thành quầy )

+ Cây chuối có giống cây dừa không? Lá của cây chuối ra sao? ( mọc

từ thân )

+ Buồng chuối có gì đặc biệt ? Quả chuối có dạng hình gì ?

+ Muốn vườn cây có nhiều quả, mình phải làm gì?

* Hoạt động 3:

- Tổ chức cho trẻ vẽ bức tranh "Vườn cây ăn quả" theo ý thích của trẻ

- Cô hỏi ý định của vài trẻ, nhắc lại vài kỹ năng cơ bản: vẽ thân cây, tán

Trang 7

lá, quả trên cây

- Chú ý cách tạo bố cục trên trang giấy sao cho hài hòa, cân đối

- Khuyến khích trẻ tự hồn thành sản phẩm theo tưởng tượng và sáng tạo của trẻ

Trang 8

Đề tài: LẴNG TRÁI CÂY CỦA BÉ

- Ôn rèn kỹ năng tốn học, sử dụng đúng các thuật ngữ tốn học, điền dấu vào ô trống của phép tính

- Phát triển quan sát, tư duy so sánh tổng hợp, tập trả lời câu hỏi nguyên vẹn, đúng ngôn ngữ tốn học

- GD trẻ thói quen thực hành tập theo kinh nghiệm và kiến thức vừa học

- Trò chuyện với trẻ về các loại quả trẻ đang cầm trên tay:

+ Các bạn mua được những trái cây gì ?

+ Những loại trái cây này có gì đặc biệt ?

+ Bạn thường thấy những loại trái cây này chưng bày ở đâu?

- Cô cho trẻ kết nhóm 8 với 8 loại trái cây khác nhau, cùng ngồi theo nhóm và xếp quả theo hàng ngang trước mặt cả nhóm

- Sau đó cô gợi ý cho trẻ tách đôi số lượng 8 quả theo yêu cầu sau đây + Quả 1 hạt Quả có nhiều hạt ( xồi / lê, táo, thanh long, cam, bưởi, lê, măng cụt )

+ Quả có vỏ sần sùi Quả có vỏ trơn láng ( na, thanh long / cam, bưởi,

lê, táo, xồi, măng cụt )

+ Quả tròn Quả không tròn ( măng cụt, na, cam / bưởi, xồi, thanh long,

Trang 9

hàng ngang, gợi ý cho trẻ gắn hay viết dấu vào các chỗ trống cho phù hợp( dấu + , dấu = )

VD : 8 = 1 + 7 hay 7 + 1 = 8

- Tổ chức cho trẻ chơi thi đua theo nhóm : lần lượt từng trẻ trong nhóm lên viết rồi chạy về đưa phấn cho bạn kế tiếp lên thực hiện ( chú ý mỗi trẻ chỉ viết một dấu : hoặc dấu + hoặc dấu = )

- Kiểm tra kết quả : cho trẻ đọc qui trình tách/ gộp với phép tính cộng

- Kiểm tra sản phẩm của từng nhóm:

+ Trẻ tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình

+ Nói ý nghĩa vì sao chọn các loại quả đó để xếp

Trang 10

Đề tài: HỘI HOA XUÂN CÓ NHỮNG GÌ?

- Mô hình hội hoa xuân với các loại hoa đặc trưng, các chậu cây cảnh

- ĐC xây dựng: gạch, hộp giấy, lon sữa

- Các hộp sữa giấy xếp 2 hàng, mỗi hàng 4 hộp cách nhau 40cm

III TIẾN HÀNH :

* Hoạt động 1:

- TC " Gieo hạt ":

+ Gieo hạt - nảy mầm

+ Một cây - hai cây nhiều cây

+ Cây có nụ : một nụ - hai nụ nhiều nụ

+ Nụ nở hoa : một hoa - hai hoa nhiều hoa

+ Hoa hồng nở Hoa cúc nở Hoa mai nở Hoa đào nở

- " Cô sẽ dẫn các bạn đến tham quan nơi có nhiều loại hoa rất đẹp, nhưng muốn đi đến đó phải vượt qua các chướng ngại vật trên đường đi "

- Cô chỉ cho trẻ những vật cản trên sân, hỏi trẻ cách vượt qua thế nào cho khéo, không làm đổ vật cản, sau đó cho từng hàng trẻ lần lượt "bước qua các chướng ngại vật"

- Sau đó nắm tay nhau đọc bài đồng dao "Dung dăng dung dẻ" , và khi đến nơi cho trẻ ngồi

xuống xung quanh ( mô hình Hội hoa xuân )

Trang 11

thọ )

+ Ở thành phố mình, Hội hoa xuân thường được tổ chức ở đâu nhỉ?+ Bạn nào đã được ba mẹ dắt đi xem Hội hoa xuân rồi nè!

- Cô gợi mở hướng hoạt động cho trẻ:

+ Bây giờ mình sẽ cùng nhau xây công trình Hội hoa xuân nhé!

+ Mình sẽ làm các chậu hoa thế nào đây?

* Hoạt động 2:

- Cô giới thiệu các vật liệu tạo hình và một số vật liệu mở

- Cô cho trẻ kết thành 2 hay 3 nhóm nhỏ , giao cho mỗi nhóm xây một công trình

- Gợi ý cho trẻ phân chia công việc cho nhau:

+ Làm chậu hoa: nhồi đất sét vào các hộp sữa cắt đôi

+ Dán hoa giấy lên các cành cây khô

+ Trồng cành hoa vào chậu

+ Xây hàng rào, xây các ô để hoa, cây cảnh

- Chú ý yêu cầu xây dựng:

+ Sắp xếp bố cục trong công trình cho hợp lý

+ Xây dựng theo hình thức công viên, có triễn lãm Hội hoa xuân

- Cô quan sát từng nhóm, nhắc nhở trẻ nhớ yêu cầu chơi

- Sau khi hồn thành, cô dẫn trẻ đến tham quan từng công trình, nhận xét

và đánh giá chung

Trang 12

Đề tài: BÓNG LĂN ĐI ĐÂU ?

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết chuyền bóng và nhận bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng xuống đất

- Nắm vững cách chơi, luật chơi và yêu cầu chơi TCVĐ "Lăn bóng"

- Tham gia các trò chơi với bóng, rèn kỹ năng ném trúng đích

- Phát triển cơ tay, sự khéo léo nhanh nhẹn trong vận động

- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện các yêu cầu chơi, tinh thần tập thể trong TCVĐ

II CHUẨN BỊ :

- Bóng nhựa cho mỗi trẻ, thùng giấy, đích bóng rổ, Bowlling

- Khoảng sân rộng, thống mát, an toàn

III TIẾN TRÌNH :

* Hoạt động 1:

- TC " Bóng bay ": cho trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn, vừa đi vừa đọc :

" Quả bóng xanh " : đi chậm " Bay nhanh theo gió " : đi nhanh hơn, tay giơ cao vòng tròn chụm lại sát với nhau Nhẹ tay, nhẹ tay": hạ xuống, " Kẻo mà bóng bay ": đi lùi ra phía sau, mở rộng vòng tròn "Vỡ ngay", nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói: " Bùm ", tay giơ cao đưa sang hai bên làm động tác bóng vỡ Tiếp tục chơi, đổi tên màu bóng ( cô đứng trong vòng tròn cùng chơi với trẻ )

- Cô cầm một quả bóng nhựa giơ cao cho trẻ thấy, sau đó chuyền sang bênphải cho trẻ và bảo trẻ chuyền tiếp cho bạn bên cạnh

- Cô bước vào giữa vòng tròn, đi theo động viên trẻ chuyền bóng và nhận bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng xuống đất

- Cô chia trẻ ra thành 2 nhóm, đứng thành 2 vòng tròn và chuyền bóng cho nhau chuyền sang bên phải rồi chuyền sang bên trái

- Giải thích cách chơi: trẻ đứng theo hàng dọc cách nhau 1 m, đứng theo

tư thế chân dang rông hơn vai, thân người hơi cúi xuống, hai tay chống đùi Trẻ đứng đầu hàng cầm quả bóng, trẻ đứng cuối hàng buông xuôi 2 tay để chuẩn bị bắt bóng Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng lăn mạnh quả bóng qua khe chân của các bạn Trẻ cuối hàng nhận bóng rồi cầm quả bóng nhảy lò cò lên phía trước và tiếp tục lăn bóng Trò chơi

cứ tiếp tục cho đến hết lượt

- Chú ý yêu cầu chơi: phải lăn bóng thế nào cho bóng chạy theo đường thẳng đến cuối hàng, các bạn trong hàng chỉ được chạm vào bóng khi quả bóng lăn chệch hướng ra ngồi

* Hoạt động 3:

- Cô tổ chức các trò chơi với bóng cho trẻ hứng thú: ném bóng rổ, ném

Trang 13

Bowlling, ném bóng qua dây, ném bóng vào thùng

- Khuyến khích trẻ chơi chung với nhau theo nhóm

Trang 14

Đề tài: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU

- Làm quen với các nhân vật trong lịch sử nước VN

- Một số NVL tạo hình, đồ chơi ở các góc chơi

III TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1 :

- Cho trẻ quan sát quả dưa hấu ( quả thật, tranh hay ảnh chụp )

- Cô trò chuyện với trẻ sau khi cho trẻ quan sát:

+ Các bạn thấy quả dưa hấu thế nào?

+ Hình dạng quả dưa hấu ra sao?

+ Màu sắc của vỏ và bên trong có giống nhau không?

+ Vị của quả dưa hấu có gì đặc biệt không?

+ Quả dưa hấu có mấy hạt?

- Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại những kinh nghiệm của trẻ về quả dưa hấu: Có những loại dưa hấu nào?

- Cô giới thiệu câu chuyện " Sự tích quả dưa hấu"

* Hoạt động 2 :

- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 ( minh họa bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ )

- Cô kể lần 2 : trích đoạn và đàm thoại gợi mở tư duy

+ Cô kể từ đầu đến " nhận làm con nuôi "

Được làm con Vua có thích không các bạn ?

An Tiêm có hạnh phúc không khi được làm con nuôi của Vua?

+ Cô kể tiếp theo đến " tìm một hốc đá để ở tạm "

Số phận của An Tiêm và gia đình sẽ như thế nào?

+ Cô kể tiếp theo đến " nhà lá xinh xinh "

Theo các bạn, Vua có biết không?

+ Cô kể tiếp cho đến hết

Như vậy, ngày nay chúng ta có quả dưa hấu ăn là nhờ công của ai?

Có thể đặt tên câu chuyện là gì nhỉ ?

cho trẻ đọc bài vè "Mai An Tiêm":

" Mai An Tiêm - Trồng dưa hấu - Ở đảo xa

Quả dưa hấu - Tặng Vua cha - Ăn mát lòng "

* Hoạt động 3 :

Trang 15

- Cô đàm thoại cùng trẻ:

+ Mai An Tiêm đã phát hiện ra quả dưa hấu thế nào?

+ Mai An Tiêm trồng dưa hấu ra sao? Cây dưa hấu có gì đặc biệt?+ Vì sao Mai An Tiêm gọi là quả dưa đỏ?

- Cô gợi ý cho trẻ tạo hình những quả dưa hấu với các nguyên vật liệu cô

đã chuẩn bị:

+ Nặn quả dưa hấu

+ Vẽ quả dưa hấu

+ Tô màu và cắt quả dưa hấu dán vào dây dưa trong bức tranh trên

tường

chuyển sang góc hoạt động tiếp tục

Trang 16

Đề tài: CÙNG LÀM THIỆP XUÂN

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Phân biệt hình vuông và hình tam giác với đặc điểm đặc trưng của loại hình: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn

- Rèn kỹ năng vẽ trang trí hình vuông, hình chữ nhật: vẽ các đường nét hoa văn xen kẽ nhau

- Thể hiện cảm xúc qua các bài hát chủ đề xuân và tết của bé

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, sự khéo léo và thẩm mỹ trong hoạt động tạo hình

- GD trẻ sự tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động

II CHUẨN BỊ:

- Hình vuông và hình chữ nhật bằng bitis cho trẻ hoạt động

- Một số mẫu trang trí hình vuông, hình chữ nhật của cô

- Máy, băng nhạc các bài hát chủ đề xuân

- Giấy hình chữ nhật và hình vuông gấp đôi cho trẻ vẽ trang trí thiệp tết

- Hột hạt, que tính, phấn vẽ ( nếu ra sân )

III TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- TC " Gió thổi ": cô giới thiệu những chỗ có dán hình xung quanh lớp, yêu cầu trẻ chạy đến lấy hình theo hiệu lệnh của cô

+ Gió thổi các hình vuông Sao các bạn biết đó là hình vuông?

+ Gió thổi các hình chữ nhật Hình chữ nhật có giống hình vuông

không?

Hình chữ nhật có đặc điểm gì?

+ Gió thổi các hình vuông đổi nhau

+ Gió thổi các hình chữ nhật đổi nhau

+ Gió thổi các hình vuông đổi cho các hình chữ nhật

( cô dừng lại sau mỗi lần đổi để kiểm tra lại cách phân biệt các hình )

- Sau đó cho trẻ chơi xếp hình: cô cho trẻ tự chọn rổ đồ chơi và ngồi xuống tự do, quay mặt về phía cô

+ Cô yêu cầu trẻ xếp các hình vuông và hình chữ nhật trên đất bằng hột hạt, hay que tính

+ Có thể cho trẻ vẽ hình trên sân hay dùng hình can xuống đất ( nếu ở ngồi sân )

* Hoạt động 2:

- Cô dẫn trẻ đi quan sát các hình trang trí cô treo ở một góc lớp

- Trò chuyện với trẻ về cách trang trí, gợi cho trẻ phát hiện sự xen kẽ các đường nét, các hình vẽ, các hoa văn, xen kẽ màu sắc

- Cô cho trẻ tự chọn hình để trang trí ( thiệp hình vuông hay hình chữ nhật)

- Sau đó đem thiệp treo lên góc cô chuẩn bị sẵn

* Hoạt động 3:

- Cô cho trẻ biểu diễn các bài hát về mùa xuân, cô sử dụng nhạc đệm hay

Trang 17

các bài nhạc trong băng đĩa

- Khuyến khích trẻ hát và vận động tùy theo cảm hứng của trẻ

Trang 18

Đề tài: CÂY ĐÀO, CÂY MAI CỦA BÉ

- Luyện đọc thơ: thuộc thơ và đọc diễn cảm, đúng vần điệu của bài thơ

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, sự khéo léo và thẩm mỹ trong hoạt động tạo hình

- GD trẻ sự tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động

II CHUẨN BỊ:

- Tranh hoa mai, hoa đào treo trong lớp cho trẻ quan sát

- Các cành cây khô trồng trong chậu đất sét, hoa bằng giấy màu

- Dọn khu vực cho trẻ đặt các chậu hoa đã hồn thành

+ Cá nhân biểu diễn đọc thơ

- TC " Chuyền bóng" đọc thơ: cho trẻ đứng theo vòng tròn, nhận bóng bằng 2 tay, đọc một câu thơ rồi chuyền bóng cho bạn bên cạnh hết bài thì đọc lại từ đầu

- Cô mở nhạc bài " Tết, tết, tết, tết đến rồi " cho trẻ cùng hát với cô

- Động viên trẻ vừa nghe nhạc, vừa hát múa minh họa

Trang 19

Đề tài: HOA XUÂN ĐÂU RỒI NHỈ ?

+ Cây đón gió xuân ( 2 tay đưa cao, nghiêng người sang 2 bên )

+ Cây đón mưa xuân ( nhún bật tại chỗ theo tiếng vỗ tay của cô )

+ Cây đón ánh nắng xuân : 2 tay quay dọc thân

cho trẻ di chuyển đến nơi cô đã chuẩn bị sẵn

* Hoạt động 1 :

- Cô giới thiệu 2 cây trước mặt, tạo tình huống chơi cho trẻ: chọn hoa mùaxuân gắn cho cây

với yêu cầu bước lên từng ghế thể dục và bật xuống đất ( VĐ "Bật sâu" )

- Cô làm mẫu cho trẻ xem, sau đó nhắc lại kỹ năng thực hiện:

+ TTCB: đứng thẳng trên ghế, hai tay để tự nhiên, sau đó hơi khuỵu gối, tay đưa ra trước

+ Khi nghe hiệu lệnh, tay đưa ra sau tạo đà nhún bật lên cao, rơi xuống đất ngay phía trước ghế, chạm đất đặt bằng nửa bàn chân trên tiếp đến cả bàn ,hơi khuỵu gối và tay đưa ra trước để giữ thăng bằng Sau đó đứng thẳng đi đến ghế thứ 2 thực hiện tiếp như lần trước rồi lấy hoa mùa xuân gắn cho cây

- Cô mời trẻ lên thực hiện vận động, nhận xét và sửa sai

Trang 20

- TCVĐ "Ai ném xa nhất ": cô đặt những cây hoa ở khoảng xa vừa tầm ném của trẻ, cho trẻ ném

thẳng hướng đến những cây hoa đó ai ném đến gần cây nhất là ném xa nhất!

+ Cô nhắc lại kỹ năng ném xa: lăn tay tạo đà ném và ném đi xa ở điểm tayđưa cao nhất

+ Cô tổ chức cho trẻ theo nhóm, nhận xét sau mỗi lần chơi

- TC " Ngửi hoa" : đi vòng cây, hít thở nhẹ nhàng

Ngày đăng: 20/07/2015, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w