TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Múa lân

Một phần của tài liệu giáo án mầm non lớp chồi chủ đề mùa xuân (Trang 29 - 40)

Hoạt động 1: Múa lân

- Trò chuyện về một số hoạt động ngày Tết mà bé thường thấy Gợi ý trẻ nói tên một số hoạt động thường diễn ra trong ngày tết - Cho trẻ xem một đoạn băng cảnh múa lân.

- Cho trẻ múa lân

Hoạt động 2 : Tết đang vào nhà

- Bé cùng đọc thơ, gắn hình ảnh cho bài thơ.

Hoạt động 3: Bé làm ông đồ

- Mỗi bé có một liễn giấy, tập viết một số câu chúc mừng theo mẫu có sẵn.

Xuân đến rồi, các bạn ơi! I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu nội dung bài thơ và thể hiện được cảm xúc khi đọc thơ. - Biểu lộ tâm trạng vui tươi, phấn khởi đón chào mùa xuân đến. - Luyện kỹ năng vẽ cảnh, tạo bố cụ đơn giản, hài hòa, hợp lý. - Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, khả năng thẩm mỹ trong tạo hình.

- GD trẻ tình cảm yêu thiên nhiên tươi đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- Vài tranh vẽ hay ảnh chụp cảnh mùa xuân ( bầu trời nắng đẹp, cây cỏ xanh tươi, nhiều hoa nở trong vườn, chim hót trên cành cây … )

- Cho trẻ quan sát cảnh vật mùa xuân, quan sát tranh ảnh treo trong lớp …

- Cô đọc cho trẻ nghe qua bài thơ 1, 2 lần … - Máy, băng nhạc các bài hát chủ đề xuân …

- Vật liệu tạo hình: giấy vẽ, bút màu, giấy thủ công, kéo, hồ dán …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe bài “ Mùa xuân đến rồi ” … - Trò chuyện cùng trẻ:

+ Các bạn có thích mùa xuân đến không?

+ Mùa xuân đem đến cho chúng ta điều gì? + Các bạn cảm thấy thế nào khi mùa xuân đang đến? + Mùa xuân có gì đặc biệt hơn các mùa khác nhỉ ?

- Cô giới thiệu bài thơ “Xuân ” của Thu Hằng ( thơ sưu tầm ) * Hoạt động 2:

- Cô đọc cho trẻ nghe, minh họa bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt … Bài thơ : Xuân

Mưa xuân lất phất Cây bàng trước cửa Như bầy trẻ con Múa xoè búp xanh Nối nhau chạy đuổi Rặng tre cuối ngõ Lon ta lon ton Vặn mình hát ru

Nụ hoa chúm chím Thoảng thơm rơm mới Như ổ chim non Hương bay dặt dìu Đợi nhau cùng nở Ríu ran trẻ nhỏ Khi mùa đông qua Dắt mùa xuân sang - Cô hỏi trẻ: Những dấu hiệu nào cho biết mùa xuân đến ? - Cô đọc cho trẻ nghe: trích đoạn và đàm thoại gợi mở: + Cô đọc 4 câu thơ đầu …

Theo các bạn, cảnh vật mùa xuân thế nào? + Cô đọc 10 câu tiếp theo …

Cảnh vật như vậy còn người thì sao nhỉ ? + Cô đọc 2 câu thơ còn lại ….

- Đàm thoại cùng trẻ:

+ Những dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? ( mưa xuân, nụ nở thành hoa … )

+ Vì sao gọi là “múa xoè búp xanh ”? ( cây đâm chồi non … ) + Bạn nghĩ gì về hình ảnh bụi tre “Vặn mình hát ru”? ( gió xuân thổi nhẹ … )

+ Và “hương thơm dặt dìu” tỏa ra từ đâu vậy?

- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô vài lần, sau đó cho trẻ kết nhóm ( tùy ý ) và luyện đọc thơ theo nhóm … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hoạt động 3:

- Cô cho trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn …

- Gợi cho trẻ nhớ bài hát “ Cùng múa hát mừng xuân ”, cho trẻ cùng nắm tay hát múa với cô …

- Sau 2, 3 lần múa hát chung, cô cho từng cặp quay mặt đối nhau cùng múa hát theo cảm xúc của trẻ …

Đón xuân

---    ---

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu nội dung truyện, cảm nhận được mùa xuân đang đến với những hình ảnh: mưa xuân, gió xuân, nắng xuân … và những hạt giống đang nảy mầm vươn dậy …

- Thể hiện cảm xúc qua trò chơi “ Bắt chước giọng nói nhân vật ” - Tạo thành bức tranh mùa xuân với các kỹ năng vẽ, xé, dán mà trẻ đã học.

- Phát triển tư duy ngôn ngữ , ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng sáng tạo thẩm mỹ.

- Giáo dục trẻ tình cảm đối với cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- Cho trẻ làm quen với câu chuyện “Chú Đỗ con” ( nghe máy … )

- Làm quen với cảnh vật mùa xuân qua quan sát ngoài trời, quan sát tranh ảnh treo trong lớp …

- Một số NVL tạo hình, đồ chơi ở các góc chơi …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1 :

- Cho trẻ nói và làm theo trò chơi băng reo “Mùa xuân”: + Mùa xuân đến ( 2 tay giơ lên, lắc cổ tay)

+ Gió xuân : rì rào, rì rào ( 2 tay giơ lên cao khỏi đầu, nghiêng qua 2 bên )

+ Mưa xuân : lộp bộp, lộp bộp ( vỗ tay … )

+ Nắng xuân : ấm áp ( 2 tay bắt chéo trước ngực )

+ Ông mặt trời gọi: dậy đi thôi!

+ A! … ( cùng nhảy lên reo vang … ) - Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ:

+ Trong trò chơi mình vừa chơi có những hình ảnh nào về mùa xuân?

+ Gió xuân có lạnh không? … Mưa xuân như thế nào? + Nắng xuân ra sao? … Mặt trời mùa xuân có gì đặc biệt? - Cô vẽ hạt đậu trên bảng, giới thiệu câu chuyện: “ Tôi là hạt Đỗ con, tôi đang ngủ khì trong một cái lu khô ráo và tối om …”

* Hoạt động 2 :

- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 ( dùng phấn vẽ những hình ảnh tượng trưng lên bảng để minh họa )

- Cô kể lần 2 : trích đoạn và đàm thoại ( minh họa hình ảnh bằng bìa rời gắn lên tranh phông )

Ai đến với chú Đỗ con vậy các bạn ?

+ Cô kể tiếp theo đến … “ làm chú tỉnh giấc ” Theo các bạn đó là ai? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cô kể tiếp theo đến … “ khẽ lay chú Đỗ con ” Lần này là ai nhỉ?

+ Cô kể tiếp cho đến hết.

- Cô vẽ hạt đậu nảy mầm vươn lên khỏi mặt đất với hai chiếc lá non hướng về phía “Bác Mặt trời”đang mỉm cười …

- Như vậy, theo các bạn, “chú Đỗ con” thức dậy nhờ ai?

- Bây giờ mình sẽ làm Mưa Xuân, Gió Xuân và Bác Mặt trời gọi chú Đỗ con thức dậy nhé!

- TC “ Giả giọng nói nhân vật ”: Cô cho trẻ giả giọng nhân vật cùng với tiến trình của câu chuyện …

* Hoạt động 3 :

- Cô gợi ý cho trẻ vẽ minh họa lại câu chuyện :

+ Cảnh nắng xuân ( mặt trời ) với những cây đang nảy mầm ( cây thấp … )

+ Cảnh mưa xuân với cây xanh có nhiều chồi non ( cây to, nhiều cành )

+ Cảnh mùa xuân: có bầu trời mây xanh, cây cỏ xanh tốt, ông mặt trời đang mỉm cười …

- Cô cho trẻ sử dụng các vật liệu tạo hình mà cô đã chuẩn bị sẵn: bút màu, giấy vẽ, những hình bằng giấy thủ công cắt sẵn …

- Gợi mở hướng hoạt động cho trẻ: vẽ hay dán những chi tiết cho bức tranh ( dán ông mặt trời và vẽ mặt cười, xé dán đám mây, vẽ cây cỏ … ) , chú ý bố cục cân đối và hợp lý, chọn và tô màu nền cho phù hợp …

---- có thể chuyển sang hoạt động góc cho trẻ tiếp tục theo tưởng tượng và cảm xúc …

Xuân đến như thế nào? ---    --- I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Diễn tả tâm trạng vui mừng nao nức đón chào mùa xuân đến. - Thể hiện cảm xúc của trẻ thơ qua bài hát “Mùa xuân đến rồi”, hát và múa nhịp nhàng theo lời hát.

- Tạo nên bức tranh xé dán cây mùa xuân với các kỹ năng mà trẻ đã học.

- Phát triển tư duy, rèn ngôn ngữ diễn đạt , ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng sáng tạo thẩm mỹ.

- Giáo dục trẻ tình cảm tốt đẹp với mọi người và mọi vật xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

- Vài tranh vẽ hay ảnh chụp cảnh mùa xuân ( bầu trời nắng đẹp, cây cỏ xanh tươi, nhiều hoa nở trong vườn, chim hót trên cành cây … )

- Máy, băng hay đĩa nhạc các bài hát chủ đề xuân … - Một số NVL tạo hình, đồ chơi ở các góc chơi …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- Cô mở nhạc cho trẻ hát và VĐ minh họa theo bài hát “ Mùa xuân đến rồi ” ( 2, 3 lần )

- Cô cho trẻ tự lấy một số tranh về mùa xuân cô treo xung quanh lớp, trò chuyện cùng trẻ:

+ Vì sao bạn biết đây là tranh về mùa xuân?

+ Cảnh vật mùa xuân thế nào? ( gợi ý cho trẻ mô tả … ) + Bạn có thích khí trời mùa xuân không?

+ Người ta bảo rằng “Mùa xuân đến, mọi vật như được khoác một chiếc áo mới”, có đúng không?

+ Ai đem đến chiếc áo mới ấy nhỉ? … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cô kể cho trẻ nghe một đoạn của câu chuyện “Nàng tiên mùa xuân”: từ đầu cho đến “ … như sương đậu khẽ xuống khu vườn”. * Hoạt động 2:

- Các bạn có thích “Nàng tiên Mùa Xuân” không? … Chúng ta hãy cùng ca hát đón chào “Nàng tiên Mùa Xuân” nhé!

- Cô mở nhạc bài “Mùa xuân đến rồi”, cho trẻ hát theo nhạc, gợi ý trẻ vận động minh họa theo lời hát và nhịp điệu của bài hát … - Cho tự kết nhóm theo ý thích, cô khuyến khích trẻ hát và múa minh họa theo sáng tạo của trẻ …

* Hoạt động 3:

- Cô dẫn trẻ đến nơi để tranh mẫu “Xé dán cây mùa xuân”, trò chuyện với trẻ:

+ Bạn cảm nhận mùa xuân được thể hiện thế nào qua bức tranh này?

+ Những cây xanh này có gì đặc biệt không? + Chồi non và lá có giống nhau không?

+ Theo bạn, mình sẽ làm bức tranh này thế nào?

- Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại kỹ năng thực hành xé dán … có thể xé nguyên mảng lớn hoặc có thể xé vụn ra rồi ghép lại …

- Cô cho trẻ về bàn thực hành trong tập TH vui của trẻ ( TH vui / trang 12 )

Gõ cửa mùa xuân

---    ---I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Làm quen với kể chuyện sáng tạo: kể chuyện về mùa xuân qua tranh, hình ảnh minh họa …

- Luyện kỹ năng hát , vận động minh họa theo nhịp điệu bài hát, thể hiện cảm xúc âm nhạc.

- Rèn khả năng diễn đạt, nói trọn câu có ý nghĩa, biết nối kết các ý tưởng theo gợi ý của cô.

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng phong phú.

- GD trẻ sự tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

- Cô treo các bức tranh minh họa về các mùa trong năm xung quanh lớp, cho trẻ quan sát tự do …

- Tự soạn phần kể cho trẻ: ngắn gọn, nội dung rõ ràng, gần gũi với trẻ …

- Máy, băng nhạc các bài hát chủ đề xuân …

- Tranh phô tô sẵn, bút màu … dây treo sẵn, kẹp, hồ dán ở góc chủ đề …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- Cô giới thiệu cho trẻ các bức tranh treo xung quanh lớp, cho trẻ chơi TC “Gõ cửa mùa xuân”

- Giải thích cách chơi: khi cô đọc câu đố về “Mùa nào” thì các bạn chạy nhanh đến chỗ có treo bức

tranh về mùa đó, riêng đến tranh mùa xuân thì các bạn làm động tác gõ cửa để phân biệt nhé!

- Cô đọc các câu đố như sau:

“ Mùa gì nóng bức “Mùa gì dịu nắng

Trời nắng chang chang Mây nhẹ nhàng bay Đi học đi làm Lá vàng đầy cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải đội mũ nón” Rụng bay theo gió”

“ Mùa gì rét buốt “ Mùa gì ấm áp “ Mùa gì ấm áp lòng người

Gió bấc thổi tràn Mưa phùn nhẹ bay Trăm hoa đua nở đón mời bướm ong”

Đi học đi làm Khắp chốn cỏ cây Phải lo mặc ấm” Đâm chồi nảy lộc ” Có thể sử dụng bài thơ đố sau đây:

“ Mùa gì gió rét căm căm

Đi học bé phải quàng khăn, đi giày Mùa gì cho lá xanh cây

Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng Mùa gì bé đón trăng rằm

Rước đèn phá cỗ chị Hằng cùng vui Mùa gì phượng đỏ rực trời Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi? ” - Trò chuyện cùng trẻ:

+ Các bạn gõ cửa mùa xuân chưa? + Mùa xuân nói gì với bạn?

+ Các bạn hãy lắng nghe mùa xuân nói gì nhé!

- Cô dùng một bức tranh có nhiều hình ảnh đặc trưng về mùa xuân để kể mẫu cho trẻ nghe …

( có thể sử dụng phấn để phác họa các hình ảnh lên bảng và kể theo trình tự xuất hiện của chúng … )

* Hoạt động 2:

- Cô hỏi lại trẻ về nội dung những điều cô vừa kể … + Các bạn vừa nghe cô kể chuyện gì vậy?

+ Có những nhân vật nào được nói đến trong câu chuyện của cô?

+ Mùa xuân nói gì với mọi loài mọi vật thế?

- Cô dùng một bức tranh khác hay có thể phác họa vài hình ảnh tiêu biểu lên bạn để gợi ý cho trẻ kể …

+ Mùa xuân ơi! Có ai đang gõ cửa mùa xuân nè? + Mùa xuân đem màu xanh đến cho những ai? + Chiếc áo của ai sẽ đẹp nhất khi mùa xuân đến? + Nắng xuân đem đến những điều gì ?

+ Bạn có nghe mùa xuân nói gì không? …

- Cô có thể cho trẻ sử dụng tuỳ ý những bức tranh mà trẻ thích để kể theo tưởng tượng của trẻ về mùa xuân và những cảm nhận riêng của trẻ …

* Hoạt động 3:

- Cô mở nhạc bài “Mùa xuân đến rồi” cho trẻ cùng hát và vận động minh họa với cô …

- Động viên trẻ biểu diễn theo từng nhóm, tự chọn hình thức vận động theo nhạc tùy ý …

---- có thể cho trẻ chuyển sang hoạt động góc để trẻ tiếp tục hoạt động theo cảm xúc …

Xuân đã về

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Diễn tả được tâm trạng vui tươi, phấn khởi đón chào mùa xuân năm mới.

- Luyện kỹ năng hát , vận động đúng theo nhịp điệu bài hát, nghe nhạc và thể hiện cảm xúc âm nhạc.

- Rèn đọc thơ diễn cảm, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi đàm thoại.

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, trả lời trọn vẹn các câu hỏi theo yêu cầu . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GD trẻ tình cảm với cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- Cô treo tranh xung quanh lớp, cho trẻ quan sát tự do … - Máy, băng nhạc các bài hát chủ đề xuân …

- Tranh phô tô sẵn, bút màu … dây treo sẵn, kẹp, hồ dán ở góc chủ đề …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- TC Băng reo “ Mùa xuân ” … - Trò chuyện cùng trẻ:

+ Mùa xuân đem đến cho chúng ta điều gì? + Những hình ảnh nào được diễn tả khi mùa xuân đến ? + Bạn nghĩ gì về gió xuân và mưa xuân?

+ Nắng xuân có đẹp không?

- Cô giới thiệu bài hát “ Mùa xuân đến rồi ” của Phạm Thị Sửu …

* Hoạt động 2:

- Cô hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát cùng cô ( 2, 3 lần ) - Hỏi trẻ:

+ Các bạn vừa hát với cô bài hát gì vậy?

+ Mùa xuân được diễn tả như thế nào trong bài hát? + Các bạn nhỏ đã đón mùa xuân đến như thế nào ?

- Cô cho trẻ di chuyển theo vòng tròn , cho trẻ cùng nắm tay

Một phần của tài liệu giáo án mầm non lớp chồi chủ đề mùa xuân (Trang 29 - 40)