Hoạt động 2: Hát với ánh trăng rằm Cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Đêm trung thu Thi hát: Đêm trung thu Chi lớp ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn các trang phục và nhạc cụ phù
Trang 1Đề tài: Hát với chị Hằng Nga
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày tết trung thu
- Lắng nghe và hát đúng giai điệu bài hát
- Cảm nhận và thể hiện tình cảm của mình thông qua các hoạt động nghệ thuật
- Phát huy khả năng chủ động, sáng tạo và biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động
II Chuẩn bị:
- Nhạc, máy hát hoặc đàn bài: Đêm trung thu (Nhạc Trường Pháp, thơ Lãm Thắng)
- Trang phục biểu diễn và nhạc cụ, đồ dùng phục vụ cho biểu diễn
- Các mô hình: bánh trung thu, mặt trăng, trái cây
- Tranh hoặc phim về các hoạt động trong ngày tết Trung thu
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Tết trung thu của bé
Cho trẻ quan sát một số tranh (phim ảnh) về ngày tết trung thu ở Việt Nam và một số nước
Trò chuyện về ngày tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu: Ngày tết trung thu vào thời gian nào trong năm? Tại sao lại gọi là Tết Trung thu? Nguồn gốc của Tết Trung thu
2 Hoạt động 2: Hát với ánh trăng rằm
Cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Đêm trung thu
Thi hát: Đêm trung thu
Chi lớp ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn các trang phục và nhạc cụ phù hợp với nhóm mình để biểu diễn bài hát: Đêm trung thu
3 Hoạt động 3: Mâm cỗ đêm trăng
Thi trang trí mâm cỗ Cô phát cho mỗi nhóm một số vật dụng và trái cây, bánh trung thu (mô hình được trẻ làm từ giờ học trước) Mỗi nhóm trang trí sao cho mâm cỗ của mình thật đẹp
Trang 2Vui trung thu
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Vận động minh họa nhịp nhàng với bài hát "Rước đèn dưới trăng"
- Rèn kỹ năng tạo hình cơ bản: nặn, cắt xé dán trang trí
- Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động, khéo léo và thẩm mỹ hoạt động
trong tạo hình
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn
II CHUẨN BỊ :
- Các động tác múa minh họa bài hát "Rước đèn dưới trăng"
- Đàn, đĩa nhạc, một số lồng đèn cho trẻ trang trí
- Một số NVL tạo hình cho trẻ: đất nặn, giấy thủ công, hồ dán, kéo
Câu 2: bạn nữ cuộn tay đều lần lượt từng bên
bạn nam hai tay chống hông, nhảy lò cò từng chân
Câu 3: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người qua 2 bên
Câu 4: 2 tay đưa từ dưới lên vòng trên đầu, bàn tay ngửa, nhún nhẹ và nghiêng sang một
bên ngay chữ cuối của bài hát
- Tổ chức cho trẻ luyện tập theo hình thức múa đôi ( 1 hàng nam, l hàng
+ Bánh Trung thu: hình dạng, màu sắc, mùi vị, các loại bánh
+ Múa lân: hình ảnh đầu lân, mình lân , " Ông Địa"
- Chia nhóm trẻ chuẩn bị cho ngày lễ hội:
Trang 4Rước đèn dưới trăng
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hát đúng giai điệu lời ca, thể hiện cảm xúc âm nhạc
- Rèn kỹ năng hát đúng cường độ , trường độ theo yêu cầu của bài hát
- Xác định các hướng trong khơng gian so với điểm chuẩn của bản thân
- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của hình ảnh "rước đèn Trung thu" và "phá cỗ đêm rằm tháng tám"
- Cơ cho trẻ xem tranh và trị chuyện với trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì vậy?
+ Rước đèn vào ngày gì vậy?
- Cơ giới thiệu bài hát " Rước đèn dưới ánh trăng " của chú Phạm Tuyên
- Cơ hát cho trẻ nghe + nhạc đệm
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác
- Cơ hát và khuyến khích trẻ hát theo cơ
- Đàm thoại về nội dung bài hát:
+ Bài hát nĩi về hình ảnh gì vậy?
+ Các bạn biết gì về hình ảnh "phá cỗ linh đình"?
+ Aùnh trăng trong bài hát được mơ tả thế nào?
- Tổ chức cho trẻ luyện tập: lần lượt từng nhĩm, tổ
* Hoạt động 2 :
- Cơ giới thiệu TCAN " Tiếng hát ở đâu "
- Giải thích cách chơi: đội mũ chĩp kín cho 1 trẻ, gọi một trẻ hát để trẻ kia xác định hướng của bạn
mình đứng ở đâu theo vị trí của bản thân
- Gọi vài trẻ khá chơi trước, chú ý cho trẻ định hướng chính xác vị trí của bạn mình theo điểm chuẩn
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát
- Hát cho trẻ nghe lần 2, khuyến khích trẻ hát cùng cơ
( cĩ thể mở nhạc cho trẻ hát và vận động minh họa cùng cơ
Trang 5Trăng ơi từ đâu đến
- Rèn kỹ năng vẽ hình trên giấy và cắt dán lên tranh
- Phát triển ngơn ngữ văn học, trí nhớ cĩ chủ định, NN diễn đạt cảm xúc
- Giáo dục trẻ lịng yêu cảnh đẹp thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
II CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài thơ , bài hát "Aùnh trăng hịa bình "
- Tập tạo hình vui, giấy thủ cơng, kéo, hồ dán cho trẻ
Trăng rằm cĩ màu gì? Giống như cái gì?
Đố các bạn biết trăng từ đâu đến?
- Giới thiệu bài thơ: " Chú Trần Đăng Khoa ngày cịn bé cũng cĩ những liên tưởng như chúng ta bây giờ về nguồn gốc của trăng Những liên tưởng ấy đã hịa cùng với cảøm xúc của chú để chú sáng tác ra một bài thơ rất dễ thương Các bạn hãy cùng thưởng thức nhé!"
- Cơ đọc lần 1 : diễn cảm với cử chỉ nét mặt, điệu bộ phù hợp với dịng thơ
* Hoạt động 2:
- Cơ đọc lần 2 + trích dẫn từng đoạn và đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ+ Cơ đọc 4 câu thơ đầu
Trăng cịn cĩ hình dạng gì?
+ Cơ đọc 4 câu thơ tiếp theo
Ánh trăng cịn giống hình ảnh gì nữa?
+ Cơ đọc tiếp 4 câu cuối
- Cơ cho trẻ cùng đọc thơ với cơ: chung cả lớp, nhĩm ( chú ý sửa cách phát âm, rèn cách ngắt nhịp )
- Đàm thoại với trẻ:
+ Các bạn thấy trăng trong bài thơ cĩ đẹp khơng?
+ Trăng được tác giả ví như cái gì?
+ Các bạn cĩ yêu trăng khơng?
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ tạo hình " trăng rằm trong đêm "
- Cơ gợi ý cho trẻ các nguyên vật liệu tạo hình: giấy thủ cơng , kéo, hồ
Trang 7ĐỀ TÀI : SO SÁNH SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 8
- Kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng khác nhau
- Kỹ năng thêm bớt để tạo nhóm đối tượng
Đồ ông già noel
III PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:
1 HOẠT ĐỘNG 1 - Tạo tình huống
- Các con có biết trong tháng này có ngày gì đặc biệt không?
- Trong ngày noel chúng ta thấy ai?
- Hôm nay có 1 vị khách đến thăm lớp mình Các con có biết đó là ai không?
Nào cùng đếm 1- 2 - 3
Cô cho 1 trẻ đóng vai ông già noel chạy ra
Ông già noel chào các bạn lớp lá3
Hôm nay ông già noel đến tặng cho các bạn lớp lá 3 hai món quà
Thôi bây giờ ông phải đi dây để còn kịp mang quà cho các bạn nhỏ khác nữa
Chào các bạn nhé
2 HOẠT ĐỘNG 2 - Nhận thức:
Các bạn có muốn biết ông già noel gửi quà gì cho chúng ta không?
Trang 8Nào chúng ta cùng mở quà ra nhé.
Gói quà thứ 1: ngôi sao
Cô mời 1 bạn lên đếm giúp cô xem có bao nhiêu ngôi sao trong hộp quà nhé?
Gói quà thứ 2: những gói quà nhỏ
Cô muốn bạn đặt giúp cô ngôi sao đi kèm với 1 gói quà
Các con thấy số ngôi sao và số quà như thế nào so với nhau?
Tại sao con biết?
Muốn số ngôi sao và số quà bằng nhau và bằng 8 ta phải làm gì?
Muốn số ngôi sao ít hơn số gói quà là 2 ta phải làm gì?
3 HOẠT ĐỘNG 3 - Trò chơi:
ϖ Trò chơi: "Cả lớp cùng vui"
ϖ Trò chơi: "Ai mà tài thế?"
Cô muốn mỗi bạn lấy cho mình một cái rỗ và 1 tấm thảm và về ngồi theo đội hình chữ U
Con nhìn xem trong rỗ mình có gì nào?
Bây giờ các con xếp số ngôi sao tương ứng với chữ số mà con có
Cô mở nhạc cho trẻ chơi
Cô cho trẻ đổi thẻ và chơi 1 lần nữa
Cô mời 3 gia đình ngôi sao về 3 hàng dọc
ϖ Chơi: " Ai Nhanh Hơn"
Bây giờ 3 gia đình bật qua 3 vòng và lên lấy những ngôi sao theo yêu cầu của cô
Gia đình số 6: lấy ngôi sao có chữ số lớn hơn 6
Gia đình số 7: lấy ngôi sao có chữ số lớn hơn 7
Giá đình số 8 lấy ngôi sao có chữ số nhỏ hơn 8
Đội nào lấy nhanh và đúng sẽ thắng
Trang 9Cô bé bán diêm
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe và hiểu nội dung câu chuyện, giúp trẻ mở rộng tầm nhìn ra
xã hội xung quanh trẻ
- Nhận biết những điểm đặc trưng của mùa đông và hình ảnh cây thông Noel
- Rèn kỹ năng vẽ theo nét chấm và tô màu, trang trí cây thông Noel theo sáng tạo của trẻ
- Phát triển khả năng diễn đạt của trẻ, tư duy, trí nhớ có chủ định
- GD trẻ ý thức được sống trong gia đình hạnh phúc và cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh
II CHUẨN BỊ:
- Câu chuyện “ Cô bé bán diêm ”
- Hình cây thông phác họa trên bảng, phấn màu cho cô …
- Tập TH vui và bút màu cho trẻ …
+ Mùa đông - trời lạnh lắm! … bé phải mặc ấm …
+ Các bạn có thích mùa đông không?
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cô bé bán diêm” ( hay mở máy )
- Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện:
+ Vì sao cô bé phải đi bán diêm giữa trời đêm giá lạnh?
+ Cô bé ấy có gia đình không? … Các bạn nghĩ sao về hoàn cảnh của cô bé ấy?
+ Hình ảnh cô bé bán diêm giống với hình ảnh của ai mà các bạn thường gặp ngoài đường phố?
+ Các bạn ấy có được đi học không? … Vì sao các bạn ấy không được đi học?
+ Các bạn có thấy thương các bạn nhỏ ấy không?
+ Các bạn có cảm thấy mình hạnh phúc hơn các bạn ấy nhiều không? … Vì sao ?
GD trẻ ý thức về sự đầy đủ của bản thân và cảm thông với các bạn nhỏ mồ côi, nghèo khổ, không
được đi học …
* Hoạt động 2:
Trang 10- Trò chuyện với trẻ:
+ Mình đang ở mùa gì ? … Vì sao các bạn biết là mùa đông? + Mùa đông có điểm gì khác biệt ?
+ Các bạn còn nhận thấy điều gì nữa?
- Giới thiệu cây thông cho trẻ quan sát ( hình cây thông vẽ sẵn trên bảng chưa trang trí … )
+ Đố các bạn đây là cây gì ?
+ Cây thông có hình dạng thế nào?
+ Làm thế nào để cây thông này thành cây Noel nhỉ?
- Gợi ý cho trẻ kể về những vật thường được trang trí trên cây Noel …
- Khi trẻ kể, cô vẽ thêm các hình ảnh vào cây thông ( tương tự như trong tập TH vui / trang 47 ) ,
chú ý các nét vẽ đơn giản nhưng rõ ràng cho trẻ dễ phân biệt hình dạng …
+ những quả chuông nhỏ thường có màu gì ?
+ những gói quà làm sao để nổi bật ?
+ tô màu gì cho cái chậu?
- Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm thật đẹp …
Trang 11- Cây Noel và một vật trang trí tiêu biểu
- Một số bài hát ( băng, đĩa nhạc ) về lễ Noel …
- Các NVL tạo hình : kéo, hồ dán, giấy màu, giấy bìa lịch …
+ Hãy nhìn xem cô có cái gì đây?
+ Chiếc mặt nạ này có gì đặc biệt?
+ Làm thế nào để tạo nên chiếc mặt nạ như thế này nhỉ ?
( gợi ý cho trẻ cách làm mặt nạ: cắt theo hình mẫu, vẽ mặt , dán trang trí xung quanh … )
- Cô đưa cho trẻ xem dây xúc xích ngắn và cách trang trí lớp với những dây xúc xích …
- Và cô chỉ cho trẻ xem cây Noel cần phải trang hoàng thêm cho thật rực rỡ
- Cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tuỳ theo khả năng của trẻ:
+ làm mặt nạ …
+ cắt dán dây xúc xích …
+ gói quà Noel …
+ giăng dây kim tuyến lên cây Noel
+ thổi bóng bóng …
- Cô gợi ý cho trẻ thực hiện, khuyến khích trẻ sáng tạo theo tưởng tượng của trẻ …
- Sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm, cô mở nhạc và tập cho trẻ một
số điệu múa tập thể để chuẩn bị cho phần biểu diễn buổi chiều …
* Hoạt động 2: ( buổi chiều )
- Cô hướng dẫn trẻ xếp dọn bàn ghế, chuẩn bị khoảng trống để hoạt động …
Trang 12- Đặt cây Noel giữa phòng và sắp xếp lại những vật xung quanh
…
- Cô cho trẻ đeo mặt nạ vào và di chuyển theo vòng tròn xung quanh cây Noel …
- Mở nhạc, cô và trẻ cùng hát múa :
+ Múa tập thể cùng với cô …
+ Múa cặp … biểu diễn …
- Bốc thăm chọn quà Noel …
Trang 13Đề tài : Bé làm thiệp Noel đây !
- Một số bài hát ( băng, đĩa nhạc ) về lễ Noel …
- Giấy khổ nhỏ cho trẻ làm thiệp cùng các NVL tạo hình: giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán …
+ Những tấm thiệp Noel thường có những hình ảnh gì ?
( có thể cho trẻ xem vài hình ảnh đặc trưng: cây thông, 2 cái chuông treo, ông già noel, xe nai … )
- Sau đó cô mở tấm thiệp và đọc cho trẻ nghe lời chúc viết ở bên trong …
+ Các bạn nghĩ gì về lời chúc này?
+ Theo các bạn, tấm thiệp này được gởi cho ai?
+ Những tấm thiệp Noel có ý nghĩa gì ?
- Giảng giải cho trẻ về ý nghĩa của những tấm thiệp cùng với mối quan hệ của con người trong xã hội
* Hoạt động 2:
Trang 14- Tổ chức cho trẻ làm thiệp Noel với các vật liệu tạo hình cô chuẩn bị sẵn …
- Gợi ý các hình thức hoạt động cho trẻ tự chọn theo ý thích : + Vẽ trang trí xung quanh, dán hình ở giữa …
+ Dán trang trang trí xung quanh, vẽ hình ở giữa …
+ Vẽ, cắt, xé dán theo tưởng tượng và sáng tạo của trẻ …
* Hoạt động 3:
- Cô viết các câu chúc trên bảng, chỉ cho trẻ đọc từng câu …
- Sau đó cho trẻ sao chép câu nào mà trẻ thích nhất vào bên trong tấm thiệp …
- Cho trẻ tự treo sản phẩm lên cây Noel …
Mở nhạc một bài về Noel …
chơi đồng dao để kết thúc …
Trang 15Đề tài: CÁC TRÒ CHƠI QUÊ EM
- Trò chuyện với trẻ về các trò chơi dân gian của 3 miền dân tộc VN
- Làm quen với các trò chơi vận động trong các giờ HĐNT
- Khăn bịt mắt, túi cát, vòng thể dục ném treo trên cột, dây thừng
III TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ khởi động theo vòng tròn với bài hát "Nào cùng vui"
- Tập bài tập phát triển chung với bóng:
+ Ném bóng: tay cầm bóng đưa trước mặt , đưa ra sau qua khỏi đầu + Đá bóng: đưa bóng ra trước cùng với chân đá ra trước ( đổi chân )+ Nhặt bóng: tay cầm bóng đưa lên cao, cúi xuống bóng chạm chân
2 túi cát lọt vào vòng là thắng cuộc ( vỗ tay khen )
- Cô nhắc lại cho trẻ nhớ kỹ năng ném trúng đích
- Cô động viên trẻ tự tin trong hành động chơi
* Hoạt động 3:
- TC " Kéo co": chia trẻ ra thành 2 nhóm có số lượng bằng nhau, đứng thành 2 hàng dọc đối diện
nhau ở 2 bên vạch chuẩn
- Luật chơi: bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi: sợi dây thừng được chia đều khoảng cách cầm cho cả 2 nhóm , chú ý chọn trẻ khoẻ nhất
đứng đầu mỗi nhóm
+ Khi nghe hiệu lệnh thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình
+ Nếu trẻ đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là nhóm đó thua cuộc
- Tiếp tục cho trẻ chơi các trò chơi còn lại trong giờ hoạt động ngồi trời, hoạt động vui chơi
Trang 16An và Lăng Bác ở thủ đô Hà Nội.
- Rèn kỹ năng chơi xây dựng , sắp xếp các khối gỗ chồng lên xen kẽ theo từng hàng liên tiếp nhau
- Phát triển trí nhớ, chú ý có chủ định, xúc cảm tình cảm, ngôn ngữ diễn đạt
- Giáo dục trẻ lòng kính yêu vị lãnh tụ của đất nước và học hành chăm ngoan
+ Cô vừa hát bài hát nói về ai ?
+ Các bạn biết gì về Bác Hồ ? ( khai thác kinh nghiệm và cung cấp thêm cho trẻ
+ Sinh nhật Bác là ngày nào nhỉ ?
+ Quê hương của Bác ở đâu?
( khai thác kinh nghiệm và cung cấp thêm cho trẻ về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN … )
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Bác Hồ của em ” …
+ Các bạn nghĩ gì về những lời thơ này?
+ Tình cảm của tác giả bài thơ đối với Bác Hồ như thế nào ?
* Hoạt động 2 :
- Cho trẻ quan sát những hình ảnh về Bác Hồ ( phim hay tranh ảnh
… )
+ Bác Hồ đang làm gì? … Bác Hồ trồng cây thế nào?
+ Các bạn cảm nhận được điều gì về hình ảnh này của Bác ?
+ Đố các bạn biết Bác Hồ thương ai nhất?
+ Em bé đang làm gì trong vòng tay của Bác ?
Trang 17- Giảng giải cho trẻ : “ Bác Hồ rất thương yêu các cháu thiếu niên nhi đồng Khi còn sống, mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Bác luôn chăm lo cho các cháu, luôn yêu quí các cháu Bác hay đến thăm các cháu, xúc cơm cho cháu, chia kẹo cho các cháu … ”
+ Các bạn thiếu nhi có thương Bác không?
+ Phải làm thế nào để thể hiện tình thương ấy? ( chăm học, chăm làm … )
- Mở nhạc cho trẻ hát theo nhạc bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ” …
* Hoạt động 3 :
- Cô khai thác kinh nghiệm của trẻ :
+ Đố các bạn Lăng Bác Hồ ở đâu?
+ Thủ đô Hà Nội thuộc miền nào của nước mình?
- Cho trẻ xem tranh vẽ Lăng Bác Hồ …
- Gợi ý hoạt động xây Lăng Bác theo nhóm …
- Làm quen với bài thơ “Ảnh Bác”, bài hát “Nhớ ơn Bác” …
- Máy, băng nhạc có bài hát về Bác Hồ …
- Các NVL tạo hình cho trẻ : giấy thủ công, kéo, hồ dán, ống hút
…
III TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- Trò chuyện với trẻ:
Trang 18+ Các bạn biết những gì về Bác Hồ? ( gợi ý cho trẻ nói về vị lãnh tụ kính yêu của đất nước …)
+ Hình ảnh gì của Bác Hồ trong lớp mình mà các bạn vẫn nhìn thấy hằng ngày?
- Cô giới thiệu bài thơ “ Ảnh Bác ” của Trần Đăng Khoa, cô đọc cho trẻ nghe …
- Cô khuyến khích trẻ cùng đọc thơ với cô vài lần cho thuộc …
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ:
+ Hình ảnh Bác trong mắt trẻ thơ như thế nào?
+ Bác đã khuyên các cháu điều gì?
+ Tình cảm của các cháu đối với Bác ra sao?
GD trẻ tình cảm kính yêu, biết ơn vị lãnh tụ của đất nước …
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu bài hát “ Nhớ ơn Bác ” , mở nhạc cho trẻ hát cùng cô
…
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát …
- Khuyến khích trẻ cùng hát và múa minh họa với cô : chung, theo nhóm …
* Hoạt động 3:
- Cô chỉ cho trẻ đọc câu ca dao : “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt nam đẹp nhất có tên Bác
Hồ ”
- Quan sát mẫu hoa sen , trò chuyện với trẻ về cách thức thực hiện …
- Cô giới thiệu các NVL tạo hình đã chuẩn bị sẵn …
- Tổ chức cho trẻ tạo hình hoa sen theo nhóm …
Mừng sinh nhật Bác
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trang 19- Nhận biết những hình ảnh về Bác Hồ trogn đoạn phim tư liệu về Bác, cảm nhận được tình thương
của vị cha già kính yêu dành cho dân tộc Việt Nam
- Hứng thú tham gia các hoạt động mừng lễ sinh nhật Bác Hồ tại lớp cùng cô và bạn
- Rèn kỹ năng biểu diễn, thái độ mạnh dạn tự tin trước đám đông khán giả
- Phát triển trí nhớ có chủ định , tư duy ngôn ngữ, tưởng tượng sáng tạo thẩm mỹ
- Giáo dục trẻ lòng kính trọng, yêu mến và biết ơn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN
II CHUẨN BỊ :
- Sưu tầm đoạn phim tư liệu về Bác Hồ : đến thăm dân, thăm các chú bộ đội, thăm các cháu thiếu
nhi, phát quà cho mọi người …
- Các NVL tạo hình cho trẻ hoạt động , góc chủ đề trang trí mở để gợi cảm xúc hoạt động cho trẻ
- Máy, băng nhạc có bài hát về Bác Hồ …
- Cô cho trẻ xem đoạn phim tư liệu về Bác Hồ , đàm thoại gợi ý theo nội dung phim …
- Có thể dừng lại một vài chỗ cho trẻ nắm bắt ý nghĩa :
+ Bác Hồ trồng cây, chăm sóc cây , tưới cây …
+ Bác Hồ đến thăm các chú bộ đội, động viên khuyến khích mọi
Trang 20- Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm :
+ Dán xúc xích trang trí xuing quanh ảnh Bác
+ Tiếp tục cắt dán hoa sen để cắm vào bình hoa trước ảnh Bác … + Cắt dán trang trí thêm vào những chổ còn trống ở góc chủ đề …
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực …
* Hoạt động 3:
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ “ Mừng sinh nhật Bác ” …
- Gợi ý các hình thức biểu diễn cho trẻ tư chọn :
+ Đọc thơ “ Ảnh Bác ” , “ Bác Hồ của em” …
+ Hát và múa minh họa bài “ Nhớ ơn Bác ”, “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn TN nhi đồng” …
+ Hợp ca “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” …
Trang 21Đề tài: BÉ TÌM HIỂU CÁC MÙA TRONG NĂM
- Cô cho trẻ làm quen với bài thơ "Giọt nắng" của Vương Triều Hải
- Tranh ảnh minh họa các mùa trong năm
III TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC " Trời nắng, trời mưa"
- Cô giới thiệu bài thơ "GIỌT NẮNG" của Vương Triều Hải, cô đọc thơ cho trẻ nghe:
" Giọt nắng
Giọt nắng của mùa xuân
Nghe rơi trên lộc biếc
Giọt nắng của mùa thu
Trong veo màu ngọc bích
Nắng tan vào bông cúc
Làm vàng cả mùa thu
Giọt nắng của mùa đông
Say sưa ngủ ngồi đồng
Cho cây bắp cải nhỏ
Mở mắt tròn bâng khuâng
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, kết hợp trích đoạn cho trẻ nắm bắt nội dung:
+ Giọt nắng của mùa xuân thế nào? ( cô đọc khổ thơ đầu )
+ Giọt nắng của mùa hạ được mô tả ra sao? ( cô đọc khổ thơ tiếp theo )+ Giọt nắng của mùa thu có gì khác ? ( cô đọc khổ thơ thơ tiếp theo )+ Còn giọt nắng của mùa đông thì sao? ( cô đọc khổ thơ cuối )
Trang 22- Cho trẻ đọc bài thơ cùng với cô: chung cả lớp, nhóm
Trăm hoa đua nở , sắc trời đẹp tươi "
Mùa xuân tiết trời thế nào? Cảnh mùa xuân có gì đặc biệt?
Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : "Mùa xuân"
+ Đố các bạn biết bức tranh này mô tả mùa này là mùa gì?
Mọi người đang làm gì ? Khung cảnh này gợi cho bạn điều gì?
Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : "Mùa hè" hay " Mùa hạ"
+ Mùa thu thời tiết thế nào? Màu sắc cảnh vật, cây cối ra sao?
Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : "Mùa thu"
Các bạn còn nhớ bài hát nào nói về mùa thu không?
Cho trẻ cùng hát và VĐ theo nhạc bài vườn trường mùa thu
+ Các bạn có nhận xét gì về hình ảnh trong bức tranh này?
Tại sao cây cối lại trụi hết lá? Những cái gì trắng xóa ở xung quanh vậy?
Trang phục của cô giáo và các bạn nhỏ trong tranh có gì đặc biệt?
Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : " Mùa đông "
- Cho trẻ biết về thứ tự các mùa trong năm: " xuân, hạ, thu, đông " ( lặp lại vài lần )
- Yêu cầu trẻ lên xếp tranh theo thứ tự các mùa trong năm ( kèm theo xếp các thẻ từ dưới tranh )
- Giảng giải cho trẻ biết: ở Việt nam thứ tự về các mùa trong năm không
rõ, vì chịu ảnh hưởng khí hậu
nhiệt đới nên trời nóng nhiều hơn, thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là nắng và mưa
- cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài "Trời nắng, trời mưa " để di chuyển đội hình
Mùa gì rét buốt - Gió bấc thổi tràn - Đi học đi làm - Phải lo mặc ấm )
- Tổ chức cho trẻ thi đua gắn các thẻ từ theo thứ tự các mùa trong năm
Trang 23theo từng nhóm 4 trẻ
( có thể kết hợp với vận động thể dục tuỳ hồn cảnh nhóm lớp )
Trang 24- Biết sử dụng đơn vị để đo, nhận biết độ dài của đối tượng bằng phép đo
và diễn đạt được mối quan
hệ giữa kích thước của đối tượng đo và đơn vị đo
- Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo Làm quen với thao tác đo
- Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ tốn học
- GD trẻ nếp học tốn theo phương pháp đổi mới
II CHUẨN BỊ :
- Một số băng giấy bằng bìa lịch cứng và que tính
- Thước gỗ, phấn cho cô
+ Sau khi trẻ bật, cô đánh dấu mức trẻ chạm đất
- Cô gợi ý cho những trẻ còn lại cùng đo khoảng cách bằng cách đếm số ô gạch dưới sàn nhà mà 2 trẻ
đã bật qua
- Gắn chữ số biểu thị kết quả đo lên bảng để cả lớp cùng nhận xét xem ai bật xa nhất!
- Hỏi trẻ:
+ Như vậy bạn nào nhảy xa nhất?
+ Vì sao biết bạn ấy nhảy xa nhất? ( số lượng ô gạch nhiều hơn )
- Cô giới thiệu cách đo bằng cách đi nối gót :
" Bây giờ cô muốn đo các đoạn đường này bằng bàn chân Đo bằng cách
đi nối gót tiến lên, vừa đi vừa
đếm xem được mấy lần bàn chân nha!"
+ Cô cho trẻ đếm số lần bước chân của cô và ghi nhận kết quả trên
bảng
+ Gọi trẻ lên bước thử xem đoạn đường này dài bằng mấy bước chân của
Trang 25+ Các bạn có thích đo bằng bước chân không?
- Cô cho trẻ kết nhóm 2, gợi ý trẻ tự chọn đoạn đường để đo ( từ bàn đến
- Thực hành thao tác đo bằng thước : cô hướng dẫn thao tác KN chính "
Đo chiều dài của băng giấy"
+ Cô lấy một cái thước hình chữ nhật và cầm một viên phấn : "Tay trái cô cầm thước, tay phải cô
cầm viên phấn Cô đặt thước sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng giấy, đầu phía
bên trái của thước sát với đầu trái của băng giấy Cô lấy phấn kẻ lên băng giấy sát mép phải của
thước để đánh dấu, rồi nhấc thước ra Tiếp tục, cô đặt thước sao cho cạnh dưới sát mép dưới của băng
giấy, đầu phía trái của thước sát với vạch phấn cô vừa kẻ Cô kẻ lên băng giấy sát mép phải của
thước, rồi nhấc thước ra Và cô cứ tiếp tục làm như vậy cho đến hết chiều dài của băng giấy "
+ Các bạn hãy đếm xem trên cạnh bảng cô đã vạch bao nhiêu đoạn? ( viết
đầu của que tính
+ Đếm số đoạn đã vạch và ghi chữ số lên sát cạnh đầu băng giấy
+ Có thể cho trẻ lật mặt sau của băng giấy để đo lần thứ hai
- Các bạn có muốn tập đo nữa không?
- Bây giờ các bạn đứng sang hai đầu bàn và mỗi bạn đo xem chiều rộng của bàn dài bằng mấy lần que
Trang 26- Cô hỏi từng trẻ kết quả, cho trẻ so sánh kết quả của nhau
- Có thể cho trẻ tự chọn và đo một kích thước tùy ý: chiều rộng của tủ
ĐC, chiều rộng của kệ sách,
chiều dài của kệ dép
Trang 27Đề tài: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRÁI PHẢI - TRƯỚC SAU
I Mục đích yêu cầu :
- Xác định được tay trái_phải / trước _sau của bản thân
- Xác định được vị trí trái_phải / trước sau của vật xung quanh đối với bản thân
II Chuẩn bị :
- Tranh ảnh
- Môi trường lớp
III Tiến trình :
HĐ 1: Xác định tay phải_trái / trước_sau của bản thân
- Trò chơi : dấu tay,đưa tay theo yêu cầu
- Dùng tay trái_phải /trước sau làm theo yêu cầu của cô :
+ Dùng tay trái lấy quả bóng,tay phải nắm tay bạn
+ Đứng trước đồng hồ,ngồi sau ghế ,
HĐ 2 : Xác định vị trí không gian của bản thân với các vật xung quanh
- Gọi tên các đồ vật có ở bên trá_phải / trước_sau của bản thân với nhiều
vị trí khác nhau ( đồng hồ bên trái,bé đứng trước ti vi, )
- Con hãy đứng trước vi tính
- Hãy đặt tay lên kệ sách,
HĐ 3 : Trò chơi trán cằm tay
- Cùng hát với cô và chỉ theo các bộ phận trên gương mặt (trán-cằm-tay)
Đề tài: BÉ VÀ CÔ CẤP DƯỠNG
I Mục đích yêu cầu :
- Dạy trẻ biết tên,công việc của cô cấp dưỡng
- Trẻ được trò chuyện với cô cấp dưỡng
- Giáo dục trẻ biết ăn hết suất,ăn gọn gàng không làm rơi vãi ra bàn để không phụ lòng cô cấp dưỡng
- Trẻ tự pha nước tắc uống và biết mời các cô cấp dưỡng uống để tỏ lòng biết ơn
II Chuẩn bị :
- Đọan phim về công việc của cô cấp dưỡng
- Đường ,tắc,nuớc,ly,muỗng,ca, để pha nước tắc
- Bảng công thức pha nước tắc
III Tiến trình :
• Họat động 1 : Giới thiệu hình ảnh cô cấp dưỡng
_ Cho trẻ xem đọan phim về cô cấp dưỡng đang làm việc tại nhà bếp._ Đàm thoại với trẻ
• Họat động 2: Trò chuyện với cô cấp dưỡng
_Về tên
_ Về thời gian làm việc
_ Về công việc
_ Về một số đồ dùng để làm việc
_ Về sự quan tâm tình cảm của trẻ đối với các cô
• Họat động 3 : Bé pha nuớc tắc
_Cô cấp dưỡng tặng lớp bảng "cách pha nước tắc"
Trang 28_ Trẻ thực hiện theo cá nhân
_ Trẻ mời nước tắc pha được mời các cô cấp dưỡng uống
Trang 29GIÁO ÁN :
ĐỀ TÀI : VẼ MÀU NƯỚC
"CÂY VÀ HOA"
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ hứng thú với màu nước và cọ vẽ
- Rèn kỹ năng sử dụng màu nước của trẻ
- Trẻ thích và biết giữ vệ sinh khi vẽ
- Trẻ nhớ về cảnh vườn hoa trường và vẽ những cây và hoa bé nhớ
CHUẨN BỊ :
- Giấy A4 (để vẽ)
- Bút màu sáp
TIẾN TRÌNH :
1/ Hoạt động : Cả lớp đọc lại bài thơ "Vườn trường em"
Trẻ đọc theo đoạn (trẻ đã được đọc trong giờ học trước)
Bàn bạc và cùng thảo luận về cách sử dụng màu nước để vẽ bức tranh2/ Hoạt động : Trẻ về nhóm để cùng vẽ với bạn (cô đã chuẩn bị màu nước
và bàn)
Cô hướng dẫn lại lần nữa cách cầm cọ và cách lấy màu nước
Cô động viên trẻ vẽ và giúp hướng dẫn trẻ phối màu nước
3/Hoạt động Sản phẩm được trưng bày tại hội trường lá 2
Trẻ xem và đoán thử vướn hoa mình gồm có những bông hoa gì
Trang 30GIÁO ÁN :
ĐỀ TÀI : DẠY BÀI THƠ MỚI
" VƯỜN TRƯỜNG EM "
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ hứng thú và có nhiều cảm xúc khi nghe bài thơ
- Trẻ nhớ và hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ thích đọc bài thơ
- Trẻ thuộc bài thơ
CHUẨN BỊ :
- Bài thơ được viết ra lịch
- Một số tranh nói về nội dung bài thơ
- Bài thơ được in ra giấy A4 với nét chữ in thường
TIẾN TRÌNH :
1/ Hoạt động : Cô kể câu chuyện sang tạo của vườn hoa khi được chăm sóc (kết hợp với những tranh ảnh cô đã chuẩn bị)
Trẻ cùng trò chuyện v63 nội dung câu chuyện
Đàm thoại về nội dung và cảm xúc của trẻ khi lắng nghe câu chuyện của cô
2/ Hoạt động : Dạy bài thơ mới "Vườn trường em"
Cô đọc bài thơ và trẻ cùng đọc theo
Cô cùng trẻ chia bài thơ ra nhiều đoạn nhỏ để đọc
3/Hoạt động
: Trẻ đọc đối đáp theo nhóm
Cùng đọc theo sự hướng dẫn của tay cô
*Trẻ vừa đọc vừa chỉ vào câu thơ - theo nhóm (hoạt động dài thì có thể sử dụng trong giờ chơi)
Trang 31Chủ Đề: Ngôi trường của bé
Đề tài: Cô giáo của em
Nhóm lớp: Lá
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và cung cấp cho trẻ thêm kiến thức về hình ảnh, công việc và tên gọi của các nhân viên trong trường Hiểu biết công việc và vị trí của từng người
- Phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động trang trí tranh các nhân vật
- Nhận biết được sự khác nhau giữa trang phục của các nhân viên phù hợp với vị trí công việc
- Hình ảnh về trang phục của từng người, từng công việc
- Giấy A3 màu, keo dán, kéo, bút màu, trang phục được vẽ sẵn hoặc in sẵn cho trẻ tô màu, xé dán
- Tranh truyện về một nhân vật nào đó trong trường
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Cô giáo của em
Trò chuyện:
Trong lớp có mấy cô giáo?
Tên của cô giáo con là gì?
Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì?
Ngoài cô giáo dạy con hàng ngày, trong lớp mình con còn biết ai nữa?Những người con biết làm những công việc gì?
Con có nhận xét gì về trang phục của cô giáo, cô bảo mẫu và bác cấp dưỡng?
Tại sao trang phục lại khác nhau? (Dạy trẻ hiểu tùy theo tính chất công việc mà có những bộ trang phục khác nhau)
Cô gợi ý giúp trẻ trả lời và cung cấp thêm những điều mà trẻ chưa nói được
Gợi ý cho mỗi nhóm kể về bức tranh của mình:
Ví dụ: Trong tranh có những ai? Đang làm gì? v.v…
3 Hoạt động 3: Kể chuyện về trường lớp của bé.
Trang 32Sau khi các bé hoàn thành tác phẩm của nhóm mình Cô kể cho bé nghe
về một câu chuyện ở trường (Có thể là kể câu chuyện về cô giáo, về cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng hoặc về chính ngôi trường bé đang học)
Kể cho trẻ nghe về vai trò, trách nhiệm của cô Hiệu trưởng và cô Hiệu phó của trường
Sau khi cô kể xong đàm thoại với trẻ về nội dung chuyện cô vừa kể và có thể cho một vài bé hoặc một vài nhóm kể lại nội dung mà bé thích hoặc nhân vật bé thích trong câu chuyện của cô
Chú ý sửa câu cho trẻ, khuyến khích trẻ nói đúng và diễn tả ý nghĩ bằng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ
Khuyến khích trẻ tự tin nói lên suy nghĩ của mình
4 Kết thúc: nhận xét giờ học.
Trang 33Chủ Đề: Ngôi trường của bé
Đề tài: Bác Bảo vệ và bác Lao công
Nhóm lớp: Lá
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng rẻ nhớ nội dung câu chuyện Lập lại được những lời thoại ngắn của các nhân vật Nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện
- Củng cố và cung cấp thêm cho trẻ những hình ảnh của những người quen thuộc mà bé gặp trong trường Hiểu thêm về ý nghĩa công việc và có thái độ đúng đắn: biết chào hỏi, lễ phép và tôn trọng những người lao động
- Ôn số lượng từ 1 đến 5, hình thành biểu tượng về số lượng 6
- Rèn kỹ năng ném bằng một tay
- Giáo dục trẻ biết tự tin nói lên ý kiến của mình Biết tuân theo luật chơi
và kiên nhẫn đợi đến lượt, biết ngồi ngăn ngắn và thực hiện đúng yêu cầu của cô
II Chuẩn bị:
- Bảng nỉ có chia 2 ô lớn, một ô màu xanh và một ô màu đỏ của 2 đội trông mỗi ô lớn chia làm 2 ô dọc nhỏ, 1 ô công cụ lao động của bác lao công, một ô là của bác bảo vệ Trong mỗi ô dọc đó chia làm 6 ô ngang Đánh thứ tự từ 1 đến 5 Ô cuối cùng không để số
- Thẻ hình các công cụ lao động và công việc của bác bảo vệ và bác lao công
- Giấy A4 Một bên là ô có số lượng một số công cụ lao động Một bên là chữ số cho trẻ nối
- Truyện tranh kể về bác bảo vệ và bác lao công
- Băng keo để dán vạch chơi trên sàn nhà
- Túi cát thể dục
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Kể chuyện: Bác lao công và bác bảo vệ trường em
Cô kể một câu chuyện về công việc của bác Lao công và bác Bảo vệ trường
Đàm thoại:
Trong câu chuyện trên có 2 nhân vật nổi bật Đố con biết đó là những ai?Bác bảo vệ trường làm công việc gì?
Bác lao công làm công việc gì?
Gợi ý cho trẻ nói lên ý nghĩa công việc của bác lao công và bác bảo vệ.Các con có thấy rằng, công việc của bác lao công và bác bảo vệ rất đáng trân trọng không? Vì sao?
Khi gặp bác lao công và bác bảo vệ con phải làm gì? (phải chào hỏi lễ phép)
Gợi ý cho trẻ kể thêm nhiều công việc của bác lao công và bác bảo vệ ở trường mầm non
Trang 34Có thể gợi ý để trẻ chia sẻ: Ngoài bác lao công và bảo vệ con thường gặp
ở trường con còn gặp các bác bảo vệ ở đâu? (ở các cơ quan của ba
mẹ.v.v )
2 Hoạt động 2: Đồ dùng nào của ai?
Gợi ý cho trẻ: trong trường mầm non, bác lao công làm những công việc gì?
Bác lao công cần những dụng cụ gì để làm sạch trường lớp, chăm sóc sân vườn, cây xanh.v.v.?
Bác bảo vệ ngoài công việc giữ an ninh và bảo vệ an toàn cho bé, giúp khách liên hệ với nhà trường thì bác còn làm công việc gì?
Để sửa chữa đồ chơi, hàng rào, bàn ghế.v.v…
Bác bảo vệ sử dụng các công cụ gì để làm những công việc trên?
Giới thiệu một số dụng cụ và công cụ làm việc của bác bảo vệ
Trò chơi: tìm dụng cụ làm việc
Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội có một số bịch cát
Trên sàn nhà, cô dán (vẽ) 2 đường thẳng song song cách nhau 2m Một đầu là vạch xuất phát, cách vạch xuất phát khoảng 1, 5m cô dán các vạch ngang song song, mỗi vạch cách nhau 0.5m, khoảng giữa các vạch được đánh số thứ tự từ 1 đến 5 và giữa các vạch để các thẻ hình công cụ lao động của bác lao công và bác công nhân
Phía cuối cùng cách vạch số 5:1m để một bảng nỉ được chia làm 2 ô lớn, một ô màu xanh của đội xanh và một ô màu đỏ của đội đỏ Mỗi ô lớn chia làm 2 phần: công cụ của bác lao công và công cụ của bác cấp dưỡng Trong mỗi ô công cụ có chia số thứ tự từ 1 đến 5 và từ trên xuống dướiTrẻ đứng thành 2 hàng dọc trước vạch xuất phát Chú ý nghe cô giải thích trò chơi:
Bạn đầu tiên lấy một bịch cát trong rổ, tiến đến vạch xuất phát, ném một tay bịch cát vào các vạch đích bên trên Sau đó chạy nhanh đến chỗ bịch cát, lấy thẻ hình trong ô có bịch cát dán thẻ hình đó lên bảng theo đúng số thứ tự và đúng công cụ lao động
Sau đó chạy về chỗ và bạn tiếp theo tiếp tục
Cuối trò chơi, cô kiểm tra kết quả của mỗi đội
3 Hoạt động 3: Sau số năm là số mấy?
Với các thẻ hình bé vừa lấy được, cô gỡ hết các thẻ hình ra khỏi bảng và gọi một bé đội xanh và một bé đội đỏ lên xếp các thẻ hình vào từng ô
Trang 35Chủ điểm: Ngôi trường của bé
Đề tài: Món quà của cô giáo
Nhóm lớp: Lá
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng ghi nhớ nội dung câu chuyện Phát huy tính sáng tạo và kể chuyện sáng tạo ở trẻ
- Tạo sự tự tin và luôn biết sáng tạo ra các tình huống
- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm Biết kết hợp cùng bạn, lắng nghe ý kiến của bạn và đưa ra ý kiến của mình
- Phát triển thẩm mỹ thông qua các hoạt động tạo hình
II Chuẩn bị:
- Truyện tranh hoặc rối: Món quà của cô giáo
- Mũ các nhân vật
- Rổ đựng keo dán, giấy màu và các nguyên vật liệu trang trí
- Trang vẽ bằng chì câu chuyện: Món quà của cô giáo Tùy theo nhóm cô chia mà chia câu chuyện thành bao nhiêu bức tranh
- Bảng nỉ có đánh số thứ tự ô tương ứng với số bức tranh
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: truyện kể: Món quà của cô giáo
Đàm thoại:
Cô giáo hưu sao đã hứa gì với các bạn?
Khi xếp hàng vào lớp, điều gì đã xảy ra?
Tại sao mèo khoang bị ngã?
Tại sao bạn gấu xù không dám nhận quà?
Cuối cùng thì những ai đã nhận lỗi?
Theo con? Gấu xù và các bạn có ngoan không? Tại sao?
2 Hoạt động 2: Thi xem nhóm nào kể chuyện giỏi.
Cô chia lớp làm 3 nhóm, theo ba nhân vật: cún đốm, gấu xù, mèo khoang
Cô đóng vai cô giáo Hưu sao
Cô gợi ý cho các bạn suy nghĩ ra những tình huống khác nhau trong lớp
để kể câu chuyện một cách sáng tạo
Ví dụ: trong giờ chơi, các bạn giành đồ chơi, cãi nhau hoặc không biết cất
đồ chơi.v.v
Sau khi lựa chọn tình huống khác cho câu chuyện, cô và các bạn cùng diễn lại câu truyện trên theo tình huống mới
Các nhóm sẽ thảo luận về tình huống mới, cách giải quyết tình huống mới
để câu chuyện được sinh động
Có thể kể lại vài lần và thay đổi vai của mỗi nhóm
3 Hoạt động 3: Cùng làm sách kể chuyện
Cô yêu cầu mỗi nhóm lấy 1 bức tranh cô vẽ nét đen trước rồi chọn: bút màu sáp, giấy màu, keo dán, kéo, giấy báo.v.v… để trang trí tranh truyện cho đẹp
Trang 36Sau khi mỗi nhóm trang trí xong, cô yêu cầu mỗi nhóm một đại diện lên
để bức tranh vào đúng thứ tự câu truyện
Cả lớp quan sát và nhận xét, có thể trẻ khác lên sửa và nói lên ý kiến của mình
Cuối cùng, cô giúp các bạn đóng tập truyện lại, làm bìa truyện để vào góc thư viện
- Trẻ nhớ tên những người bạn trong lớp, nhớ tên các bạn trẻ chơi thân
- Thuộc tên các cô và nhân viên phục vụ lớp Lá
- Hình thành tình cảm yêu quý và giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn
- Tìm hiểu và nhận ra một số đặc điểm đặc trưng của những người bạn trong lớp, trong nhóm của trẻ
II Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh về lễ hội đến trường của lớp bé
Giấy A4 cho trẻ vẽ, giấy màu, kim xa, màu sáp và một số nguyên liệu cho trẻ trang trí
Album cũ hoặc giấy bìa để làm sách
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Lớp Lá của bé!
Trò chuyện về lớp lá của bé:
Lớp của bé là lớp lá mấy?
Lớp của bé có bao nhiêu bạn?
Cô nào dạy nhóm nào?
Nhóm của con có bao nhiêu bạn?
Tổ của con là tổ mấy?
Đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn
Trong lớp con thường chơi với bạn nào nhiều nhất?
Con có yêu quý lớp lá của mình không? Tại sao?
Trò chơi: đoán xem bạn mình là ai?
Cô nói đặc điểm của một bạn trong lớp, nhưng không nói tên: ví dụ: đó là một bạn nữ, tóc dài, mặc áo đầm màu hồng, bạn này hát rất hay Cả lớp sẽ quan sát và tìm xem bạn đó là ai?
Sau khi các bé đoán được tên người bạn đó, thì bạn đó sẽ ra ngồi riêng một chỗ và tiếp tục đoán tên người kế tiếp Cứ như vậy cho tới khi hết nhóm
2 Hoạt động 2: Chia nhóm như thế nào?
Trò chơi: gió thổi
Trang 37Luật chơi: khi cô hô gió thổi và đưa ra yêu cầu, các trẻ sẽ nhanh chóng kết thành các nhóm theo số lượng người và tính chất nhóm theo yêu cầu của cô.
Bạn nào không tìm được nhóm sẽ đứng vô giữa vòng tròn
Cách chơi:
Cô cho các bạn nắm tay thành vòng tròn, sau đó chơi
Cô hô: gió thổi, gió thổi
Trẻ: thổi gì thổi gì?
Cô nói yêu cầu: chú ý: số bạn chỉ trong phạm vi 6
Ví dụ: gió thổi 6 bạn về một nhóm
Gió thổi 3 bạn nam, 3bạn nữ về một nhóm
Gió thổi 2 nam bốn nữ về một nhóm
Cô có thể yêu cầu nhiều hình thức chia nhóm ở trẻ (chia theo số lượng, theo bạn nam, bạn nữ, theo quần áo.v.v…)
Sau mỗi lần hô gió thổi, cô cho trẻ cùng đếm lại số trẻ trong một nhóm
Có thể hỏi trẻ:
Có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ?
Nhóm con có tất cả bao nhiêu bạn?
Trò chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, những trẻ lúc nãy không kết được nhóm bị loại đứng giữa vòng giờ sẽ bị bịt mắt
Cô cử một số bạn ra, mỗi người bị bịt mắt sẽ sờ và đoán xem bạn nào đứng trước mặt mình (Trẻ bịt mắt có thể hỏi 1 -3 câu hỏi, và người đối diện phải trả lời, không được hỏi tên, chỉ hỏi tính chất: cao, thấp, ở tổ mấy.v.v )
Khi trẻ đã hỏi 3 câu hỏi mà vẫn không đoán được thì sẽ thay trẻ khác vào
vị trí đó để trẻ hỏi và đoán tiếp
3 Hoạt động 3: Người bạn thân của bé.
Cô trò chuyện với bé về người bạn mà bé thích chơi trong lớp, người bạn hoặc nhóm bạn mà trẻ thân và gần gũi, thường chơi chung
Cho trẻ vẽ người bạn thân của trẻ
Sau khi trẻ vẽ xong, cô giúp trẻ ghi tên người bạn thân bên dưới bức
- Trẻ hiểu được công việc của cô giáo bé ở trường
- Rèn kỹ năng cầm bút vẽ, phối hợp màu sắc của trẻ
- Hình thành tình cảm yêu quý của trẻ đối với cô giáo
Trang 38II Chuẩn bị:
- Phim quay một số hoạt động của cô giáo ở trường
- Tranh vẽ cô giáo
- Giấy, bút, màu và nguyên vật liệu trang trí cho trẻ
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Cô giáo của bé
Cô và bé cùng đi xem phim
Trò chuyện về đoạn phim mà trẻ vừa được xem
Các con vừa xem phim gì?
Trong phim có những ai? (cô, bạn)
Cô và các bạn trong phim đang làm gì?
Cho trẻ nói lên nhận biết của trẻ về công việc của cô ở trường và tình cảm của trẻ dành cho cô
Sau khi đã gỡ hết các thẻ số, cô cho trẻ đoán tranh
Gỡ hết các thẻ màu, trò chuyện với trẻ về bức tranh
Tranh vẽ ai?
Cô giáo đang làmgì?
Hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để vẽ và trang trí tranh cô giáo của bé
3 Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ.
Cô cho các nhóm về bàn của nhóm mình và vẽ tranh
Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát và gợi ý, giúp đỡ bé khi cần thiết
Giúp các nhóm đã hoàn thành trưng bày tranh
Cô và bé cùng đi xem triển lãm tranh của mỗi nhóm
- Trẻ biết tên lớp của bé, tên cô giáo và các cô bảo mẫu
- Trẻ biết tên của các bạn, ký hiệu của mình và của bạn ở lớp
- Biết xắp sếp đồ chơi ở các góc, chăm sóc cây cảnh, góc thiên nhiên của lớp mình
- Biết và tuân theo nội quy, quy định của lớp
II Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng của bé ở lớp
- Nhạc bài hát: ngôi nhà của bé
Trang 39- Thẻ chữ các từ và giấy cho trẻ ghép từ.
- Các lá thăm tên góc
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Ngôi nhà của bé
Cô và bé cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Ngôi nhà của bé
Trò chuyện với bé về các thành viên trong ngôi nhà mẫu giáo của béTrò chơi: Hãy đặt đúng vị trí
Mỗi bạn lấy trong hộp một ký hiệu ngẫu nhiên (ký hiệu của bé và cô) sau
đó trở về vòng tròn ngồi Lần lượt từng bé từ bên phải cô sẽ giơ ký hiệu
bé đang cầm và nói xem đây là ký hiệu của bạn nào? Bạn đó đang ngồi đâu? Trẻ kể về mọi vài đặc điểm, sở thích của bạn rồi cầm ký hiệu đến đưa cho bạn đó và trở về chỗ của mình
Nếu bé nào chưa nhận ra ký hiệu của ai, các bạn khác có thể giúp
3 Hoạt động 3: Tên góc của lớp bé.
Mỗi bé tô màu một từ tên góc của nhóm mình Sau đó cô giúp các trẻ ghép các từ lại và để vào góc của nhóm mình
- Trẻ biết nén xa bằng một tay, đúng kỹ thuật, chính xác
- Trẻ biết dùng lực của cánh tay để đẩy vật đi xa
- Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh
- Thực hiện các thao tác chính xác, dứt khoát, đẹp
so le so với trẻ hàng trên)
Trang 40Trọng động:
a/Bài tập phát triển chung
+ Động tác tay: Tay đưa ngang gập khủy ngón tay chạm vai
+ Động tác chân: Bước một chân sang bên , chân kia thẳng
+ Động tác bụng: Cuối gập người về trước , tay chạm vào bàn chân.+ Bật nhảy: Bật luân phiên chân trước chân sau
- Cô làm mẫu lần 3 Làm mẫu toàn bộ không giải thích.
- Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu
- Cho trẻ tiến hành tập
- Chia trẻ theo nhóm , tổ thi đua đúng đẹp
Trong quá trình trẻ thực hiện cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên tuyên dương nhắc nhở
c/ Trò chơi vận động
- Trò chơi : Chạy tiếp cờ
- Cách chơi: cô chia trẻ thành hai đội bằng nhau ,xếp thành hàng dọc ,hai cháu ở đàu hàng cầm cờ, khi nghe hiệu lệnh “hai, ba” thì cháu cầm cờ phải chạy nhanh về phía ghế ,vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đi đứng ở cuối hàng.Cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục chạy nhanh và vòng qua ghế (như bạn thứ nhất) rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba, cứ như vậy nhóm nào hết trước thì thắng cuộc.Con nào không thực hiện đúng quy luật trên thì phải quay lại từ đầu
- Cho trẻ chơi hai đến ba lần
Trong quá trình thực hiện cô quan sát, sửa sai
3 Hoạt động 3: Thư giãn:
Tưởng tượng đang dạo chơi quanh sân trường và hít thở không khí trong lành
Trò chuyện với trẻ về những hoạt động trẻ vừa tham gia và gợi ý cho trẻ nói lên hiểu biết của trẻ về ý nghĩa của việc luyện tập thể dục và tinh thần đồng đội mà trẻ vừa thể hiện qua bài tập luyện tập và trò chơi
Chủ đề: Cô và bạn
Đề tài: Ngày đầu tuần của bé
Nhóm lớp: Lá
I Mục đích yêu cầu: