1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ vựng và biện pháp tu từ trong thơ hàn mặc tử

92 1,7K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 484,5 KB

Nội dung

Phong trào Thơ mới xuất hiện năm 1932 là cả một cuộc cách mạng trong thi ca gắn với những tên tuổi của Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chươ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN BỘ

TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN BỘ

TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS ĐẶNG LƯU

Trang 4

NGHỆ AN - 2014

Trang 5

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề 8

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Cấu trúc luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 11

1.1 Thơ và ngôn ngữ thơ 11

1.1.1 Khái niệm thơ 11

1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ 14

1.2 Hàn Mặc Tử trong bối cảnh Thơ mới 1932 - 1945 17

1.2.1 Hàn Mặc Tử - cuộc đời và sự nghiệp 17

1.2.2 Vị trí của Hàn Mặc Tử trong Thơ mới 1932 - 1945 20

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2 TỪ NGỮ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 24

2.1 Từ ngữ trong thơ và các hướng tiếp cận 24

2.1.1 Từ ngữ trong thơ 24

2.1.2 Các hướng tiếp cận từ ngữ trong thơ 26

2.2 Các trường từ vựng - ngữ nghĩa tiêu biểu trong thơ Hàn Mặc Tử 28

2.2.1 Trường tình yêu 29

2.2.2 Trường thân xác 32

2.2.3 Trường tôn giáo 36

2.2.4 Trường màu sắc 44

2.3 Những lớp từ ngữ nổi bật nhìn từ phong cách 48

2.3.1 Lớp từ ngữ thi ca 48

2.3.2 Lớp từ ngữ địa phương 50

2.3.3 Điển tích, điển cố 54

Tiểu kết chương 2 59

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 61

3.1 Khái niệm biện pháp tu từ 61

3.2 Một số biện pháp tu từ tiêu biểu trong thơ Hàn Mặc Tử 62

3.2.1 So sánh 62

3.2.2 Ẩn dụ 65

3.2.3 Nhân hóa 72

3.2.4 Tượng trưng 75

Tiểu kết chương 3 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng là một trong những hoạt động đặc thù; hoạt động nghệ thuật Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, trong đó tìm hiểu ngôn ngữ của các tác giả là một trong những hướng đi cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ văn chương, góp phần xác định phong cách ngôn ngữ thơ của mỗi tác giả trong nền thơ ca Việt Nam

1.2 Phong trào Thơ mới xuất hiện năm 1932 là cả một cuộc cách mạng

trong thi ca gắn với những tên tuổi của Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương… Hàn Mặc Tử cùng với những tập thơ của mình đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam lên đến đỉnh cao mới của sự hiện đại hóa văn học Hàn Mặc Tử là một gương mặt tiêu biểu, đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh thi nhân của mình để góp phần làm nên

“Một thời đại trong thi ca” (lời Hoài Thanh)

Hàn Mặc Tử là ngôi sao lạ của văn học Việt Nam thế kỉ XX Nếu Thế

Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, là những nhà thơ theo lãng mạn thuần khiết

; Huy Cận, Xuân Diệu lãng mạn pha chút tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là

sự hòa sắc của lãng mạn, tượng trưng, thậm chí cả siêu thực nữa Do vậy, để hiểu sâu sắc những đặc trưng thi pháp Thơ mới 1932 - 1945, không thể không chú ý di sản thơ Hàn Mặc Tử

1.3 Không những là bộ phận quan trọng trong chương trình Lịch sử văn học ở đại học, hiện nay, tác phẩm của Hàn Mặc Tử còn có mặt trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông Đó là những bài thơ đặc sắc vào bậc nhất của Thơ mới, vì thế, chúng có sức hấp dẫn đối với người dạy và người học, đồng thời cũng là những thách đố không nhỏ

Trang 8

Việc tìm hiểu thơ Hàn Mặc Tử một cách toàn diện, để từ đó có điều kiện khám phá sâu hơn những bài thơ trong chương trình Ngữ văn trung học là công việc hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Từ ngữ và biện

pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, triển khai nghiên cứu nhằm góp thêm

tiếng nói khẳng định những giá trị nghệ thuật của một trong những nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới 1930 - 1945

2 Lịch sử vấn đề

Hơn ba phần tư thế kỉ kể từ khi Hàn Mặc Tử xuất hiện trên văn đàn đến nay, không biết bao nhiêu vài viết cũng như công trình nghiên cứu về thơ ông Ban đầu, còn có sự phân lập khen chê, nhưng càng gần đây, các ý kiến khẳng định vị trí danh dự của Hàn Mặc Tử trong nền Thơ mới 1932 - 1945 càng tập trung Phần lớn công trình đánh giá thơ Hàn Mặc Tử thuộc về lĩnh vực nghiên cứu, phê bình Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít công trình khám phá những nét đặc sắc của nhà thơ về phương diện ngôn ngữ

Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “Tôi đã nghe người

ta mạt sát Hàn Mặc Tử nhiều lắm Có người bảo: Hàn Mặc Tử thơ với thẩn thẩn! Toàn nói nhảm Có người nghiêm khắc hơn nữa: Thơ gì mà rắc rối thế! Mình tưởng có ý nghĩa gì khuất khóc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình nhưng ta cũng đã nghe rất nhiều người ca tụng Hàn Mặc Tử Trong ý

họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mặc Tử Bao nhiêu thơ Hàn Mặc Tử làm ra họ đều chép và thuộc hết”… [55, tr 219]

Chế Lan Viên - một người trong nhóm thơ Bình Định với Hàn Mặc Tử thì quả quyết: “Mai sau, tất cả những cái tầm thường mực thước kia sẽ qua đi, nếu còn lại một cái gì, thì cái đó là Hàn Mặc Tử” [64]

Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Hàn Mặc

Tử có những thi hứng rất dồi dào, nhưng thơ ông nhiều phần khúc mắc, nhạc điệu trong thơ ông hình như không phải là phần quan hệ, lời thơ ông nhiều khi

Trang 9

rất thô bên những bài tầm thường, người ta thấy dưới ngòi bút của ông những bài tuyệt tác” [45, tr 145].

Trong những năm đất nước còn chia cắt, ở miền Nam, việc tìm hiểu thơ Hàn Mặc Tử diễn ra rất sôi nổi Bên cạnh những bài có tính tưởng niệm, rất

đáng chú ý là bài Đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử của Đặng Tiến Có thể nói

đây là một bài viết sâu sắc, cắt nghĩa khá thuyết phục ảnh hưởng của đức tin Thiên Chúa giáo đối với sáng tác của một nhà thơ đồng thời là một tín đồ thành kính [58]

Sau năm 1975, đặc biệt là từ khi Đổi mới, văn học lãng mạn 1932 -

1945 được nhìn nhận lại thỏa đáng hơn Trong không khí đó, di sản của Hàn Mặc Tử được nghiên cứu toàn diện hơn Ở đây, chúng tôi xin không đề cập đến những bài viết, những công trình văn học sử, phê bình, mà chỉ điểm qua tình hình nghiên cứu Hàn Mặc Tử ở bình diện ngôn ngữ nghệ thuật

Trong cuốn Con mắt thơ, đổi thành Mắt thơ trong lần tái bản sau đó,

với lối phê bình phong cách học Thơ mới, Đỗ Lai Thúy đã chú ý đến một số yếu tố đặc sắc trong ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử Ông cho rằng, trong thơ Hàn

Mặc Tử, Trăng, Hồn, Máu là những “mắt thơ”, hơn thế, là những biểu tượng

hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, đồng thời là dấu ấn riêng, góp phần tạo nên phong cách thơ Hàn Mặc Tử [56, tr 209-233]

Trên Ngôn ngữ và Đời sống, Phan Huy Dũng có bài nghiên cứu cách

dùng từ địa phương trong thơ Hàn Mặc Tử Tác giả có sự nhận thức khá sâu

và lý giải thuyết phục “cơ chế” hoạt động của từ địa phương trong thơ của nhà thơ này [8]

Nếu trong mắt của Chu Văn Sơn, Hàn Mặc Tử là một trong “ba đỉnh cao Thơ mới” (hai “đỉnh” còn lại là Xuân Diệu và Nguyễn Bính), thì Nguyễn Đăng Điệp lại xem ông là một trong “tứ bất tử” (bên cạnh Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận) Ở trong hai công trình của hai tác giả này, vấn đề ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Tử cũng đã được quan tâm [12], [48]

Trang 10

Bên cạnh những công trình nêu trên, còn có một số luận văn Thạc sĩ bàn về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử ở những bình diện khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào khảo sát kỹ lưỡng và nghiên cứu sâu về vấn đề từ ngữ

và biện pháp tu từ trong thơ ông - điều mà luận văn này sẽ tập trung tìm hiểu

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác phẩm thơ của Hàn Mặc Tử (tuyển tập Thơ lãng mạn Việt Nam).

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng hợp một số vấn đề lý thuyết về thể loại thơ, ngôn ngữ thơ, từ ngữ

và biện pháp tu từ trong thơ, từ đó đi vào khảo sát, đánh giá những thành công

ở hai bình diện: từ ngữ và biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử

4 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích diễn ngôn, phương pháp so sánh.

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được

triển khai trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

Chương 2: Từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử

Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Thơ và ngôn ngữ thơ

1.1.1 Khái niệm thơ

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, thơ là thể loại ra đời sớm hơn cả

và liên tục cho đến ngày nay Ở nhiều dân tộc trong một thời gian khá dài, các tác phẩm văn học đều viết bằng thơ Vì thế, trong lịch sử văn học nhiều dân tộc thế kỉ XVII trở về trước, nói đến văn học là nói đến thi ca

Vậy thơ là gì ? Đã có rất nhiều định nghĩa bàn về vấn đề này nhưng

chưa đi đến thống nhất và chưa có tiếng nói chung Điều này do tính phức tạp của thơ và mỗi nhà thơ, mỗi nhà nghiên cứu, nhà phê bình về thơ đều có một cách định nghĩa riêng

Công trình lí luận thi ca sớm nhất của phương Đông ra đời cách 1500

năm là Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp đã chỉ ra phương diện cơ bản cấu

thành tác phẩm thơ là: hình văn, hành văn và tình văn Ngôn ngữ trong thơ

có họa (hình văn) Đến đời Đường, quan niệm về thơ của Bạch Cư Dị đã cụ thể hơn một bước: cái cảm hóa được lòng yêu người chẳng có gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì bằng ngôn ngữ, chẳng gì bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa Với thơ gốc là tình cảm, mầm là ngôn ngữ, hoa là âm

thanh, quả là ý nghĩa Trong quan niêm của Bạch Cư Dị các bình diện của ngôn ngữ thơ được đề cập và làm sáng rõ Trong bài Tựa Kinh thi, Chu Hi

cũng cho rằng: Thơ là cái dư âm của lời nói, trong khi lòng cảm xúc với sự vật bên ngoài

Ở Việt Nam, lí luận thơ đã nhấn mạnh Thi dĩ ngôn chí như một đặc điểm của thể loại này Phan Chu Tiên trong Việt âm thi tập thi san đã viết:

trong lòng có điều gì tất hình thành cho nên thơ để nói nội dung như vậy

Trang 12

Nguyễn Bỉnh Khiêm khi viết tập thơ Bạch Vân Am đã nói rõ hơn nội

dung của chữ: có kẻ chỉ đạo đức, có kẻ chỉ để ở công danh, có kẻ chỉ để sự ẩn dật Nguyễn Trãi trong thời kì tham gia kháng chiến chống quân Minh lại nói

đến chí của mình ở trong sự nghiệp cứu nước… Có thể nói nguyên tắc thi ngôn chí (thơ nói chí) là nguyên tắc mĩ học cổ đại mang chức năng giáo hóa

Nhưng ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi giai đoạn mà chức năng này có thể thay đổi, thơ có thể mang chức năng phản ánh nhận thức, thơ phản ánh chí hướng tình cảm con người, cuộc sống

Đến đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi sâu sắc Từ đây xuất hiện một lớp người mới, suy nghĩ mới và tình cảm mới Bắt đầu từ Tản

Đà rồi đến các nhà Thơ mới (1932 - 1945), họ đã đem đến một luồng sinh khí mới, với những đổi mới, những cách tân táo bạo làm thay đổi diện mạo và làm nên thành công rực rỡ của nền thi ca nước nhà, hoàn tất quá trình hiện đại hóa thơ ca về nội dung Từ đó, nhiều định nghĩa về thơ cũng xuất hiện

Thế Lữ nêu quan điểm: Thơ riêng nó phải có sức gợi cả bất kể trường hợp nào Lưu Trọng Lư thì cho rằng: Thơ sở dĩ là thơ, vì nó súc tích, gọn gàng, lời ít mà ý nhiều và nếu cần phải tối nghĩa chỉ vì thi nhân không xuất hiện một cách trực tiếp, lời nói của thi nhân phải là hình ảnh Cực đoan hơn

là ý kiến của Hàn Mặc Tử: Làm thơ tức là điên Với Chế Lan Viên, làm thơ

là làm sự phi thường Thi sĩ không phải là người Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên Nó là Tiên, là Quỷ, là Tình, là Yêu Nó thoát hiện tại, xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai Người ta không thể hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa hợp lí Có thể thấy ở thời kì này các định nghĩa thơ phần nào có những yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng từ những quan niệm thơ của trường phái thơ tượng trưng và siêu thực ở Pháp vào thế kỉ XIX và đầu thế

kỉ XX Họ thường lí tưởng hóa hoặc đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca

và hiện thực cuộc sống, kiểu như: Thơ là ở sự hiện thân những gì thầm kín

Trang 13

nhất và cho những hình ảnh tươi nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên (La Mactin).

Sau cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta lại có điều kiện tiếp xúc với nhiều ý kiến về thơ Trước hết, thơ là tiếng nói tâm hồn, là sợi dậy tình cảm ràng buộc con người với con người, là hành trình ngắn nhất đi tới con tim Quan niệm này được thể hiện rõ trong định nghĩa sau: Thơ là một tâm hồn đi

từ những tâm hồn đồng điệu, “Thơ là tiếng nói tri âm” (Tố Hữu) hoặc quan niệm “Thơ cải thiện cuộc sống, hoàn thiện con người” “Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp” (Sóng Hồng) “Thơ là sự sống tập trung cao độ là cốt lõi của cuộc sống” (Lưu Trọng Lư)

Phan Ngọc trong bài viết Thơ là gì? đã đưa ra định nghĩa về thơ, trong

đó chú ý nhấn mạnh về ngôn ngữ Ông cho rằng, thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc do hình thức ngôn ngữ này [41, tr 25] Đây là cách định nghĩa khá lạ, một định

nghĩa theo hướng cấu trúc ngôn ngữ Ý kiến này đã đối lập hẳn ngôn ngữ thơ với cuộc sống hằng ngày và với cả văn xuôi

Một tác giả khác cũng đi theo hướng này là Nguyễn Phan Cảnh Ông

đã tiếp xúc các luận thuyết về thơ ca trong và ngoài nước để đưa ra một vấn

đề rất thiết thực song không kém phần nan giải (các nhà thơ tư duy nên chất liệu ngôn ngữ như thế nào) Lí thuyết liên hệ của Nguyễn Phan Cảnh đưa ra không mới, song một lần nữa nên xem xét từ phương thức lựa chọn ngôn từ trong các hệ hình để tạo ra có hiệu quả cao nhất được khẳng định là đúng và

có sức thuyết phục cao Nguyễn Phan Cảnh không dừng lại ở đó mà mở rộng vấn đề sang cấu trúc phổ biến trong ngôn ngữ thơ để giải thích nguồn gốc các biện pháp tu từ [5, tr 70,71]

Định nghĩa của nhóm các nhà nghiên cứu phê bình văn học gồm: Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Thuật ngữ nghiên cứu văn

Trang 14

học lại cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tạo văn hoc phản ánh cuộc sống thể

hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh nhất và nhất là có nhịp điệu” [18, tr 262]

Từ một số định nghĩa trên đây, chúng tôi rút ra những đặc đểm cơ bản

về thơ:

- Chiếm lĩnh và thể hiện đời sống bằng phương thức trữ tình

- Có cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, thông qua các phương tiện ngữ âm

- Có tính hàm súc, đa nghĩa

1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ thơ

1.1.2.1 Về ngữ âm

Đặc đểm nổi bật về ngữ âm của thơ (so với văn xuôi) là ở tính nhạc Sở

dĩ chúng ta thường nhấn mạnh tính nhạc trong thơ vì ngôn ngữ thơ ca giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm so với văn xuôi Ngôn ngữ thơ Việt Nam có một nét riêng, độc đáo là nhờ vào đặc tính cấu trúc âm tiết tiếng Việt, sự giàu có về thanh điệu Bởi vậy, nghiên cứu đặc điểm tính nhạc trong ngôn ngữ thơ không thể không chú ý những ý quan trọng đó

Ngoài ra, hai yếu tố góp phần quan trọng, góp phần tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca là vần và nhịp Những yếu tố ngữ âm này là cơ sở và cũng

là chất liệu cho sự hòa âm của ngôn ngữ thơ ca tạo nên âm hưởng trầm bổng,

Trang 15

chức vần như sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau do đó giúp cho việc đọc thuận miệng, nghe được đọc thuận tai và làm cho người đọc, người nghe

dễ thuộc, dễ nhớ [11, tr 22]

Vần trong thơ là một kiểu gặp lại theo một quy định ngữ âm nhất định Hình thức này là dấu hiệu của sự hô ứng, liên kết gọi nhau của những yếu tố

từ ngữ, tạo nên kết cấu đặc biệt trong thơ Tính nhạc của thơ cũng bắt đầu từ

đó và nó đã tạo nên khả năng mĩ cảm đặc biệt

b) Nhịp điệu

Vần tuy là yếu tố quan trọng nhưng không bắt buộc phải có trong một bài thơ, nhất là thơ tự do Ngược lại, sự tồn tại của nhịp - một yếu tố có mối

quan hệ khăng khít với vần - lại mang tính tất yếu phổ quát “Một cách khái

quát, có thể nói, nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua sự lặp lại có tính chất chu kì cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ” [11, tr 64]

Trong thơ, nhịp điệu là kết quả hòa phối âm thanh được tạo ra từ ngắt nhịp Nhịp điệu liên kết với các yếu tố ngữ âm lại với nhau để tạo ra tính nhạc Nhịp điệu ngừng nghỉ theo cách thức nhất định khi phát âm hay còn gọi

là sự ngắt nhịp

Vần và nhịp là hai yếu tố quan trọng về mặt hình thức trong thơ ca, vần

và nhịp nếu ngắt đúng chỗ thì mang ý nghĩa Vần và nhịp tương hợp và giao hòa với nhau Nhịp là yếu tố cơ bản, là xương sống của bài thơ, là tiền đề cho hiện tượng gieo vần

c) Thanh điệu

Tiếng Việt có sáu thanh Trong đó, bốn thanh (sắc, nặng, hỏi, ngã) là thanh trắc; hai thanh (huyền, không dấu) là thanh bằng Hệ thống thanh điệu tạo nên các âm vực cao thấp khác nhau Trong ngôn ngữ thơ, hòa phối thanh điệu có tác dụng tạo nên âm hưởng trầm bổng - một yếu tố của nhạc tính trong thơ

Trang 16

Các thể thơ cách luật có sự quy định khá chặt chẽ về thanh điệu Tuy nhiên, nhiều nhà thơ có sự phá cách, tạo nên những âm hưởng độc đáo trong thơ (chẳng hạn, có những câu thơ toàn thanh bằng, hoặc dồn các thanh trắc thành môt hợp âm đặc biệt).

1.1.2.2 Về ngữ nghĩa

Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ cô đọng Mỗi từ ngữ khi được đưa vào thơ đều phải trải qua sự lựa chọn của tác giả Chúng hoạt động đa dạng, linh hoạt và biến hóa Nếu như trong văn xuôi, số lượng âm tiết, từ ngữ, câu không hạn chế, thì ngược lại, thơ thường theo từng thể, có cấu trúc nhất định Khi đi vào thơ, do áp lực của cấu trúc và ngữ nghĩa, ngôn từ nhiều khi không chỉ được dùng ở nghĩa đen, nghĩa ban đầu của nó, mà còn có những ý nghĩa mới, tinh tế, phong phú hơn Chính vì vậy, ngữ nghĩa của ngôn từ trong thơ lắm sắc màu hơn so với ngữ nghĩa ngôn từ trong giao tiếp đời thường và văn xuôi

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ khơi gợi và để thực hiện chức năng gợi, các đơn vị trong văn bản nghệ thuật phải được chọn lựa xây dựng và sắp xếp theo cách thức nhất định Hiệu quả biểu đạt ý ở ngoài lời là mục tiêu muôn đời của thi ca Đặc trưng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn ngữ một ức cuốn hút kì lạ với người đọc, người nghe

1.1.2.3 Về ngữ pháp

Về phương diện ngữ pháp, câu thơ, dòng thơ không hoàn toàn trùng nhau Có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ và cũng có nhiều dòng thơ gồm nhiều câu thơ Các thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảo lộn trật

tự, các từ nhiều lúc không sắp xếp theo thứ tự bình thường như ở văn xuôi Đặc điểm này thể hiện rất rõ qua hiện tượng vắt dòng trong thơ ca Việt Nam hiện đại

Trong thơ, các dòng, các vế câu, các ý nhiều khi trông qua hình như không có mối quan hệ logic gì với nhau, lập luận, thậm chí có khi thật “phi

Trang 17

lí”, nhưng người đọc vẫn có thể hiểu được mạch ngầm các ý trong câu thơ, hiểu được sự ẩn náu ngữ nghĩa đằng sau cấu trúc ngữ pháp bất thường

Những kết hợp không bình thường trong cấu trúc dòng thơ diễn ra rất

đa dạng và phức tạp Có khi một dòng chứa nhiều câu thơ, có khi một dòng chỉ có một vế câu… Do vậy, nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu bất thường như đảo ngữ, câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp nhưng không làm ảnh hưởng đến quy trình tiếp nhận nghĩa ngữ của văn bản, trái lại chính

nó mở ra những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca

1.2 Hàn Mặc Tử trong bối cảnh Thơ mới 1932 - 1945

1.2.1 Hàn Mặc Tử - cuộc đời và sự nghiệp

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phero Phanxico, sinh ngày 22 - 9 - 1912, tại Lệ Mĩ - Đồng Hới Tổ tiên của Hàn Mặc Tử vốn

họ Phạm, gốc ở Thanh Hóa Ông cố của Hàn Mặc Tử tên Phạm Chương, do liên quan về quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con là Phạm Bồi phải trốn vào Thừa Thiên Huế rồi đổi sang họ mẹ là họ Nguyễn Bố của Hàn Mặc Tử là ông Nguyễn Văn Toản, con trai trưởng của cụ Phạm Bồi Hàn Mặc Tử là con thứ tư trong một gia đình có sáu người con

Bố của thi sĩ làm ở sở Thương chánh Nhật Lệ ở Đồng Hới Lớn lên, Hàn Mặc Tử theo bố đi nhiều nơi và theo học ở các trường tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921 - 1923), Sa Kỳ (1924)… Năm 1926, bố Hàn Mặc Tử qua đời, Hàn Mặc Tử theo mẹ vào Quy Nhơn và sau đó học ở trường Pelerin - Huế Năm 1930, Hàn Mặc Tử thôi học về Quy Nhơn cùng

mẹ, học ở đây 3 năm, làm thơ và lấy bút hiệu Phong Trần, vào làm ở Sở đạc điền một thời gian Năm 1935, Hàn Mặc Tử bị đau rồi thôi việc Và cũng vì thất vọng về mối tình với Hoàng Cúc, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo Ở đây, Hàn Mặc Tử gặp rất nhiều bạn thơ, rồi đổi bút danh là Lệ Thanh và sau

đó thành Hàn Mặc Tử Năm 1936, Hàn Mặc Tử gặp Mộng Cầm và giữa họ

Trang 18

tình cảm ngày càng thắm thiết Nhưng đến cuối năm khi bệnh nặng thêm, Hàn Mặc Tử chia tay Mộng Cầm, trở về Quy Nhơn.

Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử sống trong sự đau đớn của thể xác,

cô đơn tuyệt vọng về tinh thần, Mộng Cầm đi lấy chồng, nữ sĩ Mai Đình ra thăm nhưng do mặc cảm bệnh tật Hàn Mặc Tử trốn không gặp, Thương Thương tuy là một bóng dáng khuynh thi, nhưng ngoài đời cũng hết sức mơ

hồ và xa xăm Tuyệt vọng về tinh thần, mặc cảm về bệnh tật, Hàn Mặc Tử rơi vào trạng thái cuồng vọng khủng khiếp Trước số phận bi đát đó thì tình cảm bạn bè dành cho thi sĩ, và tinh cảm của thi sĩ với cuộc đời với thơ ca đã xoa dịu cõi lòng tan nát của nhà thơ Các tập thơ, kịch thơ, thơ và văn xuôi lần lượt ra đời, đó cũng chính là cách mà nhà thơ vượt ra khỏi sự đau thương và cái chết Trước khi chết Hàn Mặc Tử đã gác lại chuyện văn chương, lấy lại trạng thái tĩnh tại trong tâm hồn để đi vào cõi vĩnh hằng một cách nhẹ nhàng vào ngày 11 tháng 11 năm 1940

Tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử được bộ lộ rất sớm Tài năng đó trước hết được bộc lộ ở thơ Đường luật Khi mới 15 tuổi với bút danh là Minh Duệ Thị, Hàn Mặc Tử đã làm nhiều bài thơ xướng họa với anh trai của mình là Mộng Châu (tức Nguyễn Bá Nhân), Mộng Châu là một nhà thơ Đường luật sành nghề Chính nhờ anh trai mà sự nghiệp học hành và sáng tác của thi sĩ vẫn được tạo đà và phát triển sau khi bố qua đời

Với hi vọng phát triển một tài năng, mẹ Hàn Mặc Tử đã gửi Hàn Mặc

Tử ra Huế học Ở đây, thi sĩ đã nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với xứ Huế yên ả, thanh bình, phong cảnh nên thơ Những yếu tố này in dấu khá rõ trong các bài thơ của ông

Khi Phan Bội Châu mở Mộng du thi xã và tổ chức thi thơ, Hàn Mặc Tử

đã gửi mấy bài thơ dự thi (kí tên là Phong Trần) và đạt giải nhất, Phan Bội Châu đã hết lời ca ngợi: Từ khi về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp được bài nào hay đến thế… Ôi hồng Nam nhạn Bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên một tiếng lớn ấy là

Trang 19

thả hồn thơ vào đó Từ đó, tên tuổi của Hàn Mặc Tử ngày càng được khẳng định và tôn vinh.

Năm 1931, Hàn Mặc Tử có đăng các báo: Phụ nữ tân văn, Lời thăm, Tiếng dân với một phong vị Đường luật làm xôn xao làng thơ.

Tháng 6 năm 1934, Lưu Trọng Lư vào Huế diễn thuyết tại hội học Quy Nhơn để bênh vực để bênh vực cho hội Thơ mới với thì đúng lúc đó Hàn Mặc

Tử mới thực sự chọn Thơ mới làm phương tiện để thể hiện thế giới tình cảm của mình và anh bắt đầu gửi các bài thơ đăng ở các báo Sài Gòn

Năm 1936, Hàn Mặc Tử phát hiện mình mắc bệnh, đành thôi làm báo rồi cùng Yến Lan, Hoàng Diệp, Nguyễn Viết Lâm, Nguyễn Minh Vĩ, Chế Lan

Viên lập nên trường thơ loạn, cho ra đời tập Nắng xuân Từ đó, các tập Gái quê, Thơ Điên (sau gọi là Đau thương) lần lượt ra đời Thơ Hàn Mặc Tử có 6 tập, ngoài ra còn có vở kịch là: Duyên kì ngộ và Quần tiên hội, một tập văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng và trên dưới 24 bài thơ chưa in.

Lệ Thanh thi tập với phần lớn là những bài thơ Đường luật được sáng

tác trong thời gian Hàn Mặc Tử theo học tại Huế Ở giai đoạn này, thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu nghiêng về khoái cảm, tức cảnh, ngâm vịnh, thể hiện nỗi niểm ưu thời mẫn thế

Gái quê xuất bản 1936, lúc bấy giờ Hàn Mặc Tử đã chuyển sang làm

Thơ mới Đây là tập thơ khẳng định thiên tài thơ ca Hàn Mặc Tử Lời thơ nhẹ nhàng duyên dáng, cánh quê, tình quê gắn với những sự vật quen thuộc

Các tập thơ: Thơ Điên (Đau thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí lại

tập trung tất cả những rung động cảm xusc, yêu thương, đau khổ, vui buồn, hờn giận… càng làm cho thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử trở thành

một hồn thơ dị biệt Những hình tượng độc đáo, trí tưởng tượng phong phú,

những cảm giác siêu thực… tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn của thơ Hàn Mặc Tử

Duyên kì ngộ và Quần tiên hội là những vở kịch thơ viết chưa hoàn

thành Lúc bấy giờ Hàn Mặc Tử đang ở trên ranh dưới giữa sự sống và cái chết, thế nhưng lời thơ vẫn rất trong sáng, thiết tha, khao khát một sức sống mãnh liệt Trong hai vở kịch này, không gian trần tục được thay thế bằng

Trang 20

không gian thơ mộng, của cõi tiên với tiếng chim hót, bóng trăng, tiếng kêu ngân… với một giai nhân tuyệt sắc Thương Thương cùng thi sĩ làm nên một

vẻ đẹp và tình yêu làm nên một thế giới riêng

Chơi giữa mùa trăng và những bài thơ chưa in vào tập cùng khẳng định

tài năng, tình yêu cuộc sống, một nghị lực và một bản lĩnh hiếm có của Hàn Mặc Tử Thế giới trong tập thơ văn xuôi là cả một thế giới Hàn Mặc Tử ngất

ngây trong cõi tiên, cõi mơ mộng không cùng Ở đó có nước nhược, non bồng, nhà thơ tự do chơi trong đó, để chiêm bao, để hát khúc li tao.

Điểm trung tâm để làm cho thơ Hàn Mặc Tử trở thành một nguồn thơ

dị biệt đó là trong thơ Hàn Mặc Tử tình yêu cuộc sống, tình yêu thơ ca và chất Đạo (cả đạo Phật và đạo Thiên Chúa) hòa quyện vào nhau cộng với những rung cảm và trí tưởng tượng độc đáo đã làm nên một hồn thơ bí ẩn, hấp dẫn

1.2.2 Vị trí của Hàn Mặc Tử trong Thơ mới 1932 - 1945

Hàn Mặc Tử là một trong những nhân vật bí ẩn và kỳ lạ nhất của văn học Việt Nam hiện đại Như “một ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời văn học”, với mười năm sáng tác, Hàn Mặc Tử đã kiến trúc một ngôi nhà thơ của riêng mình vừa khuôn thước, mẫu mực vừa phiêu bồng, biến ảo và vượt thoát khiến những nhà nghiên cứu văn học từ trước tới nay vừa hứng thú, vừa bối rối trong những phỏng đoán “Hàn Mặc Tử, anh là ai”? Cổ điển hay là tân kỳ, huyền thoại hay là hiện thực, thiên tài hay là kẻ mê hoặc, điên loạn Nhưng dù Hàn Mặc Tử là như thế nào, có một điều không thể phủ nhận: ông đã để lại dấu ấn không nhòa phai trong lịch sử văn chương dân tộc

Có lẽ không có một người thơ nào trong phong trào Thơ mới nói riêng

và thi ca Việt Nam nói chung lại mang trong mình một nỗi đau thương quằn quại về thân xác cũng như về tinh thần, bị dồn ép, tàn phá khốc liệt về mọi phương diện của cuộc sống vì một trong “tứ chứng nan y” - bệnh phong như Hàn Mặc Tử Dù đồng cảm hoặc chia sẻ đến bao nhiêu với số phận cay nghiệt của Hàn Mặc Tử, người đồng thời hay chúng ta hôm nay đều không bù đắp

Trang 21

được nỗi tổn thương, sự tuyệt vọng, nỗi buồn và sự cô đơn mà thi nhân phải chịu đựng từ lúc mang bệnh (1936) cho đến khi giã biệt cõi trần (1940), với tuổi đời 28 Mọi người trên trái đất này đều có thể bị bệnh, đều có thể ra đi nhưng là thứ bệnh khác, không bị xa lánh, bị biệt lập với thế giới con người như căn bệnh của Hàn Mặc Tử.

Như có một sự bù trừ của tạo hóa, sự bất hạnh về tinh thần, nỗi đau thân xác, cộng với bản năng sáng tạo đã chắp cánh cho thiên tài và thi ca Hàn Mặc Tử, đưa thi sĩ lên đỉnh cao của văn chương, nghệ thuật hiện đại Từ những năm ba mươi của thế kỷ, trong tư duy nghệ thuật của mình, Hàn Mặc

Tử đã có ý thức đi tìm cái lạ và nung nấu thi hứng sáng tạo ở một cường độ

cao: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ - sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu Tôi đã vui buồn hờn giận đến gần đứt sự sống” Thơ với Hàn Mặc Tử là sự nới rộng biên độ và khám phá chiều sâu tâm linh “vườn tôi rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh” Nói như Vũ Ngọc Phan: “Về sự thành thật, có lẽ

Hàn Mặc Tử hơn hết cả các nhà thơ hiện đại” [44, tr 389] Trong bản chất sáng tạo thơ ca của mình, Hàn Mặc Tử dường như bao giờ cũng muốn khai thác đến tận cùng chất liệu cái tôi của mình Trong thế giới nghệ thuật của thơ mình, Hàn Mặc Tử đã từ trạng thái đau thương bên trong chuyển hóa thành trạng thái sáng tạo thi ca Nếu không mắc bệnh phong thì Hàn Mặc Tử đã

không để ý đến những biểu lộ khác thường: Người trăng ăn vận toàn trăng cả/ Gò má riêng thôi lại đỏ hườm Hoặc cái cảm giác chỉ người “đồng bệnh” mới phát hiện ra: Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút / Mỗi lời thơ đều dính não cân ta/ Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt/ Như mê man chết điếng cả làn da (Rướm máu).

Một nét đặc biệt làm nên sự đa dạng trong thi hứng Hàn Mặc Tử là nguồn thơ về đạo, về tôn giáo Nếu Nguyễn Trọng Trí là một tín đồ Thiên

Trang 22

Chúa, thì Hàn Mặc Tử là một thi nhân Vị tín đồ, con chiên ngoan đạo và chàng thi sĩ họ Hàn lại là một Với nhà thơ thì sáng tạo nghệ thuật, thiên chức nghệ sĩ là tối cao, duy nhất Hàn Mặc Tử không thể không kết hợp giữa yêu cầu về đức tin, tín ngưỡng của tôn giáo với những đòi hỏi không thể cưỡng lại của sự sáng tạo Trong một chừng mực nào đó, sự cám dỗ của một Hàn Mặc

Tử nhà thơ đã lấn át một Nguyễn Trọng Trí tín đồ Thơ tôn giáo ra đời với Hàn Mặc Tử, như quan niệm của thi sĩ: “Tôi dung hoà cả hai thể văn chương tôn giáo: Thiên chúa và nhà Phật Đó chỉ là muốn làm giàu cho nền văn chương chung”

Nhưng với tư cách là một nhà nghệ sĩ, Hàn Mặc Tử không giới hạn đề tài trong một phạm vi sáng tạo, kể cả khi nói về Đạo Hàn Mặc Tử “trong khi

ôm một lý tưởng thơ, đi tìm cảm hứng đã gặp đạo và tìm được đạo trong nhiều đề tài, nhiều thanh sắc, tư tưởng để làm giàu cho thơ mình” Tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử là những gì thanh khiết, thiêng liêng đã được lãng mạn, thi vị hoá mất dần đi vẻ trang nghiêm tuyệt đối của tín điều, kinh điển

Dù thơ Hàn Mặc Tử có tỏ lòng mộ đạo, sùng kính Chúa, với Thánh nữ Maria, cũng không thể gọi ông là nhà thơ tôn giáo Theo Quách Tấn: “Tử là một nhà thơ đi vào vườn hoa tôn giáo chỉ để tìm hương phấn về ướp cùng hương thơ đó mà thôi Bởi vậy không thể gọi Hàn Mặc Tử là nhà thơ tôn giáo Tử là một nhà thơ thuần tuý”

Trong gia tài thi ca của Hàn Mặc Tử, người ta còn biết đến những bài thơ trong sáng như ca dao, ngọt lành như trái chín với cái nhìn trẻ trung, lãng mạn mà bí ẩn của thi nhân

Hàn Mặc Tử đã gắn bó tâm hồn mình với thiên nhiên đất nước, với những không gian đã từng chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn, được mất trong cuộc đời và tình duyên của thi nhân Lạ lùng thay với Hàn Mặc Tử, “những

địa danh cụ thể cũng trở thành huyền ảo”, cũng nên thơ với Đà Lạt trăng mờ, Đây thôn Vĩ Dạ, Phan Thiết! Phan Thiết Tình quê hương trong cách cảm,

Trang 23

cách nghĩ của thi sĩ không chỉ là tình người, tình đời như thơ Nguyễn Bính hay là bức tranh quê như trong thơ Bàng Bá Lân, Anh Thơ mà là tiếng vọng của tâm linh, với những hình ảnh gợi cảm, giàu nhạc điệu

Trong số những nhà thơ làm nên “một cuộc cách mạng trong thi ca” 1932-1945, với một phong cách đa dạng, độc đáo, đầy bản lĩnh sáng tạo, Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc vượt ngưỡng với thi ca, đạt đến đỉnh cao thành tựu

Chỉ trong vòng hơn chục năm xuất hiện trên thi đàn, từ Lệ Thanh thi tập đến Gái quê, qua Đau thương đến Xuân như ý, Thượng Thanh khí, rồi Cẩm Châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, thơ Hàn Mặc Tử đã trải qua một

hành trình từ cổ điển đến lãng mạn, từ lãng mạn đến tượng trưng và cập bờ siêu thực, góp một phần quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá thi ca dân tộc Là người cùng thời với thi tài Hàn Mặc Tử, ngay từ những năm bốn mươi của thế

kỷ, nhà văn Trần Thanh Mại đã khẳng định: “Hàn Mặc Tử là người đầu tiên trong thế kỷ XX mở ra một cuộc cải cách lớn cho văn chương Việt Nam và

thành công một cách vinh quang rực rỡ” (Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn,

Huế, 1941) Còn Chế Lan Viên, là người của nhóm thơ Bình Định, cùng Hàn Mặc Tử lập ra Trường thơ Loạn đã tiên đoán ngay từ khi Hàn Mặc Tử qua đời:

“Những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi và còn lại của cái thời kỳ

này, chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử” (Người mới, 23/11/1940).

Có lẽ trong số các thi sĩ của Thơ mới, chỉ có Hàn Mặc Tử là “người tình cũ” của thơ Đường luật, đã nổi danh với thể thơ ấy từ 1931 với các bút hiệu

Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh Ba bài thơ Thức khuya, Chùa hoang, Gái ở chùa trong Lệ Thanh thi tập của Hàn Mặc Tử đã được cụ Phan Bội Châu

hoạ vận với những lời ca tụng: “Từ về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm song chưa gặp được bài nào hay đến thế Hồng Nam, nhạn Bắc, ước

ao có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau, cười to một tiếng, ấy là thoả hồn thơ đó”

Trang 24

Với Bài thơ cửa sổ đêm khuya, Hàn Mặc Tử tỏ ra am hiểu nghệ thuật Đường

thi và đã điều khiển các con chữ như một nhà ảo thuật ngôn từ

Hàn Mặc Tử là như vậy, có lẽ đó là con người đặc biệt nhất của thi ca Việt Nam hiện đại Cả cuộc đời mình ông đã tạo nên như một huyền thoại và trải qua nó với tất cả sức mạnh của trái tim, của niềm đam mê trong sáng tạo

Từ khi xuất hiện cho đến nay, trải qua bao thử thách của thời gian, thơ Hàn Mặc Tử vẫn hấp dẫn hậu thế với những tầm đón đợi và tiếp nhận đa chiều kích Di sản thi ca của ông đã nhập vào kho tàng văn chương nước nhà, và mỗi khi lật giở lại những dòng thơ của thi nhân, người đọc vẫn tìm thấy một niềm đồng cảm thiêng liêng và vẫn không kìm nén được những xót xa kinh ngạc cùng những rung động lạ thường…

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đi vào luận giải một số vấn đề lý thuyết về thơ

và ngôn ngữ thơ Trên cơ sở những tài liệu rất phong phú về lĩnh vực này, chúng tôi chỉ tổng thuật những luận điểm gần gũi với nội dung của để tài, làm

cơ sở để triển khai các chương tiếp theo

Trong chương 1, luận văn cũng nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử Ở các mục này, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vị trí của Hàn Mặc Tử trong Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ khi đi sâu phân tích những đóng góp của Hàn Mặc Tử ở phương diện hình thức, trong đó, hai khía cạnh tiêu biểu là từ ngữ và các biện pháp tu từ

Trang 25

đó, là quá trình điều hành tổ chức ngôn ngữ theo một cơ cấu riêng mang tính

chủ quan Ở đây ngôn từ vừa là phương tiện vừa là vật liệu được khách quan hóa nhưng đối tượng tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ Từ những ý đồ chủ

quan ban đầu, qua quá trình tái hiện và chọn lọc, người nghệ sĩ phải tạo ra phương thức thích hợp cho những cảm xúc của mình Từ đó làm cho nó hóa thân từ chủ quan thành khách quan Mỗi tác giả, bằng cảm quan nghệ thuật, bằng tài năng của cá nhân đã có sự lựa chọn ngôn từ riêng Việc lựa chọn lớp

từ nhất định nào đó sẽ được quyết định bởi lối tiếp cận đời sống, tư tưởng thẩm mĩ và vốn từ riêng của tác giả

Từ ngữ trong thơ là từ ngữ cô đọng, hàm súc, có sự lựa chọn kĩ càng

Số lượng các đơn vị từ ngữ trong một bài thơ tuy khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có hạn định Thế mà, mỗi bài thơ phải thể hiện một đề tài riêng, một tứ thơ, một cách cấu tứ, một cảnh, một sự, một tình Vì thế làm thơ phải tiết kiệm từ ngữ và phải biết chọn lọc từ ngữ kĩ càng

Thơ đòi hỏi tính hàm súc, tính hàm súc này sinh từ mặt thông tin của tác phẩm, trên một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp với tư cách là một văn bản thông tin, một hệ thống tín hiệu (tín hiệu thẩm mĩ), ngôn từ đã nó cần cung cấp cho người đọc một lượng thông tin cao

Trong từ ngữ của thơ, có những từ ngữ đóng vai trò là chìa khóa của

bài thơ, là từ đặc biệt mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng của bài thơ, là điểm sáng trong bài thơ Không nhất thiết là bài thơ nào cũng có những từ ngữ như thế nhưng nhìn chung, từ đều được nhà thơ lựa chọn kĩ càng, dồn vào nó sức căng của bài thơ

Từ ngữ trong thơ có sức tạo liên tưởng nhiều tầng Từ ngữ được sử dụng trong bài thơ rất đậm những loại từ giàu hình ảnh, giàu màu sắc, đường nét âm thanh, nhạc điệu, những loại từ đó có khả năng gợi hình, gợi tả rõ nét

về đối tượng Trong hệ thống vốn từ tiếng Việt những từ có khả năng trên người ta gọi là từ: tượng thanh, từ tượng hình, phần lớn là từ láy:

Xập xè én liệng lầu không

Trang 26

Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Từ láy xập xè vừa gợi hình tượng âm thanh, vừa gợi ra một hình ảnh thị

giác Nó miêu tả dáng bay của con chim, tiếng bay lé xé của con chim, đồng thời cũng gợi ra sự vắng lặng của ngôi nhà cũ trong tâm trạng chơ vơ của Kim Trọng khi trở lại vườn thúy

Từ ngữ được sử dụng trong thơ mang tính biểu cảm Mỗi bài thơ đều gợi ra một phương diện nào đó của cuộc đời, đều chứa đựng những suy nghĩ, cảm xúc riêng của mỗi nhà thơ về con người, đó có thể là trạng thái vui, buồn, hờn, giận… Chính nhờ vào điều này mà người đọc dễ bị xúc động, bị lôi cuốn vào tác phẩm

Từ ngữ trong thơ được vận dụng bởi nhiều phép chuyển nghĩa nhưng chủ yếu là ẩn dụ Ẩn dụ là biện pháp tu từ chuyển nghĩa đen sang nghĩa bóng,

từ trực tiếp sang gián tiếp trên cơ sở tương đương, từ những dấu hiệu giống nhau về một mặt nào đó của kí hiệu thẩm mĩ giữa đối tượng và hiện tượng theo sự liên quan tương xứng giữa hai nghĩa và ý thức được một sự so sánh được hiểu ngầm Đây là phép so sánh chỉ có một thành phần, chỉ nói đến một

vế so sánh Vì thơ là lĩnh vực tình cảm tinh tế, nó là cách khám phá sự tương đồng một cách kín đáo giữa các đối tượng, hướng vào dấu hiệu được chú ý của đối tượng kia

2.1.2 Các hướng tiếp cận từ ngữ trong thơ

Do những đặc trưng nêu trên, từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật trở thành vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, ở mỗi ngành khoa học khác nhau, từ ngữ trong tác phẩm văn học lại thường được các nhà nghiên cứu tiếp cận ở những góc độ khác nhau Nhà từ vựng học thống kê vốn từ của nhà văn, nhà thơ, khảo sát những lớp từ nổi bật (từ Hán Việt, từ địa phương, tiếng “lóng”…) đặt những từ này trong tương quan với các lớp từ khác trong vốn từ toàn dân để rút ra hiệu quả nghệ thuật mà lớp từ đó mang

Trang 27

lại cho tác phẩm cũng như thấy được dấu ấn riêng của người sáng tác trong cách sử dụng lớp từ đó Nhà ngữ pháp học quan tâm đến đặc điểm cấu tạo của

từ ngữ mà nhà văn thường sử dụng Người làm phong cách xem xét từ ngữ trong tác phẩm dưới góc độ phong cách chức năng và sự lựa chọn từ ngữ của người nghệ sĩ Nhà thi pháp học thống kê tần số sử dụng của một số lớp từ nổi bật, qua đó, rút ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ… Như vậy, từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật được tiếp cận dưới rất nhiều góc độ Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đưa ra hai hướng tiếp cận mà chúng tôi cho là có hiệu quả nghệ thuật hơn cả, đó là hướng tiếp cận từ góc độ phong cách học và hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp học

“Trong những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, nói khác đi, đó là khoa học về các quy luật

nói và viết có hiệu lực cao” Theo đó, một trong những đối tượng nghiên cứu

cơ bản của phong cách học đó là nguyên tắc lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, trong đó có từ ngữ

Mỗi từ được nhà văn, nhà thơ lựa chọn đều có giá trị biểu cảm bởi khi sáng tác họ không thể bỏ qua một thao tác quan trọng, đó là lựa chọn và sử dụng từ ngữ Cảm xúc mà từ ngữ trong tác phẩm văn học đưa lại, xét cho cùng, chính là do sự lựa chọn cách biểu đạt có giá trị tạo nên Và do đó, phong cách học nghiên cứu từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật bằng cách khảo sát và phân tích các kiểu lựa chọn ấy Như vậy, khi tìm hiểu từ ngữ, người làm phong cách chú ý đến mặt biểu cảm của từ ngữ được lựa chọn, đối lập nó với các kiểu lựa chọn khác có giá trị ngữ nghĩa tương đương Đồng thời khảo sát những từ ngữ thuộc cùng một kiểu lựa chọn của tác giả Nếu những từ ngữ thuộc kiểu lựa chọn đó có mặt trong tác phẩm với một tần số cao thì đó là dấu hiệu để nhận ra phong cách của nhà thơ

Trang 28

Bên cạnh việc nghiên cứu từ ngữ trong tác phẩm văn học từ góc độ phong cách học, nhiều nhà nghiên cứu còn hướng đến tiếp cận từ ngữ trong

tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp học Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thi

pháp học là “khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện đới sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự hình thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm

mĩ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật” [18]

Với mục đích chia tách và hệ thống hóa tất cả các yếu tố của văn bản nghệ thuật trong tính chỉnh thể của nó, thi pháp học quan tâm tới tất cả các phương tiện biểu hiện của tác phẩm như thể loại, phong cách, kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ Theo đó, người nghiên cứu tác phẩm văn học từ phương diện thi pháp sẽ miêu tả đặc điểm hình thức của các yếu tố nói trên một cách có hệ thống, qua đó, phát hiện những yếu tố lặp

đi lặp lại trong tác phẩm một cách có quy luật để xác định tính chỉnh thể của

hệ thống thi pháp, đồng thời nhận ra nét độc đáo của một tác giả, một thể loại, thậm chí là một trào lưu, một trường phái văn học Khi tiếp cận từ ngữ từ góc nhìn thi pháp học, người nghiên cứu vận dụng các lí thuyết cụ thể của thi pháp học để soi chiếu vào tác phẩm, nhận ra những từ ngữ xuất hiện nhiều trong tác phẩm một cách có quy luật, thể hiện sự lựa chọn của tác giả để tìm

ra điểm độc đáo của tác phẩm Đồng thời, qua đó, chỉ ra quan niệm nghệ thuật của tác giả thể hiện qua hình thức lặp lại ấy Bởi theo quan điểm của thi pháp học, bất cứ hình thức nào trong tác phẩm được nhà thơ, nhà văn tập trung xây dựng có hệ thống cũng là hình thức mang tính quan niệm

2.2 Các trường từ vựng - ngữ nghĩa tiêu biểu trong thơ Hàn Mặc Tử

Trường, được hiểu là toàn bộ các đơn vị ngôn ngữ (chủ yếu là các đơn

vị từ vựng) tập hợp lại do sự thống nhất về nội dung (đôi khi cũng có sự đồng

Trang 29

nhất của các dấu hiệu hình thức) và phản ánh sự tương đồng về khái niệm, về đối tượng hay về chức năng của những hiện tượng mà các đơn vị ngôn ngữ đó biểu thị” [6, tr 320].

Từ ngữ xuất hiện trong văn bản bao giờ cũng nhằm biểu đạt một nội dung Nội dung càng phong phú thì số lượng từ cần tập hợp càng lớn Nhìn từ góc độ phong cách, mỗi từ có mặt trong văn bản đều là kết quả của sự lựa chọn Đối với một tập hợp từ thì dĩ nhiên sự lựa chọn diễn ra trong một qui

mô rộng hơn Trước cùng một đề tài, trường từ vựng của các nhà văn hoàn

toàn không giống nhau, bởi mỗi tập hợp là sự phản ánh một tư tưởng thẩm mĩ, một lối tiếp cận đời sống và vốn ngôn ngữ riêng của một cá nhân Có thể thấy

rõ điều này qua việc khảo sát một số trường từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử

2.2.1 Trường tình yêu

Tình yêu là một đề tài lớn trong thơ Hàn Mặc Tử So với những nhà thơ lãng mạn 1932 - 1945 nổi tiếng viết về tình yêu như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử có nét cá biệt Trường từ vựng tình yêu của Hàn Mặc Tử,

vì thế cũng có những nét riêng, độc đáo

Ta gặp trong thơ ông một hệ thống từ ngữ nói về tình yêu: nỗi niềm, dào dạt, tình thương yêu, đê mê, mong đợi, nhớ, buồn, hờn, man mác, tình, thờ ơ, hối hận, mắc cỡ, quyến luyến, đợi, héo don, vắng, hờ hững, bơ vơ, vô tâm, mối tình, thỏa thuê, say mơ, yêu dấu, tiếng lòng, thì thào, dạt dào, yêu thương, tình tự, ân ái, yêu đương, tình vắng vẻ, nhân duyên, mắc cỡ, hổ ngươi, thẹn thuồng, tình si, đắm đuối, giải nghĩa yêu, yêu, ước mơ, say mê, thương nhớ, mường tượng, thẹn thò, tình ái, lướt mướt, cảm động, ân tình,

ấm áp, ái tình, hổn hển, tình ca, thở nhẹ, rộn rã, quyến luyến, tình si, thơm tho, ái tình, hơi hám, phảng phất, yêu dấu, yêu, say, ưng, tình, theo dõi, nhập, lưu luyến, thơm tho, mềm mại, âm thầm, băn khoăn, rung động, thương đau,

mê mẩn, khoan khoái, reo, tha thiết, đau khổ, buồn thiu, dập dìu, lả tả, run

Trang 30

rẩy, si, thương, mến, mong mỏi, nhớ, bứt rứt, trở về, tương tư, vùng vằng, tình thương, xôn xao chán, buồn, hồ nghi, giận, thương nhơ là thương nhớ, cảm động, mộng tình si, sường sượng, tơ tưởng, yêu, chôn sâu, người mơ, quấn quýt, ngọt ngào, mộng, tình duyên, thất vọng, yêu nhau, tê mê, rũ liệt, tình ái, sầu thảm, u buồn, tình duyên, rên siết, nhớ thương, bời bời, mình nhớ, mình thương, si, dại, lòng yêu, còn yêu mãi, lòng thiếu nữ, ái ân, tình yêu, mắc cỡ, thương nhớ, lòng thi sĩ, ân tình, mở rộng cửa lòng, say, vấn vương, buồn, buồn, uyên ương, tình yêu, khối tình, yêu, nhớ, tình em, ràng rịt, lòng ta, vũng hồn, lòng anh, hồn, mảnh tình thiêng, hồn em, tình em, biến, tan, tình ta, say, nao nức, khát khao, lời tình, yêu đương, buồn thương, oán hận, si mê, tự tình, yêu, ý tứ, thương, yêu nhau, tình, thảm thương, trìu mến, thương, tuyệt vọng, tình tứ, tình, thương, tình yêu, khoái lạc, thương, giận, tình ta, nư giận, duyên tình, lưu luyến, tình ý, yêu, thổ lộ, lòng buồn, duyên khiếp phũ phàng, trần duyên, si dại, yêu đương, ân tình, ngậm ngùi, kêu rêu thống thiết, hận, sầu muộn, buồn, bàng hoàng.

Những từ ngữ chúng tôi liệt kê trên đây cho thấy từ ngữ nói về tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử đặc biệt phong phú Có những từ được dùng với tần số

rất cao như yêu, yêu thương, nhớ thương, đợi chờ Có những từ vốn có thể

sử dụng để miêu tả những trạng thái khác, nhưng khi được Hàn Mặc Tử đưa vào những bài thơ tình, dường như chúng có đủ điều kiện để thuộc về trường

tình yêu, chẳng hạn: buồn, bàng hoàng, oán hận, khát khao

Tình yêu là một trong những phương diện chính trong cảm hứng sáng tác Trong thơ mới 1932 - 1945 thì đây là nguồn cảm hứng chủ đạo, mãnh liệt nhất Với Hàn Mặc Tử cũng vậy tình yêu được diễn tả xuyên suốt qua trường

từ tình yêu Từ tập thơ đầu tay Lệ Thanh thi tập đến các tập thơ Gái quê, Đau thương, Xuân như ý… Thi sĩ luôn lấy tình yêu làm nguồn cảm hứng của

mình Tình yêu như một dòng sông bất tận tươi mát cho nguồn thơ ông Tình

Trang 31

yêu với Hàn Mặc Tử là tình yêu lứa đôi sâu sắc, xúc động hơn đó là tình đời, tình người Trong cuộc đời của mình (ngắn ngủi) của mình dù vui, buồn, hạnh phúc, đau đớn, hy vọng, thất vọng… thì Hàn Mặc Tử luôn sống thật với mình Thơ ông là tâm hồn ông, là niềm vui khôn xiết, là nỗi đau khôn cùng Trường tình yêu ông thể hiện một con người đau thương và cô độc của một con người theo đuổi tình yêu vĩnh cửu, trinh khiết nhưng lại nhận về sự đau thương tuyệt vọng Ở Hàn Mặc Tử hạnh phúc hay đau khổ đều đạt đến tận cùng Chúng như hai thái cực đối nghịch nhau nhưng thực chất thống nhất trong một hồn thơ lãng mạn Ngôn ngữ tình yêu luôn có sự vận đông, biến đổi qua mỗi chặng thơ.

Khám phá tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử ngoài việc nhìn nhận một cách tổng thể chúng tôi còn đi vào tìm hiểu từng tập thơ cụ thể từ đó khái quát

đặc điểm mỗi chặng cụ thể Tập Gái quê (1936) bằng ngôn ngữ tình yêu ta

thấy bắt nguồn từ cảm hứng về những mối tình quê Đó là mối tình thuở ban đầu ở nơi thôn dã vừa trong trẻo vừa thiết tha Và Hàn Mặc Tử bấy giờ là một chàng trai mang trong mình nhiều khát khao, hy vọng về tình yêu đôi lứa

Sang tập thơ Đau thương, sáng tạo của thi nhân bắt nguồn từ nỗi đau

thương, tuyệt vọng trong tình yêu của chính mình Đó là nỗi đau của con người bị bệnh tật giày vò, bị tình yêu phụ rẫy Là nỗi đau của con người cô độc, đau thương “một nỗi đau thương mãnh liệt” khiến “lời thơ như dính máu” Thơ tình lúc này vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa đau đớn quằn quại

Sau Đau thương, Hàn Mặc Tử đưa ta đến với “cõi xa côi” đó là chốn

“chiêm bao ngoài sự thực” là chốn con người được giải thoát khỏi đớn đau

bệnh tật Ở Xuân như ý, Thượng thanh khí… nỗi đau không phải là âm hưởng

chủ đạo nữa, mà thay vào đó là niềm hân hoan về một tình yêu trong mộng đẹp, thánh thiện đến vô cùng Thi sĩ đã xây cho mình một tình yêu như mơ ước Phải chăng nỗi đau trong tình yêu quá lớn cùng với nỗi đau bệnh tật thể

Trang 32

xác chịu đựng đến mức độ “tột cùng” khiến thi nhân tìm đến chốn chiêm bao ngoài sự thực để quên đi nỗi đau hiện hữu để được giải thoát? Nếu vậy thì đo

là nguyên nhân khiến Tử theo đuổi tình yêu - một thứ tình yêu gần như “ảo tưởng” Dường như đó là cuộc tìm kiếm vô vọng của một con người luôn muốn sống mãi với cõi đời này

Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta thấy được bóng dáng khuynh thi đi vào đời thơ ông khá nhiều Đó chính là người tình - là đối tượng trực tiếp, là nguồn cảm hứng sáng tạo được thi sĩ gọi bằng nhiều cái tên: “em”, “nàng”, “trăng”… Hình ảnh “em” lúc nào cũng đẹp và được thi nhân tạo ra với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau Hình ảnh “em” lúc thì gần gũi, thân thiết lúc thì xa vời

hư ảo Đó là hiện thân của niềm hạnh phúc nhưng có khi là chứng tích của nỗi đau đớn tột cùng của thi nhân trong tình yêu

2.2.2 Trường thân xác

Theo quan niệm Thiên Chúa giáo, thân xác con người do Thiên Chúa dựng lên theo hình ảnh của người nên rất cao trọng Tuy nhiên, do tội lỗi, thân xác trở nên hết sức nặng nề Trong thơ Hàn Mặc Tử, trường từ vựng thân xác cũng rất đáng quan tâm Điều này không chỉ bởi cảm thức tôn giáo, mà còn bởi nguồn thi hứng mãnh liệt về tình yêu và hoàn cảnh bệnh tật của nhà thơ Nói cách khác, ba yếu tố: cảm thức tôn giáo, tình yêu và bệnh tật quyết định

sự nhạy cảm đặc biệt của nhà thơ về vấn đề thân xác Do đó, ta không cảm thầy lạ vì trong thơ ông, những từ ngữ nói về thân xác con người xuất hiện với

một tỉ lệ cao như vậy Đó là những từ ngữ: đầu gối, da thịt, dung hình, môi em, làn môi, môi, tóc, cặp má, con mắt, sóng soãi, lả lơi, trần truồng, khuôn vàng, tiết trinh, ngực phập phồng, dáng điệu, đôi má, mặt, tay, hoa mắt, sắc đẹp nõn

nà, đôi má nõn, đôi, nằm phơi bụng, má hồng, mùi hương, tay, lạnh khớp răng, dừng chân, thân người, hàng mi, trí tương tư, mặt chữ điền, tim, sống, nhắm mắt, tim, phổi, đầu miệng, hàm răng, đôi mắt ngọc, lệ, phổi, thâm tâm, sắc

Trang 33

mặt, làn da, giọng hờn đau, xác thịt, mình, gò má, mái tóc, đầu, hơi thở, tay, nước mắt, não, máu vọt, làn da, người mê dại, tâm can, rướm máu, thần trí, hàm răng ngà ngọc, hàm răng đa tình, hộc máu, má đào, hạt lệ

Não nề đến rên xiết, cô độc đến trống rỗng, khát thèm đến đê mê… là

cõi riêng tây của hồn thơ Hàn Mặc Tử Trong đó, Đau thương là duyên phận

lỡ làng của đời thơ ông Lỡ làng yêu đương, lỡ làng thân phận và cuộc phiêu diêu vào mộng tưởng cũng lỡ làng Ở đó, người thơ dấn thân vào tận cùng bi kịch bằng một cái tôi mê dại

Không nằm ngoài cái tôi “càng đi sâu càng lạnh” của Thơ mới, cái tôi

trong vườn thơ rộng rinh huyền hoặc của Đau thương cũng rùng mình ớn lạnh Bước ra ngoài bốn bề tình tứ mặn mà của Gái quê, thi nhân đắm mình

trong ngổn ngang nỗi niềm day diết quặn đau Xa đời, xa người và xem thế giới ảo mộng là người tình tri kỉ, Hàn Mặc Tử mê tơi trong những ảnh hình kì

dị Cái tôi phân thân, trao phận vào cõi hư vô ắp đầy ám gợi Để tự giải thoát sượng sần thân xác Để thỏa ẩn ức đời tư và bức bách hơn là để chạm tới những ước vọng mà ông không thể tìm thấy trong thực tại:

Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng Cho ngây người mê dại đến tâm can

(Rướm máu)

Hàn Mặc Tử không nén nổi cơn khát yêu mà trong ngắn ngủi cuộc đời, ông vắt kiệt mình nếm trải Vườn yêu trong cõi Hàn Mặc Tử dậy men tình mà cũng chật ních rạn vỡ tái tê Ngẫm ngợi về thế giới chăn gối thành trong trẻo

Dự cảm đổ vỡ đón đợi người thơ ngay trong khoảnh khắc say sưa nhất của ái

tình “sẽ chán chường và sẽ chán chê” (Tối tân hôn) Ám ảnh chia phôi Sợ

trần trụi Sợ cái mong manh, chóng vánh:

Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rủ

Trang 34

Những lời năn nỉ của hư vô

(Huyền ảo)

Trải nghiệm đau thương là đối mặt với định mệnh Song tận sâu tâm thức Hàn Mặc Tử là sự cưỡng lại thân phận “Say trăng”, “Rượt trăng”, “Chơi trên trăng” hay “Ngủ với trăng” âu cũng là sự phân thân của cái tôi mê dại Trăng Hàn Mặc Tử có khi rong ruổi cùng thi nhân trong tiếng gọi rao bán tưởng bông đùa mà xa xót, có lúc lại sóng soải gợi tình đôi khi lại là bạn tình hẫng hụt vì ghen… Cái tôi đắm mình trong trăng đến hoang tưởng Rượt đuổi trăng mà viễn tưởng đến ái tình không xác thịt Ngủ với trăng lại tưởng vọng đến thổn thức, phập phồng niềm yêu đương…

Thế giới tình yêu trong Đau thương gắn với cõi mộng Chủ thể trữ tình

dường như đi về mê tỉnh trong vô thức Cái tôi điên loạn với niềm khẩn khoản lấp lại quá khứ buồn đau dẫu hiện tại cũng chỉ là hư ảo:

Tình anh sao phải chứng mê say Anh điên anh nói như người dại Van lạy không gian xóa những ngày

(Lưu luyến)

Đau thương trong cõi thơ Hàn Mặc Tử có phải là “kinh nghiệm”? Phải chăng đó là khối tình nặng nợ nhân sinh, là chất đắm đuối si dại của một đời thơ tưởng đã ngã quỵ vì tuyệt vọng ê chề, là đau để nghiệm sinh Vì thế vườn thơ Hàn Mặc Tử vẫn trỗi dậy thanh sắc của khát khao dị thường mà thanh khiết:

Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết

Cứ sảng sốt, tê mê và rũ liệt Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang

Vỡ toang ra từng mảnh, cả không gian

(Đôi ta)

Không chỉ mê trong mộng ảo Khi soi ngắm mình, thi nhân càng day trở:

Trang 35

Khi xa cách không gì thương nhớ Mua ngàn vàng là nhất định không nghe Ngủ một mình là chăn chiếu phải so le

(Dấu tích)

Thật mà hư Ái ân, vuốt ve, hờn dỗi… có khi chỉ là mường tượng Càng

ao ước, càng chênh chao giữa đôi bờ hư thực Dường như cái tôi mải miết kiếm tìm lại những niềm hân hoan rơi vãi tự khi hạnh phúc quay lưng Thi sĩ bám víu vào những cơn điên loạn - đưa hồn thơ thăng hoa trong thế giới ngôn

từ Chỉ ở chốn ấy, Hàn Mặc Tử mới có thể quên và thoát khỏi mặc cảm đơn độc đến ghê người Nhưng chẳng thể dối mình, cái tôi chạm vào bế tắc:

Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức Rồi bay lên cho tới một hành tinh Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình

Để gào thét một hơi cho rởn ốc

(Hồn là ai)

Hàn Mặc Tử đeo đuổi đức tin, đó là bến đỗ cứu rỗi ông trong những phút giây tột cùng bất hạnh Chính đức tin cộng hưởng với cái say ngất, cái hoảng loạn cuồng si trong hồn thơ Hàn Mặc Tử đã đẩy sức sáng tạo của thi nhân vượt ngưỡng một ngòi bút tưởng như không thể gượng dậy vì bệnh tật giày vò Trái lại, người thơ càng lịm đi trong thế giới nghệ thuật, nơi trú ngụ

mê đắm nhất của một hồn thơ “dị biệt” Và tiếng thơ “Đau thương” ám ảnh những chuỗi thanh âm khóc cười nức nở Suy đến cùng, đó chính là giọng điệu thấm thía đau thương, tự xé mình ngẫm nghiệm từng thời khắc giằng co giữa sống - chết, trần gian - địa ngục Điều đáng nói là ở chênh vênh lằn ranh mỏng mảnh ấy, thơ Hàn Mặc Tử vẫn say, cái tôi trữ tình vẫn cạn cùng đắm đuối:

Nơi đây mây gió chán chường

Trang 36

Ý gì tiên nữ đo lường tình tôi?

Tôi toan hớp cả váng trời Tôi toan đớp cả miếng cười trong khe

(Say nắng) Cái tôi trong “Đau thương” đã đi đến cùng mình để làm vợi đi chồng

chất oái ăm trong đời thực Dẫu không tưởng, dẫu là ảo ảnh xa vời nhưng cái tôi vẫn hết mình với niềm khát sống Hàn Mặc Tử đã để những tiếng khóc rên thê thiết trong đời tràn trụa vào thơ Giọng điệu thơ khởi đi từ nỗi niềm cay xót của một phận người, từ cái tôi dị thường - mê dại…

2.2.3 Trường tôn giáo

Hàn Mặc Tử là một tín đồ ngoan đạo Vì thế, không có gì lạ khi ta thấy tôn giáo trở thành một nguồn thi hứng mãnh liệt trong sáng tạo của ông

Ở những bài thơ viết về Thánh Nữ đồng trinh và những đề tài khác liên

quan đền tôn giáo, những từ ngữ sau đây xuất hiện với mật độ khá dày: thiêng liêng, mầu nhiệm, hư vô, huyền diệu, đạo từ bi, tiên tri, hương trầm, thần thánh, cực lạc, lời nguyện, huyền diệu, trời từ bi, ngày tận thế, nhiệm mầu, pháp lại, phước lộc, lương tâm, linh thiêng, trầm hương, thần phách, ngày tận thế, siêu hình, hư vô, đạo hạnh, lụt Hồng Thủy, Đấng Hằng Sống, mũ triều thiên, Ngày Phán Xét, ngự trị, thiên địa, Thiên Đàng, Thánh Đức, Ngôi Hai, bình an, phép lạ, đức tin, mầu nhiệm, lạy quỳ, cầu nguyện, Thượng Đế, phước lộc, Chúa Giêsu, khiêm nhượng, thầm nguyện, điềm lạ, thần nhạc, kinh, Tổng lãnh Thiên Thần, quỳ lạy Mẹ, Đấng tinh tuyền thanh vẹn, phép lạ, Thánh thể kết tinh, Thiên Thần Chúa Gabriel, Thánh Nữ, tràng hạt, tông đồ,

Nữ Đồng Trinh, Mẹ Sầu Bi, Thiên Cung, nhiệm mầu, tràng chuỗi hột, hào quang, thiên thần, nguyện cầu.

Trong văn bản nghệ thuật, những từ ngữ như trên đây là những biệt ngữ, chúng được sử dụng trong một phạm vi hẹp, chỉ có mặt trong những tác

Trang 37

phẩm viết về Thiên Chúa giáo Hơn thế, phải là tín đồ, có sự am hiểu sâu sắc giáo lý thì mới sử dụng thuần thục, tự nhiên Hàn Mặc Tử là một trường hợp như vậy.

Nghệ thuật vẫn là nghệ thuật suông, vô hồn khi nó chỉ là tác phẩm không dọi soi vào khát vọng bên trong của con người Còn nghệ thuật chân chính có khả năng cứu vớt, đi vào nội tâm làm bừng sáng khát vọng vươn lên cao Tôn giáo không phải là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật nhờ tôn giáo mà nâng cánh Đường bay thi ca tôn giáo sẽ đưa nhà thơ từ hiện thực đến siêu hình, đến cứu cánh là Thượng Đế, là Chúa tể càn khôn, là tuyệt đích của nghệ thuật Cái thiện mỹ tinh tuyền nơi Thượng Đế và con người nhân loại chỉ là

một Từ mùaXuân đầu tiên Thượng Đế “dựng nên con người giống hình ảnh

Ngài” và ta là con của Thượng Đế, Ngài dạy ta gọi Người là Cha Thiện-Mỹ tuyệt đối là Thượng Đế, nơi Ngài là nguồn mạch sự trong lành, còn nơi con người, nơi thi nhân thì do nguồn mạch ấy chảy ra, chuyển đến ta, đem vào đời ta những ý niệm tốt đẹp và ta mãi tìm kiếm khát khao cái chân thiện nguyên sơ mỹ miều và tinh khôi đó Hàn Mặc Tử thâm tín chân lý này khi viết: “Thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước

Chân-ao trở lại trời, là nơi đã sáng ngàn kiếp vô thủy vô chung với những hạnh phúc tuyệt vời… Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt… Phải đi khởi mạch thơ ở Đức Chúa Trời, một Đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết cả mọi sự - Đấng ấy là Đức Chúa Trời Thi sĩ chỉ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng anh hoa, thế mới

là mãn nguyện” Nên ta thấy trong thơ, Hàn Mặc Tử thường hay quay trở về

với cội nguồn với mùa Xuân đầu tiên, với Thượng Đế, “là căn nguyên mọi

nghệ thuật, châu báu mà con người đời sau đã đánh mất trong biển thời gian

mà chỉ có giống thi sĩ là cố công ngụp lặn mà tìm”

Thuở ấy càn khôn mới dựng lên

Trang 38

Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên Người thơ phong vận như thơ ấy Nào đã ra đời ngọc biết tên.

“Chính tư duy tôn giáo đã làm cho sáng tác của Hàn Mặc Tử có một cấu trúc nội tại trong toàn tác phẩm… là công cụ hữu hiệu để nâng nghệ thuật

tuyệt vời của thi nhân… Trong “Đau thương” Hàn Mặc Tử chấp nhận bệnh

tật như là hậu quả của nguyên tội, là phương tiện thân xác mà Chúa đã dùng

để cứu thế Bệnh tật là sự tham gia vào công đức cứu rỗi, mà nối liền người bệnh là bản thân Chúa “Nhập-thể-làm-người” giữa cộng đồng nhân loại… Khi đi tìm giải pháp của đau thương, Hàn Mặc Tử đã đến với Chúa, với Thượng Đế, đem cái ta của mình hòa lẫn với cái tôi bản thể - như vậy, từ góc

độ nghệ thuật tôn giáo, sáng tác của Hàn Mặc Tử một cách vô thức, đã minh họa cho con đường cứu rỗi của Thiên Chúa giáo” Con người được cứu chuộc bằng giá máu Con Thiên Chúa trên đồi Canvê, để đem con người trở lại tình trạng nguyên tuyền khi xưa của buổi bình minh nhân loại, thì hôm nay Hàn Mặc Tử đặt nhiệm vụ cho mình, của loài thi sĩ “là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh muôn thuở Người (Thiên Chúa) bắt chúng (thi sĩ) phải mua bằng giá máu”:

Không rên xiết nghĩa là thơ vô nghĩa lý…

Hay: Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm mầu

Những hạt lệ của trích tiên đày đọa.

Con đường sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử trần ai và truân chuyên như chính cuộc đời thi nhân Thành công trong sự nghiệp và tình yêu chẳng có gì rực rỡ! Rồi bệnh tật chụp xuống, người thơ như bị muôn ngàn cơn sóng dồn dập nhận chìm “hồn mệt lả còn tôi thì chết giấc”, điên loạn, dằn vặt, vật lộn với những nỗi thương đau… nhưng càng về sau nhờ niềm tin Kitô giáo, nhờ tín thác vào Thiên Chúa, thơ Hàn Mặc Tử đã vượt khỏi tầm suy tưởng của ta Chấp nhận cái hữu hạn của thân phận, nhà thơ đã vươn đến vô

Trang 39

biên Cái vô biên, vô cùng mới có thể lấp đầy khát vọng thi nhân và sứ mệnh cao cả nhà thơ phải đảm nhận Từ đó thơ Hàn Mặc Tử bay vào cõi siêu hình mầu nhiệm với tinh thần Kitô giáo đúng nghĩa Các nhà nghiên cứu đang trên đường khám phá cái tuyệt diệu của thi sĩ, còn chính Hàn Mặc Tử giữ lấy nét nghệ thuật của thi nhân là “cái tinh thần Việt Nam, cái tinh thần Đông phương rung cảm tâm hồn người ta ở cái đẹp kín đáo, cái tình sâu sắc, cái buồn thấm thía” Và khi đi vào nghệ thuật:

Đây là tất cả người anh tiêu tán Cùng trăng sao bàng bạc xứ say mơ

Hàn Mặc Tử viết: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá Tôi bị cám

dỗ Tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ

bí mật Và cũng nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú Có ai ngăn cả được tiếng lòng tôi?” Lúc

đau khổ mệt nhoài “Thần Khí đỡ đần sự yếu đuối của ta “Vì cầu xin thế nào cho phải, ta nào có biết Song, chính Thần Khí chuyển cầu cho ta, bằng những tiếng rên khôn tả xiết” Thơ của Hàn Mặc Tử được đồng hóa với hơi

thở, lời cầu nguyện: Cảm nghiệm được hồng ân tuôn trào qua những lúc tiếp xúc thân mật với Chúa, đó là những lời van lơn đầy nước mắt cầu xin cho khỏi bệnh, hay là tâm tình chấp nhận nỗi đau đầy tinh thần phó thác “xin vâng”, mà không khỏi gây cho thi nhân một sự giằng xé nội tâm mãnh liệt, điên cuồng, đau đớn đến rướm máu Hàn Mặc Tử thành thật ghi:

Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh:

Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết

Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.

Bị dìm ngập vào biển thương đau như thế, tự thân tác giả phải ngoi lên, vươn lên để hớp lấy khí sống và hướng về sự sống vô biên, vĩnh hằng “… cho

Trang 40

nên thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt” Đời thi nhân có nhiều mây mờ thật, những đám mây đen che khuất vầng dương, làm cho Hàn Mặc Tử cực nhọc mò mẫm, chới với Nhưng ánh sáng niềm tin chẳng hề phản bội thi nhân Từ đau khổ vô tận của bệnh hoạn, Hàn Mặc Tử đã tìm, đã khám phá ra nguồn thi cảm mới - đó là nghệ thuật thơ đặc trưng của thi nhân: Từ vực sâu của nỗi đau lời cầu của anh thăng hoa, nếm cảm hạnh phúc, đưa tư tưởng thơ ca của thi nhân đến những vùng trời huyền diệu Hàn Mặc Tử viết: “Tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng Anh sẽ thấy hơi đàn lả lướt theo hơi thở của hồn tôi… Và anh sẽ cảm giác lạ nhìn không chớp mắt một tia sáng xôn xao tại có vì sao vỡ Những thứ ấy là âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rên vang dưới ngòi bút”.

Phải chăng đau khổ thanh luyện tâm hồn, sự tinh tuyền từ Thượng Đế tràn qua nơi tâm hồn trong sạch, người thơ được dự vào sức sống của Chúa với nỗi lòng của một người con:

Trí miêu duệ của muôn vì rất thánh.

Hay:

Ngọc như ý vô tri còn biết cả Huống chi tôi là Thánh Thể kết tinh.

Hàn Mặc Tử đã sống thánh thiện hiệp nhất với Chúa Giêsu Thánh Thể,

đã thật sự ở trong Ngài, ở với Ngài cách thâm sâu nên mới có thể trào ra vần thơ đầy xác tín chân lý này và để lại cho đời những vần thơ tôn giáo, những vần thơ của niềm tin, của thế giới nguyện cầu, cung chiêm, khám phá được

nét trinh nguyên của “nàng” từ Nguồn thơm của đức tin và sáng tạo.

Bài Ra đời với muôn vàn cảnh sắc thiên cung đang “bay những tiếng

tung hô thánh đức” Thi khúc chịu ảnh hưởng của thể văn khải huyền đậm

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân tập hợp và biên soạn (1998), Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm
Tác giả: Lại Nguyên Ân tập hợp và biên soạn
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1998
3. Phạm Đán Bình (1971), "Tan loãng trong Hàn Mặc Tử", Tạp chí Văn, Sài Gòn, số ra ngày 1/6/1971, in lại trong Hàn Mặc Tử, tác phẩm phê bình và tưởng niệm, Phan Cự Đệ biên soạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 358-370 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tan loãng trong Hàn Mặc Tử
Tác giả: Phạm Đán Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
4. Phan Canh (1999), Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 - 1945, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 - 1945
Tác giả: Phan Canh
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 1999
5. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
7. Jean Chevalier - Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm Vĩnh Cư - Nguyễn Xuân Giao - Lưu Huy Khánh - Nguyên Ngọc - Vũ Đình Phòng- Nguyễn Văn Vỹ dịch), Nxb Đà Nẵng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
8. Nguyễn Đức Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
9. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình), Lụân án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1999
10. Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới trong trường phổ thông
Tác giả: Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
11. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2000
12. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
13. Nguyễn Đăng Điệp (2000), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
14. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
15. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học
Năm: 2002
16. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
18. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 777 khái niệm ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn họ
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
20. Lê Bá Hán (chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn, (2003), Tinh hoa Thơ mới - thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa Thơ mới - thẩm bình và suy ngẫm
Tác giả: Lê Bá Hán (chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
21. Hoàng Văn Hành (1989), “Đặc điểm vốn từ của phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học (trong sự đối sánh với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật)”, Ngôn ngữ, số phụ, tr. 74-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm vốn từ của phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học (trong sự đối sánh với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật)”", Ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w