5. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Trường thân xác
Theo quan niệm Thiên Chúa giáo, thân xác con người do Thiên Chúa dựng lên theo hình ảnh của người nên rất cao trọng. Tuy nhiên, do tội lỗi, thân xác trở nên hết sức nặng nề. Trong thơ Hàn Mặc Tử, trường từ vựng thân xác cũng rất đáng quan tâm. Điều này không chỉ bởi cảm thức tôn giáo, mà còn bởi nguồn thi hứng mãnh liệt về tình yêu và hoàn cảnh bệnh tật của nhà thơ. Nói cách khác, ba yếu tố: cảm thức tôn giáo, tình yêu và bệnh tật quyết định sự nhạy cảm đặc biệt của nhà thơ về vấn đề thân xác. Do đó, ta không cảm thầy lạ vì trong thơ ông, những từ ngữ nói về thân xác con người xuất hiện với một tỉ lệ cao như vậy. Đó là những từ ngữ: đầu gối, da thịt, dung hình, môi em, làn môi, môi, tóc, cặp má, con mắt, sóng soãi, lả lơi, trần truồng, khuôn vàng, tiết trinh, ngực phập phồng, dáng điệu, đôi má, mặt, tay, hoa mắt, sắc đẹp nõn nà, đôi má nõn, đôi, nằm phơi bụng, má hồng, mùi hương, tay, lạnh khớp răng, dừng chân, thân người, hàng mi, trí tương tư, mặt chữ điền, tim, sống, nhắm mắt, tim, phổi, đầu miệng, hàm răng, đôi mắt ngọc, lệ, phổi, thâm tâm, sắc
mặt, làn da, giọng hờn đau, xác thịt, mình, gò má, mái tóc, đầu, hơi thở, tay, nước mắt, não, máu vọt, làn da, người mê dại, tâm can, rướm máu, thần trí, hàm răng ngà ngọc, hàm răng đa tình, hộc máu, má đào, hạt lệ...
Não nề đến rên xiết, cô độc đến trống rỗng, khát thèm đến đê mê… là cõi riêng tây của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Trong đó, Đau thương là duyên phận lỡ làng của đời thơ ông. Lỡ làng yêu đương, lỡ làng thân phận và cuộc phiêu diêu vào mộng tưởng cũng lỡ làng. Ở đó, người thơ dấn thân vào tận cùng bi kịch bằng một cái tôi mê dại.
Không nằm ngoài cái tôi “càng đi sâu càng lạnh” của Thơ mới, cái tôi trong vườn thơ rộng rinh huyền hoặc của Đau thương cũng rùng mình ớn lạnh. Bước ra ngoài bốn bề tình tứ mặn mà của Gái quê, thi nhân đắm mình trong ngổn ngang nỗi niềm day diết quặn đau. Xa đời, xa người và xem thế giới ảo mộng là người tình tri kỉ, Hàn Mặc Tử mê tơi trong những ảnh hình kì dị. Cái tôi phân thân, trao phận vào cõi hư vô ắp đầy ám gợi. Để tự giải thoát sượng sần thân xác. Để thỏa ẩn ức đời tư và bức bách hơn là để chạm tới những ước vọng mà ông không thể tìm thấy trong thực tại:
Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng Cho ngây người mê dại đến tâm can
(Rướm máu)
Hàn Mặc Tử không nén nổi cơn khát yêu mà trong ngắn ngủi cuộc đời, ông vắt kiệt mình nếm trải. Vườn yêu trong cõi Hàn Mặc Tử dậy men tình mà cũng chật ních rạn vỡ tái tê. Ngẫm ngợi về thế giới chăn gối thành trong trẻo. Dự cảm đổ vỡ đón đợi người thơ ngay trong khoảnh khắc say sưa nhất của ái tình “sẽ chán chường và sẽ chán chê” (Tối tân hôn). Ám ảnh chia phôi. Sợ trần trụi. Sợ cái mong manh, chóng vánh:
Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rủ
Những lời năn nỉ của hư vô
(Huyền ảo)
Trải nghiệm đau thương là đối mặt với định mệnh. Song tận sâu tâm thức Hàn Mặc Tử là sự cưỡng lại thân phận. “Say trăng”, “Rượt trăng”, “Chơi trên trăng” hay “Ngủ với trăng” âu cũng là sự phân thân của cái tôi mê dại. Trăng Hàn Mặc Tử có khi rong ruổi cùng thi nhân trong tiếng gọi rao bán tưởng bông đùa mà xa xót, có lúc lại sóng soải gợi tình đôi khi lại là bạn tình hẫng hụt vì ghen… Cái tôi đắm mình trong trăng đến hoang tưởng. Rượt đuổi trăng mà viễn tưởng đến ái tình không xác thịt. Ngủ với trăng lại tưởng vọng đến thổn thức, phập phồng niềm yêu đương…
Thế giới tình yêu trong Đau thương gắn với cõi mộng. Chủ thể trữ tình dường như đi về mê tỉnh trong vô thức. Cái tôi điên loạn với niềm khẩn khoản lấp lại quá khứ buồn đau dẫu hiện tại cũng chỉ là hư ảo:
Tình anh sao phải chứng mê say Anh điên anh nói như người dại Van lạy không gian xóa những ngày
(Lưu luyến)
Đau thương trong cõi thơ Hàn Mặc Tử có phải là “kinh nghiệm”? Phải chăng đó là khối tình nặng nợ nhân sinh, là chất đắm đuối si dại của một đời thơ tưởng đã ngã quỵ vì tuyệt vọng ê chề, là đau để nghiệm sinh. Vì thế vườn thơ Hàn Mặc Tử vẫn trỗi dậy thanh sắc của khát khao dị thường mà thanh khiết:
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết Cứ sảng sốt, tê mê và rũ liệt
Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang Vỡ toang ra từng mảnh, cả không gian
(Đôi ta)
Khi xa cách không gì thương nhớ
Mua ngàn vàng là nhất định không nghe Ngủ một mình là chăn chiếu phải so le
(Dấu tích)
Thật mà hư. Ái ân, vuốt ve, hờn dỗi… có khi chỉ là mường tượng. Càng ao ước, càng chênh chao giữa đôi bờ hư thực. Dường như cái tôi mải miết kiếm tìm lại những niềm hân hoan rơi vãi tự khi hạnh phúc quay lưng. Thi sĩ bám víu vào những cơn điên loạn - đưa hồn thơ thăng hoa trong thế giới ngôn từ. Chỉ ở chốn ấy, Hàn Mặc Tử mới có thể quên và thoát khỏi mặc cảm đơn độc đến ghê người. Nhưng chẳng thể dối mình, cái tôi chạm vào bế tắc:
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình Để gào thét một hơi cho rởn ốc
(Hồn là ai)
Hàn Mặc Tử đeo đuổi đức tin, đó là bến đỗ cứu rỗi ông trong những phút giây tột cùng bất hạnh. Chính đức tin cộng hưởng với cái say ngất, cái hoảng loạn cuồng si trong hồn thơ Hàn Mặc Tử đã đẩy sức sáng tạo của thi nhân vượt ngưỡng một ngòi bút tưởng như không thể gượng dậy vì bệnh tật giày vò. Trái lại, người thơ càng lịm đi trong thế giới nghệ thuật, nơi trú ngụ mê đắm nhất của một hồn thơ “dị biệt”. Và tiếng thơ “Đau thương” ám ảnh những chuỗi thanh âm khóc cười nức nở. Suy đến cùng, đó chính là giọng điệu thấm thía đau thương, tự xé mình ngẫm nghiệm từng thời khắc giằng co giữa sống - chết, trần gian - địa ngục. Điều đáng nói là ở chênh vênh lằn ranh mỏng mảnh ấy, thơ Hàn Mặc Tử vẫn say, cái tôi trữ tình vẫn cạn cùng đắm đuối:
Ý gì tiên nữ đo lường tình tôi? Tôi toan hớp cả váng trời
Tôi toan đớp cả miếng cười trong khe (Say nắng)
Cái tôi trong “Đau thương” đã đi đến cùng mình để làm vợi đi chồng chất oái ăm trong đời thực. Dẫu không tưởng, dẫu là ảo ảnh xa vời nhưng cái tôi vẫn hết mình với niềm khát sống. Hàn Mặc Tử đã để những tiếng khóc rên thê thiết trong đời tràn trụa vào thơ. Giọng điệu thơ khởi đi từ nỗi niềm cay xót của một phận người, từ cái tôi dị thường - mê dại…