Trường tình yêu

Một phần của tài liệu Từ vựng và biện pháp tu từ trong thơ hàn mặc tử (Trang 29 - 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Trường tình yêu

Tình yêu là một đề tài lớn trong thơ Hàn Mặc Tử. So với những nhà thơ lãng mạn 1932 - 1945 nổi tiếng viết về tình yêu như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử có nét cá biệt. Trường từ vựng tình yêu của Hàn Mặc Tử, vì thế cũng có những nét riêng, độc đáo.

Ta gặp trong thơ ông một hệ thống từ ngữ nói về tình yêu: nỗi niềm, dào dạt, tình thương yêu, đê mê, mong đợi, nhớ, buồn, hờn, man mác, tình, thờ ơ, hối hận, mắc cỡ, quyến luyến, đợi, héo don, vắng, hờ hững, bơ vơ, vô tâm, mối tình, thỏa thuê, say mơ, yêu dấu, tiếng lòng, thì thào, dạt dào, yêu thương, tình tự, ân ái, yêu đương, tình vắng vẻ, nhân duyên, mắc cỡ, hổ ngươi, thẹn thuồng, tình si, đắm đuối, giải nghĩa yêu, yêu, ước mơ, say mê, thương nhớ, mường tượng, thẹn thò, tình ái, lướt mướt, cảm động, ân tình, ấm áp, ái tình, hổn hển, tình ca, thở nhẹ, rộn rã, quyến luyến, tình si, thơm tho, ái tình, hơi hám, phảng phất, yêu dấu, yêu, say, ưng, tình, theo dõi, nhập, lưu luyến, thơm tho, mềm mại, âm thầm, băn khoăn, rung động, thương đau, mê mẩn, khoan khoái, reo, tha thiết, đau khổ, buồn thiu, dập dìu, lả tả, run

rẩy, si, thương, mến, mong mỏi, nhớ, bứt rứt, trở về, tương tư, vùng vằng, tình thương, xôn xao chán, buồn, hồ nghi, giận, thương nhơ là thương nhớ, cảm động, mộng tình si, sường sượng, tơ tưởng, yêu, chôn sâu, người mơ, quấn quýt, ngọt ngào, mộng, tình duyên, thất vọng, yêu nhau, tê mê, rũ liệt, tình ái, sầu thảm, u buồn, tình duyên, rên siết, nhớ thương, bời bời, mình nhớ, mình thương, si, dại, lòng yêu, còn yêu mãi, lòng thiếu nữ, ái ân, tình yêu, mắc cỡ, thương nhớ, lòng thi sĩ, ân tình, mở rộng cửa lòng, say, vấn vương, buồn, buồn, uyên ương, tình yêu, khối tình, yêu, nhớ, tình em, ràng rịt, lòng ta, vũng hồn, lòng anh, hồn, mảnh tình thiêng, hồn em, tình em, biến, tan, tình ta, say, nao nức, khát khao, lời tình, yêu đương, buồn thương, oán hận, si mê, tự tình, yêu, ý tứ, thương, yêu nhau, tình, thảm thương, trìu mến, thương, tuyệt vọng, tình tứ, tình, thương, tình yêu, khoái lạc, thương, giận, tình ta, nư giận, duyên tình, lưu luyến, tình ý, yêu, thổ lộ, lòng buồn, duyên khiếp phũ phàng, trần duyên, si dại, yêu đương, ân tình, ngậm ngùi, kêu rêu thống thiết, hận, sầu muộn, buồn, bàng hoàng.

Những từ ngữ chúng tôi liệt kê trên đây cho thấy từ ngữ nói về tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử đặc biệt phong phú. Có những từ được dùng với tần số rất cao như yêu, yêu thương, nhớ thương, đợi chờ... Có những từ vốn có thể sử dụng để miêu tả những trạng thái khác, nhưng khi được Hàn Mặc Tử đưa vào những bài thơ tình, dường như chúng có đủ điều kiện để thuộc về trường tình yêu, chẳng hạn: buồn, bàng hoàng, oán hận, khát khao...

Tình yêu là một trong những phương diện chính trong cảm hứng sáng tác. Trong thơ mới 1932 - 1945 thì đây là nguồn cảm hứng chủ đạo, mãnh liệt nhất. Với Hàn Mặc Tử cũng vậy tình yêu được diễn tả xuyên suốt qua trường từ tình yêu. Từ tập thơ đầu tay Lệ Thanh thi tập đến các tập thơ Gái quê, Đau thương, Xuân như ý… Thi sĩ luôn lấy tình yêu làm nguồn cảm hứng của mình. Tình yêu như một dòng sông bất tận tươi mát cho nguồn thơ ông. Tình

yêu với Hàn Mặc Tử là tình yêu lứa đôi sâu sắc, xúc động hơn đó là tình đời, tình người. Trong cuộc đời của mình (ngắn ngủi) của mình dù vui, buồn, hạnh phúc, đau đớn, hy vọng, thất vọng… thì Hàn Mặc Tử luôn sống thật với mình. Thơ ông là tâm hồn ông, là niềm vui khôn xiết, là nỗi đau khôn cùng. Trường tình yêu ông thể hiện một con người đau thương và cô độc của một con người theo đuổi tình yêu vĩnh cửu, trinh khiết nhưng lại nhận về sự đau thương tuyệt vọng. Ở Hàn Mặc Tử hạnh phúc hay đau khổ đều đạt đến tận cùng. Chúng như hai thái cực đối nghịch nhau nhưng thực chất thống nhất trong một hồn thơ lãng mạn. Ngôn ngữ tình yêu luôn có sự vận đông, biến đổi qua mỗi chặng thơ.

Khám phá tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử ngoài việc nhìn nhận một cách tổng thể chúng tôi còn đi vào tìm hiểu từng tập thơ cụ thể từ đó khái quát đặc điểm mỗi chặng cụ thể. Tập Gái quê (1936) bằng ngôn ngữ tình yêu ta thấy bắt nguồn từ cảm hứng về những mối tình quê. Đó là mối tình thuở ban đầu ở nơi thôn dã vừa trong trẻo vừa thiết tha. Và Hàn Mặc Tử bấy giờ là một chàng trai mang trong mình nhiều khát khao, hy vọng về tình yêu đôi lứa.

Sang tập thơ Đau thương, sáng tạo của thi nhân bắt nguồn từ nỗi đau thương, tuyệt vọng trong tình yêu của chính mình. Đó là nỗi đau của con người bị bệnh tật giày vò, bị tình yêu phụ rẫy. Là nỗi đau của con người cô độc, đau thương “một nỗi đau thương mãnh liệt” khiến “lời thơ như dính máu”. Thơ tình lúc này vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa đau đớn quằn quại.

Sau Đau thương, Hàn Mặc Tử đưa ta đến với “cõi xa côi” đó là chốn “chiêm bao ngoài sự thực” là chốn con người được giải thoát khỏi đớn đau bệnh tật. Ở Xuân như ý, Thượng thanh khí… nỗi đau không phải là âm hưởng chủ đạo nữa, mà thay vào đó là niềm hân hoan về một tình yêu trong mộng đẹp, thánh thiện đến vô cùng. Thi sĩ đã xây cho mình một tình yêu như mơ ước. Phải chăng nỗi đau trong tình yêu quá lớn cùng với nỗi đau bệnh tật thể

xác chịu đựng đến mức độ “tột cùng” khiến thi nhân tìm đến chốn chiêm bao ngoài sự thực để quên đi nỗi đau hiện hữu để được giải thoát? Nếu vậy thì đo là nguyên nhân khiến Tử theo đuổi tình yêu - một thứ tình yêu gần như “ảo tưởng”. Dường như đó là cuộc tìm kiếm vô vọng của một con người luôn muốn sống mãi với cõi đời này.

Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta thấy được bóng dáng khuynh thi đi vào đời thơ ông khá nhiều. Đó chính là người tình - là đối tượng trực tiếp, là nguồn cảm hứng sáng tạo được thi sĩ gọi bằng nhiều cái tên: “em”, “nàng”, “trăng”… Hình ảnh “em” lúc nào cũng đẹp và được thi nhân tạo ra với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Hình ảnh “em” lúc thì gần gũi, thân thiết lúc thì xa vời hư ảo. Đó là hiện thân của niềm hạnh phúc nhưng có khi là chứng tích của nỗi đau đớn tột cùng của thi nhân trong tình yêu.

Một phần của tài liệu Từ vựng và biện pháp tu từ trong thơ hàn mặc tử (Trang 29 - 32)