Trường màu sắc

Một phần của tài liệu Từ vựng và biện pháp tu từ trong thơ hàn mặc tử (Trang 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Trường màu sắc

Nhắc đến trường từ vựng chỉ màu sắc thì ta nghĩ ngay đến đó là việc Hàn Mặc Tử sử dụng rất nhiều tính từ chỉ màu sắc, qua khảo sát ta có bảng thống kê:

Bảng 2.1. Bảng thống kê số bài thơ có tính từ chỉ màu sắc

Tổng số bài thơ dùng để khảo sát

Số bài thơ có tính từ

chỉ màu sắc Tỉ lệ %

Bảng 2.2. Bảng thống kê, phân loại các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử

Tổng số tính từ chỉ màu sắc

Các loại tính từ

chỉ màu sắc Số lần xuất hiện Tỉ lệ %

148 Vàng 50 33,8 Xanh 27 18,2 Trắng 27 18,2 Đỏ 21 14,2 Hồng 9 6,1 Trong 9 6,1 Đen 3 2,0 Nâu 1 0,7 Tím 1 0,7

Nhận xét: Trường từ chỉ màu sắc chiếm số lượng nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử. Tổng số bài thơ trong các tập thơ của Hàn Mặc Tử là 150 bài, trong đó có 89 bài có từ chỉ màu sắc. Như vậy, từ chỉ màu sắc xuất hiện hầu hết trong các bài thơ của Hàn Mặc Tử. Trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện 9 màu: vàng, xanh, trắng, đỏ, hồng, trong, đen, nâu, tím. Màu sắc có tần số cao nhất là màu vàng với 50 lần (chiếm 33,8%), tiếp đến là màu xanh và màu trắng cùng xuất hiện 27 lần (chiếm 18,2%), màu đỏ với 21 lần (chiếm 14,2%). Những màu xuất hiện ít như: màu hồng 9 lần, màu trong 9 lần,… thậm chí có những màu hiếm khi xuất hiện như : màu nâu và màu tím chỉ có một lần.

Trường từ chỉ màu sắc mà Hàn Mặc Tử sử dụng đều là những tính từ chỉ màu sắc. Tính từ chỉ màu sắc với vai trò là phương tiện thể hiện bức tranh thiên nhiên đầy sắc màu: thiên nhiên là một đề tài muôn thủa của thi ca nhân loại. Chúng ta từng bắt gặp nhưng bức tranh thiên nhiên sống động

trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan… Thế giới màu sắc trong thơ cổ là sự cảm nhận duy lí về sự vật. Việc sử dụng màu sắc với tư cách như một hình thái cá biệt của sự vật chưa được chú ý. Sự xuất hiện của màu sắc chỉ đơn thuần để thể hiện cái chân lý, cái đạo, cái đức trong những hình sắc, tâm trạng cụ thể và luôn quy tính tương đối của hình sắc, tâm trạng ấy.

Nằm trong quy luật của thi ca, thơ Hàn Mặc Tử cũng không phải ngoại lệ. Trường từ màu sắc trong thơ Hàn rất sinh động, hấp dẫn bởi màu sắc phong phú, tươi mới. Những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng:

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trền đồi

Ngày mai trong đám chơi xuân ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

(Mùa xuân chín)

Chỉ một nét vẽ Hàn Mặc Tử đã tái hiện cả bầu trời tràn ngập nhựa sống. Đó là không gian có màu xanh của cỏ, lại lẫn màu vàng của lá, màu sáng của trăng và màu trắng tinh khôi của áo người thiếu nữ:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền ...

Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trăng quá nhìn không ra

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Mùa xuân là mùa được nói đến nhiều nhất. Mùa tương trưng cho tuổi trẻ, sự tươi xanh, khỏe khoắn tràn đầy khát khao và hy vọng của con người cũng như vạn vật. Với Hàn Mặc Tử, đó là một mùa xinh tươi, trần thế, “hơ hớ như đào non”, một mùa xuân trong trắng, tinh khôi:

Lá xuân sột soạt trong làn nắng Ta ngỡ em ơi, vạt áo hường Thứ áo ngày xuân em mới mặc Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương

(Nắng tươi)

Hình ảnh mùa xuân đã chín nhưng không kém phần sinh động, tươi sáng:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang

(Mùa xuân chín)

Bức tranh thiên nhiên trong Thơ Hàn Mặc Tử thật phong phú, sinh động. Nhưng có thể nói thế giới màu sắc trong thơ thi sĩ Hàn tập trung nhất ở hình ảnh TrăngNắng. Hàn Mặc Tử đã có tới 15 bài thơ có tiêu đề về trăng và từ đó thế giới trăng hiện lên với rất nhiều màu sắc, hết sức thơ mộng và linh thiêng. Trăng gắn bó với cuộc đời Hàn mặc Tử như một người bạn tri âm, tri kỉ tạo nên cảm xúc nồng cháy trong lòng thi sĩ:

Từ ấy anh ra đi

Bóng trăng vàng dải cát Cánh cò nhạn bơ vơ Liệng dưới trời xanh ngắt

(Nhớ nhung)

Không gian trăng được bao bọc bởi một màu vàng lung linh, huyền ảo:

Tiếng vàng rơi xuống giếng Trăng vàng ôm bờ ao

Gió vàng đang xao xuyến

(Ngủ với trăng)

Có thể nói, từ ngữ Hàn Mặc Tử sử dụng đã từ từ lộ ra cái nội tâm, là giây phút thăng hoa cảm nhận về thế giới. Không những thế trường từ chỉ màu sắc còn có vai trò là phương tiện thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của một con người chịu nỗi đau bệnh tật. Căn bệnh quái ác đã cách li nhà thơ ra khỏi cuộc đời, ông phải sống xa mọi người hay bị chính người đời xa lánh. Ông chịu nỗi đau trần thế, với ông việc sử dụng từ ngữ, câu thơ, hình ảnh thơ và đặc biệt là trường từ chỉ màu sắc là các tính từ góp phần thể hiện nỗi niềm của thi nhân trước con người và cuộc đời.

2.3. Những lớp từ ngữ nổi bật nhìn từ phong cách

2.3.1. Lớp từ ngữ thi ca

“Từ thi ca là lớp từ chuyên dùng trong thơ ca hoặc văn xuôi nghệ thuật, không dùng trong ngôn ngữ phi nghệ thuật, nếu được dùng cũng chỉ có ý nghĩa tu từ hoặc vì một mục đích nào khác. Đây vốn là lớp từ đắc dụng trong văn thơ xưa, ngày nay nếu dùng để chỉ những con người, sự vật hiện đại thì thấy kệch cỡm, buồn cười” [30, tr. 13].

Những từ thi ca được đánh dấu bởi giai đoạn phát triển nghệ thuật, làm thành những mô típ nghệ thuật, ví như: tùng, trúc, cúc, mai, phong, vân, tuyết, nguyệt, sơn, thủy...

Từ thi ca được dùng trong ngữ cảnh thích hợp vẫn giữ được màu sắc tu từ và vẻ đẹp của nó. Nhưng khi dùng với dụng ý khác như cười cợt, trào phúng, thì mất đi nét trữ tình.

Có thể chia sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử làm hai thời kỳ. Thời kỳ đầu, ông chủ yếu sáng tác thơ Đường luật, một số bài thơ lục bát và thơ năm chữ - những bài thơ mang màu sắc cổ điển. Thời kỳ sau, ông sáng tác thơ lãng mạn và nhiều bài thơ mang tính chất tượng trưng, siêu thực. Các bài thơ ở thời kỳ này thuộc nhiều thể, có cách luật, có tự do. Nếu trong thơ thời kỳ

đầu, tác giả dùng nhiều từ thi ca thì cũng không có gì lạ, bởi thơ mang tính cổ điển thường sử dụng những thi liệu quen thuộc của thơ xưa. Nhưng điều đáng nói là, trong thơ lãng mạn của Hàn Mặc Tử, từ thi ca vẫn có tần số xuất hiện cao. Không những thế, nhà thơ vẫn không ngại dùng những từ rất ít gặp trong thơ của các tác giả cùng thời, chẳng hạn: mưa nguồn chớp bể, trăm hoa hàm tiếu, lỡ làng tình duyên, khóa xuân, chiếc thuyền vô định, đi về trong mộng, tiếng gà gáy nguyệt, rừng thiền, bầu sen, khách trần ai, non tiên, mùi thiền, thoát tục, chuông tế độ, bạn văn chương, bầu trăng gió, ngoạn cảnh thiên nhiên, rượu Quỳnh Dao, tình xuân phơi phới, thần hạnh phúc, tiếng tơ lòng, cảnh hư vinh, gót khách, thiếp mong chàng, bóng liễu, cảnh trí thần tiên, má đào, giá ngọc, quả mai ba bảy, mười hai bến nước, khách anh hào, kết giải đồng, khanh tướng công hầu, chung đỉnh yến ẩm, công danh, sa trường, bàn cờ thế sự, quyên nhớ nước, nhạn đưa mây, ròng rã nguyệt, gối điệp mơ màng, tương tư nặng gánh, nước Ngọc Tuyền, bóng liễu, bóng nguyệt, thú nguyệt hoa, nàng Li tao, chốn Đào Nguyên, sầu mênh mang, giấc mơ hoa, cõi mơ mòng, áng hương, trướng gấm, áo xiêm, đường tơ, màu hoa lê, mùa hương, xuân phẩm tiết, ý non tươi, nguồn thơ, mùi thơ...

Tuy dùng từ ngữ thi ca với mật độ dày đặc, nhưng thơ Hàn Mặc Tử vẫn không cũ mòn, khuôn sáo. Sở dĩ như vậy là bởi, hệ thống từ ngữ trong thơ ông hết sức phong phú. Ông có thể đi về một cách thoải mái giữa những thái cực tạo nên một biên độ rất lớn, khiến cho sự lựa chọn từ ngữ của ông trở nên hết sức dễ dàng. Bên cạnh những câu thơ trang trọng với những điển tích đậm màu cổ điển:

Điện Hàm Chương mai hoa còn rót ngọc Xiêm nghê nàng ven vén để hương bay

là những đoạn thơ, bài thơ dùng từ địa phương hết sức phóng túng, nghe như cợt như đùa:

Buôn bán hàng chi lạ rứa tề Làm duyên làm dáng hỡi cô tê ! ...

Ăn thử còn e thôi chị nhé Nói ra không tiện đó em nề !

hoặc thứ thơ đậm màu sắc dân gian bởi những tục ngữ, thành ngữ xuất hiện dày đặc:

Thường thường trâu cột ghét trâu ăn Vạch lá tìm sâu ngó dữ dằn

Nhát khỉ rung cây cho bõ ghét Úp voi lấy thúng quyết làm hăng Chờ con nước đục cò đi rảo Đợi lúc chanh khuya chó sủa rân Thù oán nhau chi gà một mẹ Rồi đây vẽ rắn lại thêm chân.

Những vần thơ nghe như lời đùa cợt kiểu Nguyễn Công Trứ ấy dĩ nhiên chưa phài là thứ thơ đặc sắc,”rớm máu” của Hàn Mặc Tử, nhưng đó là những “bài tập luyện bút”, trong đó, tác giả trải nghiệm những cách dùng từ ngữ, để sau này, ngòi bút của ông sẽ tung hoành thoải mái với vốn từ vựng phong phú.

2.3.2. Lớp từ ngữ địa phương

Hiện nay, trong nghiên cứu ngôn ngữ học, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về từ địa phương.

Đỗ Hữu Châu trong công trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt định nghĩa: "Những đơn vị từ địa phương là những đơn vị từ vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau nhiều hay ít nhưng không nằm trong những sai dị ngữ âm đều đặn" [6, tr. 241].

Nguyễn Thiện Giáp lại có một cách định nghĩa khác, nhấn mạnh thêm đặc điểm và vai trò sử dụng của lớp từ này; ông viết: "Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật" [17, tr. 292 - 293].

Như vậy, các định nghĩa về từ địa phương của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có sự khác biệt tương đối rõ. Tuy nhiên, trên những nét chung nhất, từ địa phương được hiểu là lớp từ có phạm vi sử dụng trong một hoặc một vài địa phương, ít nhiều có sự khác biệt về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa với từ toàn dân, được người địa phương đó sử dụng một cách quen thuộc, tự nhiên.

Đối với nhà thơ, nhà văn, ngôn ngữ là kho chất liệu vô tận, không chỉ có từ ngữ thuộc tiếng nói chung của mọi miền trên đất Việt mà còn cả những tiếng nói mang đậm bản sắc địa phương ở các vùng miền khác nhau. Do đó, việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn học là điều tất yếu. Mặc dù vậy, việc sử dụng từ ngữ địa phương đậm hay nhạt còn tuỳ thuộc vào loại hình của tác phẩm và phong cách của từng nhà văn, nhà thơ. Với Hàn Mặc Tử thì từ địa phương đó là ngôn ngữ Bình Trị Thiên. Ngay trong những bài thơ Đường luật đầu tay, Hàn Mặc Tử đã lưu ý sử dụng tiếng địa phương. Ví như bài Gái ở chùa rút từ Lệ Thanh thi tập:

Rừng thiền thấp thoáng dạng quần thoa Khuê các trâm anh cũng rứa a?

Mùi tục chưa chi ma vội chán Cuộc đời mới thế đã lo xa

Nếu thay “mới thế” bằng “chừng nớ” ắt càng đậm đà giọng miền Trung. Hoặc bài Ghẹo cô bán chè rong cỏ rặt “phong vị quê nhà”:

Buôn bán hàng chi lạ rứa tề Làm duyên làm dáng hỡi cô tê?

Giữa phương ngữ với tiếng phổ thông, đôi phen khó tìm một từ đồng nghĩa hoàn toàn. Chẳng hạn từ láy bưa bưa, nghĩa là vừa vừa; nhưng từ đơn

bưa thì chưa hẳn là vừa mà chứa cả nét nghĩa chán / ngán / ớn. Ví dụ: Chộ chè mà bưa, nghĩa là trông thấy chè, chưa ăn, đã ngán. Từ bưa được Hàn nhiều lần đêm vào thơ:

- Họ đã xa rồi khôn níu lại,

Tình thương chưa đã, mến chưa bưa. Người đi, một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. - Đã no nê, đã bưa rồi, thế hệ

Của phương trai mê mẩn khí thanh cao

- Để ta dâng, ta mời, ta giải khát Nếm cho bưa mùi vị nước tràng sinh

Những biến thể ngữ âm - từ vựng như trường / tràng /nhân / nhơn / đàn / đờn xuất hiện trong tác phẩm của Hàn Mặc Tử lại cung cấp cho hậu thế các dấu hiệu khả dĩ để biết thêm đôi nét về đời sống thực của thi nhân. Cụ thể là sử dụng phương ngữ Bình Trị Thiên trong văn bản, song thuở sinh thời, Hàn nói giọng nào? Giọng Quảng Bình, Giọng Quảng Trị hay giọng Thừa Thiên Huế?

Người Huế không phân biệt các phụ âm cuối n/ng và t/c nên nhiều trường hợp viết sai chính tả. Méc (biến âm của mách) bị nhiều người Huế viết

mét. Tớc (nghĩa là nấn) bị nhiều người Huế ghi tớt. Đó chính là lỗi mà Hàn Mặc Tử từng mắc phải.

Trên báo Sài Gòn số ra ngày 12/11/1935, Hàn đăng bài Tởn làm thơ Đường luật, ký bút danh Lệ Thanh, với cặp câu luận:

Hoa tay tưởng khá đem đi mét Đắc ý rằng hay mới chay khoe

Riêng từ tớc, rất nhiều lần bị Hàn viết tớt trong bài Lưu luyến, Vầng trăng, Say thơ, ThươngĐàn ngọc:

Dạ lan hương bừng nở cánh e dè Trong khúc nhạc rên đều hơi gió tớt Đàn ngọc đã rít lên chiều nã nớt

Qua cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử, dựa theo lời kể của “chú tiểu đồng” Phạm Hành, nhà giáo Mai Văn Hoan ghi: “Hàn Mặc Tử nói năng nhỏ nhẹ, giọng Quảng Bình pha Huế, hay ngâm nga một mình, tính tình ai cũng mến”.

Giọng nói của từng tác giả, cả hệ thống phương ngữ mà họ quen sử dụng, chắc chắn để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của họ, đặc biệt là với các ngành chọn ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt như văn chương và báo chí.

Trong sách Tiếng Việt, văn Việt, người Việt của GS. Cao Xuân Hạo có đoạn “Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hóa của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hóa dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy”.

Từ đó suy ra, ngôn ngữ của mỗi cá nhân cũng trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy của từng người. Giọng điệu, lối diễn đạt, hệ thống phương ngữ… đích thực là “chùm chìa khóa” giúp hậu thế “giải mã” những: bí mật “liên quan đến đời sống và thơ Hàn Mặc Tử”.

Cần thêm rằng trong tác phẩm văn chương và báo chí nói chung, thơ ca nói riêng, Hàn Mặc Tử cũng sử dụng phương ngữ miền Bắc và miền Nam, song tần số chẳng thể nào bằng phương ngữ miền Trung. Điều đó có thể gây trở ngại đối với nhiều bạn đọc khi tiếp nhận thơ Hàn bởi hàng loạt lý do

khách quan lẫn chủ quan. Nhưng mặt khác, điều đó lại góp phần tạo cho cây bút Hàn một khí vị riêng đạt độ hấp dẫn mà chính thi nhân lắm phen chẳng lường trước được:

Thơ chưa ra khỏi bút, Giọt mực đã rụng rồi… Lòng tôi chưa kịp nói, Giấy đã toát mồ hôi…

(Phanxipăng)

2.3.3. Điển tích, điển cố

Trong thơ Hàn Mặc Tử, bên cạnh việc sử dụng rất thành công các biện

Một phần của tài liệu Từ vựng và biện pháp tu từ trong thơ hàn mặc tử (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w